III. TAM GIÁO HIỆP NHỨT

III. TAM GIÁO HIỆP NHỨTIII. THE UNITY OF THE THREE RELIGIONS
Khắp hoàn cầu, không nước nào là không có một nền tôn giáo, mà tôn giáo nào cũng trải qua một cái lịch sử vẻ vang, trong đấy lại tương truyền lắm chuyện huyền bí, phép tắc lạ thường. Across the globe, there is no country without a religion, and every religion boasts a glorious history, filled with legends of mystical events and extraordinary practices.
Song những việc mầu nhiệm ấy, một phần là có thiệt, phần nhiều tự tay người trong đạo vẽ viên ra, chủ ý là để nâng cao giá trị đạo mình. However, while some of these miraculous accounts may be true, many are embellished by those within the religion, primarily to elevate the status of their faith.
Lược luận về Tam Giáo phát tích ở Trung Nguyên (nước Tàu) tác giả sở dĩ do theo chơn lý mà giải bày ý tưởng, về việc sâu xa huyền bí, xin để riêng ra.This discourse on the Three Religions, originating in China, is based on truth and aims to present a clear understanding of their origins and principles. However, deeper mystical and esoteric aspects will be addressed separately.
Nước Tàu vẫn có ba mối Ðạo lớn là: Lão Giáo, Thích Giáo, Khổng Giáo gọi là Tam Giáo. China has three major religions: Taoism, Buddhism, and Confucianism, collectively known as the Three Religions.
(*1) Lão Giáo là Ðạo của Ðức Lão Tử truyền ra. Ngài sanh nhằm đời nhà Châu, lối 604 năm (*2) trước Chúa Giê-giu giáng thế.(*1) Taoism was founded by Lao Tzu, who was born during the Zhou Dynasty, around 604 years (*2) before the birth of Jesus Christ .
Khổng Giáo là Ðạo Nho của Ðức Khổng Tử lập thành. Ngài cũng sanh nhằm đời nhà Châu, lối 551 năm (3*) trước Chúa Giê-giu giáng thế. Confucianism was established by Confucius, also born during the Zhou Dynasty, around 551 years before the birth of Jesus Christ (*3).
Cũng trong đời nhà Châu, Ðức Thích Ca (Thích Già) lại giáng sanh bên Ấn Ðộ lối 560 năm trước Chúa Giê-giu giáng thế. During the same Zhou Dynasty, Gautama Buddha was born in India around 560 years before the birth of Jesus Christ.
Ngài lập thành Ðạo Phật. He founded Buddhism.
Sau lần lần Ðạo Phật truyền sang Trung Quốc mà đặng thạnh hành là kể từ khi ông Trần Huyền Trang sang Ấn Ðộ thỉnh kinh Tam Tạng đem về nước mình (629 năm sau Chúa Giê-giu giáng thế). Buddhism gradually spread to China and flourished after Xuanzang journeyed to India to obtain the Tripitaka scriptures and brought them back to his homeland (629 years after the birth of Jesus Christ).
Sách truyền rằng có một lần Ðức Khổng Tử yết kiến Ðức Lão Tử, khi trở về nói với chư môn đệ rằng: "Chim thì bay, cá thì lội, thú thì chạy. It is said that Confucius once visited Lao Tzu and upon returning, told his disciples: “Birds fly, fish swim, and animals run.
Mà chim bay có thể bắn, cá lội có thể câu, thú chạy có thể giăng lưới, duy có con rồng biến hóa theo mây gió thì ta không biết làm sao mà bắt đặng. We can shoot down birds, catch fish with a hook, and trap running animals with nets, but the dragon that soars through the clouds and rides the wind, I know not how to capture.
Lão Tử tức là con rồng vậy". Lao Tzu is like that dragon.”
Ðó đủ chứng rằng Ðức Lão Tử và Ðức Khổng Tử xưa kia chẳng hề nghịch lẫn nhau, mà Khổng Tử lại còn khen phục Lão Tử nữa. This demonstrates that Lao Tzu and Confucius did not oppose each other; in fact, Confucius admired Lao Tzu.
Sau ra Khổng Giáo và Lão Giáo có chỗ xung đột lẫn nhau là chỉ tại nơi môn đồ hai bên vì câu "Các thị kỳ đạo" (*4) mà ra nông nỗi. The later conflict between Confucianism and Taoism arose solely from their followers’ differing interpretations of the phrase “Each holds to their own Way” (*4).
Ðức Khổng Tử dạy về Nhơn Ðạo, lấy nhơn luân xã hội làm gốc. Confucius taught the Way of Humanity, emphasizing human relations and social order.
Tôn chỉ Ðạo Khổng là lo chung cho xã hội vậy. The core principle of Confucianism is to promote social harmony.
Ðức Lão Tử thì dạy về Tiên Ðạo, chuyên chú về phương pháp hư vô huyền bí, để cầu cho linh hồn đặng thảnh thơi an tịnh. Lao Tzu taught the Way of Immortality, focusing on mystical practices to achieve spiritual tranquility and liberation.
Tôn chỉ Ðạo Lão là lo phần hồn cho cá nhân vậy. The core principle of Taoism is individual spiritual cultivation.
Ðạo Lão vẫn là cao thâm huyền bí, nên ít người hiểu thấu. Taoism, with its profound and esoteric nature, is difficult for many to grasp.
Vả lại, trong kinh sách Ðạo Lão, nhứt là trong “Ðạo Ðức Kinh" lý luận đều là lời nói bóng dáng, chỗ giấu chỗ bày, làm cho nhiều người chẳng những học sái hiểu lầm, mà lại còn canh cải vẽ viên ra nhiều thế, thành ra một mối đạo rất cao thượng ẩn vi phải hóa ra một lối dị đoan thậm là hoang đàng vô lối. Moreover, the Taoist scriptures, especially the Tao Te Ching, are filled with metaphors and veiled language, leading to misinterpretations and distortions, transforming a noble and profound teaching into superstition and even absurd and illogical.
Nay thử đem Khổng Giáo và Lão Giáo dung hòa lại để bổ khuyết cho nhau, thì hạp lẽ lắm. However, by harmonizing Confucianism and Taoism, they can complement each other.
Ta nên vừa lo Nhơn Ðạo (Ðạo Khổng) vừa lo Tiên Ðạo (Ðạo Lão) một lượt. We should cultivate both the Way of Humanity (Confucianism) and the Way of Immortality (Taoism) simultaneously.
Vả Ðạo Khổng cần phải động, còn Ðạo Lão là Ðạo cần phải tịnh. Confucianism emphasizes action, while Taoism emphasizes stillness.
Phàm con người ở đời, hễ có động, tất phải có tịnh, ấy là luật quân bình (loi du rythme). In life, action and stillness must balance each other; this is the law of rhythm.
Như ban ngày hoạt động lao thần mệt xác, ban đêm cần phải nghỉ ngơi để tịnh dưỡng tinh thần cùng bồi bổ sức lực lại mới đặng. Just as we exert ourselves physically and mentally during the day, we need rest at night to restore our spirit and replenish our energy.
Khi phải bôn xu theo đường sinh kế, ta cần phải lấy cang thường luân lý mà cư xử với đời, lấy lòng đạo đức mà đối đãi với nhơn quần xã hội cho tròn nghĩa vụ làm người. When pursuing our livelihoods, we should adhere to moral principles and social ethics in our interactions with others, fulfilling our responsibilities as human beings.
Ấy là giữ theo Nhơn Ðạo vậy. This is following the Way of Humanity.
Ngoài giờ làm lụng, trong cơn nhàn, khoảng vắng, ta phải biết di dưỡng tinh thần, cho tâm hồn được thảnh thơi mát mẻ, đoạn cả điều tư lự, không cho một điểm trần diêu động đến thanh tâm, thì tinh thần mới được yên tịnh mà tiếp lấy thanh khí Tiên Thiên, tẩm tưới cho linh hồn ngày một được thêm nhẹ nhàng trong sạch, rồi đem cái tình cảm hóa của ta để ứng hiệp với Trời Ðất. Beyond work, in moments of leisure and tranquility, we should cultivate our spirit, allowing our minds to find peace and serenity, freeing ourselves from worldly concerns and preventing any disturbance to our inner peace. Thus, our spirit can attain tranquility and connect with the Pre-Cosmic Energy, nourishing our soul and making it increasingly pure and light. We then use this refined state to harmonize with Heaven and Earth.
Ấy là giữ theo Tiên Ðạo vậy. This is following the Way of Immortality.
Thế thì Nhơn Ðạo (Ðạo Khổng) và Tiên Ðạo (Ðạo Lão) cần phải nối nhau để bổ khuyết cho nhau mới thuận theo luật quân bình thiên nhiên đặng. Therefore, the Way of Humanity (Confucianism) and the Way of Immortality (Taoism) must be interconnected and complement each other to align with the natural law of balance.
Bây giờ ta thử xem coi Ðạo Lão và Ðạo Phật có chỗ điều hòa nhau được chăng? Now let’s examine whether Taoism and Buddhism can be harmonized.
Lúc Ðạo Phật mới bắt đầu phổ thông qua Trung Quốc, thì nhà Phật cũng nương theo Ðạo Lão mà truyền bá tôn chỉ đạo mình. When Buddhism first spread to China, it relied on Taoist concepts to propagate its tenets.
Cũng nhờ tư tưởng và triết lý Ðạo Phật và Ðạo Lão có nhiều chỗ phù hạp nhau lắm, nên các nhà truyền Ðạo Phật mới mượn những danh từ của Ðạo Lão để diễn giải tư tưởng mới của đạo mình. Thanks to the many similarities in thought and philosophy between Buddhism and Taoism, Buddhist missionaries borrowed Taoist terminology to explain their new ideas.
Nhờ vậy Ðạo Phật mới được người Tàu hoan nghinh mà sự phổ thông cũng khỏi gặp lắm điều trắc trở. This facilitated the acceptance of Buddhism by the Chinese and smoothed its path to widespread adoption.
Thế thì Ðạo Lão và Ðạo Phật đã điều hòa nhau từ khi Ðạo Phật mới bắt đầu truyền sang Trung Quốc vậy. Thus, Taoism and Buddhism have been harmonized since Buddhism’s initial introduction to China.
Cứ theo mấy cớ bày giãi trước đây, thì Tam Giáo hiệp nhứt là lẽ phải vậy. Based on the arguments presented earlier, the unity of the Three Religions is indeed justified.
Ðó là một lẽ. This is one reason.
Còn một lẽ thứ hai như vầy: There is also a second reason:
Theo lẽ tuần hườn, việc chi cũng có đầu, có giữa rồi mới tới khúc đuôi là chỗ cuối cùng. According to the cyclical nature of things, everything has a beginning, a middle, and an end.
Ðến chỗ cuối cùng rồi, tất phải trở lại đầu, gọi là qui nguyên. After reaching the end, it must return to the beginning; this is called “returning to the origin.”
Ðại Ðạo mở ra đều do theo ngươn hội, mỗi ngươn hội đều có Tam Giáo cả. The emergence of the Great Way follows these cycles, and each cycle includes all Three Religions.
Như Thượng ngươn nhằm Tý hội, thì có Nhứt Kỳ Phổ Ðộ. For instance, in the Upper Cycle, commencing at the Rat era, there was the First Amnesty.
Nhơn Ðạo thì có Bàn Cổ mở mang, Tiên Ðạo có Hồng Quân Lão Tổ lập thành, Phật Ðạo có Nhiên Ðăng truyền giáo. Confucianism was developed by Pan Gu, Taoism was founded by Hongjun Laozu, and Buddhism was propagated by Dipankara.
Qua Trung ngươn nhằm Sửu hội, thì có Nhị Kỳ Phổ Ðộ. In the Middle Cycle, commencing at the Ox era, there was the Second Amnesty.
Lập Nhơn Ðạo có Khổng Tử, Tiên Ðạo có Lão Tử, Phật Ðạo có Thích Ca. Confucianism was established by Confucius, Taoism by Lao Tzu, and Buddhism by Gautama Buddha.
Nay đến kỳ Hạ ngươn nhằm Dần hội, nên Ðức Thượng Ðế lựa năm Bính Dần, dùng huyền diệu cơ bút lập thành Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Now, in the Lower Cycle, commencing at the Tiger era, the Supreme Being has chosen the year of the tiger (1926) and, through the miraculous mechanism of automatic writing, established the The Third Great Universal Religious Amnesty.
Vì Hạ ngươn là ngươn chót, ngươn cuối cùng, nên Ðại Ðạo phải qui nguyên theo lẽ tuần hườn. As the Lower Cycle is the final cycle, the Great Way must return to the origin, following the cyclical law.
Vì vậy mới có cái chủ nghĩa Tam Giáo qui nhứt. This necessitates the unification of the Three Religions.
Tam Giáo bằng không qui nhứt, thì thế nào qui nguyên cho đặng? Without this unification, how can there be a return to the origin?
Ðó là lẽ thứ hai. This is the second reason.
Vả, nước Nam ta chịu ảnh hưởng Tam Giáo rất lâu đời, mối chánh truyền đã biến đổi. Moreover, Vietnam has been influenced by the Three Religions for centuries, but their original teachings have become distorted.
Cho nên mục đích Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là cốt để qui Tam Giáo hiệp nhứt, sửa đổi tôn chỉ lại cho quang minh chánh đại, cho thích hạp thời nghi, rồi gióng trống "Lôi Âm" rung chuông "Bạch Ngọc", thức tỉnh nhơn sanh khử ám hồi minh mà theo đường đạo đức. Therefore, the purpose of Caodaism is to unite and harmonize the Three Religions, rectifying their tenets to restore their clarity and righteousness, adapting them to the present age. It aims to sound the “Thunder Drum” and ring the “White Jade Bell,” awakening humanity from darkness and guiding them towards the path of virtue.
Từ đây nước Nam ta mới có một nền Chánh giáo rất long trọng mà tự chúng ta nhờ Ðức Thượng Ðế dìu dắt lập thành. From now on, Vietnam will have an authentic and revered religion, established by ourselves under the guidance of the Supreme Being.
Ấy là một điều đại hạnh phúc cho nòi giống Việt Nam ta, lại cũng là một điều đại vinh diệu xưa nay ta chưa từng thấy vậy. This is a great blessing for the Vietnamese people and an unprecedented honor.
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ sẵn lòng hoan nghinh cả tín đồ trong các giáo, đánh đổ cái quan niệm "Các thị kỳ đạo" rồi dùng một mối "Tín ngưỡng độc nhứt" mà buộc nhau cho ngày một khắng khít, để cùng nhau chung thờ một Thần Chơn lý mà thôi.Caodaism welcomes believers from all faiths, dismantling the notion of “Each holds to their own Way” and embracing a “Unified Faith” that binds us ever closer. Together, we shall worship the one true God.
Ấy ai là người mộ đạo tu hành, xin bỏ dạ hiềm nghi, dứt lòng đố kỵ, hãy đồng tâm hiệp lực, sớt nhọc chia lo để hoằng hóa mối Ðạo Trời, thả chiếc thuyền từ vớt muôn triệu sanh linh đương nổi chìm trong khổ hải. Therefore, all those devoted to spiritual cultivation, let go of suspicion and jealousy. Let us unite our hearts and efforts, sharing the burden and spreading the Way of Heaven, launching a compassionate boat to rescue countless souls adrift in the sea of suffering.
Ấy là công quả rất lớn lao trong thời kỳ khai đạo lần ba nầy vậy. This is the great mission of this Third Amnesty
(*1) Xin luận về Tam Giáo về Nhị Kỳ Phổ Ðộ mà thôi. (*1) This discussion on the Three Religions will focus solely on the Second Amnesty.
Còn Nhứt Kỳ Phổ Ðộ thì lâu đời lắm, xin miễn luận. The First Amnesty, being in the distant past, will not be discussed here.
(*2)&(*3) Do theo các nhà bác học Âu Châu khảo cứu. (*2) & (*3) According to research by European scholars.
(*4) Ai cũng lấy Ðạo mình làm phải, làm chánh. (*4) Each considers their own religion to be the true and righteous one.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.
Khuyến mãi Tết:
  • Đăng ký 3 tháng sẽ được 6 tháng sử dụng.
  • Đăng ký 6 tháng sẽ được 1 năm sử dụng.
  • ...
  • Đặc biệt, tài khoản vĩnh viễn giảm ngay 50%!