Chùm Nho Phẫn Nộ

Tên sách: Chùm Nho Phẫn Nộ
Nguyên bản tiếng Anh: The Grapes of Wrath
Tác giả: John Steinbeck (Giải Nobel Văn Học 1962)
Người dịch: Phạm Thủy Ba
Nhà Xuất Bản: NXB Hội Nhà Văn​

Chùm nho uất hận (tiếng Anh: The Grapes of Wrath), còn có tên trên bản dịch là Chùm nho nổi giận hay Chùm nho phẫn nộ, là tiểu thuyết của văn hào John Steinbeck, bao gồm 30 chương, phản ánh những biến đổi sâu sắc trong nông thôn nước Mỹ khoảng những năm đầu thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại công nghiệp hóa. Với tác phẩm này, Steinbeck đã được trao giải Pulitzer vào năm 1940. Năm 1962, Steinbeck được trao giải Nobel Văn học, mà Chùm nho uất hận là sáng tác chính của Steinbeck được Viện Hàn lâm Thụy Điển đưa ra như một trong những lý do trao giải. Tạp chí Time liệt kê tác phẩm này trong danh sách 100 tiểu thuyết Anh ngữ hay nhất từ năm 1923 đến nay. Kết quả tuyển chọn dựa theo tiêu chí bình chọn Những kiệt tác thế giới được dịch ra chữ Hán do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức những năm 1980-1981 xếp Chùm nho uất hận là một trong 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới.

Bối cảnh hiện thực và nguyên nhân sáng tác Chùm nho uất hận có nguyên ủy từ cuối thập niên 20 đến thập niên 30 khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng cùng với sự thất nghiệp hàng loạt của công nhân thành thị, công nhân đồn điền và sự khó khăn trong cuộc sống của họ. Mùa thu 1937, John Steinbeck theo bước chân di cư của những người nông dân bang Oklahoma lưu lạc đến California, tận mắt chứng kiến nỗi gian nan khốn khổ của người dân khi bị ép buộc phải rời bỏ quê hương, đã đồng cảm và xúc động sâu xa sáng tác nên thiên truyện nổi tiếng Chùm nho uất hận mà ngay từ khi ra đời đã thu hút một lượng độc giả đông đảo. Lời đánh giá của Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển vào năm 1962 khi Steinbeck đoạt giải Nobel văn học: sáng tác thông qua chủ nghĩa hiện thực, giàu tưởng tượng, biểu hiện sự hài hước, giàu lòng cảm thông và sự quan sát nhạy bén đối với xã hội, ở mức độ lớn là gắn với tác phẩm này.

Download:

Nguồn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *