Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.
TỘI PHẠM | CRIMES |
---|---|
Điều 8. Khái niệm tội phạm | Article 8. Definition of crime |
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. | 1. A crime means an act that is dangerous for society and defined in Criminal Code, is committed by a person who has criminal capacity of corporate legal entity, whether deliberately or involuntarily, infringes the sovereignty and territorial integrity of the nation, infringes the political regime, economic regime, culture, national defense and security, social order and safety, the lawful rights and interests of organizations, human rights, the lawful rights and interests of citizens, other aspects of socialist law, and leads to criminal prosecution as prescribed by this Code. |
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. | 2. An act showing signs of a crime but not remarkably dangerous for society is not a crime and shall be dealt with otherwise. |
Điều 9. Phân loại tội phạm | Article 9. Classification of crimes |
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây: | Crimes defined in this Code are classified into four categories according to their nature and danger to society: |
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; | 1. Less serious crime means a crime whose danger to society is not significant and for which the maximum sentence defined by this Code is a fine, community sentence (non-custodial), or 3 years' imprisonment; |
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù; | 2. Serious crime means a crime whose danger to society is significant and for which the maximum sentence of the bracket defined by this Code is from over 3 years' to 7 years' imprisonment; |
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù; | 3. Very serious crime means a crime whose danger to society is great and for which the maximum sentence of the bracket defined by this Code is from over 7 years' to 15 years' imprisonment; |
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. | 4. Extremely serious crime means a crime whose danger to society is enormous and for which the maximum sentence of the bracket defined by this Code is from over 15 years' to 20 years' imprisonment, life imprisonment, or death. |
Điều 10. Cố ý phạm tội | Article 10. Deliberate crimes |
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: | Cases of deliberate crimes: |
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; | 1. The offender is aware of the danger to society of his/her act, foresees consequences of such act, and wants such consequences to occur; |
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. | 2. The offender is aware of the danger to society of his/her act, foresees consequences of such act, and does not want such consequences to occur but still deliberately lets them occur. |
Điều 11. Vô ý phạm tội | Article 11. Involuntary crimes |
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: | Cases of involuntary crimes: |
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. | 1. The offender is aware of the danger to society of his/her act but believes that consequences would not occur or could be prevented; |
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. | 2. The offender is not aware of the danger to society of his/her act though the consequences have to be foreseen and could be foreseen. |
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự | Article 12. Age of criminal responsibility |
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. | 1. A person from 16 years of age and above shall bear criminal responsibility for every crime, except for those otherwise prescribed by this Code. |
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: | 2. A person from 14 years of age to be low 16 years of age shall bear criminal responsibility for murder, deliberate infliction of bodily harm upon other people, raping, raping people under 16 years of age, sexual abuse of people from 13 to under 16 years of age, robbery, kidnapping for ransom; very serious crimes, and extremely serious crimes defined in the following Articles: |
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); | a) Article 143 (Sexual abuse); Article 150 (Human trafficking); Article 151 (Trafficking of people under 16 years of age); |
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); | b) Article 170 (Extortion); Article 171 (Snatching); Article 173 (Theft); Article 178 (Vandalism or deliberate destruction of property); |
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); | c) Article 248 (Illegal production of narcotic substances); Article 249 (Illegal storage of narcotic substances; Article 250 (Illegal trafficking of narcotic substance; Article 251 (Illegal trading of narcotic substances); Article 252 (Appropriation of narcotic substances); |
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); | d) Article 265 (Organization of illegal racing); Article 266 (Illegal racing); |
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); | dd) Article 285 (Producing, dealing in tools, equipment, software programs serving illegal purposes); Article 286 (Spreading software programs harmful to computer networks, telecommunications network, or electronic devices); Article 287 (Obstruction or disruption of computer network, telecommunications network, or electronic devices); Article 289 (Illegal access to others' computer network, telecommunications network, or electronic devices); Article 290 (Appropriation of property by computer network, telecommunications network, or electronic devices); |
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). | e) Article 299 (Terrorism); Article 303 (Destruction of works, facilities, or vehicles important to national security); Article 304 (Illegal fabrication, storage, trafficking, use, trading, or appropriation of military weapons or military equipment). |
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác | Article 13. Crimes committed under the influence of alcohol or other strong stimulants |
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. | A person who has lost his/her awareness or control of his/her acts because of influence of alcohol or other strong stimulants still have to bear criminal responsibility. |
Điều 14. Chuẩn bị phạm tội | Article 14. Preparation for crimes |
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. | 1. Preparation for a crime means finding, preparing tools, equipment, or other conditions for the crime, or establishing, joining a group of criminals, except for the cases specified in Article 1009, Point a Clause 2 Article 113, or Point a Clause 2 Article 299 hereof. |
2. Người chuẩn bị phạm một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự: | 2. A person who prepares for any of the following crimes shall bear criminal responsibility: |
a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc); Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ); Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); | a) Article 108 (High treason); Article 110 (Espionage); Article 111 (Infringement upon territory); Article 112 (Rebellion); Article 113 (Terrorism aimed to oppose the people's authority); Article 114 (Sabotage of technical facilities of Socialist Republic of Vietnam); Article 117 (Fabrication, storage, spreading, or dissemination of information, materials, items for opposing the government of Socialist Republic of Vietnam; Article 118 (Disruption of security); Article 119 (Disruption of detention facility); Article 120 (Organizing, coercing, instigating illegal emigration for the purpose of opposing the people's authority); Article 121 (Illegal emigration for the purpose of opposing the people's authority); |
b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); | b) Article 123 (Murder); Article 134 (Deliberate infliction of bodily harm upon another person); |
c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); | C) Article 168 (Robbery); Article 169 (Kidnapping for ransom); |
d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền). | d) Article 299 (Terrorism); Article 300 (terrorism financing); Article 301 (Taking hostages); Article 302 (Piracy); Article 3030 (Destruction of works, facilities, vehicles important to national security); Article 324 (Money laundering). |
3. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. | 3. A person from 14 to under 16 years of age who prepares for any of the crimes specified in Point b and Point c Clause 2 of this Article has to bear criminal responsibility. |
Điều 15. Phạm tội chưa đạt | Article 15. Incomplete crimes |
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. | An incomplete crime means a crime that is not carried out to the end because of reasons beyond the offender's control. |
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. | The person who commits an incomplete crime has to take criminal responsibility. |
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội | Article 16. Abandonment |
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. | Abandonment means a person's voluntarily stopping committing the crime without anything stopping him/her from committing such crime. |
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. | The person who abandons his/her effort to commit the crime shall be exempt from criminal responsibility; if the committed acts constitute another crime, the offender shall bear criminal responsibility for such other crime. |
Điều 17. Đồng phạm | Article 17. Complicity |
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. | 1. Complicity is a situation in which two or more people deliberately commit the same crime. |
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. | 2. Organized crime is a form of complicity in which the accomplices cooperate closely in committing the crime. |
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. | 3. An accomplice means an organizer, perpetrator, instigator, or abettor. |
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. | Perpetrator means the person who directly commits the crime. |
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. | Organizer means the mastermind behind the commission of the crime. |
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. | Instigator means the person entice or encourage other people to commit the crime. |
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. | Helper means the person who provides spiritual or material assistance in the commission of the crime. |
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. | 4. The accomplice shall not take criminal responsibility for unjustified force used by the perpetrator. |
Điều 18. Che giấu tội phạm | Article 18. Concealment of crimes |
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. | 1. Any person who, without prior promises and after knowing that a crime has been committed, harbors the criminal, conceals the traces or exhibits of the crime, or commits other acts that obstruct the discovery, investigation, and taking of actions against the criminal shall bear criminal responsibility for concealment of crimes in the cases defined by this Code. |
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. | 2. A person who conceals the crime shall not bear criminal responsibility as specified in Clause 1 of this Article if he/she is a grandparent, parent, child, niece/nephew, sibling, spouse of the offender, except for concealment of crimes against national security or other extremely serious crimes specified in Article 389 hereof. |
Điều 19. Không tố giác tội phạm | Article 19. Misprision |
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. | 1. Any person who knows that a crime is being prepared, being carried out, or has been carried out but fails to report it shall bear criminal responsibility for misprision in the cases specified in Article 389 hereof. |
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. | 2. A person who fails to report the crime shall not bear criminal responsibility as specified in Clause 1 of this Article if he/she is a grandparent, parent, child, niece/nephew, sibling, spouse of the offender, except for failure to report crimes against national security or other extremely serious crimes specified in Article 389 hereof. |
3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. | 3. If defender of an offender has knowledge of the crime that was committed or participated in by the person he/she defends while performing the defender's duties, the defender shall not bear criminal responsibility as specified in Clause 1 of this Article, except for failure to report crimes against national security or other extremely serious crimes specified in Article 389 hereof. |
Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.