Bước 1 – Chánh Kiến

STEP 1
Bước 1
Skillful Understanding
Chánh Kiến
THE STORY OF THE BUDDHA’S LIFE is familiar to many of us.Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật.
We know that Prince Siddhattha left his father’s lavish palace, took up the homeless life of a wandering spiritual seeker, and after years of rigorous practice, attained enlightenment while meditating under the Bodhi Tree. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề.
When the Buddha arose from meditation, he walked to the city of Benares, now called Varanasi.Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi.
There, in the Deer Park, he taught for the first time what he had discovered about the path to permanent happiness. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn.
The Buddha’s message was simple but profound.Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
Neither a life of self-indulgence nor one of self-mortification can bring happiness. Một cuộc sống đắm say trong dục lạc hoặc quá khổ hạnh đều không thể có được hạnh phúc.
Only a middle path, avoiding these two extremes, leads to peace of mind, wisdom, and complete liberation from the dissatisfactions of life.Chỉ có con đường trung đạo, tránh hai trạng thái cực đoan đó, mới có thể giúp ta đạt được tâm bình an, tuệ giác và sự giải thoát hoàn toàn khỏi những phiền não trong cuộc đời.
The message of the Buddha is traditionally known as the Four Noble Truths.Theo truyền thống, những lời dạy đó của Đức Phật được gọi là Tứ Diệu Đế.
The last of these four truths sets out eight steps to happiness. Diệu đế cuối cùng trong bốn diệu đế kia đã đề ra giáo lý tám ngành (Bát Chánh Đạo) để giúp ta đạt được hạnh phúc.
He taught us to cultivate skillfulness in our understanding, thinking, speech, action, livelihood, effort, mindfulness, and concentration. Ngài dạy chúng ta phải phát triển sự thiện xảo trong suy nghĩ, hiểu biết, lời nói, hành động, cách sống, tinh tấn, chánh niệm và định.
In this and the following chapters we will examine these steps in detail.Trong chương này và các chương tiếp theo chúng ta sẽ khảo sát các ngành (bước) này một cách chi tiết.
You’ll notice that three aspects—understanding, effort, and mindfulness—come up repeatedly in each step. Bạn sẽ thấy ba ngành - chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm - có mặt trong tất cả tám ngành.
These are the cardinal points of the path. Đây là những điều cốt yếu trong con đường đạo.
All the steps are intertwined, but no step functions without the strong application of understanding, effort, and mindfulness.Tất cả các ngành đều tương quan lẫn nhau nhưng không có ngành nào có thể vận hành mà không có sự ứng dụng triệt để của chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm.
You walk this path by bringing mindful awareness to every aspect of your daily life, continually working toward greater wholesomeness and applying proper understanding.Bạn thực hành theo con đường này bằng cách mang sự chú tâm chánh niệm đến với tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày, tiếp tục tu sửa để tiến tới sự hoàn thiện và ứng dụng trí tuệ một cách khôn ngoan hơn.
As the mind settles down, insights begin to arise. Khi tâm đã ổn định, tuệ giác sẽ bắt đầu phát sinh.
Some insights feel like a gentle “aha!” when some part of your life or the world suddenly becomes clear.Có loại trí tuệ tựa như một sự bừng tĩnh nhẹ nhàng khi một phần nào đó của cuộc sống hay của vũ trụ bỗng trở nên rõ ràng, khúc chiết.
Other insights feel profound, as though the whole earth has been shaken by your new knowledge. Lại có những sự liễu ngộ sâu sắc hơn, như thể cả vũ trụ chuyển động bởi sự khám phá này của bạn.
There may be a feeling of release, followed by a powerful sense of well-being or bliss that can last for hours or even for days.Đó có thể là một cảm giác giải tỏa, tiếp theo sau bởi một cảm giác tự tại, an nhiên mạnh mẽ, có thể kéo dài hàng giờ hay đôi khi nhiều ngày.
These wonderful experiences are not enlightenment. Những chứng nghiệm tuyệt vời này không phải là sự giác ngộ.
They just hint at what full enlightenment may be like. Chúng chỉ là những dấu hiệu cho ta thấy sự giác ngộ hoàn toàn có thể sẽ như thế nào.
But there may come a moment when all the factors of the eight steps are in place.Nhưng có thể có một giây phút nào đó khi tất cả các chi của tám ngành đều có mặt cùng một lúc.
Morality is perfected; concentration is deep and strong; the mind is bright and clear without any hindrances present. Giới luật hoàn hảo; thiền định sâu xa và mạnh mẽ; tâm trong sáng rõ ràng không có mặt của bất cứ chướng ngại nào.
Then you may have a most profound insight—that all experience is impersonal and impermanent in every way, that nothing is worth clinging to. Lúc đó có thể bạn đã có được tuệ giác sâu xa nhất - rằng tất cả pháp đều vô ngã và vô thường, rằng không có gì đáng để chúng ta bám víu vào.
At that moment, all your doubts disappear, and the way you see everything changes. Ngay lúc đó, tất cả mọi hoài nghi của bạn đều tan biến, và bạn sẽ nhìn cuộc đời bằng con mắt khác.
From that time on, you walk the path on a whole new level.Từ đó, bạn bước lên một cấp bậc hoàn toàn mới trên con đường đạo.
Before this point, you must already have had a good, clear intellectual understanding of the way all the parts of the path fit together. Nhưng trước thời điểm đó, bạn phải có sự hiểu biết rõ ràng thông suốt về cách tất cả các ngành của con đường hòa hợp, ăn khớp với nhau.
After that profound insight, your understanding reaches a higher level, called the “beyond worldly” level, and you proceed with supreme confidence.Sau sự liễu ngộ đó, trí tuệ của bạn sẽ đạt đến một trình độ cao hơn, gọi là cấp bậc “vượt trên thế tục”, và bạn sẽ bước tới với một sự tự tin tuyệt đối.
You know that no matter what, you will reach your goal. Bạn biết rằng bất chấp tất cả, bạn sẽ đạt đến mục đích của mình.
In anything we do, the first step is to know why we’re doing it.Khi làm bất cứ điều gì, đầu tiên là phải biết tại sao chúng ta hành động như thế.
That’s why the Buddha made Skillful Understanding the first step on his path to happiness. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã chọn chánh kiến làm bước đầu tiên trên con đường tiến tới hạnh phúc.
He wanted us to understand that the Buddhist path is not some abstract notion of “promising to be good” so that we can get some reward, not some mysterious code of behavior we have to follow to belong to a secret club. Ngài muốn chúng ta hiểu rằng con đường Phật giáo không phải là một điều gì mơ hồ của “lời hứa sống tốt” để được ban thưởng, cũng không phải là những giới luật kỳ quặc nào đó mà ta phải tuân giữ như trong một hội kín.
Rather, the Buddha’s path is grounded in common sense and in careful observation of reality.Trái lại, con đường của Đức Phật được đặt nền tảng trên sự hiểu biết thông thường và trong sự quán sát thực tại rốt ráo.
He knew that if we open our eyes and look carefully at our lives, we will understand that the choices we make lead either to happiness or unhappiness. Ngài biết rằng nếu chúng ta chịu mở mắt ra, nhìn lại cuộc đời mình một cách cặn kẻ, ta sẽ hiểu rằng chính những lựa chọn của ta, sẽ dẫn ta đến hạnh phúc hay bất hạnh.
Once we understand this principle thoroughly, we will make good choices, because we do want to be happy.Một khi đã hiểu quy luật này một cách thấu đáo, chúng ta sẽ có những lựa chọn khôn ngoan, vì chúng ta thực sự muốn được hạnh phúc.
As the Buddha explained it, Skillful Understanding has two parts: understanding cause and effect, and understanding the Four Noble Truths.Như Đức Phật đã giải thích, chánh kiến có hai phần: hiểu được lý nhân quả, và hiểu được Tứ Diệu Đế.
UNDERSTANDING CAUSE AND EFFECT
Lý Nhân Quả
Buddhists may describe actions as being right or wrong, good or bad, moral or immoral, but they intend a somewhat different meaning than these words usually convey.Đức Phật có thể diễn tả các hành động như là tốt xấu, đúng sai, đạo đức hay không đạo đức, nhưng chúng có một ý nghĩa phần nào khác với những gì mà các từ này thường biểu hiện.
“Skillful or unskillful” probably explains the idea best. Có lẽ “thiện xảo hay không thiện xảo” giải thích ý nghĩa này tốt nhất.
The basis of Buddhist morality is that acting in unskillful ways leads to unhappy results, and acting in skillful ways leads to happy results.Căn bản đạo đức trong Phật giáo là nếu hành động một cách bất thiện xảo sẽ dẫn đến hậu quả khổ đau, và nếu hành xử một cách thiện xảo, khéo léo sẽ đưa đến những kết quả tốt đẹp.
This simple principle of cause and effect is an aspect of what Buddhists call kamma (or karma). Quy luật nhân quả đơn giản này là một khía cạnh của những gì mà người Phật tử chúng ta thường gọi là nghiệp (karma hay kamma).
Even though unskillful deeds may bring temporary happiness—when, for example, a drug dealer is pleased with his shiny new car, or when you feel self-righteous gratification in causing pain to someone who has hurt you—the Buddha pointed out that wrong actions always lead to harm.Mặc dù một số hành động bất thiện xảo có thể đem lại hạnh phúc tạm bợ - thí dụ, người buôn bán ma tuý có thể hài lòng với chiếc xe hơi mới tinh bóng lộng của mình, hoặc ai đó có cảm giác hài lòng, thoã mãn khi có thể đem lại đau đớn cho người đã hãm hại mình - nhưng Đức Phật đã chỉ rõ rằng những hành động bất thiện lúc nào cũng đưa đến khổ đau.
Our own observations confirm this truth. Chúng ta tự quan sát cũng xác tín được sự thật này.
Some of the harm may not be visible, such as the mental suffering of guilt and remorse. Một số hậu quả có thể không thấy được, như là sự đau khổ tinh thần lúc ăn năn hối hận.
Other kinds of harm may not manifest immediately. Có những hậu quả xấu không xuất hiện ngay lập tức.
The results of skillful and unskillful actions, the Buddha explained, may come to someone far, far in the future, even beyond this lifetime. Đức Phật giải thích rằng hậu quả của những hành động thiện và bất thiện, có thể xảy ra mãi sau này xa, rất xa trong tương lai, đôi khi mãi đến các kiếp sau.
You may think, “I’m not worried about a future lifetime, I just want what I can get out of this life.Bạn có thể nghĩ “Tôi không quan tâm đến kiếp sống tương lai, tôi chỉ muốn những gì tôi có thể có được ngay trong kiếp sống này.
” The Buddha advised us to consider these possibilities: Even if there is no future life, doing wholesome things will bring me happiness and a clear conscience in this life.” Đức Phật khuyên chúng ta hãy nghĩ đến những tình huống sau đây: Ngay nếu như không có đời sống tương lai, làm việc thiện vẫn đem đến cho chúng ta hạnh phúc và một lương tâm trong sáng ngay trong kiếp sống này.
If it turns out that there is a future life beyond death, I will be doubly rewarded—now and again later. Ngược lại nếu có cuộc sống tiếp nối sau khi chết, ta sẽ được thưởng đến hai lần - hiện tại và sau này.
On the other hand, if there is no future life, acting in an unwholesome way will make me feel miserable and guilty in this life. Mặt khác, dầu không có một đời sống trong tương lai, hành động bất thiện vẫn khiến ta cảm thấy ăn năn, hối hận ngay trong kiếp sống này.
And if it turns out that there really is a future life beyond death, I will suffer again later. Và nếu thật sự có một cuộc sống sau khi chết thì ta sẽ phải chịu khổ lần nữa.
Thus, whether there is a future life or not, letting go of unwholesomeness and cultivating wholesomeness guarantees our happiness. Do đó, dầu có một đời sống ở kiếp sau hay không, hãy buông xả những ác nghiệp và phát triển thiện nghiệp để đảm bảo được hạnh phúc.
Once we understand that everything we think, say, or do is a cause that leads inevitably to some effect, now or in the future, we will naturally want to think, say, and do things that lead to positive results and avoid those thoughts, words, and deeds that lead to negative ones.Một khi ta hiểu được rằng tất cả mọi suy nghĩ, hành động hay lời nói của ta là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả không thể tránh, trong hiện tại và tương lai, dĩ nhiên là ta sẽ muốn tư duy, nói năng và hành động để đưa đến những kết quả tích cực và tránh những ý nghĩ, hành động, và lời nói đưa đến những kết quả tiêu cực.
Recognizing that causes always lead to results helps us accept the consequences of past actions.Nhận thức được rằng nhân luôn dẫn đến quả giúp chúng ta chấp nhận hậu quả của các hành động trong quá khứ của chúng ta.
It also helps us focus our attention on making choices that can lead to a happier future. Điều đó cũng giúp ta thận trọng trong các quyết định đưa đến một tương lai hạnh phúc hơn.
Skillful actions are those that create the causes for happiness, such as actions motivated by loving-friendliness and compassion.Chánh nghiệp là những hành động tạo nên nhân cho hạnh phúc, như là những hành động phát xuất từ lòng từ bi.
Any action that comes from a mind not currently filled with greed, hatred, or delusion brings happiness to the doer and to the receiver. Bất cứ hành động nào xuất phát từ một tâm không đang bị sân, si, hay tham chế ngự đều sẽ mang hạnh phúc đến cho người hành động cũng như người thọ nhận.
Such an action is, therefore, skillful or right. Do đó, một hành động như thế được coi là thiện xảo hay đạo đức.
Suppose, for example, that you consistently cultivate generosity and loving-friendliness toward all.Giả sử rằng bạn luôn vun trồng tâm bố thí và từ bi đến cho tất cả mọi người.
This good behavior is a cause. Hành động thiện này là nhân.
Of what results? You’ll make lots of friends, many will love you, and you’ll feel relaxed and peaceful. Thì quả sẽ được gì? Bạn sẽ có rất nhiều bạn bè, nhiều người yêu mến, và bạn sẽ cảm thấy tự tại, tràn đầy hạnh phúc.
People around you may be angry and unhappy, but you won’t be. Người chung quanh bạn có thể sân hận, khổ đau, nhưng bạn thì không.
Your positive behavior has generated two types of immediate results.Hành động tích cực của bạn làm phát sinh hai loại kết quả tức thời.
The first is internal—how you feel. Kết quả đầu tiên thuộc nội tại - bạn cảm giác thế nào.
Since you have been consistently generous and loving and have reflected upon your acts of generosity and love, your mind is peaceful and happy. Vì bạn luôn có tâm độ lượng, thương yêu và tâm đó đã phản ảnh qua hành động của bạn, thì tâm bạn tràn đầy bình an, hạnh phúc.
The second is external: other people appreciate you and care for you. Kết quả thứ hai ở bên ngoài: người khác sẽ mang ơn, và quan tâm đến bạn.
While their caring is certainly pleasant, it is less important than how you feel. Mặc dầu sự quan tâm này chắc chắn sẽ làm ta hài lòng, thỏa mãn, tuy nhiên nó không quan trọng bằng việc ta cảm thấy thế nào.
Since external effects are dependent on the response of others, they are less reliable. Vì các kết quả ở bên ngoài tùy thuộc vào phản ứng của người khác, chúng không đáng tin cậy lắm.
Once we understand this principle, its opposite also becomes clear.Khi chúng ta đã hiểu được quy luật này, thì điều trái ngược lại cũng trở nên rõ ràng.
The Buddha pointed to ten actions that are always unskillful because they inevitably cause suffering. Đức Phật đã liệt kê mười hành vi bất thiện vì chúng luôn mang đến khổ đau.
Three are actions of the body: killing, stealing, and sexual misconduct. Ba hành vi là thuộc về thân: giết hại, trộm cắp, và tà dâm.
Four are actions of speech: lying, malicious words, harsh language, and useless talk. Bốn hành vi thuộc về lời nói: nói dối, nói lời độc ác, lời thô lỗ và nói chuyện phù phiếm.
The last three are actions of the mind: covetousness, ill will, and wrong view of the nature of reality. Ba hành vi còn lại thuộc về tâm: tham, sân và si.
What is meant by each of these ten actions and how we can avoid them is explained in detail in later steps of the path.Mỗi hành vi này nghĩa là gì và ta làm thế nào để tránh phạm chúng sẽ được giải thích chi tiết trong những bước sau của con đường đạo.
Before we can even begin to practice the Buddha’s path, however, we need enough basic understanding to see that these ten actions are unskillful because they inevitably bring deep suffering both to the doers and the recipients. Tuy nhiên, trước khi có thể bắt đầu thực hành theo con đường đạo của Đức Phật, chúng ta cần có đủ những tri thức căn bản để nhận thức rằng mười hành vi này là bất thiện vì chúng chắc chắn sẽ mang đến cho người hành động lẫn nạn nhân sự khổ đau vô cùng tận.
Refraining from these ten actions is not a list of commandments but a set of voluntary principles to follow out of conviction.Để kiềm chế khỏi phạm vào mười hành vi này không phải là một danh sách các lời răn cấm mà là một số những điều luật ta tự nguyện tuân theo do có lòng tin như thế.
Nobody can force them upon you. Không ai có thể ép buộc bạn tuân theo chúng.
You have to find out for yourself, from your own experience and from your observations of the experiences of others, whether such actions lead to positive results or negative ones.Bạn phải tự mình khám phá ra, từ chính kinh nghiệm bản thân và từ việc quan sát học hỏi kinh nghiệm của người khác, xem những hành động như thế sẽ mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực.
Your experience will tell you that unskillful behaviors bring about physical and psychological pain to yourself and others. Kinh nghiệm cho bạn biết rằng các hành vi bất thiện sẽ mang đến những nỗi đau nơi thân cũng như tâm cho chính bản thân bạn và người khác.
Moreover, people engage in such misdeeds only when their understanding is faulty and their minds are polluted by greed, hatred, or delusion.Hơn thế nữa, người ta chỉ tạo ra các hành vi bất thiện khi họ không hiểu biết hay khi tâm họ bị vẩn đục bởi tham, sân, si.
In fact, any action that comes from a mind filled with greed, hatred, or delusion leads to suffering and is thus unskillful or wrong. Thật ra, bất cứ hành động nào xuất phát từ một tâm chứa đầy tham, sân, hay si đều đưa đến khổ đau và do đó là hành động sai trái hay bất thiện.
Buddhist morality is rational behavior based on this principle of cause and effect.Đạo đức theo Phật giáo là những hành động có lý trí dựa trên nguyên lý nhân quả.
You have to be lying to yourself about causes and effects to act wrongfully. Bạn phải tự dối mình về lý nhân quả mới có thể hành động sai trái.
The worse your behavior, the bigger your lie has to be. Hành động càng xấu ác, thì sự lừa dối càng phải lớn lao.
What deep insight, what release, will you ever reach if you deliberately feed your delusions with behavior that goes against this basic truth that actions have consequences? Nếu bạn cố tình dung dưỡng sự giả trá này với những hành động đi ngược lại với chân lý cơ bản rằng hành động sẽ mang lại hậu quả, thì bạn làm sao có được tuệ giác sâu xa hay sự giải thoát nào?
If you engage in seriously wrongful behavior, you won’t gain much clarity—let alone liberating insight—from the Buddha’s path.Nếu phạm vào các hành động tội lỗi nghiêm trọng, bạn sẽ không có được sự sáng suốt để theo con đường đạo của Đức Phật - nói gì đến việc có trí tuệ giải thoát.
You must embrace this morality. Bạn phải tôn trọng đạo đức này.
That’s essential. Điều đó rất quan trọng.
Mindfulness meditation increases awareness of the devastating consequences of immoral behavior.Minh sát thiền làm tăng trưởng ý thức về những hậu quả tai hại của một hành động vô lương.
The meditator vividly experiences the painful effects of unwholesome thoughts, words, and deeds and urgently feels the need to give them all up. Hành giả sẽ trải nghiệm một cách sinh động các hậu quả đớn đau của những hành động, ý nghĩ, và lời nói bất thiện và cảm thấy cần phải buông xả chúng một cách nhanh chóng.
You alone are the author of your future—experience teaches you that.Tương lai là do bạn tự tạo dựng - kinh nghiệm dạy bạn điều đó.
Your behavior is not an unchangeable law of nature. Hành vi của bạn không phải là một định luật thiên nhiên bất biến.
At every moment, you have the opportunity to change—to alter your thoughts, your speech, your actions. Mỗi giây phút, bạn đều có cơ hội để chuyển hóa - để thay đổi cách suy nghĩ, lời nói và hành động.
If you train yourself to be mindful of what you do, and ask yourself whether it’s likely to lead to positive results or negative, you’ll be guiding yourself in the right direction. Nếu bạn tự rèn luyện để trở nên chánh niệm về hành vi của mình, và tự quán sát xem một hành động nào đó sẽ dẫn đến hậu quả tích cực hay tiêu cực, là bạn đã tự dẫn dắt mình đi đúng hướng.
Repeated good intentions can generate a powerful inner voice that will keep you on track.Các thiện ý qua nhiều huân tập có thể tạo ra một tiếng nói nội tại mạnh mẽ để giúp bạn vững bước đi tới.
It will remind you—whenever you trap yourself in a cycle of unhappiness—that you can get out of that trap. Nó sẽ nhắc nhở bạn - bất cứ khi nào bạn tự trói buộc mình vào vòng xoáy của khổ đau - để bạn có thể thoát ra cạm bẫy đó.
Periodically you will have glimpses of what it is like to be free. Thi thỏang bạn có thể thoáng nhận được thế nào là giải thoát.
You make this vision a reality by acting in positive ways and letting go of misery. Bạn sẽ biến cảm giác này thành hiện thực bằng cách hành động theo những hướng tích cực và buông xả khổ đau.
Thus morality—defined as actions in accordance with reality—is the foundation of all spiritual progress.Do đó đạo đức - được định nghĩa như những hành động tuân theo thực tại - là nền tảng của mọi phát triển tâm linh.
Without this, nothing of the path will work to reduce suffering. Không có nó, không có điều gì trên con đường đạo sẽ hiệu ứng để giảm khổ đau.
The idea that actions have their corresponding results is the first part of Skillful Understanding.Biết được rằng một hành động sẽ có các kết quả tương ứng là sự khởi đầu cho chánh kiến.
Now you must add to it a good comprehension of the Four Noble Truths. Giờ bạn phải thêm vào đó một sự hiểu biết thấu đáo về Tứ Diệu Đế.
UNDERSTANDING THE FOUR NOBLE TRUTHS
Tứ Diệu Đế
The Buddha himself said that he taught only four ideas: dissatisfaction, cause, end, and path.Chính Đức Phật đã nói rằng Ngài chỉ dạy bốn điều: khổ, nguồn gốc của khổ, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ.
“Dissatisfaction” refers to the unhappiness we feel in our lives. “Khổ” ám chỉ những bất hạnh mà ta cảm nhận trong cuộc đời mình.
“Cause” is the reason for this unhappiness: our undisciplined, grasping mind. “Nguồn gốc” là nhân cho sự đau khổ này: là tâm không rèn luyện, tham đắm của chúng ta.
“End” is the Buddha’s promise that we can end suffering by eradicating our craving. “Chấm dứt” là lời hứa khả của Đức Phật rằng chúng ta có thể chấm dứt khổ đau bằng cách tận diệt ái dục.
“Path” is the eight steps we must take to reach this goal. “Con đường (đạo)” là tám bước (ngành) chúng ta phải theo để đạt đến mục đích này.
In his forty-five years of teaching, from the time of his first sermon in the Deer Park until his death, the Buddha explained these four words hundreds of times.Trong bốn mươi lăm năm thuyết pháp, từ bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài trong vườn Nai cho đến lúc nhập diệt, Đức Phật đã giảng giải về bốn điều này hàng trăm lần.
He wanted to make sure that these essential ideas could be understood by people with different temperaments at various stages of spiritual growth. Ngài muốn chắc chắn rằng những điều cơ bản này phải được nhiều người ở những hoàn cảnh khác nhau, ở những giai đoạn phát triển tâm linh khác nhau, thấu đáo.
On one occasion, he explained that dissatisfaction with the suffering of life is a burden.Có lần, Đức Phật đã dạy rằng không chấp nhận những bất hạnh trong cuộc đời là một gánh nặng.
We cause our dissatisfaction by taking up the burden. Chúng ta tạo ra đau khổ cho mình bằng cách nhận lãnh gánh nặng đó.
We end it by putting the burden down. Ta chấm dứt khổ bằng cách đặt gánh nặng xuống.
The path tells us how to unburden ourselves. Con đường đạo chỉ cho ta phương cách để giảm bớt gánh nặng cho bản thân.
Another time, he called dissatisfaction a sickness. Đức Phật cũng dạy rằng khổ là một căn bệnh.
Like a doctor, the Buddha diagnoses the cause of the sickness. Giống như một người thầy thuốc, Ngài đã chẩn đoán nguồn gốc của bệnh.
The end of the sickness is Dr. Buddha’s cure, and the path is the medicine he prescribes to make us well. Sự chấm dứt căn bệnh là cách chữa trị của dược sư Như Lai và con đường là thuốc chữa mà Ngài đã kê toa cho chúng ta.
Understanding the First Truth: Dissatisfaction
Diệu Đế Thứ Nhất : Khổ
The Buddha’s first truth tells us that dissatisfaction is unavoidable.Chân lý đầu tiên mà Đức Phật thuyết cho chúng ta là khổ là điều không thể tránh khỏi.
You may wonder, “Is this teaching on dissatisfaction relevant to the modern world in which so many discoveries have made our lives more comfortable? In the time of the Buddha, people must have suffered from the elements, disease, and natural disasters. Có thể bạn tự hỏi, “Giáo lý về khổ này có áp dụng được trong thế giới hiện đại với rất nhiều những phát minh để giúp cho cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn? Vào thời của Đức Phật, con người hẳn phải khổ vì các nhu cầu thiết yếu, bệnh tật, và thiên tai.
But doesn’t our current technological know-how allow us to do whatever we want, go anywhere we wish, and manufacture anything we need?” Chẳng phải là các kiến thức về kỹ thuật hiện đại đã giúp chúng ta có thể làm bất cứ điều gì ta muốn, đi đến bất cứ nơi nào ta ao ước và sản xuất ra bất cứ sản phẩm nào ta cần sao?”
Yet, no matter how easy and safe our modern lives may seem, the truth of dissatisfaction has not changed.Tuy nhiên, dầu cuộc sống hiện đại của chúng ta có dễ dàng và an toàn đến thế nào, thì chân lý về khổ cũng không thay đổi.
It is as relevant now as it was in the Buddha’s time. Nó vẫn có mặt như đã từng có mặt ở thời Đức Phật.
People back then were dissatisfied, and so are we. Con người vào những thời đại đó đã đau khổ, và chúng ta hiện nay cũng thế.
We may call the Buddha’s first truth any number of names depending on the situation: suffering, stress, fear, tension, anxiety, worry, depression, disappointment, anger, jealousy, abandonment, nervousness, or pain.Chúng ta có thể gọi diệu đế thứ nhất của Đức Phật với bằng nhiều tên tùy thuộc vào hoàn cảnh: khổ đau, căng thẳng, sợ hãi, lo âu, bồn chồn, trầm uất, thất vọng, sân hận, ghen tuông, ruồng bỏ, thần kinh hay đau đớn.
All human beings, no matter when or where they live, are subject to these problems. Tất cả mọi chúng sanh, không cần biết họ sống ở đâu, khi nào, đều có thể đối mặt với những vấn đề này.
We may fall ill at any time.Chúng ta có thể bị bệnh bất cứ lúc nào.
We may be separated from our loved ones. Cũng có thể bị chia ly với người thân yêu.
We may lose what we have or be forced by circumstances to put up with conditions we despise. Có thể đánh mất những gì đang có hay bị đẩy vào những hoàn cảnh phải chấp nhận những điều mà ta ghê tởm.
Parents and children, husbands and wives, brothers and sisters, neighbors and friends, communities and countries—all quarrel over wealth, position, power, and boundaries. Cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em, hàng xóm, bè bạn, các cộng đồng và các quốc gia - tất cả đều xung đột tranh đấu vì tiền bạc, địa vị, quyền lực và biên giới.
Some of these problems are created by greed, some by hatred, others by ignorance. Một số những vấn đề này là do tham, sân, và si tạo ra.
All of them relate to conditions both in the world—social, political, economic, educational, environmental—and in ourselves. Tất cả đều liên quan đến những điều kiện ở bên ngoài - như xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trường - và cả bên trong ta.
Recognizing the inevitability of these problems triggers pain in our minds.Nhận ra rằng những điều này là không thể tránh khỏi khiến tâm ta đau khổ vô ngần.
Acknowledging them and accepting them as they really are, without blaming others, is the essence of the Buddha’s first truth. Hãy nhận mặt và chấp nhận chúng như chúng thật sự là, mà không trách móc, đổ lỗi cho người, là trọng tâm của diệu đế thứ nhất của Đức Phật.
To get started toward happiness, he told us, we need to look at dissatisfaction straight on—with stable emotions and a steady mind—without getting angry or feeling depressed or pessimistic. Ngài dạy rằng để bắt đầu tiến đến hạnh phúc, chúng ta cần phải đối mặt với khổ đau - bằng tâm vững chãi và tình cảm ổn định - mà không oán trách hay cảm thấy buồn nản, bi quan.
We must look squarely at our predicament: every experience of life brings some degree of suffering to anyone not fully enlightened. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào các vấn đề của mình: bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống cũng mang đến một mức độ khổ đau nào đó cho bất cứ những ai chưa hoàn toàn giác ngộ.
The suffering may be extremely subtle, perhaps an underlying subtle restlessness.Nỗi khổ có thể rất vi tế, có thể chỉ là một trăn trở tiềm ẩn.
Or it may be more obvious, some strong attachment to a person, possession, or opinion. Hay rất rõ ràng, như sự chấp chặt vào người, của cải, hay quan điểm.
It all depends on how much greed, hatred, and delusion we have, and on our personalities and past experiences. Tất cả tùy thuộc vào lòng tham, sân và si của chúng ta sâu dầy bao nhiêu, và tùy thuộc vào cá tính cũng như kinh nghiệm của chúng ta trong quá khứ.
Consider, for example, two people who witness the same event but have completely different impressions.Thí dụ, có hai người cùng chứng kiến một sự kiện nhưng họ có những phản ứng hoàn toàn khác nhau.
One finds the event happy and agreeable; the other, frightening and terrible. Một người có thể cảm thấy bình thản và chấp nhận; người kia có thể hoảng sợ và lo âu.
Happiness and its opposite are mind-made. Hạnh phúc cũng như khổ đau đều do tâm tạo.
Our minds create our life experiences, and our minds either enjoy those creations or suffer because of them. Tâm của chúng ta tạo ra những kinh nghiệm sống cho ta, và tâm đó chấp nhận hay phản kháng sự tạo dựng này.
That is why the Buddha spoke of our creating heaven and hell in this very life. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói chính chúng ta tạo ra thiên đàng hay địa ngục ngay trong cuộc sống này.
Until we attain enlightenment, many kinds of experiences cause powerful dissatisfaction for us all.Cho đến khi chúng ta đạt được giác ngộ, sẽ còn có nhiều hoàn cảnh mang đến bao thất vọng cho tất cả chúng ta.
Let’s look at three: the life cycle, change, and having no control of our lives. Hãy thử nhìn chỉ ba vấn đề: kiếp nhân sinh, sự đổi thay, và sự không thể làm chủ cuộc sống của mình.
THE LIFE CYCLEKiếp Nhân Sinh
The inevitable round of the human life cycle—birth, aging, sickness, death—gives rise to dissatisfaction.Vòng xoay chuyển không thể tránh được của kiếp người - sinh, già, bệnh, chết - mang đến bao khổ đau.
Babies are not born with big smiles on their faces.Người ta được sinh ra trong cõi đời không phải với những nụ cười rạng rỡ trên gương mặt.
As we grow, the cry with which we first greeted the world becomes less audible. Nhưng càng lớn, tiếng khóc thuở ban đầu càng bớt ồn ào hơn.
We might say that it changes to an inward cry that continues for the rest of our lives. Có thể nói rằng nó đã được đổi thành tiếng khóc trong lòng cho suốt cuộc đời còn lại của chúng ta.
We cry for so many gallons of milk; so many tons of food; so many yards of clothes; so many square feet of land for housing, schools, and hospitals; so many trees for making books, papers, furniture; so many pills for various sicknesses; so many people to love us; so many ways to try to fill our neediness. Chúng ta đã khóc vì bao lít sữa; bao tấn thực phẩm; bao mét vải; bao mét vuông đất để xây nhà, xây trường học, bao cây cối để làm sách vở, bàn ghế; bao thuốc men cho đủ các loại bệnh; bao người để họ yêu thương chúng ta; bao phương cách để thỏa mãn nhu cầu của chúng ta.
If we had not been born into this unsatisfactory world, all other kinds of dissatisfaction would not come into existence. Nếu chúng ta không sinh vào thế giới đầy bất ổn này, thì tất cả khổ đau đã không có mặt.
With every baby, it seems, unhappiness, too, is born. Mỗi đứa trẻ được sinh ra đời, thì hình như sự bất hạnh cũng đã được sinh ra theo nó.
Society as a whole also suffers as a result of birth.Quá trình lão hóa cũng mang đến khổ đau.
As the earth’s population increases, the pollution of our air, water, and land grows alarmingly.
With so many mouths to feed, resources are depleted, and hunger stalks many parts of the planet.
More forests are cleared to build roads and houses.
Overcrowded living conditions contribute to the spread of terrible diseases.
These are but a few examples.
You can, no doubt, think of many more.
The aging process also gives rise to dissatisfaction.
We’ve probably forgotten the adjustments we made in childhood to a new neighborhood or a new teacher, but we can remember the difficulties we had as teenagers adjusting to our changing bodies and emotions. Có lẽ chúng ta không còn nhớ đến những khó khăn khi phải thích ứng với một môi trường mới hay một vị thầy mới, nhưng ta có thể nhớ rất rõ những khó khăn khi phải thích ứng với sự thay đổi về cơ thể và tâm lý ở tuổi dậy thì.
In adulthood we have to adjust to new jobs, new relationships, new technologies, new diseases, new social conditions, often before we are fully at ease with existing ones. Khi trưởng thành ta lại phải thay đổi để thích ứng với công việc mới, những tương quan mới, kỹ thuật hiện đại, các căn bệnh lạ, những điều kiện xã hội mới. Những điều này lại thường xảy ra trước khi ta hoàn toàn thích ứng với những cái đang có.
Uncomfortable changes seem to be common to every stage of life. Các biến chuyển không dễ chịu này hình như rất phổ biến ở mỗi bước ngoặt của cuộc đời.
As we grow old, the problem of adjusting to change becomes more conspicuous.Ở tuổi già, việc thích ứng với những sự thay đổi càng trở nên khó khăn hơn.
It is painful to lose the physical well-being we had when we were young. Thật đau khổ khi không còn có sức khoẻ, thân thể không còn cường tráng như lúc trẻ.
We know that aging is inevitable, but we wish it were not. Ta biết rằng không thể chạy trốn tuổi già, nhưng vẫn mong nó đừng đến.
Thus we suffer. Do đó ta đau khổ.
When the Buddha said that aging gives rise to unhappiness, he was really talking about growth and decay generally.Khi Đức Phật thuyết rằng tuổi già mang lại đau khổ. Ngài thực sự đang nói về sự già nua và hoại diệt nói chung.
We know that every cell in our body is decaying or dying, and new cells are continually taking their place. Chúng ta biết rằng mỗi tế bào trong cơ thể ta đang bị hủy hoại hay chết đi, và các tế bào mới tiếp tục sinh sản.
Every state of mind also disappears and a new one arises. Mọi trạng thái tâm cũng biến mất và được thay thế bằng cái mới hơn.
 Eventually, this process of decay and change weakens the body and mind, causing our physical death. Lâu dần, quá trình hoại diệt và chuyển đổi này làm suy yếu thân tâm ta, đưa đến cái chết.
Illness is obviously another cause of dissatisfaction.Chắc chắn bệnh tật cũng là nguồn gốc của khổ đau.
Everybody knows how painful sickness is. Ai cũng biết bệnh tật đau đớn thế nào.
Sickness actually causes two kinds of pain: fear of sickness and its direct experience. Bệnh tật thật ra mang đến hai cái đau: sự sợ hãi căn bệnh và chính căn bệnh.
Thus sickness is a continuing source of anxiety, causing suffering when we are ill and fear when we are healthy. Do đó bệnh tật là nỗi ám ảnh triền miên, khiến ta khổ đau khi bị bệnh và lo âu, sợ hãi khi ta còn mạnh khỏe.
People generally think that pain and dissatisfaction are synonymous, but they are not.Thông thường người ta nghĩ rằng sự đau đớn và khổ đau là đồng nghĩa, nhưng không phải thế.
Though you can’t avoid the pain of injury and disease, it is possible to avoid dissatisfaction as a result of the pain. Dầu bạn khó thể tránh được đau đớn vì bệnh hoạn, thương tật, nhưng bạn có thể tránh được khổ đau vì bệnh tật.
As you grow less attached to your body feeling a particular way, you become less dissatisfied when it feels different. Khi bạn giảm bớt được sự bám víu vào thân thọ một cách thái quá, bạn sẽ bớt khổ đau khi nó đổi thay.
For instance, when Devadatta threw a rock and wounded the Buddha’s foot, the Buddha experienced pain.Thí dụ, khi Devadatta (Bồ Đề Đạt Đa) chọi hòn đá và làm chân Phật bị thương, Đức Phật cảm nhận được cái đau.
But because he understood the nature of pain, he did not suffer like ordinary people. Nhưng vì Ngài đã hiểu được bản chất của đau, Ngài không đau đớn như một người bình thường.
Pain sensations are usually manageable. Cảm giác đau đớn thường có thể chế ngự được.
Dissatisfaction with “what is” is more profound and harder to overcome. Nhưng khổ vì “một trạng thái nào đó” thì sâu xa hơn và khó chế ngự hơn.
The fourth form of suffering in the life cycle is death—not just the moment of death but also everything that leads up it.Cái khổ kế tiếp trong kiếp người là tử - không chỉ giây phút trước khi chết mà tất cả mọi thứ đưa đến cái chết.
We all fear death and worry about how and when we might die. Tất cả chúng ta đều sợ chết và lo lắng không biết khi nào hay bằng cách nào chúng ta sẽ chết.
We also know that when we die, we will have to leave everything behind.Ta cũng biết rằng khi chết, ta phải để tất cả mọi thứ lại phía sau.
Can we bear that? When a loved one dies, we experience shock, grief, and loss which can last for years if not forever. Chúng ta có thể chịu đựng được điều đó không? Khi người thân ra đi, chúng ta cảm thấy sốc, đau đớn, và mất mát hàng năm trời nếu không nói là mãi mãi.
But the dissatisfactions of the life cycle do not end with death.Nhưng những khổ đau trong kiếp người không chấm dứt với cái chết.
The Buddha taught that death does not bring the cycle of dissatisfaction to a close. Đức Phật dạy rằng cái chết không đoạn tận được vòng luân hồi khổ đau.
Someone who has gone through a lot may say, when nearing death, “I don’t want any more of this.” Một người đã từng trải qua nhiều đau khổ có thể nói, khi gần chết, “Tôi không muốn sinh trở lại nữa.”
But that mere wish cannot stop the life cycle from continuing. Nhưng chỉ ước nguyện như thế không thể chấm dứt vòng luân hồi tái sinh.
As long as we are ignorant of the true nature of reality, this life links to another. Khi nào chúng ta còn vô minh về bản chất thật sự của thực tại, thì kiếp sống này sẽ nối tiếp kiếp kia.
As long as desire, hatred, and ignorance exist in our consciousness, the endless round of rebirth—the cycle of past, present, and future lives—will continue. Khi nào tham, sân và si vẫn còn trong tâm thức chúng ta, thì vòng tái sinh vô cùng tận - vòng luân chuyển của những kiếp sống trong quá khứ, hiện tại, và tương lai - sẽ tiếp tục.
Within that cycle, the dissatisfactions that we have mentioned recur again and again.Trong vòng luân hồi đó, những khổ đau mà chúng ta đã kể trên sẽ lại tái diễn không dừng.
The energy of all these experiences is like a backpack that we carry from life to life through countless rebirths. Năng lượng của tất cả những trải nghiệm này giống như một gánh nặng mà chúng ta phải mang trên lưng từ kiếp sống này sang kiếp sống khác trải qua bao lần tái sinh không thể kể xiết.
In each new life, its contents are simply transferred into new baggage. Trong mỗi kiếp sống mới, hành lý bên trong đó lại được chuyển sang một cái túi mới.
When we die, nothing material goes with us. Khi chết, ta không đem theo được vật chất gì.
Yet that same backpack of energy—the imprints of all the mental activities and all the intentional words and deeds of this and previous lifetimes—not only travels with us but actually initiates the new life. Tuy nhiên cái túi chứa năng lượng đó - dấu vết của tất cả các tâm hành và tất cả những lời nói, hành động cố ý trong kiếp sống này và những kiếp trước đó - không chỉ đi theo chúng ta mà thực ra còn tác động đến kiếp sống mới.
Until we have emptied our backpacks—until we have exhausted the results of all we have created through desire, hatred, or ignorance over countless lifetimes—we cannot escape perpetual death and rebirth.Cho đến khi chúng ta có thể trút sạch những gì chứa đựng trong túi xách đó - cho đến khi chúng ta có thể hủy diệt tất cả những hậu quả mà ta đã tạo nên vì tham, sân, hay si qua bao kiếp sống - chúng ta không thể trốn thoát cái chết và sự luân hồi tái sinh.
We can use this thought to motivate us to do whatever we can in this lifetime to achieve the permanent happiness of liberation. Chúng ta có thể sử dụng sự suy nghĩ này để thúc đẩy ta hành động thế nào trong cuộc đời này để đạt đến hạnh phúc giải thoát dài lâu.
We have already mentioned desire and hatred as strong motivations for our actions, but what does the Buddha mean by ignorance? And why is it so critical to the dissatisfactions we feel?Chúng ta đã biết tham và sân là các động lực mạnh mẽ cho hành động, nhưng Đức Phật muốn nói si (vô minh) là gì? Tại sao vô minh lại đóng vai trò quan trọng đối với những khổ đau mà ta phải nếm trải?
Ignorance in the Buddhist sense is both “not knowing”—as in not knowing what the Buddha meant by the Four Noble Truths—and “wrong knowing”—believing that we understand the way the world works when we do not.Vô minh (si) trong thuật ngữ Phật giáo có hai ý nghĩa: “không biết” - như là không biết Đức Phật hàm ý gì khi nói đến Tứ Diệu Đế - và “biết sai” - như là tin rằng chúng ta hiểu thế giới vận hành như thế nào trong khi chúng ta thật sự không biết.
Ignorant of the truth of dissatisfaction, we believe that a new job, a new house, or a new partner will bring us genuine happiness.Không hiểu biết sự thật về khổ, chúng ta nghĩ rằng có một việc làm mới, một ngôi nhà mới, hay một bạn tình mới sẽ mang đến cho ta hạnh phúc thực sự.
Ignorant of how the energy of our words and deeds travels with us from this life to the next, we allow greed, hatred, doubt, and jealousy to motivate us. Không biết năng lượng của lời nói, hành động sẽ đi theo chúng ta như thế nào từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, chúng ta để cho tâm tham, sân, nghi và ganh tỵ sai khiển.
Ignorant that a simple and disciplined life, good friends, meditation, and mindful investigation of the true nature of our experience will bring us happiness in this life and in lives to come, we make millions of excuses for not engaging in these positive activities. Không biết rằng một cuộc sống đơn giản, có kỷ luật, có bạn tốt, hành thiền, và quán sát đầy chánh niệm về bản chất thực sự của các trải nghiệm sẽ mang hạnh phúc đến cho chúng ta trong kiếp sống này và nhiều kiếp kế tiếp, chúng ta đã viện ra hàng triệu lý do để không tham dự vào những hoạt động tích cực này.
We are ignorant even of our ignorance.Chúng ta còn không biết ngay cả sự vô minh của mình.
After a particularly deep teaching on the nature of reality, the Buddha’s attendant Ananda said to him, “Venerable sir, this teaching appears to be very deep, but it is as clear to me as clear can be. Sau một bài thuyết pháp đặc biệt sâu sắc về bản chất của thực tại, ngài Ananda, thị giả của Đức Phật, thưa với Ngài, “Bạch Thế tôn, giáo lý này có vẻ rất thâm sâu, nhưng đối với con, nó rõ ràng đúng như bản chất của sự rõ ràng.
The Buddha replied, “No, no, do not say that! It not only seems to be deep, but it is deep. ” (D 15)Đức Phật trả lời, “Không, không, đừng nói thế! Nó không chỉ có vẻ thâm sâu, mà nó thực sự thâm sâu.” (D 15)
Because of his ignorance, Ananda’s understanding of the Buddha’s message was not yet complete, and thus he did not attain liberation at that moment.Vì vô minh, sự hiểu biết của ngài Ananda đối với lời dạy của Đức Phật chưa được thấu đáo, vì thế ông đã không đạt được giải thoát ngay lúc đó.
Like Ananda, our ignorance keeps us spinning through the life cycle’s many dissatisfactions. Giống như Ananda, vô minh khiến chúng ta trôi lăn theo bao khổ đau trong luân hồi.
CHANGEĐổi Thay
Change also dissatisfies us.Sự đổi thay cũng khiến chúng ta khổ.
No matter what we do, change separates us from what we love and presents us with what we hate. Dầu chúng ta có làm gì, sự đổi thay cũng chia cách ta khỏi những gì ta ưa thích và mang đến cho ta những gì ta ghét bỏ.
Death and distance divide us from people we love. Cái chết và chia ly khiến ta phải cách biệt người ta thương yêu.
Friends move away. Bạn bè đi xa.
Partners reject us. Người tình rời bỏ ta.
Such separations hurt a lot. Những sự chia ly đó làm ta đau đớn khôn cùng.
Losing anything to which we are attached makes us angry and sad.Đánh mất thứ gì mà ta yêu thích khiến ta buồn bã, tức bực.
Even something trivial can cause grief when it breaks or disappears. Ngay cả những thứ tầm thường cũng có thể khiến ta phiền não khi chúng bị bể hay biến mất.
Once when I was four years old I drew a perfect circle around me with my finger tip as I sat in the sand.Hồi đó, khi lên bốn, có lần ngồi trên cát, tôi dùng đầu ngón tay vẽ một vòng thật tròn trĩnh quanh tôi.
Was I pleased! My sister, who was about seven, came by and rubbed away my circle with her foot. Tôi thích lắm! Chị tôi, lúc ấy khoảng bảy tuổi, đi ngang qua và dùng chân xoá vòng tròn của tôi.
I became so angry I chased her, picked up a small but heavy wooden bench, and threw it at her. Tôi giận dữ đến nỗi tôi rượt theo chị, rồi lượm một cái ghế nhỏ nhưng nặng và ném chị.
She still has a scar on one of her toes. Giờ chị vẫn còn một vết thẹo trên ngón chân.
All that upset and rage, all those tears and pain, caused by something so silly and transient as a circle in the sand! Tất cả bao bực tức, giận dữ, tất cả những giọt nước mắt và đau đớn, gây ra bởi một thứ thật tầm thường và mong manh như là một vòng tròn trên cát!
Not only do we lose things we love, we are continually confronted by people and conditions we wish did not exist—at least not here, not right now.Không chỉ là việc đánh mất những gì ta yêu thích, mà ta còn phải luôn đối mặt với những người hay những hoàn cảnh mà ta không muốn chúng hiện hữu - ít nhất là không phải ở đây, không phải ngay bây giờ.
Living or working day in, day out with someone we do not like causes much unhappiness. Phải chung sống hay làm việc ngày này qua ngày khác với những kẻ ta không thích tạo ra nhiều đau khổ.
Even something we cannot control, like the weather, makes us dissatisfied. Ngay cả với những thứ ta không thể làm chủ, như là thời tiết, cũng làm ta tức bực.
At the Bhavana Society in West Virginia where I teach, people complain when it is hot and sticky. Ở hội Bhavana miền tây Virginia nơi tôi giảng dạy, người ta than phiền khi trời nóng và ẩm.
But they also complain when it is rainy and cool. Nhưng rồi họ cũng than phiền khi trời mưa lạnh.
When it is dry, they complain that their skin or their sinuses are affected. Khi trời nóng, họ than da và xoang mũi họ bị ảnh hưởng.
When it is cold, they complain because they fear they will slip on the ice. Khi trời lạnh, họ than phiền vì sợ té trên tuyết.
And when the weather is perfect, they complain that they do not have time to enjoy it! Và khi thời tiết thật tuyệt vời, họ than không có thì giờ để tận hưởng!
When we look around us, it’s clear that everything that exists causes dissatisfaction.Khi nhìn lại quanh mình, ta thấy rõ ràng là tất cả mọi thứ hiện hữu đều tạo ra khổ.
Why is this so? Actually, everything in the world exists as the result of a cause. Tại sao như thế? Thực ra tất cả mọi thứ trên thế gian có mặt là do kết quả của một nhân nào đó.
Changes in the barometric pressure, winds, and temperature are causes of rain. Sự thay đổi trong áp lực không khí, gió, và nhiệt độ là nguyên nhân của mưa.
A tree is caused by the seed from which it grows and the sunlight, soil, and water that nurture it. Một cội cây là kết quả của hạt giống chúng ta trồng và ánh nắng mặt trời, đất, và nước đã nuôi dưỡng nó.
Our lives, too are the product of causes and conditions—the direct physical cause of our parents’ procreation and the cause of the energetic imprints we accumulated during our previous lifetimes. Cũng thế, sự hiện hữu của chúng ta là sản phẩm của các nhân và duyên - nhân vật lý trực tiếp của sự tạo giống của cha mẹ chúng ta và nhân của những dấu ấn sâu hằn mà ta đã tích lũy trong nhiều kiếp sống quá khứ.
The Buddha called these and everything else that arises from causes “conditioned things.” Đức Phật gọi những thứ này và tất cả những thứ khác phát sinh từ các nhân là “pháp hữu vi.”
He explained that all conditioned things are characterized by three qualities. Ngài giải thích rằng tất cả các pháp hữu vi có ba đặc tính.
First, they are impermanent. Trước hết, chúng vô thường.
Over time, everything—mountains and mayflies, marshmallows and microchips—breaks down, changes, or dies.Với thời gian, tất cả - núi non, sâu bọ, cây cỏ, máy móc - đều hư hoại, đổi thay, hay chết.
Second, because of these changes, all conditioned things are unsatisfactory. Thứ hai, do những sự thay đổi này, tất cả các pháp hữu vi đều khổ.
As we have seen, every changing thing can give rise to suffering. Như chúng ta đã thấy, tất cả mọi đổi thay đều có thể gây ra đau khổ.
Third, all conditioned things are selfless or soulless. Thứ ba, tất cả các pháp hữu vi đều vô ngã.
This last quality is the most difficult to understand, so let’s put it aside for a moment. Đặc tính cuối cùng này là cái khó hiểu nhất, vì thế tạm thời hãy để nó qua một bên.
Impermanence is pretty easy to understand.Vô thường không khó hiểu.
The fact that things are temporary is not the problem. Vấn đề không phải ở chỗ sự thật là vạn vật đều tạm bợ.
Rather, it’s the attachment we have to people and things—like my circle in the sand—that makes us unhappy. Mà chính là sự bám víu của chúng ta đối với người hay vật gì đó - giống như vòng tròn trên cát của tôi - khiến chúng ta đau khổ.
Say we have a new jacket that we like enormously.Thí dụ ta vừa mua được một cái áo khoác rất vừa ý.
After wearing it only a few times, we get some wet paint on it, or we tear it on something, or we leave it on a bus. We feel annoyed. Sau khi mặc chỉ vài lần, nó bị dính sơn, vướng rách, hay bị bỏ quên đâu đó, ta cảm thấy rất bực tức.
A ruined or lost jacket is no great tragedy, of course, and we can easily replace it.Dĩ nhiên, một cái áo khoác bị rách hay bị mất không phải là một đại bi kịch, ta có thể dễ dàng mua cái khác.
But what if the jacket was a gift from someone we love? Nhưng nếu đó là món quà của người yêu ta tặng thì sao?
What if we bought it to remember a special birthday, anniversary, or trip? Then we’re really attached to it, and its loss or damage saddens us deeply.Nếu ta mua nó để kỷ niệm một sinh nhật, một lễ lộc hay một chuyến đi đặc biệt nào đó? Thì ta rất nâng niu nó và khi nó bị đánh mất hay làm hư, ta sẽ rất đau buồn.
Sometimes people get upset when they hear discussions like this.Nói về những điều này đôi khi khiến người nghe rất khó chịu.
“How about happiness?” they ask. “Còn hạnh phúc thì sao?” họ hỏi.
“Why don’t we talk about that? Why don’t we talk about joy, delight, and pleasure instead of dissatisfaction all the time?” “Tại sao không nói về những điều ấy? Tại sao chúng ta không nói về niềm vui, hạnh phúc, sự sung sướng thay vì khổ?”
The answer, my friends, is change.Câu trả lời, thưa bạn, chính là sự đổi thay.
Because of impermanence, anything that is pleasant, happy, or delightful, does not remain so. Do vô thường, bất cứ thứ gì dễ chịu, hạnh phúc, hay sung sướng, cũng không duy trì được lâu.
As intelligent, mature people, we must talk about what’s really happening without getting upset. Là những người trưởng thành, thông minh, chúng ta phải dám nói về những gì thực sự xảy ra mà không cảm thấy phiền não.
We must look it right in the eye, this dissatisfaction caused by change, and acknowledge it.Chúng ta phải nhìn tận mặt, sự đau khổ do vô thường tạo ra, và chấp nhận nó.
Why hide it and pretend that everything’s rosy? Tại sao phải che giấu nó và giả bộ như tất cả mọi thứ đều màu hồng.
When we look at change head on, we may begin to see that it has an up side as well.Khi trực diện với vô thường, chúng ta có thể nhận thấy nó cũng có những khía cạnh tích cực.
We can count on the fact that whatever conditions exist in our lives will also change. Ta có thể tin chắc rằng bất cứ hoàn cảnh nào đang hiện hữu trong cuộc đời ta rồi cũng sẽ thay đổi.
Things may get worse. Có thể xấu hơn.
But they may also improve. Nhưng cũng có thể tốt hơn.
Because of impermanence, we have the opportunity to learn, develop, grow, teach, memorize, and make other positive changes, including practicing the Buddha’s path.Do vô thường, ta có cơ hội học hỏi, phát triển, trưởng thành, dạy dỗ, ghi nhớ và tạo ra những sự thay đổi tích cực khác, kể cả việc tu tập theo Phật giáo.
If everything about us were set in concrete, none of these changes would be possible. Nếu tất cả vạn pháp đều bất di bất dịch thì không có sự chuyển đổi nào có thể xảy ra.
The uneducated would stay uneducated.Kẻ vô học sẽ mãi mãi là người vô học.
The poor and hungry would stay poor and hungry. Người nghèo đói sẽ vẫn nghèo đói.
We would have no chance to end our hatred, greed, or ignorance and their negative consequences. Chúng ta cũng sẽ không có cơ hội để đoạn diệt, tham, sân, si và những hậu quả tiêu cực của chúng.
Okay, we understand impermanence and the dissatisfaction it causes.Vậy thì chúng ta đã hiểu về vô thường và những khổ đau mà nó đã tạo ra.
Now, what about this selflessness or soullessness? What do they have to do with change? The Buddha taught that the things and beings of this world are selfless or soulless precisely because they are always changing. Giờ nói về vô ngã thì sao? Nó có liên quan gì đến vô thường? Đức Phật đã dạy rằng vạn vật trên thế gian đều vô ngã hay không có thực thể vì chúng luôn chuyển đổi.
We and everything around us are not static, permanent entities. Chúng ta và tất cả mọi vật chung quanh đều không bền chặt, bất biến.
We cannot affix a “me” or “mine” label to anything in the universe. Chúng ta không thể dán cái nhãn hiệu “Tôi” hay “Của tôi” lên bất cứ vật gì trên thế gian này.
It all changes too quickly. Tất cả đều thay đổi quá nhanh chóng.
With our changing body and our changing feelings, perceptions, thoughts, consciousness, habits, and intentions, how can we point to something and say, “This is mine” or “This is me”? Even the idea or belief “this is me” changes right away.Với thân, thọ, tưởng, hành, thức, và chủ tâm luôn biến đổi, thì làm sao chúng ta có thể chỉ vào một vật gì đó và nói, “Đây là cái của tôi” hay “Đây là tôi”? Ngay chính ý nghĩ hay niềm tin “đây là tôi” cũng biến đổi nhanh chóng.
For convenience, we may say “I am here” or “this belongs to me,” but we should say these words wisely and not be fooled into thinking that they imply the existence of an unchanging entity, the “I” or “me.Do phương tiện, chúng ta có thể nói “tôi có mặt ở đây” hay “cái này của tôi,” nhưng chúng ta phải nói những lời này bằng tâm trí sáng suốt, không để bị dẫn dắt vào sự suy nghĩ rằng chúng ám chỉ sự hiện hữu của một thực thể bất biến, là “tôi” hay “cái của tôi.
” Physical objects also change continually.” Các đối tượng vật chất cũng thay đổi không ngừng.
We may use conventional labels and say “this is a chair” or “this is a chimpanzee,” but these labels barely fit the changing reality that we experience. Chúng ta có thể dùng những cách đặt tên thông dụng và nói “đây là cái ghế” hay “đây là con vượn,” nhưng các tên gọi này khó mà phù hợp với thực tại luôn biến đổi như ta đã biết.
Rather, we and everything else are in process, in a continual flux of growth and decay, buildup and breakdown.Đúng hơn, chúng ta và tất cả vạn pháp đang trong một tiến trình, một dòng chảy không dừng của tăng trưởng và hoại diệt, cấu thành rồi tan rã.
Nothing about our world or ourselves is separate or enduring. Không có gì trên thế giới này hay trong bản thân của chúng ta là khác biệt hay trường tồn.
Watch your mind for one minute and you’ll see what I mean. Hãy quán sát tâm bạn trong một phút và bạn sẽ biết tôi muốn nói gì.
Memories, emotions, ideas, sensations flicker across the screen of consciousness so quickly we can hardly catch them. Ký ức, tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc lướt qua bức màn tâm thức quá nhanh đến nỗi ta khó bắt kịp chúng.
Therefore, it makes no sense for the mind to grab on to any of these passing shadows with attachment or to push them away with hatred. Vì vậy, thật là vô vọng khi tâm muốn bám víu hay xô đuổi những chiếc bóng thoáng qua này.
When our mindful attention is quick and sharp, as it is in a state of deep concentration, then we can clearly see the changes—so clearly that there is no room left for belief in a self. Khi tâm chánh niệm của ta trở nên nhạy bén, như trong trạng thái thiền định sâu xa, thì chúng ta có thể thấy rất rõ trạng thái vô thường - quá rõ ràng đến nỗi không còn gì để tin tưởng vào một cái ngã.
Some people feel depressed and disappointed when they hear about the doctrine of non-self.Có người cảm thấy bi quan, thất vọng khi nghe về lý thuyết vô ngã.
Some even become angry. Có kẻ còn nổi giận.
They mistakenly conclude that life has no meaning. Họ kết luận một cách lầm lẫn rằng như thế có nghĩa là cuộc đời không có ý nghĩa gì.
They don’t understand that a life lived without a sense of self is most pleasant and meaningful. Họ không hiểu rằng một cuộc sống không có ý niệm về ngã là một cuộc sống dễ chịu và ý nghĩa nhất.
Once I gave a manuscript of an article to a friend to edit.Có lần tôi đưa bản thảo một bài viết cho một người bạn biên tập.
He was a professional editor, and I figured that the job would take him about an hour. Anh là một biên tập viên chuyên nghiệp, nên tôi đoán anh chỉ mất một giờ là xong việc.
Yet for six months I heard nothing from him. Vậy mà sáu tháng sau, tôi cũng chẳng được tin tức gì.
He finally came for a visit, and we went for a walk. Cuối cùng anh đến thăm và chúng tôi cùng nhau tản bộ.
When he said nothing about my article, I sensed this would be a delicate topic. Khi anh không nói gì về bài viết của tôi, tôi linh cảm rằng đó là một đề tài tế nhị.
Very gently and hesitantly I broached the subject. Tôi gợi đến vấn đề một cách e dè, cẩn trọng.
I asked, “Have you had time to take a look at my article?” He remained silent for a long moment and then replied, “Bhante G, I looked at it. Tôi hỏi, “Anh đã có thời gian xem qua bài viết của tôi chưa?” Anh im lặng một hồi lâu rồi trả lời, “Thưa đại đức, tôi đã xem qua.
When I came across the teaching of non-self, I became so angry I threw away the whole manuscript!” I was amazed, but I did not get upset with him. Đến đoạn về thuyết vô ngã, tôi bực tức quá đến nỗi đã vứt đi cả bản thảo!” Tôi ngạc nhiên, nhưng không giận anh.
Instead I let go of my attachment to the article I had written.Thay vào đó tôi buông xả sự bám víu vào bài viết của tôi.
He had thrown away my manuscript because of non-self, so I threw away the self associated with the manuscript. Anh ta đã vứt bản thảo của tôi vì vô ngã, nên tôi cũng vứt cái ngã liên quan đến bản thảo đó.
I was able to stay relaxed, friendly, and peaceful. Tôi đã có thể giữ thái độ thân thiện, từ tốn và nhã nhặn.
This man, however, became rigid, uptight, and unhappy, due to his clinging to self. Tuy nhiên, người bạn ấy lại trở nên lạnh lùng, khép kín, và khổ sở, vì sự chấp ngã của bản thân.
So you see how hard it can be to accept this notion of non-self.Vì thế có thể bạn cũng thấy rất khó chấp nhận ý niệm về vô ngã.
Yet so long as you retain this notion of self you’ll feel uncomfortable, rigid, and grasping, and people will find your egotistical self unpleasant. Tuy nhiên khi bạn còn duy trì ý niệm về ngã, cuộc sống của bạn sẽ không thoải mái, cố chấp và khép kín, còn người chung quanh sẽ cho bạn là một kẻ ngã mạn, rất khó chịu.
You’ll get upset or angry when someone disagrees with you or blames you for something, when things disappoint you or don’t go your way, and even when somebody offers you constructive criticism. Bạn dễ bực bội hay tức giận khi có ai đó không đồng ý hay trách móc bạn, khi sự việc xảy ra không theo ý bạn hoặc làm bạn thất vọng và ngay cả khi người ta góp ý với bạn một cách xây dựng.
Correctly understanding this idea of non-self, you’ll feel relaxed and comfortable.Hiểu đúng ý nghĩa của vô ngã, bạn sẽ cảm thấy cởi mở, thoải mái hơn.
You’ll mix easily with people of any nationality, you won’t feel any more or less important than others, you’ll adapt easily to any situation, and everyone will feel comfortable around you. Bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với tất cả mọi người, kể cả người khác quốc tịch, vì bạn không cảm thấy mình quan trọng hơn hay kém quan trọng hơn người khác, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào, và mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu khi ở gần bạn.
By truly understanding selflessness you can feel happy and comfortable wherever you go, whether you are treated well or ill.Với sự hiểu biết chân chính về vô ngã, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc và tự tại dầu ở đâu, dầu bạn được tiếp đãi ân cần hay không.
Don’t let this teaching make you depressed and don’t let it make you angry. Đừng để ý niệm về vô ngã làm bạn bi quan và cũng đừng để nó làm bạn bực tức.
For now, we must be content with trying to accept this idea intellectually.Giờ chúng ta tạm chấp nhận ý niệm này như một tri thức.
As our practice of mindfulness continues, however, we can look forward to the day when we will perceive the selflessness and soullessness of all phenomena directly. Tuy nhiên, với lòng kiên trì tu tập chánh niệm, một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra được tính chất vô ngã, không có thực thể của vạn pháp một cách trực tiếp.
When we do, the unhappiness that comes as a result of change will end for us, forever. Lúc đó, chúng ta sẽ mãi mãi chấm dứt được những đau khổ do vô thường mang đến.
The Buddha and the other great beings who have attained full enlightenment are proof of this.Phật và các vị đạo sư đã đạt được giác ngộ hoàn toàn là bằng chứng cho điều đó.
The Buddha was completely free of the concept of “I. Đức Phật đã hoàn toàn giải thoát khỏi ý niệm về “ngã.
” Of course, the Buddha continued to live in society after he achieved enlightenment.” Tuy nhiên, Ngài vẫn tiếp tục sống trong cộng đồng xã hội sau khi giác ngộ.
For conventional purposes and to make communication easy, he continued to use conventional terms, such as “I” or “me. Vì những quy ước chung và để việc giao tiếp được dễ dàng, Ngài tiếp tục dùng các từ quen thuộc, như là “tôi”, hay “của tôi.
” It’s okay if you do as well.” Bạn cũng thể.
The name on your driver’s license may not be an absolutely accurate label, a guarantee of your permanent identity, but it’s a convenient handle for the conventions of everyday life. Cái tên trên bằng lái xe của bạn có thể không phải là một tên gọi tuyệt đối đúng, bảo đảm cho một nhân dạng cố định, nhưng nó là một phương tiện thích hợp theo đúng quy ước của xã hội.
But when mindfulness leads you to realize that the “self” you have been protecting so vigorously is, in fact, an illusion—a stream of constantly changing sensations, emotions, and physical states, with no permanence or fixed identity—then there will be no “you” to attach to the impermanent things of this world, and thus no reason for you to be dissatisfied or unhappy.Nhưng khi chánh niệm giúp bạn nhận thức ra rằng “cái tôi” mà bạn đã từng bảo vệ một cách quyết liệt, thật ra, chỉ là một ảo giác - một dòng chảy của những cảm giác, tình cảm và trạng thái vật lý không ngừng biến đổi, mà không có một thực thể cố định hay thường hằng nào - lúc đó sẽ không còn có “bạn” để gắn kết với những thứ vô thường trên thế gian này, do đó không có lý do gì để bạn phải buồn phiền hay đau khổ.
NO CONTROLKhông Kiểm Soát Được
If we were really in control of our lives, we’d have no reason to be dissatisfied.Nếu có thể thực sự làm chủ cuộc đời mình, chúng ta đã không có lý do gì để đau khổ.
But we’re not in control. Nhưng chúng ta không có quyền lực đó.
Time after time we don’t get what we want, and we get what we don’t want. Trái lại, ta thường không được cái mình muốn, mà lại được cái mình không muốn.
We want our perfect job, perfect office, perfect boss, and perfect pay to continue forever, but they change, and we have no say about why or when.Chúng ta muốn có một việc làm thích hợp, văn phòng tiện nghi, ông chủ tốt bụng, mức lương cao này kéo dài mãi, nhưng chúng thay đổi, mà chúng ta không thể biết tại sao hay khi nào nó xảy ra.
We want to keep our loved ones, but no matter how tightly we cling to them, someday we’ll be separated. Chúng ta muốn người thân yêu ở mãi bên mình, nhưng dầu ta giữ họ chặt đến đâu, một ngày kia rồi ta và họ cũng phải chia lìa.
To stay healthy we take herbs and vitamins, work out, and eat right, but we still get sick.Để giữ sức khoẻ, chúng ta uống thuốc bổ, thể dục, ăn uống điều độ, nhưng chúng ta vẫn bệnh.
We want to remain young and strong and hope that old age will happen only to others, but years pass and we discover that our body has other plans. Chúng ta muốn được trẻ mãi, và luôn mạnh khoẻ, với tin tưởng rằng tuổi già chỉ đến với người khác, nhưng thời gian qua đi, rồi ta khám phá ra rằng cơ thể ta không còn như trước.
Whatever ideal situation we’re in, we naturally wish to hold on to it.Bất cứ hoàn cảnh lý tưởng nào mà chúng ta đang có, dĩ nhiên là ta muốn giữ nó mãi.
But we have no control over the law of impermanence. Nhưng ta không có quyền lực gì đối với luật vô thường.
Everything exists by consent of this law, and we have no protection against it. Tất cả mọi hiện hữu đều tuân theo quy luật đó, và ta không thể làm gì khác hơn.
It’s also painful to have things happen to us that we never wished for.Đôi khi có những việc bất ngờ xảy ra cũng khiến cho chúng ta phiền não.
You’re stung by a bee. Thí dụ bị ong đốt.
Your favorite TV show is canceled. Chương trình TV mà bạn mong đợi bị hủy bỏ.
Someone breaks into your car. Xe bạn bị trộm.
You lose your job. Bạn bị mất việc.
A loved one gets cancer. Người thân bị ung thư.
Your precious wedding pictures or baseball memorabilia are lost in a fire. Ảnh kỷ niệm bị cháy mất.
Your child has an accident or gets involved in drugs. Con bạn bị tai nạn xe hay dính vào ma tuý.
Scandal, blame, shame, failure, hunger, loss of goods, loss of love, physical deterioration—so many bad, unwanted things happen to us and to the people we wish to protect.Tai tiếng, đổ lỗi, sự nhục nhã, thất bại, đói khổ, mất của cải, mất tình yêu, cơ thể không còn được như xưa - quá nhiều những thứ bất hạnh, không mong cầu xảy đến cho ta và cho những người ta muốn bảo vệ.
And we have no control over any of it. Nhưng chúng ta không thể làm bất cứ điều gì.
“All right!” you may be saying. “Enough already!” But there’s one more piece to this picture.Có thể bạn sẽ nói: “Thôi đủ rồi!” Nhưng tôi vẫn còn muốn nói thêm vài điều.
If we look carefully, we can see that even getting our wishes fulfilled is also unsatisfying. Nếu quán sát thấu đáo, chúng ta có thể thấy rằng ngay nếu như các ước muốn của mình có thành hiện thực, thì điều đó cũng mang lại khổ đau.
Say what you wish for is a beautiful house.Thí dụ bạn muốn có một căn nhà đẹp.
So, you buy it, and look at the trouble you have to go through. Vì thế bạn đã mua nhà, sau đó có bao nhiêu phiền phức bạn phải trải qua.
You have to pay the mortgage, pay the taxes, protect it, secure it, insure it, decorate it, repair and maintain it. Bạn phải trả góp tiền nhà, tiền thuế, gìn giữ nó, bảo hiểm nó, sửa sang, trang hoàng và duy trì nó.
And then, you’re not home very much anyway. Nhưng bạn đâu có ở nhà nhiều.
Early in the morning, you go to work.Sáng sớm bạn đã phải đi làm việc.
In the evening, maybe you go to a party or a movie, come home to sleep for five or six hours, and then off you go again. Buổi chiều, có thể bạn đi dự tiệc hay xem phim, về nhà chỉ để ngủ năm hay sáu tiếng, rồi lại đi nữa.
The house is very big and very beautiful, no doubt. Chắc chắn là nhà bạn rất to, rất đẹp.
And you keep paying the bills and cutting the grass and fixing the roof and cleaning out the garage.Nhưng bạn phải tiếp tục trả các món nợ, rồi cắt cỏ, sửa mái nhà, dọn dẹp garage.
You have gotten what you wished for, but are you happy? Bạn đã được thỏa nguyện ước, nhưng bạn có hạnh phúc không?
Look at another example.Lấy một thí dụ khác.
A boy likes a girl, and she likes him. Một thanh niên thích một cô gái, và cô ta cũng thích anh.
Each works very hard to attract the other. Mỗi người đều cố gắng để lôi cuốn người kia.
But from the moment they start their relationship, they are afraid. Nhưng ngay từ lúc bắt đầu mối quan hệ, họ đã phải sống trong sợ hãi.
He fears that she’ll fall for some guy who is more handsome, and she fears a more attractive woman will steal him.Chàng thanh niên sợ người bạn gái sẽ thương một người khác đẹp trai hơn, còn cô gái thì sợ một người đàn bà khác quyến rũ hơn sẽ cướp mất anh.
Jealousy, suspicion, worry. Họ tràn đầy lòng ghen tuông, nghi ngờ, lo lắng.
Is this happiness? Đó có phải là hạnh phúc?
You can think of other examples.Còn bao nhiêu thí dụ khác nữa.
Just read the newspaper. Chỉ cần mở báo ra.
Read about the lucky fellow who wins the lottery and lives miserably ever after! That’s why it is said that there are only two tragedies in life: not getting what one wants, and getting it. Đọc về người may mắn đã trúng số độc đắc, rồi từ đó phải sống một cuộc đời khổ sở đến thế nào! Đó là lý do tại sao người ta nói chỉ có hai bi kịch trong đời: không được điều mình muốn, và được điều mình muốn.
REALISTIC PERCEPTIONCái Nhìn Thực Tế
The Buddha tried to make it very clear that every single thing in life brings suffering for the unenlightened person.Đức Phật đã cố gắng chỉ rõ cho chúng ta thấy tất cả các pháp hữu vi đều mang đến đau khổ cho người chưa giác ngộ.
He listed “five aggregates” that include every possible aspect of reality: form, feelings, perceptions, volitional formations, and consciousness. Ngài liệt kê “năm uẩn” có mặt trong tất cả mọi khía cạnh của thực tại: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.
“Form” refers to all material existence—including the body and things that are contacted through the senses. “Sắc” chỉ tất cả những hiện hữu vật chất - kể cả thân và tất cả những thứ ta tiếp xúc qua các giác quan.
The other four aggregates cover all mental experience.Bốn uẩn khác thuộc về tâm.
At the end of a list of all the things that bring suffering, the Buddha said, “In short, the five aggregates of clinging are suffering.” (D 22) Ở cuối bản liệt kê của tất cả các pháp mang đến đau khổ, Đức Phật nói, “Tóm lại, sự bám víu vào năm uẩn mang đến khổ đau.” (D 22)
What’s going on here? Why is it that dissatisfaction touches absolutely every aspect of our lives? As the Buddha explained, our dissatisfaction comes from how we perceive and think about what we experience.Điều này có nghĩa là gì? Tại sao khổ bao trùm mọi khía cạnh của cuộc đời? Nhưng theo lời Phật dạy, khổ hay không là do ta cảm nhận và suy nghĩ thế nào về mọi sự vật.
How this works is very subtle. Điều này xảy ra như thế nào thì rất vi tế.
We know that we perceive the world through our senses.Ai cũng biết rằng họ cảm nhận thế giới qua các giác quan.
We generally talk about five senses, through which we see, hear, smell, taste, and touch. Chúng ta thường nói về năm giác quan, qua đó chúng ta nghe, thấy, ngửi, nếm và xúc chạm.
The Buddha also spoke of a sixth sense, the mind, for our minds can also perceive ideas, thoughts, mental pictures, and emotions. So far, so good. Đức Phật cũng nói đến một giác quan thứ sáu, đó là tâm, vì tâm chúng ta cũng cảm nhận được ý nghĩ, tư tưởng, hình ảnh trong tâm trí và xúc cảm.
What our senses actually perceive is the raw data of experience or, in the case of the mind, mental pictures of experience—color, shape, size, intensity, pitch, hardness, and grossness or subtlety.Những gì các giác quan thực sự tiếp nhận là các dữ liệu thô của kinh nghiệm hay, trong trường hợp của tâm, đó là các tâm ảnh của kinh nghiệm - màu sắc, hình dáng, kích cỡ, đậm nhạt, cứng, thô, hay mịn màng.
We know, of course, that perception can differ from person to person depending on the perceiver’s state of mind and senses.Dĩ nhiên, chúng ta cũng biết mỗi người có những cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào trạng thái tâm và các giác quan của người cảm nhận.
A person with a bad cold may have difficulty smelling or tasting. Một người bị cảm có thể không ngửi được mùi hay nếm được vị.
A person whose hearing is impaired may not hear low-pitched sounds. Người khiếm thính có thể không nghe được những âm thanh trầm.
So perception is subjective, depending on the faculties of the person perceiving. Vì thế tưởng có tính chất chủ quan tùy thuộc vào các căn của người cảm nhận.
We’re aware of these differences, but our mind plays a trick on us.Chúng ta ý thức được sự khác biệt này, nhưng tâm vẫn lừa dối được ta.
It convinces us that our perception is solid and reliable. Nó khiến ta tin sự cảm nhận của mình là chính xác, đáng tin cậy.
It encourages us to take for granted that the qualities we notice are actually part of the thing we’re looking at, rather than the result of ever-changing conditions, including the changing conditions of our own senses. Nó đưa ta đến việc xem những tính chất mà ta cảm nhận được đương nhiên thuộc về đối tượng mà ta đang quán sát, hơn là kết quả của các duyên hợp, kể cả các giác quan của ta.
Not only that.Không chỉ có vậy.
After we perceive something, our mind immediately categorizes or judges whatever it is and puts the thing or experience into one of three boxes. Sau khi cảm nhận một điều gì đó, tâm ta lập tức phân loại hay phán đoán, rồi xếp vật đó hay kinh nghiệm đó vào một trong ba chiếc hộp.
The first box is labeled pleasant perceptions—the smell of fresh baked bread, a violin concerto, a brilliant sunset. Chiếc hộp đầu tiên được dán nhãn là các cảm thọ dễ chịu - như là hương vị của bánh mì mới nướng, một bản nhạc hòa tấu, một buổi hoàng hôn rực rỡ.
The second holds unpleasant perceptions—the memory of our father’s death, a headache, the wail of a police siren. Chiếc hộp thứ hai chứa đựng các cảm thọ khó chịu - ký ức về cái chết của người cha, một cơn nhức đầu, tiếng còi xe cảnh sát hụ.
Into the third go neutral perceptions—all those things and experiences about which we have a neutral reaction. Và chiếc hộp thứ ba chứa đựng các cảm thọ trung tính - tất cả các pháp, các kinh nghiệm mà chúng ta phản ứng một cách trung tính đối với chúng.
Then, of course, because our minds are not completely free of attachment, we cling to the pleasant.Dĩ nhiên là sau đó tâm ta, vì chưa hoàn toàn giải thoát khỏi bám víu, đã cố chấp chặt lấy những điều dễ chịu.
Because of aversion, we push away the unpleasant. Vì ghét bỏ, ta xô đẩy những thứ khó chịu.
And because of ignorance, we ignore the neutral, and we regard all objects—pleasant, unpleasant, or neutral—as permanent, as possessing a self or soul, and as capable of giving us permanent happiness or causing us permanent misery. Vì vô minh (si), ta phớt lờ những thứ trung tính, và chúng ta coi tất cả các pháp - dễ chịu, khó chịu, hay trung tính - là thường hằng, là có một cái ngã hay linh hồn, là có khả năng đem đến cho ta hạnh phúc dài lâu hay khiến ta khổ triền miên.
The Buddha explained the effect of this mistaken or unwholesome perception this way:Đức Phật đã giải thích về ảnh hưởng của sự cảm nhận sai lầm hay thiên lệch này như sau:
Depending on the eye and forms, eye consciousness arises.Do nhân con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên.
The meeting of the three is contact. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
With contact as a condition, there is feeling. Do duyên xúc nên có cảm thọ.
What one feels, that one perceives. What one perceives, that one thinks about. What one thinks about, that one mentally proliferates. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận.
With what one has mentally proliferated as the source, perception and notions tinged by mental proliferation beset a man with respect to the past, future, and present forms cognizable by the eye [the same regarding the ear, nose, tongue, body, and mind]. Do hý luận ấy làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại. (cũng thế đối với tai, mũi, lưỡi, thân, và ý).
(M 18 [translated by Bhikkhu Bodhi]) (M 18 [do tỳ kheo Bodhi chuyển sang Anh ngữ; Hòa Thượng Thích Minh Châu, Việt ngữ])
Realistic or wholesome perception, on the other hand, neither clings nor pushes away.Trái lại, với sự nhận thức (tưởng) thực tế, chân chính, thì không có sự bám víu hay phản kháng nào.
It perceives impermanence as it is, dissatisfaction as it is, and selflessness as it is. Nó sẽ chấp nhận vô thường, khổ, và vô ngã như chúng thực sự là.
When we perceive the world in a wholesome way, we cultivate wholesome thoughts. Khi chúng ta cảm nhận thế giới với cái nhìn thiện mỹ, là ta đã vun trồng các thiện ý.
Realistic perception is powerfully therapeutic. Cái nhìn thực tế là một phương cách chữa trị tốt nhất.
If we could see objects and people as they truly are—as impermanent, unsatisfactory, and selfless or soulless—nothing that we perceive could make us unhappy. Nếu chúng ta có thể nhìn vạn pháp (sự vật và con người) như chúng thực sự là - với tính chất vô thường, khổ, vô ngã - thì không có cảm nhận gì có thể khiến ta đau khổ.
Realistic perception is the goal of mindfulness meditation.Cái nhìn thực tế là mục đích của thiền quán chánh niệm.
Being realistic means not running away from unpleasant facts about ourselves and our world. Thực tế có nghĩa là không trốn tránh những điều không tốt đẹp về bản thân cũng như về thế giới.
Through mindful awareness, we learn to look realistically at existence, which is not always beautiful, pleasant, or happy.Qua sự ý thức một cách chánh niệm, chúng ta tập nhìn sự hiện hữu một cách thực tế nghĩa là không phải luôn tốt đẹp, dễ chịu hay hạnh phúc.
We see that life is a mixture of pain and pleasure. Mà cuộc sống là một hỗn hợp của đau khổ lẫn niềm vui.
We notice physical or mental suffering at its very birth and watch how it arises. Chúng ta ghi nhận được những khổ đau về thể xác hay tâm hồn lúc nó vừa chớm xuất hiện và theo dõi xem nó phát triển như thế nào.
We also observe how long it remains and how it disappears. Ta cũng quán sát xem tình trạng đó kéo dài bao lâu, rồi hoại diệt như thế nào.
Mindfulness meditation acts like a shock absorber. Thiền chánh niệm hoạt động giống như bộ phận giảm sốc trong xe hơi.
If you’ve grown accustomed to facing the dissatisfactions of everyday life and know that they are natural occurrences, when some difficult or painful situation comes your way you’ll face it bravely and calmly. Nếu bạn đã quen đối đầu với những thất vọng khổ đau trong cuộc sống hằng ngày và biết rằng đó là những sự kiện xảy ra một cách tự nhiên, thì khi một hoàn cảnh khó khăn hay đau khổ xảy đến, bạn sẽ đối mặt với nó một cách can đảm và bình tĩnh.
When we can look into the face of suffering without flinching, we will also be able to recognize true happiness.Khi ta có thể nhìn tận mặt khổ đau mà không nao núng, thì ta cũng có thể nhận diện được hạnh phúc chân thật.
Understanding the Second Truth: The Cause of Dissatisfaction
Diệu Đế Thứ Hai : Nguồn Gốc Của Khổ Đau
The Buddha’s second truth tells us that the cause of our dissatisfaction is desire, which we might also call attachment, greed, or grasping.Diệu Đế thứ hai của Đức Phật cho chúng ta biết nguồn gốc của khổ đau là ái dục, mà chúng ta cũng có thể gọi là bám víu, tham luyến hay chấp.
It doesn’t seem to matter what it is—a fine meal, a dear friend, an exalted spiritual goal—if we’re attached, we’ll feel dissatisfied and suffer. Không quan trọng đối tượng là gì - có thể là một bữa ăn ngon, một người bạn thân, hay một mục đích tâm linh cao quý - nhưng nếu bám víu vào đó, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, khổ đau.
Where, you might ask, does desire come from? Most obviously, it comes from the impulses of the body—the desire to stay alive, the desire for food, clothing, shelter, warmth, variety, pleasure.Bạn có thể hỏi ái dục từ đâu đến? Nguồn gốc rõ ràng nhất là bản năng - lòng ham muốn được sinh tồn, ham muốn được có thực phẩm, quần áo, chỗ trú ngụ, sự ấm áp, sự phong phú, sự thỏa mãn.
Desire is built into humans. It is also built into animals. Lòng ham muốn dường như đã được cài đặt trong con người, cũng như súc vật.
Even plants seem to have some kind of desire, for they turn toward the sun for light and warmth. Ngay chính cỏ cây hình như cũng có một số ham muốn, vì chúng luôn hướng về phía mặt trời để có ánh sáng và sự ấm áp.
Another source of desire is social conditioning—all those views and values that we learn from parents, family, friends, schools, advertising, and books that condition us to believe that some things are good and others are bad. Một nguồn gốc khác của ái dục là những điều kiện xã hội - tất cả những quan điểm và giá trị mà chúng ta học được từ cha mẹ, gia đình, bạn bè, học đường, quảng cáo, và sách vở, điều kiện hóa ta khiến ta tin rằng điều này tốt, điều kia xấu.
The strongest desire is that based upon pleasurable feelings.Lòng ham muốn mạnh mẽ nhất dựa trên các lạc thọ.
Life provides us with overwhelming pleasure through each of our senses. Cuộc sống mang lại cho chúng ta biết bao sung sướng khóai lạc qua từng giác quan.
Take, for instance, the sense of sight: your eyes are agreeable and pleasurable. Thí dụ, nhãn quan: mắt của bạn thì khả ý và khả lạc.
So, too, is eye consciousness agreeable and pleasurable, and so are visual objects, eye contact, feelings about what we see, visual recognition, desire for visual things, thoughts of them, deliberations, fantasies, and so on. Nhãn thức cũng khả ý và khả lạc, cũng như nhãn căn, nhãn trần, cảm thọ về cái thấy, sự nhận biết hình ảnh, lòng ham muốn đối với những đối tượng của mắt, những hình ảnh tưởng tượng, những tư duy có chủ ý, vân vân.
Similarly agreeable and pleasurable sensations arise from the ear, nose, tongue, body, and mind. Tương tự tai, mũi, thân và ý cũng mang đến các lạc thọ.
Every single day you have opportunities to get involved in agreeable and pleasurable objects through your senses. Mỗi ngày ta đều có cơ hội để tận hưởng những đối tượng khả ý và khả lạc qua các giác quan.
Yet you are not happy. Tuy nhiên ta vẫn không hạnh phúc.
In his second truth, the Buddha asked us to recognize that our attachment to sensual pleasure is dangerous to our happiness.Trong diệu đế thứ hai này, Đức Phật khuyên ta nên nhận biết rằng sự bám víu vào dục lạc rất nguy hại cho hạnh phúc.
He compared sensual pleasure to a bone with no meat thrown to a hungry dog. Ngài đã so sánh dục lạc với một mẩu xương không còn thịt được vứt cho một con chó đói.
Though the dog gnaws on the bone for a long time, the bone never satisfies his hunger. Dầu chú chó gặm cục xương rất lâu, nhưng cục xương chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được cơn đói của nó.
On reflection you may find that you are like that, too. Suy gẫm lại ta có thể thấy mình cũng giống như thế.
No matter how much sensual pleasure you have, you’re still hungry for more. Dầu có hưởng bao nhiêu dục lạc, ta vẫn không thỏa mãn, vẫn còn muốn hơn thế nữa.
How many potato chips are enough? How many pieces of chocolate? How many video games must you play or novels must you read to fulfill your longing for such experiences? How much sex would it take for your sexual craving to be satisfied forever? How much alcohol or drugs? Sometimes people stay up and party all night until they pass out.Bao nhiêu bánh, bao nhiêu kẹo thì đủ? Bao nhiêu trò chơi trực tuyến bạn cần tham gia? Bao nhiêu quyển tiểu thuyết bạn cần đọc để thỏa mãn lòng ham muốn hưởng thụ của bạn? Bao nhiêu hoạt động tình dục ta cần có để thỏa mãn sự khao khát tình dục? Bao nhiêu rượu hay bao nhiêu ma tuý? Đôi khi người ta thức thâu đêm suốt sáng để ăn chơi cho đến khi gục ngã.
Did they get enough? You can always think of some pleasurable thing that you haven’t yet tried. Vậy họ đã hưởng đủ chưa? Hay bao giờ cũng có những trò chơi khóai lạc khác mà họ chưa nếm qua.
The Buddha compared sensual pleasures to a razor-sharp sword with honey smeared on the blade.Đức Phật đã so sánh dục lạc với một lưỡi gươm bén thấm đầy mật ngọt trên lưỡi dao.
To taste the honey, people are willing to risk great pain. Để nếm được mật, ta có thể phải chịu nhiều đớn đau.
We can all think of examples of people who hurt or even kill themselves seeking pleasure. Có biết bao câu chuyện về những người tự làm tổn thương bản thân, đôi khi cả tánh mạng, để tìm được khóai lạc.
There was a story in the newspaper a few years back about a worker who was repairing a roof when, looking down through a skylight, he caught sight of the woman of the house walking around in the nude. Vài năm trước đây có một chuyện đăng báo về người công nhân đang sửa mái nhà, khi nhìn xuống qua cửa kính trời, anh ta bắt gặp người đàn bà khỏa thân đang đi lại trong nhà.
To get a better view, he leaned so far over the skylight that it gave way; he tumbled into the house and was badly injured. Để nhìn kỹ hơn, anh chòm người tới cửa kính, chẳng may trợt té khỏi mái nhà và bị thương nặng.
Alcohol, drugs, adventure travel, dangerous sports—to say nothing of careless sexual behavior—cause many people much suffering.Rượu chè, ma túy, những cuộc du lịch thám hiểm, các trò thể thao nguy hiểm - chưa kể đến những hành động tình dục bừa bãi - đã khiến nhiều người phải khổ.
Moreover, sensual pleasures don’t last.Hơn thế nữa, ta không thể kéo dài dục lạc.
Like a dream, pleasures are fleeting. Giống như một giấc mơ, dục lạc thỏang qua đi.
They slip away from you quickly, leaving you nothing to hold on to but your feelings and memories. Chúng nhanh chóng vuột khỏi tầm tay, khiến bạn không còn gì để giữ lại ngoại trừ cảm giác và ký ức.
Like borrowed goods, they are not yours to keep. Giống như những món đồ vay mượn, ta không thể giữ chúng lâu.
The more attached you are to a pleasure, the more it hurts when time, change, or circumstance inevitably snatches it away. Vì thế bạn càng tham đắm vào loại dục lạc nào, thì nó càng mang đến thương tổn cho bạn khi thời gian, sự đổi thay, hay hoàn cảnh không thể tránh được, tước đoạt nó đi.
Desire arises from feelings of pleasure and pain.Ái dục phát sinh từ cảm giác của khóai lạc và đau đớn.
When pleasure arises, there is a desire to cling to it and perpetuate it. Khi được hưởng thụ khóai lạc, thì ta sinh lòng ham muốn nắm giữ, duy trì nó.
When pain arises, there is a desire to reject it or turn away from it. Khi bị phiền não, đau khổ, thì ta có lòng muốn đuổi xô hay trốn tránh nó.
Because of your attachment to pleasant feelings and your aversion to unpleasant feelings, you constantly seek experiences that perpetuate the pleasant or reject the unpleasant. Vì sự tham đắm của ta đối với các lạc thọ, và sự phản kháng của ta đối với các khổ thọ, ta sẽ không ngừng tìm kiếm các trải nghiệm mang đến nhiều khóai lạc hay trốn tránh được khổ đau.
Once you have found something that accomplishes this goal, you become biased and prejudiced. Một khi đã tìm được điều gì đó có thể thỏa mãn được mục đích này, ta sẽ trở nên thành kiến và phân biệt.
This state of mind makes people cling. Trạng thái tâm này khiến ta trở nên chấp thủ.
To protect or hold on to what they have, people are willing to lie, abuse or insult others, and even take up arms to defend what they believe is theirs. Để bảo vệ và gìn giữ được những gì đang có, người ta sẵn sàng nói dối, làm hại, sỉ nhục người khác, hay ngay cả sử dụng vũ khí để bảo vệ những gì họ nghĩ là sở hữu của họ.
Desire also leads to mental suffering.Lòng ham muốn cũng đưa đến sự dằn vặt tâm lý.
Due to feelings arising from contact with what is pleasurable—sights, smells, sounds, tastes, touches, and ideas—people think and rationalize, theorize, philosophize, speculate, and conceptualize. Vì các cảm thọ phát khởi từ việc xúc chạm với những gì mang đến dễ chịu - qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - con người suy tư và lý luận, lập giả thuyết, triết lý hóa, phỏng đoán và tưởng tượng.
They come to hold wrong views and wrong beliefs. Họ trở nên bám víu vào tà kiến và những niềm tin bất chính.
Recalling past pleasant sensations, they concoct even more desirous thoughts, beliefs, and theories. Hồi tưởng lại những dục lạc trong quá khứ, họ còn dựng nên các tư duy, niềm tin và lý thuyết đầy dục vọng.
Some people become so obsessed with their desires that they hope to be reborn to enjoy all the pleasant things again.Có người quá chìm đắm trong ham muốn đến nỗi họ nguyện sẽ tái sinh để được hưởng tất cả các dục lạc đó nữa.
Others, because of unpleasant experiences they have had, desire not to be reborn: “This is it,” they say. Người khác, trái lại, vì những kinh nghiệm khổ đau mà họ đã trải qua, không muốn tái sinh: “Vậy là đủ rồi,” họ nói.
“One life is enough. “Một kiếp là đủ rồi.
I don’t need any more of this. Tôi không muốn những thứ này nữa.
At bottom, desire comes out of ignorance—ignorance that nothing lasts and ignorance that desire creates discomfort.Tóm lại, lòng ham muốn phát xuất từ vô minh - không biết rằng không có gì trường tồn và không biết rằng dục vọng mang đến khổ đau.
When the senses contact something pleasurable, the ignorant mind develops the intention to grasp and hold on to it. Khi các giác quan tiếp xúc với những trần cảnh mang đến sự dễ chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn nắm bắt và giữ chặt nó lại.
The reverse also occurs. Ngược lại cũng thế.
When the senses contact something unpleasant, the ignorant mind develops the intention to escape and avoid it. Khi các giác quan xúc chạm với điều gì khó chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn chạy trốn hay xa lánh nó.
Because of these intentions, people engage in unskillful actions of body, speech, and mind, despite the consequences. Vì sự tác ý này, con người có những hành động bất thiện nơi thân, khẩu, và ý, bất chấp hậu quả.
Because of desire, people distort reality and avoid taking personal responsibility for their actions. Vì lòng ham muốn, người ta bóp méo sự thật và trốn tránh trách nhiệm cá nhân đối với các hành động của họ.
ACCEPTING RESPONSIBILITY FOR OUR ACTIONSChịu Trách Nhiệm Cho Hành Động Của Mình
The Buddha’s teaching on causes and their results makes clear that accepting responsibility for our actions is the foundation for personal well-being and fulfillment.Giáo lý về nhân quả của Đức Phật đã nói rõ rằng việc chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình là nền tảng cho sự tự tại vẹn toàn của mỗi cá nhân.
Denying your shortcomings and blaming the world for your discontent keeps you mired in unhappiness. Không chấp nhận sự thiếu sót của mình rồi đổ lỗi cho thế giới về sự bất hạnh của mình, sẽ khiến ta phải đắm chìm trong đau khổ.
Bad things happen to everyone. Ai cũng có những điều không vừa ý.
As long as you blame your parents or society for your problems, you give yourself an excuse not to change. Nhưng khi bạn còn trách móc, đổ lỗi cho cha mẹ hay xã hội về những vấn đề của mình, thì bạn đã tự cho mình một lý do để không sửa đổi.
The moment you accept responsibility for your situation, even though others may have contributed to it, you begin to move in a positive direction. Ngay giây phút bạn biết nhận trách nhiệm cho hoàn cảnh của mình, dầu người khác cũng có góp phần vào đó, là bạn đã bắt đầu hướng đến con đường tích cực hơn.
It seems to me that we distort reality and excuse ourselves from taking personal responsibility in at least three ways.Theo tôi, chúng ta bóp méo sự thật và trốn tránh việc nhận lãnh trách nhiệm cá nhân bằng ít nhất ba phương cách.
First, we think that our unhappiness is caused by the outside world. Thứ nhất, ta cho rằng thế giới bên ngoài mang đến đau khổ cho chúng ta.
As a result, we direct all of our energy and our mental capabilities outward. Kết quả là, ta hướng tất cả mọi nỗ lực và khả năng tinh thần ra bên ngoài.
We get engrossed and sometimes even obsessed in trying to straighten out the people around us, as if their perfection would bring us relief. Ta dồn hết công sức, và đôi khi còn trở nên mù quáng, trong việc cố gắng sửa đổi người xung quanh, như thể là sự hoàn toàn của họ sẽ đem lại giải thoát cho ta.
Or we try to straighten out society, assuming that correcting society’s ills will solve our own problems: “When hunger, war, and pollution are eliminated, then I’ll be happy. Hoặc chúng ta cố gắng thay đổi xã hội, tưởng rằng việc sửa đổi những cái ác trong xã hội sẽ giải quyết vấn đề của bản thân ta: “Khi đói khổ, chiến tranh, và ô nhiễm môi trường được dẹp bỏ, thì tôi mới được hạnh phúc.
The desire to improve society is, of course, commendable.Dĩ nhiên, ước muốn hoàn thiện xã hội cũng là điều đáng khuyến khích.
We see how dissatisfied people are, we feel compassion, and we act to alleviate their suffering. Chúng ta thấy đồng loại đau khổ như thế nào, ta cảm thông với họ, và ta hành động để xoá bỏ khổ đau cho họ.
But often we don’t recognize that while trying to correct others people’s problems, we forget or suppress our own. Nhưng thường ta không nhận ra rằng trong khi cố gắng để giải quyết vấn đề cho người khác, ta quên hay đè nén vấn đề của chính mình.
Our excuse: there are so many social wrongs that need to be fixed, we have no time to improve ourselves. Lý do của chúng ta là: có quá nhiều những tệ nạn xã hội cần được sửa đổi, ta không có thời gian để lo cho mình.
In reality, we may lack the honesty and courage to examine our real intentions.Thực ra, chúng ta thiếu sự chân thật và can đảm để quán xét chủ đích thực sự của mình.
While people involved in social action may be very compassionate and service-minded, some of us fail to admit our real motivation. Những người tham gia các hoạt động xã hội có thể rất từ bi và có tâm phục vụ, nhưng cũng có người không nhìn ra mục đích thực sự của họ.
We all know that helping the less fortunate can give us a sense of power that we would not get from working with people who are not dependent on us. Chúng ta ai cũng biết rằng giúp đỡ người khó khăn hơn mình mang đến cho ta một cảm giác đầy quyền lực mà ta không thể có được đối với những người không phụ thuộc vào ta.
The desire for power is a basic instinct. Ước muốn được có quyền lực là một bản năng cơ bản.
It takes much honesty to see how much of what we do for others springs from this desire. Cần phải có nhiều lòng chân thật để nhận ra bao nhiêu phần trong những gì ta làm cho người khác phát xuất từ động lực này.
Recognizing the intentions behind our actions can help us focus on the all-important task of putting our own house in order before we try to save others. Nhận ra được chủ đích thực sự phía sau các hành động của chúng ta có thể giúp ta chú tâm vào công việc quan trọng hơn tất cả là xếp đặt việc nhà của mình yên ổn trước khi cố gắng cứu giúp người khác.
The second excuse we use to avoid accepting responsibility for our actions is to insist that there is no problem with us.Lý do thứ hai mà chúng ta dùng để tránh nhận lãnh trách nhiệm cho hành động của mình là nhất quyết cho rằng chúng ta không có vấn đề gì.
We focus on our own ends and pleasures and have little regard for how what we do affects others. Chúng ta chỉ quan tâm đến hạnh phúc và mục đích của riêng mình mà không để ý gì đến việc hành động của ta có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
Deep inside, we may believe that the outside world is unimportant, in a certain way even imaginary. Trong tiềm thức, ta có thể nghĩ rằng thế giới bên ngoài không quan trọng, hay không có thực.
If we could listen to our own thoughts, we’d hear ourselves say, “I alone exist, and only what I care about is important—nothing else matters. Nếu có thể lắng nghe sự suy nghĩ của chính mình, có lẽ ta sẽ nghe mình tự nhủ, “Chỉ có tôi là hiện hữu, và chỉ có những gì tôi quan tâm đến là quan trọng - ngoài ra không có gì nữa.
We can all think of public figures who declare certain values while privately acting against those values.Có thể tất cả chúng ta đều biết đến những nhân vật tuyên bố coi trọng giá trị này, giá trị nọ, nhưng âm thầm hành động ngược lại với những điều đó.
These people focus on helping themselves.Những người này chỉ quan tâm đến bản thân họ.
Some who are a bit honest admit that they are driven by the desire for financial success, power, or popularity. Có người cũng thành thật nhận rằng họ bị lôi cuốn theo sự ham muốn được thành công về tài chánh, quyền lực, hay sự nổi tiếng.
Still, they have found a way to avoid taking responsibility for the results of their actions. Tuy nhiên, họ cũng tìm cách để tránh chịu trách nhiệm cho các hành động của mình.
They fool themselves into thinking that the personal goal they pursue is more important than anything else. Họ tự dối bằng cách tư duy rằng những mục đích cá nhân mà họ theo đuổi quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác.
They fool themselves into believing that if they reach their goal they’ll be happy, no matter who gets hurt along the way. Họ tự lừa dối bằng cách tin rằng nếu đạt được mục đích họ sẽ hạnh phúc, mà không cần biết là ai sẽ bị tổn thương trên đường đi của họ.
The third way we avoid our personal problems is simply running away from them.Cách thứ ba để chúng ta trốn tránh các vấn đề cá nhân đơn giản là chạy trốn chúng.
We all do this. Tất cả chúng ta đều làm như thế.
Watching television or raiding the refrigerator for chocolate ice cream are typical ways to avoid honest self-reflection. Xem TV hay lục tủ lạnh kiếm đồ ăn là cách ta thường làm để tránh khỏi phải tự nhìn lại mình một cách chân thật.
You lull your mind and body into comfort and relaxation, and then you go to bed. Bạn ru ngủ thân tâm bằng sự êm ái, dễ chịu rồi chìm vào giấc ngủ.
Time passes. Thời gian sẽ qua đi.
Except for getting older and fatter, nothing changes. Trừ việc trở nên già đi và mập thêm, thì không có sự thay đổi nào xảy ra cho ta.
The challenge is to have the courage to ask why. Thử thách ở đây là có can đảm để hỏi tại sao.
At one time or another, we have all indulged in these kinds of escapes from responsibility, and they have given us some temporary solace, some very brief comfort.Tất cả chúng ta, không ít thì nhiều, đều đã từng sử dụng các phương cách này để trốn tránh trách nhiệm, và chúng cũng tạm thời mang đến cho ta sự an ủi, hạnh phúc ngắn ngủi.
But none offer a genuine or lasting solution to our problems. Nhưng không có gì mang đến một giải pháp lâu dài, đích thực cho các vấn đề của ta.
Whether you try to change the world, ignore the world, or distract yourself from the world, you cannot avoid ultimate responsibility for your actions. Dầu ta có cố gắng để thay đổi thế giới, phớt lờ thế giới, hay tách mình ra khỏi thế giới, ta cũng không thể trốn tránh trách nhiệm cuối cùng cho hành động của mình.
Life has its ups and downs, and we create them. Cuộc sống có lúc lên, lúc xuống, và chính chúng ta tạo ra chúng.
This vehicle of ours—our mind-body combination—is full of difficult moments. Chính phương tiện này của chúng ta - sự kết hợp của thân và tâm - phải chịu muôn vàn khó khăn.
The only thing that works, according to the Buddha’s teaching, is to find a way to improve the only instrument that has the power to make ourselves and the world happy. Điều duy nhất ta có thể làm, theo giáo lý của Đức Phật, là tìm cách để hoàn thiện hơn công cụ duy nhất có quyền năng mang đến hạnh phúc cho bản thân ta và thế giới.
That instrument is our own mind. Công cụ đó chính là tâm của chúng ta.
Understanding the Third Truth: The End of Dissatisfaction
Diệu Đế Thứ Ba : Đoạn Diệt Khổ Đau
The Buddha’s third truth is his promise that there is an end to dissatisfaction.Sự thật thứ ba là lời hứa khả của Đức Phật rằng khổ đau có thể được đoạn trừ.
That end comes from our completely eradicating all attachment, all desire. Sự chấm dứt đó xuất phát từ việc hoàn toàn diệt bỏ mọi chấp thủ, mọi ái dục của chúng ta.
Now that we are beginning to understand the causes and consequences of our own behavior and to accept responsibility for our thoughts, words, and deeds, we can see that we have an important part to play in ending our own unhappiness. Giờ thì ta đã bắt đầu hiểu về nhân quả của hành động cá nhân của mình và chấp nhận trách nhiệm cho lời nói, hành động và ý nghĩ của mình. Ta có thể thấy rằng chính ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chấm dứt sự đau khổ của bản thân.
Yet it is hard for us to imagine at this point what total happiness might feel like. Tuy nhiên ở thời điểm này thật khó để ta có thể cảm nhận được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn ra sao.
What would it be like never to experience desire or hatred? Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không còn có sân hận hay tham muốn nữa?
This very question came up among Buddha’s disciples.Các đệ tử của Đức Phật cũng đã có những thắc mắc như thế.
One day the Venerable Sariputta, one of the Buddha’s two chief disciples and himself an enlightened teacher, was having a discussion with a group of monks. Một lần, ngài Xá Lợi Phất, một trong hai vị đại đệ tử của Đức Phật, và chính ông cũng là một vị thầy đã giác ngộ, đang có cuộc thảo luận với một nhóm các vị tu sĩ.
They asked him, “Venerable Sir, this state of permanent happiness, which the Buddha calls nibbana [or nirvana], is said not to be experiential happiness. Họ hỏi rằng: “Thưa Đại đức, trạng thái hạnh phúc toàn vẹn, mà Đức Phật gọi là niết bàn, không phải là thứ hạnh phúc dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
How can something that is not experienced be called happiness?” Làm sao có thể có một cái gì đó không được trải nghiệm mà được gọi là hạnh phúc?”
Sariputta answered, “That is why it is called happiness.”(A IV (Nines) IV 3)Ngài Xá Lợi Phất trả lời, “Đó là lý do tại sao nó được gọi là hạnh phúc.” (A IV (9) IV 3)
In other words, happiness consists of what is not experienced.Nói cách khác, hạnh phúc bao gồm những gì không phải trải qua.
The third truth teaches us that happiness is wiping out all negative states of mind—all desire, all hatred, all ignorance. Diệu đế thứ ba dạy rằng hạnh phúc xóa sạch tất cả mọi trạng thái tâm tiêu cực - tất cả tham, sân, si.
When we at last succeed in putting out the internal fires that burn our eyes, ears, nose, tongue, body, and mind, then we experience total happiness, total peace. Cuối cùng khi chúng ta đã thành công trong việc dập tắt các ngọn lửa nội tâm làm cháy mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm, thì lúc đó ta sẽ chứng nghiệm được hạnh phúc toàn vẹn, thanh tịnh tuyệt đối.
It may be hard to imagine what such a state feels like, but the only way to find out is by following the path toward this goal. Có thể khó tưởng tượng ra trạng thái đó cảm giác như thế nào, nhưng cách duy nhất để tự khám phá ra điều đó là bước theo con đường đạo dẫn đến mục đích đó.
Like many of us, the monks talking to Sariputta wanted to know right at the beginning of the path what its end is like.Giống như phần đông chúng ta, các vị tu sĩ tham vấn với Ngài Xá Lợi Phất muốn biết ngay từ khi mới bắt đầu con đường đoạn cuối của nó ra sao.
This is like asking a young girl, “How does it feel when you give birth to a child?” The young girl has never given birth. Điều này cũng giống như khi ta hỏi một bé gái, “Cháu cảm thấy thế nào khi sanh em bé?” Cô bé đó chưa hề sanh nở.
She has to grow and mature in order to have that experience. Em phải lớn lên và trưởng thành để có được kinh nghiệm đó.
She may be able to say something about childbirth from what she’s read or heard, but she cannot express the entire experience. Cô bé có thể nói đôi chút về sự sanh nở từ những điều em được đọc hay đã nghe qua, nhưng em không thể diễn tả hoàn toàn tất cả kinh nghiệm đó.
Even her mother might not be able to capture what it’s like to give birth.Ngay chính mẹ em có thể cũng không có khả năng để nhớ lại lúc sanh nở ra sao.
She can describe her own experience, but listeners who have never given birth will still not be able to understand how a mother feels. Bà có thể nói về kinh nghiệm của bản thân, nhưng khi người nghe chưa bao giờ có kinh nghiệm sanh nở thì cũng không thể hiểu người mẹ ấy cảm giác thế nào.
The permanent happiness of enlightenment is like this.Hạnh phúc thường hằng của giác ngộ cũng giống như thế.
It can be understood only by those who have completed the preliminary work and gone through the experience themselves. Chỉ có những người đã qua các giai đoạn tu tập và đã tự mình trải qua chứng nghiệm đó mới có thể hiểu được.
Suppose that same young girl goes to her father and asks, “Daddy, what is your relationship to Mommy?”Thí dụ cô bé đó đến hỏi cha mình, “Ba ơi, liên hệ của ba với mẹ là như thế nào?”
He might reply, “Darling, go out and play. I will tell you later.Người cha có thể trả lời, “Con ơi, hãy ra ngoài chơi đi. Cha sẽ nói cho con biết sau này.”
Perhaps, when she grows up and is ready to be married, her father says to her, “Long ago you asked me what my relationship with your mother was.Có lẽ, khi cô bé đã trưởng thành, đến tuổi lập gia đình, người cha mới nói với con gái, “Lâu rồi con đã hỏi cha về sự liên hệ giữa cha với mẹ con là gì.
Do you want me to answer that question now?” Giờ con có muốn nghe câu trả lời không?”
The daughter replies, “No, Daddy, I know the answer.Người con gái trả lời, “Không, thưa ba, con đã biết câu trả lời.
The daughter has matured in her understanding.Người con gái đã trưởng thành trong hiểu biết.
She knows the answer to the question herself. Cô đã tự biết câu trả lời.
If a worldly experience such as the relationship between a man and a woman is so difficult to explain, imagine how difficult it is to understand the permanent happiness of freedom from dissatisfaction! Nếu một kinh nghiệm thế tục như là sự liên hệ giữa một người nam và một người nữ đã khó trả lời như thế, hãy tưởng tượng xem để hiểu được hạnh phúc toàn vẹn của sự giải thoát khỏi khổ đau còn khó đến ngần nào!
At present, our mind is full of ideas, opinions, and views, many of them motivated by desire, hatred, or ignorance.Hiện tại, tâm ta tràn đầy bao suy tưởng, quan niệm, thiên kiến, mà đa số xuất phát từ lòng tham, sân, và si.
Trying to understand the bliss of permanent happiness before we have eliminated our negative states of mind is impossible. Cố hiểu cho được sự nhiệm mầu của hạnh phúc toàn vẹn trước khi ta diệt bỏ được các tâm tiêu cực là điều không tưởng.
All we can do is quote the similes, parables, and analogies told to us by those who have reached enlightenment and try to come to some inferential understanding. Ta không thể làm gì hơn là dựa vào các ẩn dụ, ngụ ngôn, kinh sách do các bậc chứng ngộ kể lại và cố gắng suy luận để có được chút hiểu biết nào đó.
For instance: Thí dụ:
Once a tortoise living among the fish and other sea creatures suddenly disappeared.Thởi xa xưa có một chú rùa sống giữa một đàn cá và những sinh vật biển khác, bỗng nhiên rùa biến mất.
When he returned, the fish asked him questions about where he had been. Khi rùa trở về, bọn cá hỏi nó đã đi đâu.
“I went to the land,” the tortoise told them.“Tôi lên mặt đất,” con rùa trả lời chúng.
They asked him, “What is the water there like?”Chúng lại hỏi, “Nước trên mặt đất ra sao?”
He replied, “There is no water on the land.Rùa trả lời, “Mặt đất không có nước.
“How did you swim?”“Vậy sao anh bơi được?”
“I didn’t swim.“Tôi không bơi.
I walked. Tôi đi.
“Walked? What do you mean ‘walked’? And did you find many fish there?”“Đi? Anh nói ‘đi’ là sao? Và anh có thấy nhiều cá trên đó không?”
When the tortoise tried to explain, the fish said, skeptically, “No water; no fish; you can’t swim; and you say you ‘walked.Khi rùa cố gắng giải thích, đàn cá nói một cách nghi ngờ, “Không có nước; không có cá; anh không lội được; và anh nói rằng anh ‘đi’.
’ How can this be?” Làm sao có thể như thế được?”
The tortoise answered, “You seem satisfied with your speculations.Rùa trả lời, “Các bạn muốn hiểu sao cũng được.
Let me go back to the land. Còn tôi, tôi sẽ trở lên đất liền.
” And with that, he disappeared.” Nói xong, rùa bỏ đi.
Just as the fish could never conceive of the idea of land, a person who suffers from greed, hatred, and delusion cannot make sense of nibbana.Cũng giống như đàn cá không thể hình dung về ý nghĩa của đất liền, người còn đầy phiền não do tham, sân, si, không thể hiểu được niết bàn.
To understand, you must transcend all negative states of mind and experience enlightenment for yourself. Để có thể tuệ tri được điều đó, ta phải chuyển hóa tất cả các trạng thái tâm tiêu cực và tự mình chứng nghiệm giác ngộ.
Until you do so, the nearest you can come to experiencing the happiness of enlightenment is the bliss you sometimes achieve when you have momentarily let go of your burden, when the mind is just “mind” with nothing else in it.Hiện tại thì kinh nghiệm gần gủi nhất đối với hạnh phúc của giác ngộ là trạng thái tâm thanh tịnh mà thỉnh thỏang chúng ta có thể đạt được khi buông xả được các gánh nặng của mình trong một giây phút nào đó, khi tâm chỉ là “tâm” chứ không có gì trong đó nữa.
The inferential understanding you get at such times may be compared to being in the desert and feeling tired and thirsty. Sự hiểu biết do suy luận mà ta có được ở những lúc như thế, có thể so sánh với việc ta đang đi trên sa mạc và cảm thấy mệt mỏi, đói khát.
You come upon a deep well with some water at the bottom but there is no bucket or rope. Rồi ta tìm được một chiếc giếng sâu với ít nước ở dưới đáy nhưng chung quanh không có gào múc hay dây kéo.
You’re too weak to hoist up a bucketful anyway. Nhưng ta đã quá suy nhược, không còn sức lực để bện một cái gào múc nước.
So although you can see the water, you can’t taste it, let alone drink any. Vì thế dầu là ta có thể nhìn thấy nước, ta vẫn không thể chạm đến được, nói gì đến chuyện uống.
Similarly, when your mind is temporarily free of greed, hatred, and delusion, you can perceive the peace of nibbana, but you don’t necessarily have the tools to reach it. Tương tự, khi tâm tạm thời được giải thoát khỏi tham, sân, si, ta có thể cảm nhận được sự thanh tịnh của niết bàn, nhưng không nhất thiết là ta có phương tiện để đạt đến đó.
Getting rid of greed is like finding the rope of generosity. Đoạn diệt được lòng tham ái thì cũng giống như tìm được sợi dây của tâm từ bi.
Freeing the mind from hatred is like attaching the rope to the bucket of loving-friendliness. Giải thoát được tâm khỏi sân hận thì cũng giống như gắn được sợi dây đó vào cái gàu của tình thương yêu.
Strength in your hands is like wisdom, free of ignorance. Sức mạnh trong đôi tay thì tựa như trí tuệ, sự giải thoát khỏi vô minh.
When you put these three together, you have the means to taste, at last, the bliss of nibbana. Khi ta có thể kết hợp ba phẩm chất này lại với nhau, thì ta có phương tiện để cuối cùng được nếm hạnh phúc toàn vẹn của niết bàn.
The bliss of this state is indescribable.Trạng thái hạnh phúc này không thể diễn tả được bằng lời.
Its single characteristic is peace. Đặc tính duy nhất của nó là sự thanh tịnh.
It is not born, not created, not conditioned. Nó không sinh, không được cấu thành, và không có điều kiện.
The best we can do is to say what this state does not have. Vì thế, điều duy nhất ta có thể làm là nói về những gì mà trạng thái này không có.
It does not have desire or attachment or grasping after things, people, and experiences. Ở đó không có lòng tham, sự bám víu, chấp chặt vào sự vật, con người, hay quá khứ.
It does not have hatred or aversion or anger or greed. Ở đó cũng không có sân, xung đối, thù hằn hay tham luyến.
It does not have the fault of seeing things as permanent, as satisfactory, or as possessing an inherent self or soul. Ở đó không có sự lầm lạc nhìn mọi sự vật như là thường hằng, tự tại hoặc là có một linh hồn hay một cái ngã bên trong.
People who are still under the delusion that they are enjoying life as it is here in this unsatisfactory world might hear this description and say, “Enlightenment does not sound like much fun.Những người còn sống trong ảo tưởng rằng họ đang hưởng thụ cuộc sống như nó là trong một thế giới khổ đau, khi nghe sự diễn tả này có thể sẽ nói, “Như vậy giác ngộ đâu có gì là tốt đẹp.
I’m not sure I want to attain that state. Không chắc gì tôi đã muốn đạt được trạng thái đó.
Are there houses there? What about families, schools, medical insurance, hospitals, good roads, and so forth?” I have been asked this question. Ở đó có nhà cửa không? Rồi còn gia đình, trường học, bảo hiểm y tế, bệnh viện, đường xá, vân vân?” Những câu hỏi này đã được đặt ra với tôi.
We would have to answer no.Câu trả lời phải là không.
One who remains attached to life, this endless existence, does not have the clarity of mind to want to attain the state of permanent bliss. Những người còn bám víu vào cuộc sống, vào sự luân hồi vô cùng tận này, sẽ không có tâm sáng suốt để muốn đạt được trạng thái của sự thanh tịnh toàn vẹn.
This person has not understood the Buddha’s first truth, that dissatisfaction is unavoidable, or his second truth, that to whatever degree we desire, to that degree we suffer. Họ không hiểu diệu đế thứ nhất của Đức Phật, rằng khổ là điều không thể tránh được, hay diệu đế thứ hai của Ngài, rằng càng ham muốn, thì ta càng khổ đau.
Without Skillful Understanding of these essential points, it is impossible to understand the Buddha’s third truth—that dissatisfaction ends when we cease all attachment, all desire. Không có chánh kiến về những điều căn bản này, thì họ khó mà hiểu được diệu đế thứ ba của Đức Phật - rằng khổ sẽ chấm dứt khi ta đoạn diệt được tất cả mọi tham ái, mọi bám víu.
You might be wondering whether it is all right to have the desire to achieve enlightenment and escape the endless round of rebirth.Có thể sẽ có thắc mắc không biết việc ta muốn đạt được giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi vô cùng tận có được chấp nhận không.
 The answer is yes, this is very good desire—called “the desire to be desireless. Câu trả lời là được, đây là một ước muốn thiện - được gọi là “ước muốn được không còn ham muốn.
Understanding the Fourth Truth: The Path
Diệu Đế Thứ Tư : Con Đường Đạo
The Buddha’s fourth truth is the path that leads to the end of dissatisfaction.Diệu đế thứ tư của Đức Phật là con đường đạo dẫn đến sự chấm dứt khổ.
Its eight steps bring peace and happiness to those who follow them. Con đường tám ngành (Bát Chánh Đạo) mang lại hạnh phúc và an bình cho những ai thực hành chúng.
Later we’ll examine each step in detail, but let’s look at them quickly: Sau này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ từng bước một, nhưng giờ hãy điểm sơ qua:
• Step one: Skillful Understanding of the Buddha’s message requires that we understand skillful behavior in terms of cause and effect and the Four Noble Truths and how they fit into the overall scheme of the Buddha’s teachings.• Bước 1: Chánh Kiến trong giáo lý của Đức Phật đòi hỏi chúng ta phải liễu tri các hành động thiện dựa trên nhân quả và Tứ Diệu Đế và xét xem chúng có phù hợp đối với giáo lý của Đức Phật nói chung.
• Step two: Skillful Thinking introduces us to three positive thoughts—generosity or letting go, loving-friendliness, and compassion.• Bước 2: Chánh Tư Duy hướng ta đến ba tư duy tích cực - sự rộng lượng hay xả, tình thương yêu và lòng bi mẫn.
• Step three: Skillful Speech explains how telling the truth and avoiding malicious talk, harsh language, and gossip can help us advance on the path.• Bước 3: Chánh Ngữ dạy chúng ta làm thế nào để nói sự thật và tránh nói lời ác độc, cộc cằn, phù phiếm để giúp ta tiến trên con đường đạo.
• Step four: Skillful Action lays out the principles for leading an ethical life—especially abstaining from killing, stealing, sexual misconduct, and intoxication.• Bước 4: Chánh Nghiệp đưa ra những nguyên tắc giúp ta sống có đạo đức - nhất là tránh giết hại, trộm cắp, tà dâm và các chất gây nghiện.
• Step five: Skillful Livelihood explains why choosing an appropriate job or profession is important to our spiritual practice and how we should approach questions of business ethics.• Bước 5: Chánh Mạng giải thích tại sao việc ta chọn một công việc hay nghề nghiệp thích đáng là điều quan trọng đối với sự thực hành tâm linh và đối với những câu hỏi về đạo đức trong kinh doanh, thái độ của chúng ta phải thế nào.
• Step six: Skillful Effort lays out four steps we can take to motivate our practice—preventing negative states of mind, overcoming negative states of mind, cultivating positive states of mind, and maintaining positive states of mind.• Bước 6: Chánh Tinh Tấn đề ra bốn bước mà ta có thể theo để thúc đẩy công phu tu tập - ngăn ngừa các trạng thái tâm tiêu cực, chế ngự các trạng thái tâm tiêu cực, vun trồng các trạng thái tâm tích cực và duy trì các trạng thái tâm tích cực.
• Step seven: Skillful Mindfulness refers to the practice of mindfulness meditation—specifically, cultivating mindfulness of your body, feelings, mind, and thoughts.• Bước 7: Chánh Niệm nói đến sự thực hành thiền chánh niệm - nhất là vun trồng chánh niệm nơi thân, thọ, tâm, và pháp.
• Step eight: Skillful Concentration refers to four stages of deep absorption we can reach in meditation.• Bước 8: Chánh Định nói đến bốn giai đoạn của thiền định sâu xa mà chúng ta có thể đạt được trong thiền quán.
These eight steps are not merely an interesting list of ideas taught by the Buddha.Tám bước này (Bát Chánh Đạo) không chỉ là một bảng liệt kê thú vị về các tư tưởng đã được Đức Phật dạy.
They are your best hope for enlightenment. Mà chúng là nguồn hy vọng tốt đẹp nhất của chúng ta để đạt được giác ngộ.
If the eight steps are something you have just skimmed through quickly and then set aside, you have missed their potential. Nếu tám bước này là những điều mà bạn sẽ đọc lướt qua một cách nhanh chóng rồi để qua một bên, là bạn đã không nắm được sự quan trọng của chúng.
No other teaching is more profound and more central to the Buddha’s message. Không có lời dạy nào trong giáo lý của Đức Phật sâu sắc hơn và quan trọng hơn.
In fact, these eight steps are the Buddha’s message. Đúng ra tám bước này chính là Phật pháp.
These eight steps are often represented as a wheel—the wheel of clarity, as opposed to the wheel of endless birth, death, and rebirth.Tám bước này thường được diễn tả như một bánh xe - bánh xe của trí tuệ, ngược lại với bánh xe của luân hồi sanh tử không dừng dứt.
Clarity stops the cycle of repeated births and deaths. Trí tuệ sẽ chặn đứng lại vòng xoay của sanh tử luân hồi.
The spokes on the wheel of clarity are the eight steps of the Buddha’s path. Các nấc trên bánh xe trí tuệ là tám bước trên con đường đạo của Phật.
Its hub is the combination of compassion and wisdom. Trục bánh xe là sự kết hợp của tâm từ bi và trí tuệ.
By contrast, the spokes of the wheel of endless birth, death, and rebirth are the many lives we have led and will lead in the realms of suffering. Ngược lại, những nấc trên bánh xe của sanh tử luân hồi là bao kiếp sống mà chúng ta đã phải trải qua và rồi chúng còn sẽ đưa ta đến các cõi khổ đau.
The hub of this wheel is the combination of desire, hatred, and ignorance. Trục của bánh xe đó là sự kết hợp của tham, sân, và si.
Both wheels are always in motion.Cả hai bánh xe đều luôn chuyển động.
We see all around us the endless cycle of birth and death. Chúng ta đã nhìn thấy tất cả quanh ta là những vòng bánh xe không dừng dứt của sanh và tử.
Plants, animals, people are always being born and dying. Cây cỏ, thú vật, và con người luôn được sinh ra rồi chết đi.
It’s harder to see the motion of the wheel of clarity, yet it is there. Nhưng sẽ khó nhận ra sự chuyển động của bánh xe trí tuệ, tuy nó vẫn có mặt.
All around us, people are practicing the Buddha’s path to happiness. Quanh ta, bao người vẫn đang tu tập theo con đường đến hạnh phúc của Đức Phật.
This wheel is in motion because spiritual practice is dynamic, always active and moving. Bánh xe này chuyển động vì sự thực hành tâm linh rất mạnh mẽ, luôn hoạt động và luân chuyển.
The circular shape of both wheels symbolizes perfection. Dáng hình tròn của cả hai bánh xe đều là biểu tượng của sự toàn vẹn.
The wheel of life and death is a perfect closed system—it is the perfect system to stay miserable. Bánh xe của sanh tử cũng là một quy trình khép kín tuyệt đối. Đó là một hệ thống toàn hảo để luân chuyển trong khổ đau.
Whereas the circular shape of the wheel of clarity symbolizes that the Eightfold Path is complete and perfect. Trong khi dáng hình tròn của bánh xe trí tuệ biểu tượng rằng Bát Chánh Đạo là đầy đủ, vẹn toàn.
To liberate yourself from dissatisfaction, you should put into practice every aspect of the wheel of clarity.Để tự giải thoát khỏi khổ đau, bạn cần thực hành mọi khía cạnh của bánh xe trí tuệ.
Simply reading about the eight steps of the wheel will not help you make your life happy. Chỉ đọc về tám bước của bánh xe (Bát Chánh Đạo) sẽ không giúp bạn được hạnh phúc.
If you try to make a bicycle wheel stand upright, it will fall over. Nếu bạn cố gắng để giữ một bánh xe đạp đứng thẳng, nó sẽ ngã xuống.
However, if you set the wheel spinning by riding the bicycle, the wheel will stand upright as long as the motion lasts. Tuy nhiên nếu bạn giữ cho bánh xe quay bằng cách đạp xe đi tới, thì bánh xe sẽ đứng thẳng cho đến khi nào sự chuyển động dừng lại.
To benefit you, the wheel of clarity also needs to be put in motion through daily practice. Để mang đến ích lợi cho bạn, bánh xe của trí tuệ cũng cần phải được lăn đi trong sự thực tập hằng ngày.
MINDFULNESS OF SKILLFUL UNDERSTANDING
Chánh Niệm Về Chánh Kiến
As an example of how you might practice the first step—Skillful Understanding of the Four Noble Truths—imagine that while sitting on your cushion one morning you get a pain in your leg.Để bạn biết làm thế nào thực hành bước thứ nhất - Chánh Kiến về Tứ Diệu Đế - thí dụ, một buổi sáng kia khi ngồi trên gối thiền bạn cảm thấy đau ở chân.
Instead of just noticing the arising and passing away of the sensation, on this occasion you become unhappy about the pain, and your unhappiness makes the pain worse. Thay vì chỉ ghi nhận sự phát sinh và hoại diệt của cảm giác đó, thì bạn trong trường hợp này lại cảm thấy khổ vì cái đau, và sự khó chịu của bạn càng làm nó đau thêm.
If your mindfulness had been skillful, this problem would not have happened, but now you are stuck. Nếu tâm chánh niệm của bạn đã thuần thục, thì vấn đề này đã không xảy ra, nhưng giờ bạn đã sa lầy.
What should you do? Bạn có thể làm được gì bây giờ?
You can overcome the suffering caused by this pain by using the Buddha’s eight steps.Bạn có thể chế ngự được sự phiền não do cái đau mang đến bằng cách thực hành bát chánh đạo của Đức Phật.
Here is an opportunity to see the Four Noble Truths in action. Đây là cơ hội để quán sát tứ diệu đế trong thực hành.
Although we have described the eight steps in a particular order, you do not need to exercise them in that order.Mặc dầu tám bước (Bát Chánh Đạo) đã được mô tả theo một thứ tự đặc biệt, nhưng chúng ta không cần phải thực hành chúng theo thứ tự đó.
It is not so neat and tidy as that. Không đơn giản và rõ ràng như thế.
If you are cooking in a kitchen where all the pots are hung according to size and all the utensils neatly arranged in some kind of logical order, you don’t use these implements in the order in which they are arranged. Thí dụ như ta đang nấu ăn trong nhà bếp nơi tất cả các dụng cụ đều được treo theo kích cỡ và được xếp đặt gọn gàng theo một thứ tự lô gích nào đó, thì ta cũng không dùng các dụng cụ này theo thứ tự mà chúng đã được xếp đặt.
Instead, you grab whatever spoon or pot you need at the moment. Thay vào đó ta sẽ lấy bất cứ cái chảo hay cái nồi nào mà ta đang cần lúc đó.
Similarly, incorporating the eight steps into your daily life requires that you select and use whatever step is needed. Cũng thế, khi áp dụng Bát Chánh Đạo vào cuộc sống hằng ngày đòi hỏi ta phải chọn lựa và sử dụng bất cứ bước nào mà ta cần.
First you simply become mindful of the pain and your resistance to it.Do đó, trước hết ta chánh niệm về cái đau và sự phản kháng của ta đối với nó.
Thus you make use of Skillful Mindfulness, the seventh step of the path. Như thế là ta đã sử dụng chánh niệm, là bước thứ bảy của Bát Chánh Đạo.
With mindfulness, you become aware that “this is suffering. Với chánh niệm, ta bắt đầu nhận thức rằng “Đây là khổ.
” When you thus see the truth of your suffering, you are seeing the First Noble Truth.” Khi nhìn ra sự thật của khổ, là ta đã nhận ra diệu đế thứ nhất.
It becomes real to you, and you begin working with Skillful Understanding, which is the first step of the path. Nó trở thành là một thực tại đối với ta và ta bắt đầu thực hành chánh kiến, là bước đầu tiên của Bát Chánh Đạo.
With mindful attention, you will likely notice that the more you resist the pain, the worse it feels.Với sự chú tâm chánh niệm, ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng càng phản kháng cái đau, thì ta càng cảm thấy tệ hại hơn.
So you make an effort to overcome your aversion. Vì thế ta cố gắng để chế ngự, buông xả sự phản kháng.
This involves Skillful Effort, the sixth step. Hành động đó liên quan đến chánh tinh tấn, là bước thứ sáu.
You let go of aversion by relaxing and cultivating a friendly attitude. Ta buông xả sự phản kháng bằng cách thư giãn và thiết lập một thái độ thân thiện hơn.
You may, for example, realize that the pain in your leg is as worthy of loving-friendliness as any other bodily sensation. Ta có thể, thí dụ, suy luận rằng cái đau trong chân cũng đáng được chấp nhận, thương yêu như bất cứ những cảm giác nào khác của thân.
In this way, you develop an aspect of Skillful Thinking, the second step. Bằng cách đó, ta tu tập một khía cạnh của chánh tư duy, là bước thứ hai.
Then you may notice that your suffering arises not just because of aversion but because you want to feel better.Sau đó ta có thể quán sát rằng nỗi khổ phát sinh không chỉ vì sự phản kháng mà còn vì ta mong muốn được cảm thấy dễ chịu hơn.
You may think, for example, “If only I could have a peaceful sitting, without this pain!” Seeing the connection between your desire and your suffering brings direct insight into the Second Noble Truth, the truth that desire causes suffering. Thí dụ, ta có thể nghĩ, “Giá mà tôi có thể ngồi một cách yên tĩnh, không bị đau đớn!” Thấy được sự liên hệ giữa lòng ham muốn và sự khổ đau sẽ đưa chúng ta thẳng đến trí tuệ trong diệu đế thứ hai, sự thật rằng chính lòng tham ái đem lại khổ.
Now you have developed further Skillful Understanding. Giờ thì chánh kiến của ta đã được phát triển sâu xa hơn.
As you sit with the awareness of the Second Noble Truth, becoming increasingly mindful of the connection between your desire and your suffering, you also further develop Skillful Mindfulness.Khi ngồi với ý thức về diệu đế thứ hai, ta trở nên rất rõ ràng về sự liên hệ giữa lòng tham ái và khổ, do đó chánh niệm cũng được phát triển sâu hơn.
Because you see so clearly how desire leads to suffering, determination arises to do something about desire. Vì thấy quá rõ lòng tham ái đưa đến khổ đau như thế nào, nên ta phát khởi quyết tâm phải làm điều gì đó đối với lòng tham ái.
Rousing energy, you again apply Skillful Effort, this time, in order to let go of your craving and clinging to pleasant feeling. Phát khởi quyết tâm, là ta đã lại thực hành chánh tinh tấn, nhưng lần này, là để buông bỏ tâm tham ái, bám víu vào những cảm giác dễ chịu.
The thought of letting go, also known as renunciation, is another aspect of Skillful Thinking. Tư tưởng buông xả, còn được biết đến như là xả ly, là một khía cạnh khác của chánh tư duy.
Perhaps you initially reacted to the pain with a sense of disappointment and frustration.Có thể lúc đầu chúng ta đã phản ứng lại cái đau với cảm giác thất vọng, bực tức.
If self-blame or other uncompassionate thoughts directed toward yourself have arisen, you now make a Skillful Effort to let go of them. Nếu sự tự trách hay các ác ý khác nhắm đến bản thân đã phát sinh, thì giờ ta phải thực hành chánh tinh tấn để buông bỏ chúng.
In doing so, you again exercise Skillful Thinking. Làm được thế, là ta một lần nữa thực hành chánh tư duy.
Please notice that if you make excessive effort, it will create more pain and tension. Hãy nhớ rằng nếu ta cố gắng quá sức, thì ta tạo ra nhiều đau đớn và căng thẳng hơn.
With mindfulness, however, you see that problem. Tuy nhiên, với chánh niệm, ta sẽ nhìn thấy được vấn đề đó.
Then the step of Skillful Thinking again becomes useful, this time to cool your mind with thoughts of loving-friendliness toward yourself. Rồi chánh tư duy một lần nữa lại trở nên hữu dụng, lần này là để giải nhiệt cho tâm với tư duy về tình thương yêu dành cho bản thân.
Such successes in cultivating Skillful Understanding, Thinking, Effort, and Mindfulness let your mind settle down.Những sự thành công như thế trong việc vun trồng chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, và chánh niệm sẽ giúp tâm lắng đọng.
The mind becomes more concentrated; this is an expression of the eighth step of the path, Skillful Concentration. Tâm trở nên định tĩnh hơn; đây là một biểu hiện của bước thứ tám trên con đường đạo: Chánh Định.
When there is good concentration, the physical and mental pain goes away. Khi đạt được định sâu lắng, thì sự đau đớn tinh thần cũng như thể xác sẽ qua đi.
As the pain disappears you feel joyful, tranquil, peaceful, and happy. Khi sự đau đớn đã tan biến ta sẽ cảm thấy đầy an bình, tĩnh lặng và hạnh phúc.
These qualities, in turn, lead to even deeper concentration. Các trạng thái này, ngược lại, sẽ đưa ta vào tầng định cao sâu hơn.
Deeper concentration causes mindfulness to strengthen, and you continue to examine your experiences.Định sâu lắng hơn sẽ giúp tâm chánh niệm được củng cố và ta tiếp tục quán sát các chứng nghiệm của mình.
You see that the pain disappeared because you let go of your desire for pleasurable sensations. Ta thấy rằng cái đau biến mất vì ta buông xả lòng tham muốn đối với dục lạc.
Then your Skillful Understanding increases as the logic and power of the Third Noble Truth become clear: with the ending of desire comes the ending of suffering. Sau đó chánh kiến sẽ tăng trưởng khi ý nghĩa và hiệu lực của diệu đế thứ ba trở nên tách bạch: khi chấm dứt tham ái thì khổ được đoạn diệt.
You may notice that in this example we have not mentioned the “morality” aspects of the path: Skillful Speech, Skillful Action, and Skillful Livelihood (steps three, four, and five).Có thể nhận thấy rằng trong thí dụ vừa rồi chúng ta đã không nói đến khía cạnh “đạo đức” của Bát Chánh Đạo: đó là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng (bước thứ ba, tư, và năm).
But they too play a role, for they are key aspects of a good life. Nhưng chúng cũng có mặt, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong một cuộc sống tốt đẹp.
Immorality unsettles the mind, making meditation difficult even in comfortable circumstances. Sống thiếu đạo đức sẽ khiến tâm không an, khiến cho việc hành thiền trở nên khó khăn ngay cả trong những hoàn cảnh thuận tiện.
You need a good moral foundation before you can remain focused and maintain strong determination in the face of physical or mental pain. Ta cần có một nền tảng đạo đức vững chãi trước khi có thể duy trì được định và giữ được quyết tâm mạnh mẽ khi đối diện với những đau đớn của thân tâm.
Thus, when you correctly apply the steps of the Buddha’s path, you find in them the way to let go of suffering.Do đó khi đã thực hành không sai lệch các bước trên con đường đạo (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật, ta sẽ tìm thấy trong đó phương cách để buông xả khổ đau.
In doing so, you witness the last of the Four Noble Truths, the truth that the way to end suffering is to follow the Eightfold Path. Khi làm được thế, ta sẽ chánh kiến được diệu đế cuối cùng trong Tứ Diệu Đế, sự thật rằng phương cách để chấm dứt khổ là đi theo con đường Bát Chánh Đạo.
Now you have touched upon all four basic aspects of Skillful Understanding. Đến đây chúng ta đã điểm qua tất cả bốn khía cạnh căn bản của Chánh Kiến.
By seeing for yourself how the Four Noble Truths function in this kind of situation, you glimpse how they work in your life generally.Khi đã tự mình thấy được Tứ Diệu Đế diễn biến như thế nào trong trường hợp này, chúng ta cũng đoán được chúng sẽ vận hành ra sao trong cuộc đời nói chung.
Thus the wheel of clarity spins on. Do đó bánh xe trí tuệ sẽ được tiếp tục quay vòng.
KEY POINTS FOR MINDFULNESS OF SKILLFUL UNDERSTANDING
Tóm Lược Về Chánh Kiến
The following points will help you gain happiness through Skillful Understanding:Những điều sau đây nhằm giúp ta đạt được hạnh phúc thông qua Chánh Kiến:
• Skillful Understanding leads us to act with a comprehension of cause and effect and the Four Noble Truths.• Chánh Kiến giúp ta hành động trong sự hiểu biết về nhân quả và Tứ Diệu Đế.
• In accordance with the principle of kamma (karma), acting in skillful ways causes happy results and acting in unskillful ways causes unhappy results.• Tuân theo luật nhân quả, hành động một cách khôn khéo sẽ đem đến những kết quả tốt đẹp và hành động bất thiện sẽ đưa đến những kết quả xấu.
• Any action that comes from a mind under the influence of greed, hatred, or delusion leads to suffering and is thus unskillful or wrong.• Bất cứ hành động nào phát xuất từ tâm tham, sân, hay si đều đưa đến đau khổ, do đó là các hành động bất thiện hay sai trái.
• Any action that comes from a mind not under the influence of greed, hatred, or delusion brings happiness and is thus skillful or right.• Bất cứ hành động nào không bị ảnh hưởng của tâm tham, sân, hay si, sẽ đem đến hạnh phúc, do đó là hành động thiện hay đạo đức.
• The Four Noble Truths proclaim dissatisfaction, its origin, its cessation, and the Eightfold Path that leads to the cessation of dissatisfaction.• Tứ Diệu Đế giải thích về khổ, nguồn gốc của khổ, sự chấm dứt của khổ và Bát Chánh Đạo, con đường đưa đến sự chấm dứt của khổ.
• Facing the truth of dissatisfaction helps us recognize true happiness.• Chấp nhận sự thật về khổ giúp ta nhận ra được chân hạnh phúc.
• Birth, old age, sickness, and death; separation from what we love and association with what we hate; not getting what we want and getting what we don’t want—these are all dissatisfaction.• Sinh, già, bệnh, chết; phải rời xa những gì ta yêu và phải ở cạnh điều ta ghét; muốn cái ta không được và được cái ta không muốn - tất cả đều là khổ.
• Dissatisfaction arises when we fail to accept the impermanent, inherently unsatisfying, and selfless nature of all phenomena.• Khổ phát sinh khi ta không chấp nhận vô thường, bản chất khổ, và tính chất vô ngã của vạn pháp.
• Desire is the underlying cause of dissatisfaction.• Ái dục là nguồn gốc sâu xa của khổ.
To the degree we have desire, to that degree we suffer. Ta càng tham ái bao nhiêu, thì càng khổ bấy nhiêu.
• We must take responsibility for our desire and the intentional actions it motivates.• Ta phải chịu trách nhiệm cho lòng tham ái và những hành động có chủ đích của mình.
• When we take responsibility for the results of our intentional actions, we change our behavior.• Khi biết chấp nhận trách nhiệm đối với hậu quả của các hành động có chủ tâm, thì ta sẽ có thể chuyển đổi hành động của mình.
• There is an end to dissatisfaction.• Khổ có thể được đoạn trừ.
• The eight steps of the Buddha’s path to happiness show us the way to end dissatisfaction and achieve total happiness.• Tám bước trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật (Bát Chánh Đạo) chỉ bày cho ta các phương cách để đoạn diệt khổ và đạt được hạnh phúc toàn vẹn.
• Mindfulness can help us understand the Four Noble Truths and the eight steps of the path to happiness.Chánh Niệm có thể giúp chúng ta liễu tri Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, con đường đưa đến hạnh phúc.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *