Bước 2 – Chánh Tư Duy

STEP 2 Skillful ThinkingBước 2 - Chánh Tư Duy
I T’S NO MYSTERY that thinking can make us happy or miserable.Tư duy có thể khiến ta đau khổ hay hạnh phúc, điều đó ai cũng biết.
Let’s say you’re sitting under a tree one fine spring day. Thí dụ bạn đang ngồi dưới gốc cây vào một ngày mùa xuân êm đẹp.
Nothing particular is happening to you, except perhaps the breeze is ruffling your hair, yet in your mind you’re far away. Không có gì đặc biệt xảy ra, trừ làn gió nhẹ đang vờn trên mái tóc, tuy nhiên tâm bạn đang ở một nơi thật xa vời.
Maybe you’re remembering another spring day several years back when you were feeling terrible. Có thể bạn đang nhớ đến một ngày mùa xuân của vài năm trước đó khi bạn đang khổ.
You had just lost your job, or failed an exam, or your cat had wandered off. Bạn vừa mất việc, thi rớt, hay chú chó cưng của bạn đi lạc mất.
That memory turns into a worry. Ký ức đó khiến bạn trở nên lo lắng.
“What if I lose my job again? Why did I ever say such-and-such to so-and-so? No doubt this or that will happen, and I’ll be out on my ear. “Nếu tôi lại mất việc thì làm sao đây? Tại sao tôi lại có thể nói như vậy với người đó? Chắc chắn là tôi phải nghe đầy lỗ tai vì chuyện này.
Now, I’m really in for it! How will I pay my bills?” One worry brings up another, which brings up yet another. Giờ thì tôi thực sự khổ rồi! Làm sao tôi có tiền để trả các món nợ?” Lo lắng này kéo theo lo lắng khác, rồi chuyện kia lây sang chuyện nọ.
Soon you feel your life is in shambles, but all this while you’ve been sitting under the tree! Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy cuộc đời bạn đang rối tung lên, nhưng tất cả những điều này xảy ra khi bạn đang ngồi dưới gốc cây!
Fantasies, fears, and other kinds of obsessional thinking are a big problem for us.Sự hoang tưởng, lòng sợ hãi và các loại suy nghĩ bám víu khác là một vấn đề lớn đối với chúng ta.
We all tend to lock into unhealthy thought patterns—grooves we have worn into our consciousness that keep us circling in familiar tracks leading to unhappiness. Ai cũng thường có khuynh hướng trói buộc mình vào những cách suy nghĩ không lành mạnh - những thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức, khiến ta phải lăn theo các dấu mòn xưa cũ dẫn đến khổ đau.
The second step of the Buddha’s path offers us an escape from this pattern, a way of redirecting our thoughts in positive and helpful directions.Bước thứ hai trên con đường đạo của Đức Phật chỉ bày cho chúng ta một lối thoát khỏi các thói quen này, một phương cách để hướng tư tưởng của ta theo chiều tích cực và ích lợi.
When we begin to understand things rightly—through mindfulness of the key points of the first step of the path—our mind naturally flows into Skillful Thinking. Khi chúng ta bắt đầu hiểu sự vật một cách đúng đắn - với chánh niệm về các điểm quan trọng trong bước một (Chánh kiến) của Bát thánh đạo - thì dĩ nhiên tâm ta sẽ chảy một cách tự nhiên theo chánh tư duy.
Thinking here refers not only to thoughts but to any intentional mind state. Tư duy ở đây không chỉ là các tư tưởng mà bất cứ trạng thái tâm có chủ đích nào.
As we come to understand that desire is the cause of dissatisfaction, we see that thoughts connected to attachment and aversion always lead to unhappiness. Khi đã hiểu tham ái là cội nguồn của khổ đau, thì ta cũng biết rằng các tư tưởng kết nối với tham, sân luôn đưa đến đau khổ.
Skillful Thinking consists of abandoning negative thoughts, such as grasping, hatred, and cruelty, and replacing them with wholesome thoughts, such as letting go, loving-friendliness, and compassion. Chánh tư duy bao gồm việc buông bỏ các tư tưởng tiêu cực, như là bám víu, sân hận, tàn nhẫn, và thay thế chúng bằng các tư tưởng thiện, như là buông xả, từ bi, và thương yêu.
These skillful thoughts work as antidotes to obsession and worry and move us along on the path toward permanent happiness. Các tư tưởng thiện này vận hành để đối trị tâm bám víu, lo âu, và giúp ta tiến bước trên con đường đưa đến hạnh phúc dài lâu.
LETTING GOBuông Xả
Letting go is the opposite of desire or attachment.Đối nghịch với tâm tham hay bám víu là buông xả.
Think of it as generosity in the highest sense. Hãy nghĩ đến điều đó như sự bố thí trong ý nghĩ cao thượng nhất.
Along the Buddha’s path, we will have the opportunity to give away or let go of everything that holds us back from our goal of the highest happiness—possessions, people, beliefs and opinions, even our attachment to our own mind and body. Trên đường tu theo Đức Phật, ta sẽ có cơ hội để bố thí hay buông bỏ tất cả mọi thứ đã níu giữ ta lại, đã ngăn trở ta đạt được mục đích của hạnh phúc tối thượng - sự sở hữu, con người, niềm tin, quan điểm, và ngay cả sự bám víu vào chính thân và tâm.
When people hear this, they sometimes start to worry.Khi nghe những điều này, người ta bắt đầu lo ngại.
They think that to follow the Buddha’s teachings they have to give everything away and join a monastery. Họ sợ rằng khi tuân theo giáo lý của Đức Phật, họ phải từ bỏ tất cả để gia nhập tăng đoàn.
Though becoming a monk or a nun is indeed one way of practicing generosity, most people can let go in the midst of busy, family-centered lives. Dầu việc trở thành một tỳ kheo hay tỳ kheo ni thật sự là một cách để thực hành bố thí, tuy nhiên đa số chúng ta vẫn có thể thực hành hạnh bố thí, buông xả ngay trong cuộc sống gia đình đầy bận rộn.
What we need to reject is not the things we have, or our family and friends, but rather our mistaken sense that these are our possessions. Những gì chúng ta cần xả bỏ không phải là của cải vật chất hay gia đình, bè bạn của chúng ta, mà đúng hơn là cảm nhận sai lầm rằng những thứ đó thuộc sở hữu của ta.
We need to let go of our habit of clinging to the people and the material things in our lives and to our ideas, beliefs, and opinions. Chúng ta cần xả bỏ thói quen bám víu vào người và của cải vật chất cũng như các quan niệm, ý kiến, niềm tin trong cuộc đời ta.
Material GenerosityBố Thí Vật Chất
Letting go is a gradual process.Buông xả là một quá trình tiệm tiến.
Before we actually give anything away, we have to cultivate the thought of generosity. Trước khi có thể thực sự xả bỏ bất cứ thứ gì, chúng ta phải vun trồng tâm bố thí.
We do this by considering carefully what generosity means and by looking at the pitfalls and advantages of practicing it. Ta thực hiện điều đó bằng cách suy nghĩ thật thấu đáo về ý nghĩa của hạnh bố thí, tâm buông xả, và bằng cách nhìn nhận những ưu và khuyết điểm của việc thực hành này.
A good place to begin is with the easiest type of generosity, giving away material things. Hãy bắt đầu với việc bố thí dễ nhất, đó là bố thí của cải vật chất.
Notice first of all how our mind tricks us into avoiding the thought of generosity.Trước hết hãy xem tâm có thể xua khiến ta không thực hiện hành bố thí như thế nào.
We tell ourselves that in order to be generous, we first must have a lot to give. Ta thường tự nhủ rằng để có thể bố thí, trước hết ta phải thật dư giả.
“Just wait until I get rich,” we say, “then I’ll build shelters for the homeless and hospitals and beautiful meditation centers. “Hãy đợi đến khi tôi giàu có, rồi tôi sẽ xây nhà cho kẻ không nơi nương tựa, xây bệnh viện và xây các trung tâm thiền hoành tráng.
Think of all the people I’ll be able to help!” So we collect, accumulate, and invest a little bit here and there. Lúc đó, tôi sẽ giúp được biết bao người!” Kết quả là chúng ta thu thập, tích lũy, và đầu tư chỗ này, chỗ kia.
As our investments grow, we get busier and busier taking care of them, and more and more attached to what we have. Khi đồng vốn tăng trưởng, chúng ta lại càng bận rộn lo lắng và càng bám víu hơn vào những gì ta có.
Somehow there doesn’t seem to be any time to practice generosity. Dường như ta không còn thì giờ để thực hành hạnh bố thí nữa.
Another trick the mind plays is attaching an ulterior motive to our generosity.Một cái bẫy khác của tâm là đính kèm thêm một động lực bên ngoài trong việc bố thí.
Giving someone a gift, we discover, makes us feel good. Tặng cho ai một món quà, chúng ta khám phá ra, điều đó khiến ta vui hơn.
Sometimes we enjoy the experience of giving a gift even more than the recipient enjoys getting it. Đôi khi việc tặng quà còn khiến ta vui hơn là người được nhận quà.
Giving makes us feel proud. Hành động bố thí khiến ta cảm thấy rất tự hào.
Our ego is pleased by how beautiful or expensive the gift is, by the message it carries about our good taste or our sense of style. Bản ngã ta được đề cao khi món quà đắt giá hay đẹp đẽ thế nào, khi món quà thể hiện được sự khéo chọn lựa hay khiếu thẫm mỹ của ta ra làm sao.
Moreover, we may secretly feel that the person who gets the gift now has an obligation to us. Hơn thế nữa, ta còn có thể âm thầm nghĩ rằng người được quà giờ phải mang nợ ta.
We may even be using our excessive generosity to demean the recipient. Chúng ta còn có thể sử dụng sự rộng lượng thái hóa của mình để hạ thấp người nhận.
When we give something away, some element of seeking enjoyment is generally present. Khi bố thí cho ai một thứ gì, yếu tố của việc tìm kiếm niềm vui cũng thường có mặt.
Giving so that we feel good, or so that someone will think well of us or owe us a favor, corrupts our generosity. Bố thí để ta cảm thấy hài lòng, để cho ai đó nghĩ tốt về ta hay mang ơn ta, làm hỏng đi hạnh bố thí của ta.
Another kind of less-than-skillful giving occurs when we make a gift to avoid painful feelings.Một hình thức bố thí kém thiện xảo hơn nữa xảy ra khi chúng ta bố thí để xoa dịu cảm giác đau đớn.
For example, a family may donate money so that a park or public building is named after a lost loved one. Thí dụ một gia đình có thể đóng góp tiền bạc để xây công viên hay nhà cho cộng đồng được đặt theo tên một người thương yêu đã mất của gia đình.
The gift may be a way of transferring their grasping from the loved one to the idea of a permanent monument. Món quà này có thể là một cách để chuyển sự bám víu của họ đối với người thân thành ý tưởng xây dựng một công trình lâu bền.
True generosity lets go not only of wealth or possessions but of clinging to a person who has died and to feelings of sorrow or anger. Tâm bố thí chân thật buông xả không chỉ của cải, vật sở hữu mà cả sự bám víu vào người đã chết và vào cảm giác của khổ đau hay sân hận.
A wealthy couple I knew once gave away everything they owned after the death of their only child. Tôi biết có một cặp vợ chồng giàu có đã bố thí hết tất cả tài sản mà họ có sau cái chết của đứa con trai độc nhất của họ.
Though they made a show of giving their money to charity, they really gave out of anger. Dầu biểu hiện ra ngoài là họ đóng góp tiền cho các cơ sở từ thiện, nhưng thực sự là họ đã bố thí với lòng sân hận.
They wanted to blunt the feeling of pain over losing their child by punishing themselves. Họ muốn dập tắt cảm giác đau đớn vì mất con bằng cách tự hành phạt mình.
Monasteries and charities may benefit greatly from such gifts, but the giver does not fully benefit. Các tu viện và cơ sở từ thiện có thể được nhiều lợi lộc từ các món quà này nhưng người bố thí thì không hoàn toàn được ích lợi.
On the other hand, people may make such gifts in order to transform their grief into generous, loving, friendly thoughts. Mặc khác, cũng có người bố thí như thế để chuyển hóa nỗi đau khổ của họ thành lòng từ bi, thương yêu.
This generosity is skillful and brings healing. Sự bố thí này thì thiện xảo và sẽ làm lành được những vết thương.
The best giving occurs when we have no expectations of any return, not even a thank-you.Cách bố thí tốt nhất là khi chúng ta không mong đợi sự đáp trả nào, ngay cả một lời cám ơn.
We give while knowing that we already have in our hearts everything we need to be happy. Chúng ta bố thí khi tâm đã tự tại, đã có tất cả để được hạnh phúc.
Such giving is motivated by a sense of fullness, not loss. Những sự bố thí như vậy được thúc đẩy bởi một cảm giác viên mãn, đầy đủ, chứ không phải vì đau khổ, mất mát.
Giving anonymously, and without knowing the recipient, is a wonderful way to be generous. Bố thí một cách ẩn danh, không cần biết người nhận là một cách bố thí tuyệt vời.
Giving quietly, without fanfare, lessens our desire and reduces our attachments to the things we have. Âm thầm bố thí, không làm đình làm đám, sẽ giảm thiểu lòng tham dục và tâm bám víu của ta đối với những của cải mà ta sở hữu.
The highest form of material giving happens when we respond to others’ needs at the risk of our own lives.Hình thức cao thượng nhất của việc bố thí vật chất xảy ra khi chúng ta giúp đỡ người khác dầu phải nguy hiểm đến tánh mạng của mình.
On television news I once saw a man do this after there had been a terrible accident. Xem tin tức truyền hình có lần tôi thấy một người đàn ông đã làm việc này sau khi có một tai nạn khủng khiếp xảy ra.
On a cold winter day in 1983 an airplane leaving Washington, D.C. Đó là vào một ngày mùa đông lạnh lẽo của năm 1983 khi chiếc máy bay rời Washington D.C.
, for Florida never managed to gain altitude because of ice on the wings. để đi Florida đã không bay lên được, vì tuyết phủ trên cánh máy bay.
It crashed into the Fourteenth Street bridge. Nó va vào cầu số 14.
Most on board were killed. Hầu hết mọi người trên máy bay đều tử nạn.
Many fell to the ice-covered Potomac River, smashing through the ice into freezing water. Một số nạn nhân bị rơi xuống dòng sông Potomac phủ đầy băng, nước lạnh cóng.
At one spot where people were crawling out of the water onto the broken ice, a rescue helicopter approached and dropped a cable within reach of a man.Ở điểm nơi các nạn nhân đang cố trèo ra khỏi nước, lên các tảng băng, một chiếc máy bay cứu hộ tiến đến và thả dây cáp xuống trong tầm với của một người đàn ông.
But instead of grasping it and saving his life, he helped a woman grab the line. Nhưng thay vì nắm sợi dây để được cứu sống, anh ta đã giúp một phụ nữ nắm lấy sợi dây.
She was flown to safety. Bà ta được kéo lên an toàn.
The helicopter returned, and, even though the man was freezing, he again passed the cable to a woman, and she too was saved. Khi chiếc máy bay vòng trở lại, dầu người đàn ông đang lạnh cóng, ông ta lại chuyền dây cáp đến cho một phụ nữ khác nữa, và người này cũng được cứu.
When the helicopter returned a third time, this man had died from the cold. Khi chiếc trực thăng vòng trở lại lần thứ ba, người đàn ông đó đã chết vì lạnh giá.
But we do not need an opportunity to act heroically, nor do we need great wealth, to practice generosity.Ta không cần một hoàn cảnh như vậy để hành động một cách anh hùng, mà ta cũng không cần sở hữu một gia tài mới có thể thực hành hạnh bố thí.
All we need is the willingness to give of ourselves, even in some small way. Tất cả những gì ta cần là ý muốn được cống hiến, dầu chỉ là những việc nhỏ.
With that thought we can, for example, spend time with people, helping them to overcome their loneliness. Với suy nghĩ đó, ta có thể, thí dụ, dành thời gian cho người khác, giúp họ vượt qua sự cô đơn.
Better yet, we can help them to overcome dissatisfaction by sharing with them what we have learned of the Buddha’s path and what we know about the practice of mindfulness and meditation. Tốt hơn nữa, ta có thể giúp họ chế ngự đau khổ bằng cách chia sẻ với họ những gì ta đã học được trên con đường đạo của Đức Phật và những gì ta biết về sự thực hành chánh niệm và thiền quán.
Such sharing excels all other gifts. Sự chia sẻ này quý báu hơn tất cả mọi quà tặng khác.
Clinging to People, Experiences, and BeliefsBám Víu Vào Người, Quá Khứ, Và Quan Điểm
As we are coming to discover, pain arises from clinging to anything—form, feelings, perceptions, volitional formations, and consciousness.Giờ chúng ta đã biết, phiền não, khổ đau phát sinh từ sự bám víu vào bất cứ điều gì - sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.
Letting go of our tendency to cling to people, experiences, and beliefs is more difficult than giving away material things, but it is even more important to our ultimate happiness. Buông bỏ được khuynh hướng bám víu vào người, kinh nghiệm, và quan điểm thì còn khó hơn việc bố thí những của cải vật chất nhiều, nhưng làm được điều này sẽ mang lại hạnh phúc tối thượng cho ta.
Clinging to bodily form has two aspects.Bám víu vào thân sắc có hai khía cạnh.
Most obviously, we cling to other people in our lives. Dễ nhận thấy nhất là việc chúng ta bám víu vào người khác trong cuộc đời mình.
Clinging is not the same as loving. Bám víu không phải là thương yêu.
It is not the same as caring for someone’s welfare and wanting that person to be happy. Nó không giống như khi bạn quan tâm đến ai và muốn cho người đó được hạnh phúc.
It is, rather, a jealous or obsessive possessiveness that seeks to own another person. Đúng hơn, đó là lòng ghen tỵ hay sự chiếm hữu mù quáng muốn sở hữu người khác.
We can all think of examples of husbands and wives who try to possess each other, or of friends who are so bossy and controlling that they strangle the friendship. Thí dụ người chồng hay vợ muốn sở hữu người phối ngẫu của mình, hay những người bạn độc đoán, muốn kiểm soát tất cả đến nỗi họ làm chết cả tình bằng hữu.
Practicing generosity in human relationships means trusting another person and allowing him or her to enjoy space and freedom and dignity. Thực hành tâm bố thí trong liên hệ giữa con người với nhau có nghĩa là tin tưởng vào người khác và để cho họ được có không gian, tự do và tự trọng.
However, even good relationships can have an element of clinging.Tuy nhiên, ngay trong những sự liên hệ tốt đẹp có thể cũng có yếu tố của bám víu.
All happy married couples hope that their marriage will last. Tất cả mọi cặp vợ chồng hạnh phúc đều hy vọng rằng hôn nhân của họ sẽ trường tồn.
An element of fear is always there: “He will leave.” “She will die.” Dầu vậy, yếu tố của sự sợ hãi luôn có mặt: “Anh ấy sẽ bỏ đi.” “Vợ mình có thể lìa đời trước mình.”
It may be painful to think of this, but we must remember that every marriage, no matter how happy, ends in separation.Nghĩ đến những điều này có thể khiến ta rất đau đớn, nhưng ta phải nhớ rằng mọi cuộc hôn nhân, dầu hạnh phúc tới đâu, cuối cùng cũng chia xa.
Even if a couple lives together for fifty years and dies together in bliss, at the time of death, they must part and go their separate ways according to their past deeds. Ngay nếu như một cặp vợ chồng sống với nhau năm mươi năm và cùng ra đi với nhau trong sự bình an, thì ở thời điểm của cái chết, họ cũng phải chia xa và đi theo con đường riêng của họ tùy theo các hành động trong quá khứ của họ.
A more subtle kind of clinging to the body is our attachment to our physical form and to our belief that we are in control of it.Một hình thức bám víu vi tế hơn đối với thân là sự chấp thân và nghĩ rằng ta làm chủ nó.
No matter how healthy and strong our body is now, we know that it will deteriorate with age and become weak and sick. Dầu hiện giờ cơ thể ta khỏe khoắn, lành mạnh tới đâu, ta cũng biết rằng với thời gian, tuổi tác nó sẽ trở nên yếu đuối, bệnh hoạn và hoại diệt.
Moreover, we cannot control what happens to our bodies. We cannot control whether our next sensation will be pleasant or unpleasant. Hơn nữa, ta không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy đến cho thân. Ta không thể biết giây phút kế tiếp ta sẽ vui hay buồn.
Nor can we control the stream of thoughts entering our minds. Mà ta cũng không thể kiểm soát dòng tư tưởng nào sẽ đi qua đầu ta.
For instance, try not to think of the image of a dog. Any luck? We cannot control even this much. Thí dụ, khi nghe đến từ ‘chó’, ta cố gắng không nghĩ đến hình ảnh của một con chó có được không? Chỉ có thế mà ta đã không kiểm soát được.
We try to defend ourselves against the onslaught of constant change by building up concepts and images and hanging on tight—to my house, my car, my job, my partner, my body—as if these things had their own existence that we could depend upon.Chúng ta cố gắng tự bảo vệ chống lại sự tấn công ào ạt của những đổi thay không ngừng bằng cách dựng nên các khái niệm, hình ảnh và chấp chặt vào đó - vào nhà của tôi, xe của tôi, công việc của tôi, người tình của tôi, thân của tôi - như thể tất cả những thứ này có một bản thể mà ta có thể nương tựa vào.
At the bottom of our holding on to these things is terror. Nguyên nhân sâu xa của sự bám víu này là lòng sợ hãi.
With time, no matter how tightly we hold on, everything in this world shifts and changes. Nhưng dầu ta có nắm giữ chúng chặt tới đâu, với thời gian, tất cả mọi thứ trên thế gian này đều biến chuyển, đổi thay.
The images we hold so tightly will shatter like glass. Tất cả rồi sẽ vỡ tan như kiếng.
Then how we suffer! Lúc đó ta sẽ đau khổ dường bao!
Possessing, clinging, or holding on to anything makes life more painful.Sự sở hữu, bám víu, hay chấp chặt vào bất cứ gì điều gì cũng khiến cuộc sống của ta thêm phiền não.
Using a material possession without clinging helps us avoid heartbreak when it is lost, broken, or stolen. Sử dụng một sở hữu vật chất mà không bám víu vào nó giúp ta tránh được đau khổ khi nó bị mất, bể, hay bị đánh cắp.
Also, holding on to our families and friends or to our sense of personal identity—my title or occupation, my family background, my position in the world—leads to suffering when, as is inevitable, these concepts dissolve. Cũng thế, bám víu vào gia đình, bạn bè hay cảm nhận về ngã sở của ta - chức vị hay nghề nghiệp, nguồn gốc gia đình, vị trí trong xã hội - sẽ khiến ta khổ đau khi các khái niệm này vỡ tan một cách không thể tránh được.
When we do not cling, our mind is always at peace. Khi không bám víu, tâm ta luôn được tự tại.
This relaxed attitude consoles us, comforts us, and reduces our tension, anxiety, worry, and fear. Tâm trạng thoải mái này bao bọc, che chở ta, và làm giảm bớt sự căng thẳng, bồn chồn, lo âu, và sợ hãi của ta.
Developing an attitude of not clinging requires, at first, that we spend a certain amount of time alone.Muốn phát triển thái độ không bám víu, trước hết, ta phải dành một số thời gian đơn độc một mình.
Many of us cling to the experience of being with others out of fear of being lonely. Đa số chúng ta bám víu vào việc được ở bên người khác vì sợ cô đơn.
But aloneness is not loneliness. Nhưng một mình không có nghĩa là cô đơn.
 Rather, it is singleness that creates space for us to think, reflect, meditate, and free the mind from noise and attachment. Đúng hơn, chính sự đơn độc tạo ra không gian cho chúng ta suy nghĩ, quán tưởng, thiền định và giải thoát tâm khỏi sự ồn ào và bám víu.
As our greed, hatred, and delusion diminish through our solitary practice of mindfulness and meditation, we strengthen our ability to be with others without clinging. Khi lòng tham, sân, và si của ta giảm thiểu qua sự thực tập chánh niệm và thiền quán, thì khả năng có mặt với người mà không bám víu vào họ được tăng thêm sức mạnh.
When the mind is at peace, we can be in company with many people without attachment and the suffering it brings. Khi tâm tự tại, thì dầu giao tiếp hay có mặt bên bao người, ta vẫn không bám víu, do đó tránh được sự khổ đau do tâm bám víu mang đến.
The Buddha walked many miles every day with thousands of monks, nuns, and laypeople around him.Mỗi ngày Đức Phật đi bộ nhiều dặm đường với hàng ngàn tăng, ni và cư sĩ chung quanh người.
Some came to live with him. Một số sinh sống trong tăng đoàn với Đức Phật.
Some came to talk to him. Some came to discuss their problems with him. Số khác đến tham vấn với Ngài.
Some came to ask him questions. Số nữa đến thưa hỏi về những vấn đề của họ.
Some came to argue with him. Some came simply to listen to his discourses. Hay để tranh luận với Đức Phật, hoặc đơn thuần chỉ đến để nghe Pháp.
The Buddha carried his aloneness within him, even in a crowd. Dầu ở giữa đám đông, Đức Phật vẫn giữ hạnh đơn độc riêng mình.
His attitude of nonattachment was total. Thái độ không bám víu của Ngài thật toàn vẹn.
Occasionally, some of the monks, nuns, or laypeople who followed the Buddha spent time alone in the forests perfecting their practice of nonattachment. Thỉnh thỏang, một số các tăng ni hay cư sĩ, đệ tử của Phật, trải qua thời gian sống độc cư trong rừng, hầu vẹn toàn sự thực hành tâm buông xả của họ.
But they did not live in the forest forever. Nhưng họ không sống mãi trong rừng.
As they let go of attachment, they learned to live with other people while maintaining a solid, well-grounded state of mind. Khi họ đã buông bỏ được tâm bám víu, họ tập sống với người khác trong lúc vẫn duy trì một trạng thái tâm vững vàng, tự tại.
That state of mind is called renunciation.Trạng thái tâm đó được gọi là xả ly.
Renunciation is not only for monks and nuns but for anyone who loves solitude or who longs to live without bondage. Hạnh xả ly không chỉ được áp dụng cho tăng ni mà còn cho tất cả những ai yêu thích cuộc sống đơn độc hay người muốn sống không có những sự ràng buộc.
All renounced people, even monks and nuns, live with others some of the time. Tất cả những người thực hành hạnh xả ly, ngay chính các vị tăng ni, cũng phải sống với ai đó một khoảng thời gian nào đó.
Mindfulness of Skillful Thinking helps us create a stable psychological state so that we are not bothered by the changing conditions of our physical environment or by other people. Chánh tư duy giúp chúng ta có được một trạng thái tâm lý vững chãi để ta không bị những sự thay đổi của hoàn cảnh sống hay con người phiền nhiễu ta.
Like the Buddha, we learn to carry our renunciation within ourselves. Theo gương Đức Phật, ta tu tập để trong tâm luôn duy trì hạnh xả ly.
Letting go of clinging also requires that we renounce attachment to our beliefs, opinions, and ideas.Buông xả cũng đòi hỏi chúng ta phải buông bỏ sự bám víu đối với niềm tin, quan niệm hay tư tưởng của chúng ta.
This is difficult. Điều đó rất khó.
We tend to derive our sense of personal identity—to define ourselves—by what we think about various issues. Ta có khuynh hướng đánh đồng sự cảm nhận về những gì chúng ta suy nghĩ đối với nhiều vấn đề khác nhau, với một cá thể riêng biệt - để tự xác định mình.
Often we get so caught up in this identification that we feel personally attacked when someone criticizes the political candidate we are supporting or our opinion about some question of public policy. Rồi ta lại bị kẹt vào trong sự xác định này đến nỗi ta cảm thấy cá nhân mình bị tấn công, khi có ai đó chỉ trích vị ứng cử viên chính trị mà ta ủng hộ, hoặc phê bình ý kiến của chúng ta về một số vấn đề của các chính sách cộng đồng.
Yet our ideals, opinions, or views are also subject to the law of impermanence. Tuy nhiên lý tưởng, ý kiến, hay quan điểm của ta cũng tuân theo luật vô thường.
Think back to what you believed at age sixteen or at age thirty, and you’ll see just how changeable your personal beliefs are. Hãy nhớ lại những điều bạn đã tin tưởng ở tuổi mười sáu hay ba mươi, và bạn sẽ thấy rằng các quan niệm cá nhân của bạn đã thay đổi như thế nào.
On a larger scale, throughout history people all over the world have gone to war in the name of their cherished opinions or beliefs.Trên một bình diện rộng hơn, xuyên suốt lịch sử nhân loại trên khắp thế giới, chiến tranh đã xảy ra dưới danh nghĩa của các ý kiến hay quan điểm mà người ta tôn thờ.
The amount of killing we humans do to protect our material possessions is insignificant as compared to the killing we do to protect unwholesome beliefs, such as racial or religious bigotry. Sự sát hại mà nhân loại chúng ta làm để bảo vệ các sở hữu vật chất thì không đáng kể nếu so sánh với những sự giết chóc mà ta làm để bảo vệ những quan điểm không chánh đáng, như là sự phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa tôn giáo mù quáng.
Bring to mind the cherished beliefs that have led to war and ask whether protecting them was worth war’s terrible cost. Hãy thử xét xem những niềm tin được tôn thờ đã dẫn đến chiến tranh, chúng có xứng đáng được bảo vệ bằng những chi phí khủng khiếp của chiến tranh.
Letting go of unwholesome thoughts, words, and deeds creates the space for us to cultivate wholesome thoughts such as loving-friendliness, appreciative joy, nonviolence, and equanimity.Buông xả các ý nghĩ, lời nói, và hành động bất thiện tạo ra không gian cho chúng ta vun trồng các thiện pháp như là từ bi, hỷ, bất bạo động, và xả ly.
But we should not be attached even to these wholesome thoughts. Ngay đối với các thiện pháp, ta cũng không nên quá bám víu vào chúng.
Letting go requires us to go beyond good and evil. Tâm buông xả đòi hỏi chúng ta phải vượt lên trên sự phân biệt tốt, xấu.
In the end, the Buddha told us, even his teachings must be cast aside: “These teachings are like a raft, to be abandoned once you have crossed the flood. Đức Phật đã dạy, cuối cùng rồi ngay cả giáo lý của Ngài, chúng ta cũng phải để qua một bên: “Giáo lý này giống như chiếc bè, phải được để lại một khi bạn đã qua sông.
Since you should abandon even good states of mind generated by these teachings, how much more so should you abandon bad states of mind!” (M 22) Nếu như ta phải buông xả cả những trạng thái tâm thanh tịnh do giáo lý này mang đến, thì đối với các trạng thái tâm bất thiện, ta còn phải buông bỏ nhiều hơn thế nữa!” (M 22)
I am not suggesting that you will be able to give up your clinging all of a sudden or become liberated overnight.Tôi không có ý nói rằng bạn sẽ có thể buông bỏ tất cả mọi bám víu ngay lập tức hay sẽ được giải thoát chỉ trong một thời gian ngắn.
Seeking “instant enlightenment” can be just a big ego trip. Tìm kiếm “một sự giác ngộ ngay tức khắc” có thể chỉ là một sự phô trương bản ngã.
As I travel and teach, sometimes people approach me and inform me that they have quickly reached enlightenment. Khi tôi đi hoằng pháp, thỉnh thỏang cũng có người đến gặp, thưa trình rằng họ đã đạt được giác ngộ rất nhanh chóng.
I respond by quoting the Buddha’s description of the attributes of someone who has attained stages of enlightenment. Tôi trả lời bằng cách lặp lại lời diễn tả của Đức Phật về những đặc tính của một người đã đạt đến các giai đoạn của giác ngộ.
Since the people speaking to me do not have these attributes, they sometimes become very disappointed or even angry with me because my response does not please their egos. Vì những người này không có những đặc tính đó, họ trở nên rất thất vọng, đôi khi nổi sân cả với tôi vì phản ứng của tôi không làm đẹp lòng họ.
Attachment is built into our psyches and strengthened over many lifetimes.Sự bám víu đã tiềm ẩn trong tâm thức chúng ta và tăng trưởng qua nhiều đời, nhiều kiếp.
It is impossible to let it go quickly or easily. Không thể buông bỏ nó một cách nhanh chóng, dễ dàng như thế.
We do not have to wait lifetimes to make a start, however. Tuy nhiên, chúng ta không phải đợi qua nhiều kiếp sống mới có thể bắt đầu.
With proper understanding, patience, effort, and mindfulness, we can begin to free ourselves from our bondage and even attain full enlightenment in this lifetime. Có sự hiểu biết đúng đắn, lòng kiên nhẫn, tinh tấn, và chánh niệm, là chúng ta có thể bắt đầu tự giải thoát khỏi những ràng buộc, kể cả việc có thể đạt được sự giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này.
To achieve happiness, we must start today to develop the skillful thought of letting go of attachment and replacing it with open-minded generosity, flexibility, and detachment. Để đạt được hạnh phúc, ngay bây giờ ta phải bắt đầu phát triển chánh tư duy để buông xả các bám víu và thay thế chúng bằng tâm từ bi rộng mở, nhu nhuyễn, và buông xả.
Dealing with FearĐối Trị Lòng Sợ Hãi
When we begin to practice mindfulness of letting go, we often stumble on fear.Khi bắt đầu thực hành chánh niệm về tâm buông xả, chúng ta thường rơi vào trạng thái sợ hãi.
Fear arises because of an insecure, emotional, or greedy attachment to ideas, concepts, feelings, or physical objects, including our own body. Sợ hãi phát sinh vì sự thiếu tự tin, quá tình cảm hay quá tham đắm vào sự suy nghĩ, quan điểm, cảm thọ, hay các đối tượng vật lý, kể cả thân này.
It can also be caused by coming into contact with something that we do not understand or whose outcome is uncertain. Cũng có thể là do chúng ta tiếp cận với một điều gì đó mà ta không hiểu hay không biết kết quả cụ thể của nó.
Say, for example, that you have recently been told that you have cancer.Thí dụ, bạn vừa được biết mình bị ung thư.
You are scheduled to have surgery, after which your doctors will decide whether more treatment is needed. Bạn đã lên lịch để mổ, để sau đó bác sĩ sẽ quyết định là bạn có cần thêm phương pháp chữa trị gì khác không.
Now you are trying to meditate. Giờ bạn đang cố gắng hành thiền.
So many thoughts run through your mind. Nhưng có quá nhiều tư tưởng lộn xộn trong tâm bạn.
The thoughts and feelings build on each other, and you become increasingly agitated, upset, and very afraid. Các ý nghĩ và cảm xúc đan xen nhau, khiến bạn trở nên bực bội, buồn bã, và rất sợ hãi.
What should you do? Bạn sẽ làm gì bây giờ?
As you sit in meditation, watch as each mental state arises.Khi ngồi thiền, bạn hãy quán sát mỗi trạng thái tâm phát khởi.
If many thoughts and feelings come up at once, try to distinguish between them: “What is going to happen to me?”—fear. Nếu có quá nhiều tư tưởng và cảm xúc dâng trào cùng lúc, hãy cố gắng phân loại chúng: “Điều gì sẽ xảy ra cho tôi?” - đó là tâm sợ hãi.
“How dare the nurse say that to me!”—anger. “Cô y tá đó sao dám nói với tôi như thế!” - tâm sân hận.
“They need me! I can’t be sick! I can’t die!”—attachment. “Gia đình đang phụ thuộc vào tôi! Tôi không thể bệnh! Tôi không thể chết!” - tâm bám víu.
“This is the same diagnosis my friend had. His wife still cries when we talk about him.”—sadness. “Bạn tôi cũng bệnh thế này. Vợ anh ấy vẫn còn khóc khi nhắc đến anh ấy” - tâm phiền não.
“I hate needles!”—aversion. “Tôi ghét những mũi kim chích!” - tâm chống đối.
“Who should go with me to the next appointment?”—restlessness and worry. “Ai sẽ đưa tôi đi tái khám đây? - tâm bồn chồn, lo lắng.
“How many people survive this thing?”—fear. “Đã có bao nhiêu người sống sót từ căn bệnh này?” - tâm sợ hãi.
As you begin to sort them out, your thoughts and feelings become more manageable.Khi bạn bắt đầu phân loại chúng, tư tưởng và cảm xúc của bạn dễ quản lý hơn.
You stop being so caught up in the frightening stories that the mind is conjuring up, and you can start to reason with yourself. Bạn không còn bị vướng mắc vào những sự sợ hãi mà tâm bạn đã vẽ vời ra, và bạn có thể bắt đầu suy nghĩ một cách có lý hơn.
You can bring to mind consoling thoughts—the skill and compassion of your doctors and nurses, the recent advances in treatment, the people you know who are living full lives despite a diagnosis like yours. Bạn có thể trấn an tâm bằng những ý nghĩ như - khả năng và lòng tận tụy của các vị bác sĩ và y tá, những tiến bộ mới nhất trong việc chữa trị căn bệnh này, nhiều người bị chẩn đoán bệnh giống như bạn, vẫn sống cuộc sống bình thường.
As you counter the ideas that have been feeding your fear, you are practicing mindfulness in action.Khi bạn phản công lại với những tư tưởng khiến bạn lo âu sợ hãi như thế, là bạn đang thực hành chánh niệm bằng hành động.
You can see how the mind plays games with itself, using thoughts to create fear, and fear to create more thoughts. Bạn có thể thấy tâm có nhiều trò đến đâu, sử dụng ý nghĩ để tạo ra sợ hãi và sợ hãi để tạo ra thêm nhiều ý nghĩ nữa.
This may also be a good time for self-reflection. Đây có thể cũng là một cơ hội tốt để bạn tự quán chiếu.
You might examine your past behavior for times when fear caused you to act in unskillful ways. Bạn có thể quán xét lại những hành động trong quá khứ, những lúc do sợ hãi bạn đã hành động thiếu khôn khéo như thế nào.
You can resolve to remain mindful and not allow fear to cause you to act in such ways in the future. Từ đó bạn quyết giữ gìn chánh niệm, không để cho sự sợ hãi khiến bạn hành động như thế nữa trong tương lai.
Now that your mind is calm and clear, you can go back to meditating on the breath or other meditation object.Khi tâm đã an tĩnh, sáng suốt, bạn có thể trở về quán sát hơi thở hay một đối tượng thiền nào đó.
Accept the fact that fearful thoughts will arise in your meditation from time to time. Tuy nhiên phải biết rằng các tư tưởng, ý nghĩ sợ hãi sẽ lại phát sinh trong các thời khóa bạn tọa thiền.
With the experience you have gained, you can ignore their specific content and just witness what happens to all thoughts and feelings. Với kinh nghiệm đã có được, bạn có thể bỏ qua nội dung cụ thể của các suy nghĩ này, mà chỉ quán sát những gì xảy ra cho tất cả các ý nghĩ và cảm thọ của bạn.
You see that every mental object rises and peaks. Bạn sẽ nhận thấy rằng mọi tâm pháp phát sinh rồi đạt đến đỉnh điểm.
No matter how intense it is, if you stay with it—as if it were a friend who wants to hold your hand while walking through a difficult experience—you will also see every mental object fall away. Không cần biết nó mãnh liệt đến thế nào, nhưng nếu bạn trụ vào đó - như thể nó là người bạn muốn cầm tay để dẫn dắt bạn đi qua lúc khó khăn - bạn cũng sẽ thấy mọi tâm pháp đều qua đi.
Now that you have noticed the thinking process itself, you gain confidence that no matter how frightening a train of thought may be at the time, it eventually comes to an end. Giờ thì bạn đã ý thức được tiến trình tư duy, bạn đạt được sự tự tin rằng không cần biết một dòng tư tưởng đáng sợ hãi như thế nào có thể xuất hiện, rồi nó cũng phải qua đi.
Once you have managed to sit with strong fear completely, you will no longer see fear the same way.Một khi bạn đã hoàn toàn có thể đối phó với nỗi sợ hãi cùng cực, thì bạn sẽ không còn nhìn sợ hãi giống như trước nữa.
You’ll know that fear is just a natural mind state that comes and goes. Bạn biết rằng sợ hãi cũng chỉ là một trạng thái tâm bình thường đến rồi đi.
It has no substance and cannot hurt you. Nó không có bản thể và không thể làm tổn hại bạn.
Your attitude around fear begins to soften. Như thế thì thái độ của bạn đối với sợ hãi cũng bắt đầu nhẹ đi.
You know that you can observe and let go of whatever arises. Bạn biết rằng bạn có thể quán sát và buông bỏ bất cứ tâm pháp nào có thể phát sinh.
As you lose the fear of fear, you gain a sense of freedom. Khi bạn buông bỏ được lòng sợ hãi về sự sợ hãi, là bạn đạt được một cảm giác giải thoát.
The same strategy works with other unpleasant states of mind, including memories, imaginings, daydreams, or worries about problems you are facing.Phương pháp đó có thể áp dụng cho các trạng thái tâm tiêu cực khác, kể cả ký ức, sự tưởng tượng, mơ mộng hay lo lắng về những vấn đề bạn phải đối mặt.
Sometimes you may be afraid of unpleasant memories because you think that you may not be able to handle them. Đôi khi bạn có thể sợ hãi về những ký ức đau đớn vì bạn nghĩ rằng bạn không thể đối mặt với chúng.
But now you know that you can handle any state of mind that you might ordinarily want to repress. Nhưng giờ bạn biết rằng mình có thể đối phó với bất cứ trạng thái tâm nào mà trước đây bạn muốn chế ngự.
Your practice of mindfulness has taught you that it is not the mental states themselves that make you uncomfortable, but your attitude toward them.Công phu tu tập chánh niệm giúp bạn biết rằng không phải tự các trạng thái tâm khiến bạn phiền não, mà chính là thái độ của bạn đối với chúng.
You may have the idea that mental states are part of your own personality, part of your existence. Có thể bạn nghĩ rằng các trạng thái tâm tạo nên cá tính của bạn, là một phần của sự hiện hữu của bạn.
Then you try to reject the unpleasant ones as if they were foreign bodies. Rồi bạn cố gắng xua đẩy những thứ không dễ chịu như thể chúng là những bộ phận xa lạ.
But you cannot really reject any of them, because they were not yours in the first place. Nhưng thực sự bạn không thể xua đuổi bất cứ thứ gì, vì trước hết, chúng không phải là của bạn.
Your best response is to maintain a steady practice of observing your mind, without reacting with clinging or aversion to anything that comes up, but skillfully working to free the mind from all unwholesome states. Phản ứng tốt nhất là thường xuyên thực hành quán sát tâm một cách rốt ráo, không phản ứng bằng sự bám víu hay ghét bỏ đối với bất cứ tâm pháp nào, mà tinh tấn tu tập để giải thoát tâm khỏi tất cả mọi bất thiện pháp.
LOVING-FRIENDLINESSTình Thương Yêu
As you let go of negative states of mind, you create the space in your mind for the cultivation of positive thoughts.Khi buông bỏ được các trạng thái tâm tiêu cực, bạn sẽ tạo ra được không gian trong tâm để vun trồng những tư tưởng tích cực.
Skillful Thinking means that we replace angry or hostile thoughts with thoughts of loving-friendliness. Chánh tư duy có nghĩa là chúng ta thay thế những tư tưởng sân hận, thù ghét bằng tư tưởng của lòng thương yêu.
Loving-friendliness, or  metta , is a natural capacity. Lòng thương yêu, hay từ bi (metta), là một khả năng bẩm sinh.
It is a warm wash of fellow-feeling, a sense of interconnectedness with all beings. Đó là một cảm giác ấm cúng thấm đẫm tình đồng loại, một cảm giác tương quan với tất cả mọi chúng sanh.
Because we wish for peace, happiness, and joy for ourselves, we know that all beings must wish for these qualities. Vì chúng ta mong cầu hòa bình, hạnh phúc, niềm vui cho bản thân, chúng ta biết rằng tất cả mọi chúng sanh khác cũng đều mong muốn những thứ này.
Loving-friendliness radiates to the whole world the wish that all beings enjoy a comfortable life with harmony, mutual appreciation, and appropriate abundance. Tình thương yêu tỏa sáng cả thế giới với ước muốn rằng tất cả mọi chúng sanh đều được hưởng một cuộc sống thỏa mái trong sự hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, và đầy đủ vật chất.
Though we all have the seed of loving-friendliness within us, we must make the effort to cultivate it.Dầu tất cả chúng ta đều có hạt giống từ bi bên trong, nhưng ta phải cố gắng để vun trồng nó.
When we are rigid, uptight, tense, anxious, full of worries and fears, our natural capacity for loving-friendliness cannot flourish. Khi tâm ta tràn đầy lo lắng, gúc mắc, căng thẳng, và sợ hãi, thì khả năng thương yêu bẩm sinh khó thể thăng hoa.
To nurture the seed of loving-friendliness, we must learn to relax. Để dung dưỡng hạt giống thương yêu, ta phải tập thư giãn.
In a peaceful state of mind, such as we get from mindfulness meditation, we can forget our past differences with others and forgive their faults, weaknesses, and offenses. Trong trạng thái tâm an tịnh, như khi ta thực hành thiền chánh niệm, ta có thể quên đi những bất đồng trong quá khứ với người và tha thứ lỗi lầm, sự yếu đuối, xúc phạm của họ đối với ta.
Then loving-friendliness naturally grows within us. Lúc đó tình thương yêu tự nhiên sẽ tăng trưởng trong ta.
As is the case with generosity, loving-friendliness begins with a thought.Cũng giống như trường hợp của tâm xả, từ bi cũng bắt đầu bằng một ý nghĩ.
Typically, our minds are full of views, opinions, beliefs, ideas. Thông thường, tâm ta tràn đầy quan điểm, ý kiến, niềm tin, suy nghĩ.
We have been conditioned by our culture, traditions, education, associations, and experiences. Chúng ta đã được điều kiện hóa như thế bởi văn hóa, truyền thống, giáo dục, tương quan và quá khứ của chúng ta.
From these mental conditions we have developed prejudices and judgments. Từ những điều kiện tư tưởng đó chúng ta tạo dựng nên các thành kiến và phán đoán.
These rigid ideas stifle our natural loving-friendliness. Những suy nghĩ hạn hẹp này bóp nghẹt tình thương yêu sẵn có trong ta.
Yet, within this tangle of confused thinking, the idea of our friendly interconnection with others does come up occasionally. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của sự suy nghĩ sai lầm này, ý nghĩ về sự tương quan thân thiện với người đôi khi cũng xuất hiện.
We catch a glimpse of it as we might glimpse a tree during a flash of lightning. Chúng ta thoáng nhìn thấy nó như khi ta thoáng nhận ra cảnh vật qua tia chớp của sấm sét.
As we learn to relax and let go of negativity, we begin to recognize our biases and not let them dominate our minds. Khi ta tu tập buông thư, xả bỏ mọi tiêu cực, ta bắt đầu nhận ra được các thành kiến phân biệt của chúng ta và không để chúng làm chủ tâm mình.
Then the thought of loving-friendliness begins to shine, showing its true strength and beauty. Khi đó tâm từ bi, thương yêu mới bắt đầu tỏa sáng, hiển lộ sức mạnh và vẻ đẹp thực sự của nó.
The loving-friendliness that we wish to cultivate is not love as we ordinarily understand it.Tình thương yêu mà chúng ta muốn vun trồng không phải là thứ tình yêu mà ta thường biết đến.
When you say you love so-and-so, what you conceive in your mind is generally an emotion conditioned by the behavior or qualities of that person. Khi nói thương yêu ai, trong tâm tưởng chúng ta thường xuất hiện một tình cảm bị điều kiện hóa bởi các hành động hay đức tính của người đó.
Perhaps you admire the person’s appearance, manner, ideas, voice, or attitude. Có thể là ta ngưỡng mộ vẻ bề ngoài, cách cư xử, sự suy nghĩ, giọng nói hay thái độ của người đó.
Should these conditions change, or your tastes, whims, and fancies change, what you call love might change as well. Nếu các điều kiện này thay đổi, những gì ta gọi là tình thương yêu có thể cũng thay đổi theo.
In extreme cases, your love might even turn to hate. Trong những trường hợp cực đoan, tình thương yêu đó còn có thể biến thành hận thù.
This love-hate duality pervades all our ordinary feelings of affection. Tính yêu - ghét này trùm phủ mọi tình cảm bình thường của ta.
You love one person and hate another. Ta yêu người này và ghét kẻ kia.
Or you love now and hate later. Hay giờ thì yêu, sau lại ghét.
Or you love whenever you feel like it and hate whenever you feel like it. Hoặc khi muốn yêu thì yêu, lúc muốn ghét thì ghét.
Or you love when everything is smooth and rosy and hate when anything goes wrong. Hay ta yêu khi mọi thứ đều diễn tiến tốt đẹp, nhưng khi có sự cố gì thì lại ghét.
If your love changes from time to time, place to place, and situation to situation in this fashion, then what you call love is not the skillful thought of loving-friendliness.Nếu tình thương yêu của chúng ta thay đổi theo thời gian, không gian, và hoàn cảnh như thế, thì cái mà ta gọi là tình yêu không phải là tình thương yêu chân chánh.
It may be erotic lust, greed for material security, desire to feel loved, or some other form of greed in disguise. Đó có thể là nhục dục, lòng ham muốn được đảm bảo về vật chất, ước muốn được thương yêu, hay một số hình thức ngụy tạo khác của lòng tham ái.
True loving-friendliness has no ulterior motive. Tình thương yêu chân chính không có một động lực ngoại tại nào.
It never changes into hate as circumstances change. Nó chẳng bao giờ đổi thành ghét khi hoàn cảnh thay đổi.
It never makes you angry if you do not get favors in return. Nó chẳng bao giờ khiến ta trở nên hận thù nếu tình yêu của ta không được đáp trả.
Loving-friendliness motivates you to behave kindly to all beings at all times and to speak gently in their presence and in their absence. Tình thương yêu chân chánh thúc đẩy chúng ta luôn đối xử tử tế với tất cả mọi người, và nói những điều tốt lành về người, dầu họ có mặt hay vắng mặt.
When fully matured, your net of loving-friendliness embraces everything in the universe without exception.Khi đã thực sự giác ngộ, bạn sẽ yêu thương tất cả vạn vật trong vũ trụ không phân biệt.
It has no limitations, no boundaries. Tình thương yêu đó không giới hạn, không biên giới.
Your thought of loving-friendliness includes not only all beings as they are at this moment but also your wish that all of them, without any discrimination or favoritism, will be happy in the limitless future. Bao gồm không chỉ tất cả mọi chúng sanh có mặt trong hiện tại, mà ta còn mong cho tất cả, không có sự phân biệt hay thiên vị nào, được hạnh phúc trong tương lai vô cùng tận.
Let me tell you a story of the powerful, far-reaching effects that an act of loving-friendliness can have:Hãy để tôi chia sẻ với bạn câu chuyện về một hành động từ bi có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người.
In a little house in India lived an old lady and her young daughter.Có một bà lão và con gái sống trong một ngôi nhà nhỏ ở Ấn Độ.
Nearby in a hut lived a meditating monk. Gần đó có một vị thiền sư sống trong một túp lều nhỏ.
Out of respect, the old lady called the monk her son and asked her daughter to treat him as her brother. Do lòng mến mộ, bà lão coi vị tu sĩ như là con trai của mình và dạy con gái phải đối xử với vị ấy như là anh ruột của mình.
Every morning the monk went to the village to collect cooked food for his midday meal. Mỗi sáng vị tu sĩ đều xuống làng để khất thực.
He never forgot to stop at the little house to get the small quantity of food that old lady and her daughter offered him with great affection and devotion. Ông không bao giờ quên dừng lại ở ngôi nhà nhỏ đó để thọ lãnh thực phẩm mà bà lão và con gái cúng dường cho ông với tất cả lòng ngưỡng mộ và thành kính.
Every afternoon he returned to the village to see his supporters and encourage them to practice meditation and live peaceful lives. Mỗi chiều ông lại xuống làng để thăm viếng các vị thí chủ, khuyến khích họ tu thiền và sống một cuộc sống an bình.
One afternoon on his way to the village, the monk overheard a conversation between the old lady and her daughter.Một buổi chiều trên đường xuống làng, vị tu sĩ nghe được câu chuyện giữa bà lão và con gái.
The old lady told her daughter, “Darling, tomorrow your brother will come to our house on his alms round. Bà lão bảo con gái, “Con ơi, ngày mai anh con sẽ đến nhà chúng ta khất thực.
Here is ghee; here is honey; here is rice; here are spices; here are vegetables. Đây là bơ sữa; đây là mật; đây là gạo, đây là gia vị; đây là rau cải.
Make sure that you prepare a delicious meal for him. Hãy chuẩn bị một bữa ăn thiệt ngon cho anh con.
The daughter asked the mother, “Where will you go tomorrow?”Người con gái hỏi mẹ, “Thưa, ngày mai mẹ sẽ đi đâu?”
“I plan to spend the day in the forest meditating by myself.“Mẹ định vào rừng để tọa thiền cả ngày.
“But what will you eat?”“Nhưng mẹ sẽ ăn gì?”
“I will make a little rice soup from today’s leftover rice.“Hôm nay còn lại một ít cơm, mẹ sẽ dùng để nấu cháo.
That is enough for me. Thế cũng đủ cho mẹ rồi.
But make sure that you make a good meal for your brother and offer it to him when he comes to our house. Nhưng con phải nhớ làm một bữa ăn thật ngon cho anh con và cúng dường khi anh đi ngang qua nhà.
Hearing this conversation, the monk thought, “This old lady loves and respects me so much that she ordered her daughter to make a delicious meal for me when she herself is going to eat a simple rice soup made out of stale rice.Nghe được cuộc đối thoại này, vị tu sĩ nghĩ, “Bà lão này yêu thương và kính trọng ta đến nỗi bà dạy con gái sửa soạn một bữa ăn thật ngon cho ta trong khi bản thân bà chỉ ăn một ít cháo nấu từ phần cơm thừa còn lại.
I don’t deserve that delicious meal until I attain full enlightenment. Ta không xứng đáng nhận được bữa cơm ngon đó nếu ta không tu chứng được gì.
I must make myself worthy of her loving gift. Ta phải tu tập sao cho xứng đáng với món quà đầy tình thương của bà lão.
This is the time for me to make unremitting effort to liberate myself from all negative states of mind. Đây là lúc ta phải cố gắng không ngừng nghỉ để giải thoát bản thân khỏi những trạng thái tâm bất thiện.
The monk hung up his upper robe.Vị tu sĩ trở về cất y áo lại.
He decided not go to the village again to collect food until he attained full liberation of mind. Ông quyết không xuống làng khất thực cho đến khi đã tu chứng, đạt được tâm giải thoát.
He sat down on his meditation seat making the following resolution: “Let my blood dry up. Ông ngồi xuống chiếu thiền với những lời tự nguyện như sau: “Dầu cho máu tôi có khô đi.
Let my flesh wither. Dầu cho da thịt tôi có tan rã.
Let this body be reduced to a skeleton. Dầu cho thân này chỉ còn là bộ xương.
I shall not get up from this seat without attaining the final stage of liberation. Tôi sẽ không đứng dậy cho đến khi đạt được giác ngộ hoàn toàn.
With that vow, the monk meditated the entire afternoon, the entire night, and part of next morning.Với lời nguyện đó, vị tu sĩ tọa thiền suốt cả buổi chiều, cả đêm, và một phần của buổi sáng hôm sau.
Just before the time came for him to go on his alms round, he attained his goal. Chỉ trước khi đến thời gian để ông đi khất thực, ông đạt được mục đích của mình.
Then the monk put on his robes and went to the village taking his alms bowl. Sau đó vị tu sĩ lại đấp y và đi xuống làng để khất thực.
When he visited the little house, the daughter of the old lady offered him the delicious meal. Khi đến trước ngôi nhà nhỏ, người con gái đã cúng dường ông một bữa ăn thịnh soạn.
The young lady waited anxiously for her mother to return home from her day’s meditation.Cô gái sốt ruột đợi mẹ về sau một ngày tọa thiền.
That evening, as soon as the mother arrived home, the daughter ran up to her and said, “Mother I have never seen our monk so serene, so composed, so radiant, calm, so beautiful. Buổi chiều đó, ngay khi người mẹ về đến nhà, người con gái đã chạy ra đón và bảo, “Mẹ ơi, con chưa bao giờ thấy vị tu sĩ của chúng ta nghiêm trang, đỉnh đạt, rạng rỡ, thanh tịnh, đẹp đẽ đến thế!”
“My dear, he must have attained true freedom, liberation from negative states of mind.“Con ơi, có lẽ vị ấy đã đạt được sự giải thoát, tự do thật sự khỏi tâm tiêu cực.
We are very fortunate to have such a monk so close to our home. Chúng ta thật may mắn có được một vị tu sĩ như thế ở cạnh nhà.
But if we really honor him, we must follow in his footsteps. Nhưng nếu thực sự kính trọng người, chúng ta phải đi theo con đường của người.
From now on, let us meditate more vigorously so that we might achieve the same state. Từ bây giờ, chúng ta phải hành thiền một cách tinh tấn để chúng ta cũng có thể đạt được cùng trạng thái đó.
So both mother and daughter meditated until they, too, reached higher stages of attainment.Từ đó cả hai mẹ con đều tinh tấn hành thiền cho đến lúc họ cũng chứng được các tầng thiền định.
Many villagers followed their example and attained stages of enlightenment. Nhiều dân làng noi theo gương họ và cũng chứng đạt các tầng định.
Such was the far-reaching effect of the loving-friendliness of an old lady. (MA i 225) Đó là ảnh hưởng sâu rộng của lòng từ bi của bà lão. (MA I 225)
Loving Your EnemiesLòng Từ Bi Đối Với Kẻ Thù
Some people wonder how they can extend the feeling of loving-friendliness toward their enemies. Có người sẽ tự hỏi làm sao mà họ có thể từ bi đối với kẻ thù.
They wonder how they can say sincerely, “May my enemies be well, happy, and peaceful. Làm sao mà họ có thể nói một cách chân thật, “Cầu cho kẻ thù của tôi được hạnh phúc, bình an, sức khỏe.
May no difficulties or problems come to them. Cầu cho họ không bị những khó khăn hay hoạn nạn.
This question arises from mistaken thinking.Câu hỏi này phát khởi từ sự suy nghĩ sai lầm.
A person whose mind is filled with problems may behave in a way that offends or harms us. Người với tâm đầy phiền não có thể cư xử, hành động xúc phạm hay làm hại đến ta.
We call that person an enemy. Do đó, ta coi họ là kẻ thù.
But in actuality, there is no such person as an enemy. Nhưng thực sự ra không có ai là kẻ thù của ta cả.
It is the person’s negative state of mind that is causing us problems. Chỉ có trạng thái tâm tiêu cực của người đó gây ra vấn đề cho ta.
Mindfulness shows us that states of mind are not permanent. Chánh niệm giúp chúng ta thấy rằng các trạng thái tâm không thường hằng.
They are temporary, correctable, adjustable. Chúng chỉ tạm bợ, có thể sửa đổi, có thể biến chuyển.
In practical terms, the best thing I can do to assure my own peace and happiness is to help my enemies overcome their problems.Cách tốt nhất để ta được an vui, hạnh phúc là giúp kẻ thù của mình giải quyết các vấn đề của họ.
If all my enemies were free of pain, dissatisfaction, affliction, neurosis, paranoia, tension, and anxiety, they would no longer have reason to be my enemies. Nếu tất cả các kẻ thù của ta đều được giải thoát khỏi khổ đau, bất mãn, sân hận, nghi ngờ, căng thẳng, bực tức, thì họ không có lý do gì để làm kẻ thù của ta cả.
Once free of negativity, an enemy is just like anybody else—a wonderful human being. Một khi đã không còn những khổ đau, thì kẻ thù cũng giống như bao người khác - một chúng sinh tuyệt vời.
We can practice loving-friendliness on anyone—parents, teachers, relatives, friends, unfriendly people, indifferent people, people who cause us problems.Chúng ta có thể thực hành tâm từ bi đối với tất cả mọi người - cha mẹ, thầy cô, thân quyến, bạn bè, người không thân thiện, người lạnh lùng, người gây khó khăn cho ta.
We do not have to know or be close to people to practice loving-friendliness toward them. Không cần phải quen biết hay thân thiết với ai mới có thể trải tâm từ bi đến với họ.
In fact, sometimes it’s easier not to know people. Thật ra, đôi khi không biết rõ về họ lại dễ dàng hơn.
Why? Because if we don’t know them, we can treat all people alike. Tại sao? Vì nếu không biết họ, chúng ta có thể đối xử với tất cả mọi người giống như nhau.
We can look at the many, many beings in the universe as if they were specks of light in space and wish them all to be happy and at peace. Chúng ta có thể xem bao chúng sinh trong vũ trụ như là những đốm sáng trong không gian và ước nguyện cho tất cả họ được hạnh phúc, bình an.
Though merely wishing may not make this so, cultivating the hope that others might enjoy loving-friendliness is a skillful thought that fills our own minds with contentment and joy. Mặc dù chỉ có ước muốn của chúng ta thì khó thể thành sự thật, nhưng gieo trồng được ước nguyện rằng tha nhân có thể hưởng thụ được tình thương yêu là một thiện ý có thể mang lại hỷ lạc cho tâm ta.
If everyone holds the thought that everyone else enjoys loving-friendliness, we will have peace on earth.Nếu mọi người đều ước muốn cho người khác được hạnh phúc, được thương yêu, thì chúng ta sẽ có được hòa bình trên thế giới.
Say there are six billion people in the world, and each one cultivates this wish. Giả sử có sáu tỷ người trên thế giới, và mỗi người đều vun trồng ước nguyện này.
Who will be left to cultivate hatred? There will be no more struggle, no more fighting. Thì đâu còn có ai để gieo hận thù? Sẽ không còn tranh đấu, không còn đánh nhau.
Every action comes from thinking. Mọi hành động đều đến từ tâm.
If the thought is impure, the actions that follow from that thought will be impure and harmful. Nếu tâm không trong sạch, thì hành động theo sau tâm ý đó sẽ không trong sạch và tai hại.
The opposite is also true. Điều ngược lại cũng đúng.
As the Buddha told us, the pure thought of loving-friendliness is more powerful than hatred, more powerful than weapons. Như Đức Phật đã dạy chúng ta, ý nghĩ trong sạch về từ bi, tình thương thì mạnh mẽ hơn hận thù, mãnh liệt hơn vũ khí.
Weapons destroy. Vũ khí tàn phá.
Loving-friendliness helps beings live in peace and harmony. Nhưng tình thương giúp con người sống trong hòa bình và hòa hợp.
Which do you think is more lasting and more powerful? Vậy bạn thử nghĩ điều gì sẽ mạnh mẽ hơn và sẽ tồn tại lâu hơn?
Dealing with AngerĐối Trị Sân Hận
The main obstacle to loving-friendliness is anger.Rào cản lớn nhất đối với lòng từ bi là sân hận.
When anger and hatred consume us, there is no room in our minds for friendly feelings toward ourselves or toward others, no space for relaxation or peace. Khi lòng ta tràn đầy sân hận, thì tâm không còn chỗ cho tình cảm thương yêu đối với bản thân hay đối với người khác, không còn chỗ cho hòa bình hay tự tại.
We each react to anger in our own way. Mỗi người phản ứng với sân hận theo cách riêng của mình.
Some people try to justify their angry feelings. They tell themselves again and again, “I have every right to be angry.” Người thì cố gắng để bào chữa cho các cơn giận của mình bằng cách tự nhủ, “Tôi có quyền được giận.”
Others hold on to their anger for a long time, even months or years.Người khác thì chấp vào sự giận hờn của họ một thời gian dài, đôi khi hàng tháng hay hàng năm.
They feel that their anger makes them very special, very righteous. Họ cảm thấy rằng sự sân hận đó khiến họ rất đặc biệt, rất nguyên tắc.
Still others lash out physically against those who anger them. Cũng có người lại biểu lộ lòng hận thù ra ngoài bằng những hành động chống báng lại kẻ mà họ giận ghét.
Whatever your style, you can be sure of one thing: Your anger ultimately hurts you more than it hurts the person you’re angry with. Không cần biết cách bạn thể hiện lòng sân hận như thế nào, bạn có thể chắc chắn về một điều: tâm sân hận rút lại làm hại bạn nhiều hơn là nó hại người bạn giận.
Have you noticed how you feel when you are angry? Do you experience tension, pain in your chest, burning in your stomach, blurred eyesight? Does your reasoning become unclear, or your speech turn harsh and unpleasant? Doctors tell us that these common manifestations of anger have serious consequences for our health—high blood pressure, nightmares, insomnia, ulcers, even heart disease.Bạn có để ý mình cảm thấy thế nào khi giận dữ không? Bạn có cảm nhận được sự căng thẳng, khó chịu trong lồng ngực, bụng nóng bừng, mắt mờ đi không? Có phải là đầu óc bạn trở nên tối tăm, lời nói trở nên cộc cằn, khó nghe hơn không? Các bác sĩ bảo rằng thường xuyên biểu lộ sân hận mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta - máu cao, ác mộng, mất ngủ, đau dạ dày, hay ngay cả đau tim.
The emotional toll of anger is equally grim. Lòng sân hận cũng nguy hại cho tâm không kém.
To put it bluntly, anger makes us feel miserable. Nói một cách thẳng thắng là sân hận khiến thân tâm ta rất khổ sở.
Anger also disrupts our relationships.Sân hận cũng làm rạn nứt các mối liên hệ tương quan với người.
Don’t you generally try to avoid people who are angry? In the same way, when you are angry, people avoid you. Bạn thường tránh gặp người bạn đang giận, có đúng không? Ngược lại cũng thế, khi biết bạn giận, người kia cũng tránh bạn.
No one wants to associate with someone in the grip of anger. Không ai muốn quan hệ với người đang trong cơn nóng giận.
An angry person can be irrational, even dangerous. Người tràn đầy sân hận có thể rất vô lý, nhiều khi còn nguy hiểm nữa.
Moreover, anger often does no damage to the person toward whom it is directed.Hơn thế nữa, sân hận thường không tác hại nhiều đến người bị giận.
In most cases, your anger with someone who insulted you harms that person not at all. Trong nhiều trường hợp, ta nóng giận với người đã xúc phạm ta, nhưng họ không hề hay biết, nên không ảnh hưởng gì đến họ cả.
Rather, it’s you who are red in the face, you who are shouting and making a scene, you who look ridiculous and feel miserable. Ngược lại, chính ta là người phải đỏ mặt, phải lớn tiếng và tạo ra một cảnh tượng khó coi, khiến ta cảm thấy rất khổ sở.
Your adversary may even find your anger entertaining. Kẻ kình địch còn có thể diễu cợt sự giận dữ của ta.
An attitude of habitual ill will and resentment can adversely affect your health, your relationships, your livelihood, your future. Có thái độ quen giận hờn, oán trách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, các mối liên hệ, cách sống, và tương lai của chúng ta.
You yourself may even experience the terrible things you wished upon your adversary. Chính ta cũng có thể phải hứng chịu những tai họa mà ta mong muốn xảy đến cho kẻ thù của ta.
Since it’s clear that anger can hurt us, what can we do about it? How can we let go of anger and replace it with loving-friendliness?Rõ ràng là sân hận có thể làm hại bản thân ta, vậy ta phải đối phó với nó như thế nào? Làm sao ta có thể buông bỏ sân hận và thay thế nó bằng tâm từ bi, tình thương yêu?
In working with anger, we must first determine to restrain ourselves from acting on angry impulses.Để đối phó với sân hận, trước hết chúng ta phải quyết định tự kiềm chế không hành động theo bản năng sân hận.
Whenever I think about restraint, I remember my uncle’s elephant. Bất cứ khi nào tôi nghĩ về sự kiềm chế, tôi lại nhớ đến con voi của cậu tôi.
When I was a little boy, my uncle had a big, beautiful elephant. Khi tôi còn nhỏ, cậu tôi có một con voi rất to và rất đẹp.
My friends and I used to like to tease this animal. Bạn bè và tôi thường thích chọc phá con vật này.
We would throw stones at her until she became angry with us. Chúng tôi thường chọi đá vào voi cho đến khi nó nổi xung lên.
The elephant was so big, she could have crushed us if she had wanted to. Con voi rất to lớn, nó có thể giẫm nát chúng tôi nếu nó muốn.
What she did instead was remarkable. Nhưng thay vào đó, nó đã làm một điều rất đáng ngưỡng mộ.
One time when we threw stones at her, the elephant used her trunk to grab a stick about the size of a pencil and to spank us with this little stick.Một lần kia khi chúng tôi chọi đá, con voi dùng vòi để bẻ một cành cây nhỏ khoảng cỡ độ một cây viết chì và đánh chúng tôi với cành cây nhỏ đó.
She showed great self-restraint, doing only what was needed to make us respect her. Nó đã bày tỏ một sự kiềm chế không lường được, chỉ làm những gì cần thiết để khiến chúng tôi phải nể sợ nó.
For a few days after that, the elephant held a grudge against us and would not let us ride her. Vài ngày sau đó con voi còn hận chúng tôi, nên không để chúng tôi cưỡi nó.
My uncle told us to take her to the big creek, where we scrubbed her skin with coconut shells while she relaxed and enjoyed the cool water. Cậu tôi bảo chúng tôi dẫn nó ra một dòng suối lớn, lấy vỏ dừa chà da cho nó, trong khi nó thư giãn và tận hưởng nguồn nước mát.
After that, she completely let go of her anger toward us. Sau đó, nó hoàn toàn buông xả sự giận hờn đối với chúng tôi.
Now I tell my students, when you feel justified in reacting violently out of anger, remember the moderate response of my uncle’s big, gentle elephant. Khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn đúng khi phản ứng một cách mạnh mẽ trong cơn giận, tôi khuyên bạn, hãy nhớ đến phản ứng đầy kiềm chế của con voi to mà hiền lành của cậu tôi.
Another way of dealing with anger is to reflect on its results.Một phương cách khác để đối trị với sân hận là quán sát kết quả của nó.
We know very well that when we are angry, we do not see the truth clearly. Chúng ta biết rất rõ rằng khi giận dữ, ta không thể thấy sự thật một cách rõ ràng.
As a result, we may commit many unwholesome actions. Do đó, chúng ta có thể phạm vào những hành vi bất thiện.
As we have learned, our past intentional actions are the only thing we really own. Như chúng ta đã biết, các hành động có chủ tâm trong quá khứ là thứ duy nhất thật sự là của chúng ta.
Our future life is determined by our intentional actions today, just as our present life is heir to our previous intentional behavior. Cuộc sống tương lai còn tùy thuộc vào những hành động cố ý của ngày hôm nay, giống như là cuộc sống hiện tại là kết quả của những hành động có chủ tâm trong quá khứ.
Intentional actions committed under the influence of anger cannot lead to a happy future. Những hành động có chủ tâm được thực hiện dưới ảnh hưởng của tâm sân hận không thể dẫn ta đến một tương lai hạnh phúc.
The best antidote to feelings of anger is patience.Cách đối trị tốt nhất đối với sân hận là lòng kiên nhẫn.
Patience does not mean letting others walk all over you. Kiên nhẫn không có nghĩa là để cho người khác lấn lướt ta.
Patience means buying time with mindfulness so that you can act rightly. Kiên nhẫn có nghĩa là dùng chánh niệm để kéo dài thời gian, để ta có thể hành động một cách đúng đắn.
When we react to provocation with patience, we speak the truth at the right time and in the right tone. Khi phản ứng lại với sự khiêu khích bằng lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ nói lên được chân lý vào đúng thời điểm và dùng ngôn từ chính xác.
We use soft, kind, and appropriate words as if we were speaking to a child or a dear friend to prevent him from doing something harmful to himself or others. Ta dùng những lời nhẹ nhàng, tử tế, và chính xác như thể ta đang nói với một em bé hay một người bạn thân để ngăn cản họ không làm những gì có hại cho họ hay người khác.
Though you may raise your voice, this does not mean that you are angry. Dầu bạn có thể lên giọng, điều đó không có nghĩa là bạn đang giận dữ.
Rather, you are being skillful in protecting someone you care about. Mà thật ra là bạn đang bảo vệ một cách khéo léo một người mà bạn quan tâm đến.
A famous story illustrates the Buddha’s patience and resourcefulness when confronted by an angry person:Có một câu chuyện rất nổi tiếng miêu tả sự kiên nhẫn và thông thái của Đức Phật khi đối mặt với một người sân hận:
Once there was a Brahmin, a person of high rank and authority.Có một người Bà la môn giàu có và quyền lực.
This Brahmin had a habit of getting angry, even for no reason. Người này có thói quen dễ nổi giận, đôi khi không vì lý do gì.
He quarreled with everyone. Ông ta thường gây gổ với tất cả mọi người.
If someone else was wronged and did not get angry, the Brahmin would get angry at that person for not being angry. Nếu có ai đó bị xúc phạm mà không nổi giận, ông cũng sẽ tức giận vì điều đó.
The Brahmin had heard that the Buddha never got angry.Người Bà la môn này đã nghe rằng Đức Phật chẳng bao giờ nổi giận.
One day he went to the Buddha and abused him with insults. Một ngày kia ông ta đến gặp Đức Phật và dùng lời lẽ thóa mạ Ngài.
The Buddha listened compassionately and patiently. Đức Phật lắng nghe một cách kiên nhẫn và từ bi.
Then he asked the Brahmin, “Do you have any family or friends or relatives?” Sau đó Ngài hỏi người Bà la môn: “Ông có gia đình hay bạn bè người thân gì không?”
“Yes, I have many relatives and friends,” the Brahmin replied.“Vâng, tôi có rất nhiều bạn bè và người thân,” người Bà la môn trả lời.
“Do you visit them periodically?” the Buddha asked.“Ông có đi thăm họ thường không?” Đức Phật hỏi.
“Of course. I visit them often.”“Dĩ nhiên. Tôi thăm họ rất thường.”
“Do you carry gifts for them when you visit them?”“Ông có mang quà tặng cho họ khi ông thăm viếng họ không?”
“Surely.”“Chắc chắn rồi.”
I never go to see them without a gift,” said the Brahmin. Tôi chẳng bao giờ đến gặp họ mà không mang quà,” người Bà la môn trả lời.
The Buddha asked, “When you give gifts to them, suppose they do not accept them.Đức Phật lại hỏi, “Khi ông tặng quà, giả sử rằng họ không nhận.
What would you do with these gifts?” Ông sẽ làm gì với những món quà đó?”
“I would take them home and enjoy them with my family,” answered the Brahmin.“Tôi sẽ mang chúng về và chia sẻ với gia đình tôi,” người Bà la môn trả lời.
Then the Buddha said, “Similarly, friend, you gave me a gift.Lúc đó Đức Phật nói, “Cũng thế, ông đã cho tôi một món quà.
I do not accept it. Tôi không muốn nhận.
It is all yours. Nó là của ông.
Take it home and enjoy it with your family. Hãy mang nó về nhà và chia sẻ với gia đình.
The man was deeply embarrassed. He understood and admired the Buddha’s compassionate advice. (S I. 7 1 [2])Người Bà la môn rất xấu hổ khi ông hiểu và ngưỡng mộ lời khuyên từ bi của Đức Phật. (S I. 7 1 [2])
Finally, to overcome anger you can consider the benefits of loving-friendliness.Sau cùng, để đối trị sân hận chúng ta có thể nghĩ đến những lợi ích của tâm từ bi.
According to the Buddha, when you practice loving-friendliness, you “sleep in comfort, wake up in comfort, and dream sweet dreams. Theo Đức Phật, khi ta thực hành tâm từ bi, ta sẽ “ngủ yên, thức dậy thoải mái, và có những giấc mơ đẹp.
You are dear to human beings and to nonhuman beings. Được thân cận với chúng sanh và các loài khác.
Deities guard you. Chư thiên sẽ độ trì ta.
[If you are filled with loving-friendliness, at that moment] fire, poison, and weapons cannot affect you. [Nếu ta đầy lòng từ bi, thì ngay lúc đó] khói lửa, thuốc độc và vũ khí không thể làm hại ta.
You concentrate easily. Ta thiền định dễ dàng.
Your face is serene. Nét thanh tịnh hiện trên gương mặt ta.
You die unconfused and…are reborn in the highest realm of existence. ” (A V (Elevens) II. Ta ra đi nhẹ nhàng và được tái sinh vào cõi giới cao nhất. ” (A V (11) II.
5) Aren’t these prospects more pleasant than the misery, poor health, and ill will we get as a result of anger?5). Những viễn ảnh này không phải là dễ chấp nhận hơn là sự khổ sở, sức khỏe kém, và ác nghiệp mà tâm sân hận có thể mang đến cho ta sao?
As your awareness of your mental states increases, you will recognize more and more quickly when you are becoming angry.Khi sự chánh niệm về các trạng thái tâm của ta tăng trưởng, ta sẽ càng lúc càng nhanh chóng nhận ra lúc nào ta bắt đầu nổi giận.
Then, as soon as angry thoughts arise, you can begin to apply the antidotes of patience and mindfulness. Lúc đó, ngay khi tư tưởng sân hận khởi lên, ta có thể bắt đầu áp dụng các phương pháp đối trị sân hận bằng lòng kiên nhẫn và chánh niệm.
You should also take every opportunity to make restitution for your angry actions. Chúng ta cũng cần tìm mọi cơ hội để sửa đổi các hành động nóng nảy của mình.
If you said or did something to someone in anger, as soon as that moment has passed, you should consider going to this person to apologize, even if you think the other person was wrong or acted worse than you did. Nếu ta đã nói hay làm gì đó với ai khi nóng giận, ngay sau khi giây phút đó qua đi, ta nên nghĩ đến việc xin lỗi người đó, dầu rằng ta nghĩ người kia sai quấy hay hành động tệ hại còn hơn ta.
Spending a few minutes apologizing to someone you offended produces marvelous and immediate relief for both of you. Một vài phút bỏ ra để xin lỗi người mà ta đã xúc phạm sẽ mang đến sự giải tỏa tức thì và tuyệt vời cho cả hai người.
In the same spirit, if you see that someone is angry with you, you can approach this person and talk in a relaxed way to try to find the cause of the anger.Cũng trong tinh thần đó, nếu thấy ai sân hận với mình, chúng ta có thể đến với người đó và trao đổi trong sự bình tĩnh để cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự giận hờn.
You might say: “I am sorry you’re angry with me. Ta có thể nói: “Xin lỗi đã làm bạn giận tôi.
I’m not angry with you at all. Tôi không giận gì bạn cả.
Perhaps we can work this out as friends. Có thể chúng ta nên giải quyết vấn đề này như là bạn bè với nhau.
” You might also give a gift to the person you think is angry with you.” Ta cũng có thể mang một món quà đến cho người mà ta nghĩ là đang giận mình.
A gift tames the untamed and makes friends of foes. Một món quà sẽ xoa dịu người đang chống đối ta và khiến kẻ thù trở thành bạn.
A gift can convert angry speech into kind words and harshness into gentleness. Một món quà có thể chuyển hóa những lời giận dữ thành từ ái và sự cộc cằn thô lỗ thành nhẹ nhàng, êm thắm.
Here are some practical steps you can take to overcome anger:Sau đây là một số phương cách thực dụng bạn có thể sử dụng để chế ngự cơn giận của mình:
• Become aware of your anger as soon as possible.• Hãy ý thức về cơn giận của mình ngay lập tức.
• Be mindful of your anger and feel its strength.• Hãy chánh niệm về cơn giận của mình và cảm nhận được sức mạnh của nó.
• Remember that a quick temper is extremely dangerous.• Hãy nhớ rằng tánh nóng nảy là vô cùng nguy hại.
• Bring to mind anger’s miserable consequences.• Hãy nghĩ đến những hậu quả tai hại của tâm sân hận.
• Practice restraint.• Hãy thực hành sự kiềm chế.
• Realize that anger and its causes are impermanent.• Hãy nhận thức rằng sân hận và nguyên nhân của nó đều vô thường.
• Recall the example of the Buddha’s patience with the Brahmin.• Hãy nhớ đến câu chuyện về lòng kiên nhẫn của Đức Phật với người Bà la môn.
• Change your attitude by becoming helpful and kind.• Hãy thay đổi thái độ bằng cách trở nên tử tế và hữu dụng.
• Change the atmosphere between you and a person with whom you are angry by offering a gift or other favor.• Hãy thay đổi tình trạng căng thẳng giữa ta và người mà ta đang giận bằng cách tặng quà hay làm một điều gì tốt cho họ.
• Remember the advantages of practicing loving-friendliness.• Hãy nhớ đến những ích lợi của việc thực hành tâm từ bi.
• Remember we all will die one day, and we don’t want to die with anger.• Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta một ngày kia sẽ ra đi và chúng ta không muốn ra đi với tâm sân hận.
COMPASSIONTâm Từ Bi
Compassion is the third skillful thought the Buddha encouraged us to cultivate.Từ bi là tư tưởng thiện xảo thứ ba mà Đức Phật khuyến khích chúng ta vun trồng.
Compassion is a melting of the heart at the thought of another’s suffering. Từ bi là khi nghĩ đến sự đau khổ của người khác, ta cũng thấy xót xa.
It is a spontaneous, wholesome reaction, coupled with a wish to alleviate another’s pain. Đó là một phản ứng thiện, tự phát, đi cùng với ước muốn làm giảm bớt sự đau khổ của người khác.
Compassion requires an object.Tâm từ bi đòi hỏi phải có một đối tượng.
In order to cultivate compassion, you must reflect on the suffering you have personally experienced, notice the suffering of others, and make the intuitive connection between your own painful experiences and theirs. Để vun trồng được tâm từ bi, chúng ta cần quán tưởng lại những đau khổ mà cá nhân chúng ta đã trải qua, cảm nhận sự khổ đau của người khác, và tạo được mối tương quan trực giác giữa các kinh nghiệm đau khổ của ta và của người.
Suppose, for example, you hear of a child being beaten or abused. Thí dụ, chúng ta nghe một đứa trẻ bị đánh hay bị lạm dụng.
You open your mind to this child’s suffering by perhaps recalling the pain you felt in your heart when you were mistreated. Ta sẽ hướng tâm mình đến nỗi đau của đứa trẻ kia có thể bằng cách nhớ lại những cảm giác đau đớn trong lòng khi ta bị đối xử tệ.
You develop the prayerful wish, “May such pain not happen to anybody in the world. I wish that no child be abused the way I have been abused.” Rồi chúng ta phát lời ước nguyện, “Nguyện cho những sự đau đớn như thế không xảy ra cho bất cứ ai trên thế giới này. Cầu mong rằng không có đứa trẻ nào bị ngược đãi như tôi đã từng bị ngược đãi.
Or, when someone is ill, you reflect on how unpleasant and painful it is to suffer from sickness, and you wish that no one else suffer similar pain and anxiety. Hay khi có ai đó bị đau bệnh, ta hồi tưởng lại cảm giác khó chịu và đau đớn như thế nào khi bệnh hoạn, và chúng ta mong rằng không có ai nữa phải chịu những sự đau đớn và lo lắng tương tự.
Or you recall the heartbreak of separating from someone you love. Hoặc chúng ta nhớ đến sự đau khổ khi phải chia lìa người mà ta thương yêu.
This memory leads to compassion for anyone separated from a loved one by death, distance, or rejection, and to the wish that no one need go through such pain. Ký ức này sẽ dẫn đến tâm từ bi đối với bất cứ ai phải bị chia lìa với người thương yêu vì tử biệt, chia ly, hay bị ruồng bỏ, và ta ước muốn rằng không ai phải trải qua những sự đau khổ như thế.
Compassion and loving-friendliness are mutually supportive.Từ bi và tình thương yêu hỗ trợ lẫn nhau.
When you are full of loving-friendliness, your heart is open and your mind is clear enough to see the suffering of others. Khi tâm chúng ta đầy lòng thương yêu, thì lòng ta rộng mở và tâm ta trong sáng đủ để nhìn nhận ra nỗi khổ của người khác.
Say, for instance, that someone treats you in a snobbish or disdainful way. Thí dụ có ai đó đã đối xử với ta bằng thái độ khinh bỉ hay cao ngạo.
An attitude of loving-friendliness helps you to recognize that this harsh behavior must arise from some problem or inner hurt this person is experiencing. Bằng tình thương, ta nhận ra rằng thái độ thô lỗ này ắt phải xuất phát từ một người đang có nội tâm đau khổ, vướng mắc.
Since you also have suffered problems in your life, your compassion arises, and you think to yourself, “This person must be suffering. Vì chúng ta cũng đã trải qua nhiều vấn đề trong đời mình, lòng từ bi của ta sẽ phát khởi, và ta tự nhủ, “Người này chắc hẳn đang đau khổ.
How can I help? If I get angry or upset, I will not be able to help in any way. Làm sao tôi có thể giúp họ? Nếu tôi giận dữ hay bực tức, tôi sẽ không thể nào giúp họ được.
I may even aggravate this person’s problem.” Mà tôi còn có thể làm cho vấn đề của họ thêm nghiêm trọng.”
You are confident that if you continue to act in a loving and friendly way, this person will benefit, perhaps immediately and, if not, eventually.Chúng ta tự tin rằng nếu ta tiếp tục hành động một cách thân thiện, khiêm hạ, thì người này có thể dần dần, hay ngay lập tức, được lợi lộc.
Perhaps at some later time, this person will admire how you remained loving in spite of provocation and begin to imitate this friendly way of dealing with others. Có thể một lúc nào đó sau này, người đó sẽ ngưỡng mộ việc chúng ta làm thế nào mà vẫn duy trì được sự tử tế, hòa nhã, thân thiện dầu bị khiêu khích, xúc phạm và họ bắt đầu bắt chước cách đối xử tử tế khi giao tiếp với người khác.
The compassion of those who walk the Buddha’s path is extraordinary, as in this Mahayana legend:Là đệ tử của Phật thì lòng từ bi của ta càng rộng lớn, như trong một câu chuyện kể của Kinh Đại thừa:
Once there was a monk practicing meditation on compassion who wished to gain enough merit to see Metteyya, the Buddha of Loving-Friendliness.Xưa có một vị tăng tu thiền tâm từ, muốn có đủ công đức để được gặp Phật Di Lạc, Đức Phật của lòng thương yêu.
The monk’s practice had so softened his heart that he would not hurt any living being. Sự tu tập của vị tăng này đã làm tâm ông trở nên hiền dịu đến nỗi ông không làm hại đến bất cứ sinh vật nào.
One day, he saw a dog lying by the side of the road groaning in pain.Một ngày kia, ông gặp một con chó nằm bên vệ đường rên la đau đớn.
A gaping wound on the poor animal was filled with maggots. Một vết thương hở miệng trên thân con vật khốn khổ này với đầy những dòi bọ.
This monk knelt down in front of the dog. Vị tu sĩ quỳ gối xuống trước con chó.
His first thought was to remove the maggots from the dog’s wound. Ý nghĩ đầu tiên của ông là phủi những con dòi bọ khỏi vết thương của con chó.
But then he thought, “If I use a stick to remove the worms, I may hurt them. Nhưng rồi ông suy nghĩ, “Nếu ta dùng một cái cây để phủi những con dòi bọ này, ta có thể làm chúng đau đớn.
If I use my fingers, I may crush them, because they are very delicate creatures. Nếu dùng tay, ta có thể làm chúng chết vì chúng là những sinh vật rất nhỏ nhoi.
And if I put them down on the ground, someone may step on them. Và nếu ta bỏ chúng xuống đất, sẽ có người đạp chúng.
Then he knew what he must do.Rồi ông nghĩ ra điều ông phải làm.
He cut a piece of flesh from his own thigh and put it on the ground. Ông cắt thịt đùi của mình, đặt xuống đất.
Then he knelt down and stretched out his tongue to remove the maggots from the dog’s wound and place them on his own flesh. Rồi ông quỳ xuống và lè lưỡi ra để đỡ những con dòi bọ khỏi vết thương của con chó và đặt chúng trên miếng thịt của mình.
As he did so, the dog disappeared.Khi ông làm thế, con chó biến mất.
In its place was Metteyya, the Buddha of Loving-Friendliness. Và thay vào chỗ nó là đức Di Lạc, vị Phật của tình thương yêu.
We may consider ourselves to be compassionate people, but our level of compassion cannot compare to this! Suffering surrounds us.Chúng ta có thể tự coi mình là những người từ bi, nhưng mức độ từ bi của chúng ta không thể nào so sánh với vị thánh tăng đó! Chung quanh ta có bao nhiêu đau khổ.
Every day we have many opportunities to practice compassion, yet we often find it difficult. Mỗi ngày chúng ta có nhiều cơ hội để thực hành tâm từ bi, tuy nhiên ta thường thấy việc đó khó làm.
Why? The answer is that pain—even the pain of others—is hard to endure. Tại sao? Câu trả lời là đứng trước khổ đau - dầu là nỗi đau của người - ta cũng khó chịu đựng nổi.
To avoid it, we move away, close down, make ourselves tight and rigid. Để tránh né, chúng ta lãng ra chỗ khác, nhắm mắt lại, hay gồng mình chịu trận.
Mindfulness practice helps us to relax and to soften into whatever life presents. Thực tập chánh niệm giúp chúng ta thư giãn và nhu nhuyến trước bất cứ hoàn cảnh nào mà cuộc đời trao cho ta.
When we allow our minds to become gentle and our hearts to open, the wellspring of our compassion can flow freely. Khi ta để tâm mình nhẹ nhàng và trái tim rộng mở, thì suối nguồn của tâm từ bi có thể tự do tuôn tràn.
Practicing compassion for the people in our life is challenging to be sure, but it is critical to our happiness, now and in the future.Thực hành tâm từ bi đối với người thân, chắc chắn là một thử thách, nhưng nó rất cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta ngay hiện tại và trong tương lai.
Our parents, partners, and children need our compassion. Cha mẹ, người hôn phối, và con cái rất cần đến lòng bi mẫn của chúng ta.
We need compassion for ourselves as well. Chúng ta cũng cần có lòng bi mẫn đối với bản thân.
Compassion for OurselvesTừ Bi Đối Với Bản Thân
Some of you may wonder why you have to practice compassion toward yourself.Có thể một số bạn đọc sẽ tự hỏi tại sao bạn phải thực hành tâm từ bi đối với bản thân.
“Caring for myself is selfish,” you may say. Bạn có thể nói rằng “Lo cho bản thân là ích kỷ.
“My needs are not important.” “Nhu cầu của tôi không quan trọng.
True spiritual practice is compassion for others. Người tu chân chánh là phải có lòng bi mẫn đối với người khác.
” This sounds nice, but you may be fooling yourself.” Nói vậy nghe cũng hay nhưng có thể là bạn đang tự lừa dối bản thân.
When you investigate your mind carefully, you will discover that there is no one in the whole universe that you care for more than yourself. Khi quán sát tâm mình thấu đáo, bạn sẽ khám phá ra rằng không có ai trên cả vũ trụ này khiến bạn quan tâm đến hơn là chính bản thân.
There’s nothing wrong with this.Không có gì sai với điều đó.
In fact, compassion for ourselves is the basis for our practice of compassion toward others. Thật ra, có lòng bi mẫn đối với bản thân là nền tảng cho sự thực hành tâm từ bi đối với người.
As the Buddha said: “Investigating the whole world with my mind, never did I find anyone dearer than myself. Như Đức Phật đã nói: “Dùng tâm để quán sát cả vũ trụ này, ta không thấy gì thân thiết với mình hơn là chính bản thân.
Since oneself is dearer than others, one who loves oneself should never harm others. ” (Ud V.1) Vì bản thân là thân thiết hơn những người khác, người tự biết thương yêu bản thân sẽ không bao giờ làm hại đến người khác.” (Ud V.1)
It is a mistake to think that it is more refined or “spiritual” to think harshly about yourself or to view yourself as unworthy.Thật là sai lầm khi nghĩ rằng nếu chúng ta khắt khe với bản thân hay tự coi mình là không xứng đáng thì tốt hơn, hay như thế là hướng về tâm linh hơn.
The Buddha found through his own experience that self-mortification does not lead to enlightenment. Đức Phật đã nhận ra qua kinh nghiệm bản thân rằng sự tự hành xác không đưa đến giác ngộ.
Of course, we do need to cultivate self-restraint, but we do so out of the determination to act in our own best interests. Dĩ nhiên chúng ta cần phải tập tự kiềm chế, nhưng ta làm thế là do quyết tâm hành động vì lợi ích tốt nhất cho chúng ta mà thôi.
Seen rightly, kind and gentle self-discipline is actually an aspect of practicing compassion for ourselves. Nếu quán sát một cách rốt ráo, sự tự kỷ luật một cách vừa phải, đúng ra là một biểu hiện của sự thực hành tâm từ bi đối với bản thân của chúng ta.
Moreover, it is impossible to practice genuine compassion for others without the foundation of self-compassion.Hơn nữa, ta không thể thực hành tâm từ bi chân thật đối với người khác nếu không có lòng từ bi đối với bản thân.
If we try to act compassionately out of a sense of personal unworthiness or the belief that others are more important than we are, the true source of our actions is aversion for ourselves, not compassion for others. Nếu chúng ta cố gắng để hành động một cách bi mẫn với cảm giác bản thân không xứng đáng hay nghĩ rằng người khác quan trọng hơn ta, thì nguyên nhân thực sự của những hành động của chúng ta là tự làm khổ mình, chứ không phải do lòng bi mẫn đối với người.
Similarly, if we offer help out of a sense of cold superiority to those we are assisting, our actions may actually be motivated by pride. Tương tự, nếu chúng ta hành động với sự tự tôn lạnh lùng đối với những người ta giúp đỡ, thì hành động của chúng ta thực sự có thể khởi nguồn từ lòng tự đại.
Genuine compassion, as we have seen, arises from the tender heart we feel for our own suffering, which we then see mirrored in the suffering of others. Tâm từ bi chân chính phát sinh từ trái tim rung cảm vì những đau khổ của bản thân, qua đó phản ảnh sự khổ đau của người.
Self-compassion, grounded in wholesome self-love, motivates us to reach out sincerely to help. Lòng bi mẫn dành cho bản thân, đặt nền tảng trên tình thương yêu bản thân một cách thiện hảo, thúc giục ta vươn tay để giúp người khác một cách thành khẩn.
Firefighters show a good example of this motivation.Những người lính cứu hỏa là một ví dụ thích hợp cho nguyện vọng này.
They are known for their great courage in willingly risking their lives to save people trapped in a burning building. Họ được biết đến vì lòng can đảm vĩ đại khi đánh đổi bản thân họ để cứu những người đang bị kẹt lại trong những tòa nhà đang bốc cháy.
They do not deliberately sacrifice themselves, however. Tuy nhiên, không phải là họ cố ý hy sinh bản thân.
They do not carelessly rush into the flames, unequipped to deal with the dangers of the situation. Họ không lao đại vào ngọn lửa mà không có sự chuẩn bị để đối phó với hoàn cảnh nguy hiểm.
Instead, they take every precaution, putting on helmets and heavy gear, making careful plans, and relying on their judgment and skill to determine the best way to save others without endangering themselves. Trái lại, họ cẩn thận đội mũ bảo hiểm, mặc đồ bảo vệ an toàn, và đưa ra những tính toán cẩn thận, dựa vào sự phán đoán và tay nghề của họ để quyết định những phương cách tốt nhất để có thể cứu người khác mà không nguy hại đến bản thân.
In the same way, we clothe ourselves with compassion and loving-friendliness toward ourselves, purifying our motives to the best of our abilities and allowing our minds to become clear and bright. Cũng thế, chúng ta tự trang phục bằng tâm từ bi và tình thương yêu đối với bản thân, thanh lọc mọi động lực hành động với hết khả năng của mình và để tâm được trở nên trong sáng rõ ràng.
From that place of clarity, we can help others effectively and also encourage our own spiritual progress. Từ trạng thái trong sáng rõ ràng đó, chúng ta có thể giúp đỡ người khác một cách hiệu quả và cũng khuyến khích sự tiến bộ tâm linh của chính mình.
Actually, the division between self and other is more blurred in our minds than we usually realize.Thật ra, trong tâm ta sự phân biệt giữa bản thân và người không rõ ràng như ta thường nghĩ.
Whatever attitudes we habitually use toward ourselves, we will use on others, and whatever attitudes we habitually use toward others, we will use on ourselves. Bất cứ thái độ nào chúng ta quen sử dụng đối với bản thân, ta sẽ sử dụng đối với người khác, và bất cứ thái độ nào ta thường sử dụng với người khác, ta sẽ sử dụng trên bản thân.
The situation is comparable to our serving food to ourselves and to other people from the same bowl. Như thế cũng giống như chúng ta ăn và đãi người khác trong cùng một cái tô.
Everyone ends up eating the same thing. Cuối cùng thì mọi người đều dùng chung một loại thực phẩm.
So we must examine carefully what we are dishing out. Vì thế chúng ta phải cẩn trọng với những gì ta sắp dọn lên bàn ăn.
As we sit in meditation, we should examine how we act toward ourselves and others when things do not go the way we hoped, or when mistakes happen.Khi ngồi thiền, chúng ta cần phải quán tưởng về những phản ứng của ta đối với bản thân cũng như với người khác như thế nào khi có điều bất như ý hay lầm lỗi gì xảy ra.
Do we respond with blame or forgiveness? Anxiety or equanimity? Harshness or gentleness? Patience or fury? Chúng ta phản ứng bằng cách đổ lỗi hay tha thứ? Lo lắng hay buông xả? Cứng rắn hay nhẹ nhàng? Kiên nhẫn hay nổi trận lôi đình?
Although it is important for us to notice our mistakes, feel their effects, and pledge to improve, self-blame and other harshness serves no useful purpose.Dầu nhận biết được lỗi lầm của mình, cảm nhận được hậu quả của chúng, và nguyện phải sửa đổi, là quan trọng, nhưng sự tự trách và các hình thức dằn vặt, khắt khe sẽ không đem lại ích lợi gì.
No one feels peaceful after being scolded. Không ai cảm thấy hạnh phúc sau khi bị la rầy, trách mắng.
Generally, people recoil and become angry, defensive, or stubborn. Người ta thường phản ứng lại bằng sự xa lánh, trở nên giận dữ, bào chữa lỗi hay ngoan cố.
Think, for example, of a man who is exercising to lose weight. Thí dụ trường hợp một người đang tập thể dục để giảm cân.
If one day he fails to do his daily exercise and compounds that failure by saying to himself, “You fat, lazy slob, you’ll never change!” how likely is it that he’ll do his workout tomorrow? The unenlightened mind is untrained. Nếu có ngày ông ta bỏ qua buổi tập thể dục thường xuyên của mình và nhân lên sự thất bại đó bằng cách nghĩ: “Đồ béo, đồ lười biếng, nhà ngươi sẽ chẳng bao giờ thay đổi được!”. Như thế thì việc ông ta sẽ tập lại ngày mai có thể xảy ra không? Tâm chưa giác ngộ là tâm chưa được rèn luyện.
It is ignorant. Tâm đó rất vô minh.
It suffers. Tâm đó rất đau khổ.
That is why we do regrettable things. Đó là lý do tại sao chúng ta làm những điều đáng trách.
Remembering that we make mistakes because of our own suffering helps us extend compassion to ourselves, rather than harsh judgment and self-abuse. Khi nhớ rằng chúng ta lầm lỗi chính là do chúng ta đau khổ, sẽ giúp ta rãi tâm từ bi đến với bản thân, hơn là những phán xét nghiêm khắc, tự hành phạt mình.
It is especially important that we approach our efforts to meditate and follow the path of the Buddha with a compassionate attitude.Điều quan trọng là chúng ta phải quán sát những nỗ lực của bản thân để hành thiền và đi theo con đường của Đức Phật với một thái độ bi mẫn.
We practice the Buddha’s eight steps to happiness to alleviate our suffering. Chúng ta thực hành Bát chánh đạo của Đức Phật là để giải thoát khổ đau.
If we add to our burden by holding an oppressive or judgmental attitude about our practice, we may soon decide—rightly!—that now we’re suffering even more. We may even feel compelled to quit. Nếu ta lại làm tăng thêm nỗi khổ của mình bằng cách có thái độ phán đoán, gượng ép sự thực hành của mình, thì chẳng bao lâu ta sẽ nghĩ ta khó thoát khỏi khổ đau! Do đó có thể ta sẽ cảm thấy muốn bỏ việc hành thiền.
Western students in particular seem to fall into this mental trap.Đặc biệt các thiền sinh Tây phương hay rơi vào cái bẫy tâm linh này.
 From my Eastern perspective, they often seem ambitious, driven, goal-oriented, and insecure. When they first begin to meditate and discover the mind’s monkey nature, they try right away to control it. Theo quan điểm phương Đông của tôi, họ thường có vẻ đầy tham vọng, chịu nhiều áp lực, chạy theo mục đích, và không tự tin khi họ bắt đầu hành thiền và khi khám phá ra trạng thái tâm lăng xăng, họ cố gắng kiềm chế nó ngay lập tức.
They clamp down on the mind and try to make it behave by sheer force of will. Họ đóng chặt tâm lại và cố gắng buộc nó hành xử theo ý mình bằng sức mạnh của ý chí.
But the mind does not follow anybody’s command. Nhưng tâm không nghe theo lời sai khiến của ai cả.
Often, they get frustrated and become self-judging and harsh. Kết quả là họ thường trở nên bức xúc, tự phán đoán bản thân một cách nghiêm khắc.
A similar thing can happen to more experienced students who feel disappointed that they have not yet achieved their spiritual goals. Điều tương tự cũng có thể xảy ra cho các thiền sinh đã có kinh nghiệm tu tập, nhưng vẫn chưa thể đạt được mục đích tâm linh, khiến họ trở nên thất vọng.
It is important for any student of the Buddha’s path to remember that there is a difference between watching the mind and controlling the mind. Điều quan trọng cần nhớ đối với bất cứ thiền sinh nào đi theo con đường của Đức Phật là quán sát tâm và làm chủ tâm, là hai điều khác biệt.
Watching the mind with a gentle, open attitude allows the mind to settle down and come to rest. Quán sát tâm với một thái độ cởi mở, nhẹ nhàng sẽ giúp tâm lắng đọng, an tĩnh.
Trying to control the mind, or trying to control the way that one’s spiritual practice will unfold, just stirs up more agitation and suffering. Nhưng cố gắng làm chủ tâm, hoặc cố gắng để hướng kết quả của sự thực hành tâm linh tới một cái gì đó, chỉ khuấy động thêm đau khổ và phiền não.
We can open and soften our minds.Chúng ta có thể cởi mở, làm tâm nhẹ nhàng, thư thái.
Nothing that arises in meditation is a sign of failure. Không có gì phát sinh trong lúc hành thiền là không phải là dấu hiệu của thất bại.
There is only the failure to watch. Chỉ có thất bại khi ta không quán sát tâm.
If unwholesome thoughts arise and persist, we should not struggle with them or beat ourselves up. Nếu các pháp bất thiện phát khởi, mà ta không thể buông bỏ chúng, cũng đừng cố gắng chống cự lại chúng hay trách móc bản thân.
Instead, we should calmly and compassionately apply Skillful Effort to overcome them and to uplift the mind. Thay vào đó ta cần bình tĩnh áp dụng Chánh Tinh Tấn với tâm từ bi để chế ngự chúng và phấn khích tâm.
No one is uniquely bad.Không ai đặc biệt xấu.
Everyone in the world has the same problems. Tất cả chúng ta đều có những uế nhiễm giống nhau.
Greed, anger, jealousy, pride, bad days, disappointments, and impatience come to all unenlightened beings. Mọi chúng sanh chưa giác ngộ đều có các uế nhiễm: Tham, sân, ganh tỵ, cao ngạo, âu sầu, thất vọng, thiếu kiên nhẫn, vân vân.
When we make a habit of meeting the mind’s many changes with compassion, the mind can relax. Khi chúng ta tập được thói quen đối mặt với các trạng thái vô thường của tâm bằng lòng bi mẫn, thì tâm có thể dần lắng đọng.
Then, we can see more clearly, and we continue to grow in understanding. Lúc đó, chúng ta có thể nhìn sự vật rõ ràng hơn, và trí tuệ ta sẽ tiếp tục phát triển.
Compassion for Our ParentsTừ Bi Đối Với Cha Mẹ
Many of us have hard, unkind feelings toward our parents.Đa số chúng ta có những tình cảm cứng rắn, hằn hộc đối với cha mẹ mình.
Some find it difficult to forgive things they did when we were children. Có người cảm thấy rất khó tha thứ cho những việc mà cha mẹ họ đã làm khi họ còn nhỏ.
Child abuse and other harmful actions may have caused us pain and suffering. Sự lạm dụng trẻ em và những hành vi sai trái khác có thể đã khiến chúng ta đau đớn, khổ sở vô cùng.
These misdeeds cannot be excused; nor can they be forgotten easily. Những hành động xấu xa này không thể tha thứ được; mà cũng không thể quên dễ dàng.
What they did can never be undone. Những gì cha mẹ ta đã làm không thể thay đổi nữa.
But what we do in this moment can affect our current and future happiness. Nhưng những gì chúng ta đang làm ngay giây phút này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc trong hiện tại hay tương lai của chúng ta.
One way to develop compassion is to think about how much your parents suffered in bringing you into the world and raising you.Một phương cách để phát triển tâm từ bi là nghĩ về việc cha mẹ đã phải khổ nhọc biết bao nhiêu khi sinh chúng ta ra đời và nuôi dưỡng chúng ta.
The Buddha said that even if you carry your parents, one on each shoulder, for the rest of your life, caring for all of their needs, still you would not have repaid them for what they have done for you. Đức Phật đã dạy rằng nếu bạn đặt cha mẹ, mỗi người trên một vai, suốt đời chăm sóc cho họ đủ điều, bạn vẫn không thể đền trả những gì họ đã làm cho bạn.
Parents sacrifice sleep, comfort, food, time, and energy, for days, months, years. Cha mẹ đã hy sinh giấc ngủ, sự êm ấm thoải mái, lương thực, thời gian, và năng lực trong bao ngày, bao tháng, bao năm.
Consider the utter helplessness of a baby, how demanding its needs are. Hãy nghĩ đến sự bất lực hoàn toàn của một em bé, thì thấy các nhu cầu của nó là nhiều biết bao.
Think of the fear your mother and father may have felt trying to protect you, how they nursed you through illnesses and worried over your troubles. Hãy nghĩ đến những nỗi sợ hãi mà cha mẹ bạn đã phải trải qua khi cố gắng bảo vệ bạn. Họ đã chăm sóc để bạn vượt qua bệnh tật như thế nào; lo lắng đến thế nào khi bạn gặp khó khăn, trắc trở.
Rather than blaming them for acting in confused ways, consider the pain and suffering their confused minds must have caused them as they wrestled with the challenges of caring for a child. Do đó, thay vì trách móc những hành động vô minh của họ, hãy nghĩ đến những đau khổ và phiền não mà tâm uế nhiễm đã tạo ra cho họ khi họ phải tranh đấu với những thử thách của việc chăm sóc một đứa trẻ.
Consider how hard they may have struggled to free themselves from addictions and other destructive behaviors motivated by desire, hatred, and ignorance. Thử tưởng tượng xem họ đã phải đấu tranh quyết liệt như thế nào để thoát khỏi những bám víu và các hành động tai hại khác do tham, sân, và si tạo ra.
Then consider that the parents who raised you are not identical to the parents you know today.Sau đó hãy nhớ rằng cha mẹ người đã nuôi dưỡng bạn không giống như bậc cha mẹ mà bạn biết ngày hôm nay.
Time has passed, and impermanence changes everyone. Thời gian đã trôi qua và vô thường biến đổi tất cả mọi người.
As your parents have grown older, they may have softened or developed greater wisdom. Khi cha mẹ bạn đã già hơn, có thể họ đã chín chắn hơn hay có nhiều trí tuệ hơn.
You have matured as well. Bạn cũng có thể đã trưởng thành.
Don’t stay stuck in your childhood relationship. Đừng đeo bám vào những mối liên hệ trong thời thơ ấu.
As your parents age, you may even need to switch roles and provide them with material, emotional, and spiritual support. Khi cha mẹ đã nhiều tuổi, có thể bạn còn phải cần hoán chuyển vai trò và phải hỗ trợ họ đầy đủ vật chất, tình cảm, và tâm linh.
Caring for your parents’ needs can open your heart of compassion. Quan tâm đến các nhu cầu của cha mẹ có thể khơi mở trái tim bi mẫn của bạn.
Even if your parents never gave you anything but your life and endless pain, you can at least feel sorry for them and wish them happiness: “I wish I could help my parents to have a better state of mind. Ngay nếu như cha mẹ đã chẳng tạo dựng được gì cho bạn ngoại trừ cuộc sống này và sự đau khổ triền miên, thì ít nhất bạn cũng phải thương xót họ và cầu mong cho họ được hạnh phúc: “Tôi nguyện rằng tôi có thể giúp cha mẹ được có tâm bình an.
” Compassion has no limit, no boundary.” Tâm từ bi không có giới hạn, không có ranh giới.
Compassion for ChildrenTừ Bi Đối Với Con Cái
Maintaining equilibrium in your life can be doubly hard when you are raising children.Duy trì được một cuộc sống thăng bằng dường như khó gấp bội khi bạn phải nuôi dưỡng con cái.
Bringing up children in a balanced manner can be compared to walking a tightrope five hundred feet above the ground. Giáo dục con cái với phong cách dung hòa, không thái quá, có thể ví như đi trên một sợi dây mong manh, treo cách mặt đất khoảng năm thước.
On the one hand, dealing with them in a harsh and rigid manner may earn your children’s lasting enmity. Ngược lại, nếu đối đãi với chúng bằng thái độ độc đoán, cứng nhắc có thể khiến bạn trở thành kẻ thù của con cái mình.
On the other hand, without giving them structure and a sense of discipline, children will not learn about limits or the consequences of their actions. Mặt khác, nếu không dạy bảo chúng những điều cơ bản, có hiểu biết về đạo đức, thì con cái sẽ không biết về những giới hạn hay hậu quả của việc chúng làm.
If children are loved and taught, trained, and cared for with the honor and respect they deserve as human beings, they will mature into responsible, loving, and kind adults.Nếu con cái được thương yêu, dạy dỗ, rèn luyện và chăm sóc bằng sự tôn trọng mà chúng đáng được có như là một con người, thì chúng sẽ trưởng thành nên một người lớn có trách nhiệm, đầy lòng thương yêu, và tử tế.
Your children will shoulder the burdens of the world after you have gone. Con cái của chúng ta sẽ gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống sau khi chúng ta đã ra đi.
They can bring peace and happiness to you, to other members of the family, to society, and to the whole world. Chúng có thể mang hòa bình, hạnh phúc đến cho bạn, cho các thành viên khác trong gia đình, cho xã hội, và cho cả thế giới.
But as any parent knows, children can try the patience of the most tolerant person.Nhưng như bất cứ cha mẹ nào cũng biết, con cái có thể khiến cho người giỏi chịu đựng nhất cũng phải mất bình tĩnh.
When you find yourself struggling with them, remind yourself to find a place of selflessness in your heart. Khi bạn cảm thấy mình phải đối đầu với chúng, hãy tự nhắc mình nhớ đến một nơi không còn có cái ngã trong trái tim.
Let go of your need for things to turn out the way you want. Hãy buông bỏ ý muốn mọi thứ phải xảy ra đúng theo ý mình.
Put more effort into understanding your children’s points of view, their needs, fears, or concerns; and when you have a better grasp of what they are struggling with, your heart will melt with compassion. Hãy cố gắng cảm thông với quan điểm, nhu cầu, sự sợ hãi hay quan tâm của con bạn và khi bạn đã hiểu rõ hơn về những điều con bạn đang phải đối mặt, thì tim bạn dường như mềm đi với lòng thương cảm dành cho chúng.
With a compassionate state of mind, your actions will always carry a tone of kindness and softness, which is very useful in overcoming difficulty with anyone, child or adult. Với một tâm thức tràn đầy bi mẫn, thì hành động của bạn luôn mang dáng dấp của sự tử tế, dịu dàng, là thứ rất cần thiết để chế ngự xung đột đối với bất cứ ai, dầu là người lớn hay trẻ em.
If you lack compassion for your children, you can, fortunately, still cultivate it; it just takes practice.Nếu bạn thiếu lòng bi mẫn đối với con cái, may mắn thay, bạn vẫn có thể vun trồng nó; chỉ cần nhiều thực hành.
People are not born knowing how best to raise a child to become a healthy, responsible, loving adult. Không ai sinh ra đã biết cách nuôi dưỡng một đứa trẻ như thế nào để nó trở thành một người lớn có sức khỏe, đầy trách nhiệm và thương yêu.
This skill must be learned. Khả năng này cần phải được tập luyện.
If you are a parent, it is incumbent upon you to learn as much as possible about how to bring up children in a wholesome way, without teaching them greed, hatred, and ignorance. Nếu bạn là bậc cha mẹ, thì trách nhiệm của bạn là phải học hỏi càng nhiều càng tốt về cách nuôi dạy con có đạo đức, chứ không dạy chúng tham, sân, và si.
These unwholesome influences are already abundant enough in the world. Các thói xấu này đã có quá nhiều trên thế giới.
Above all, you can show compassion to children when you teach them letting go, loving-friendliness, and compassion. Quan trọng hơn cả là bạn có thể biểu lộ lòng bi mẫn đối với con bạn khi bạn dạy chúng buông xả, thương yêu, và từ bi.
Compassion for Your PartnerTừ Bi Đối Với Người Bạn Đời
Practicing compassion for your partner requires generosity and patience.Thực hành lòng bi mẫn đối với người bạn đời đòi hỏi tâm rộng lượng và kiên nhẫn.
We each have a different personal style. Mỗi người chúng ta đều có cách sống khác nhau.
Some of us are good at expressing emotions; we laugh and cry easily and often. Có người rất dễ biểu lộ tình cảm; họ thường cười và khóc dễ dàng.
Others find it hard to say what we’re feeling and never cry at all. Người khác thì thấy khó nói lên những gì họ cảm nhận bên trong và không bao giờ khóc.
Some of us are happiest when we’re working and enjoy putting in long hours on the job. Có người rất hạnh phúc khi được làm việc và thích làm thêm nhiều giờ.
Others get their work done quickly and prefer to spend their time reading, meditating, or visiting friends. Người khác lại làm cho xong việc nhanh chóng và thích dùng thời gian rảnh rỗi để đọc sách, hành thiền, hay thăm viếng bạn bè.
None of these styles are right or wrong. Không có cung cách nào là đúng hay sai.
A partner who likes to work enjoys life as much as a partner who prefers travel. Người thích làm việc cũng tận hưởng cuộc đời nhiều như người thích du lịch.
Both are trying to avoid suffering and to be as happy as possible. Cả hai đều cố gắng để tránh khổ đau và để được hạnh phúc càng nhiều càng tốt.
Both can be good, kind human beings. Cả hai đều có thể là những người tốt và tử tế.
Focus on your partner’s good qualities. Hãy chú trọng đến những cá tính tốt của người bạn đời của bạn.
Sometimes your heart may harden against your partner after a conflict.Đôi khi sau một sự tranh chấp, bạn cảm thấy khắc khe hơn đối với người bạn đời.
Angry thoughts may run repeatedly through your mind, building up your own case and judging your partner’s shortcomings. Tình cảm sân hận vẫn tràn đầy tâm, khiến bạn càng bảo vệ mình và xét nét những thiếu sót của người bạn đời .
You may need to do some hard inner work before your compassion can arise. Lúc đó, có thể bạn phải cần nhiều công phu tu tập nội tâm trước khi tâm từ bi của bạn có thể phát sinh.
In meditation, you can reflect on your own unskillful actions of body, speech, and mind, identifying all the ways in which you have been greedy, selfish, hateful, jealous, or proud. Khi hành thiền, bạn có thể quán tưởng về những hành động bất thiện nơi thân, khẩu và ý, nhận biết thấu đáo trong những trường hợp nào bạn đã tham lam, ích kỷ, sân hận, tỵ hiềm, hay cao ngạo.
Then, with an open mind, you can look at how these actions may have affected your partner. Sau đó, với tâm cởi mở, bạn có thể xét xem những hành động này có thể ảnh hưởng đến người bạn đời của mình như thế nào.
If you are resentful, that is your own shortcoming, no matter what your partner did. Nếu bạn là người hay nổi giận thì đó là khuyết điểm của bạn, bất kể người bạn đời của bạn đã làm gì.
Are you clinging to something? Attachment and genuine love are far apart. Bạn có cố chấp không? Sự bám víu và tình yêu chân thật rất khác xa nhau.
If the situation with your partner is impossible to put up with and cannot be improved, then you may need to end it.Nếu những xung khắc giữa bạn với người bạn đời không thể sửa đổi, không thể chịu đựng nữa, thì bạn cần phải chấm dứt tình trạng đó.
But then leave in a loving way, acknowledging your own shortcomings and wishing your partner well. Nhưng hãy ra đi trong hòa bình, chấp nhận các khuyết điểm của bản thân và chúc lành cho người kia.
Why hurt your partner with more anger and blame? Tại sao phải làm người kia đau đớn thêm với sự sân hận và trách móc?
It is very important that you do not compare your actions to your partner’s or judge your partner’s behavior as unskillful.Điều quan trọng là bạn không nên so sánh hành động của mình với hành động của người bạn đời, hay phán xét hành động của người kia như là bất thiện.
Rather, focus on your own actions and take responsibility for them. Tốt hơn, hãy quan tâm đến hành động của bản thân, chịu trách nhiệm vì chúng.
Recall those times when you looked into your partner’s eyes and saw the pain you caused. Hãy nhớ đến những lúc khi bạn nhìn vào mắt của người kia và nhận ra được nỗi đau mà bạn đã gây.
Remind yourself that you have caused this person you love to suffer. Hãy tự nhắc nhở rằng chính mình đã đem đến khổ đau cho người mình thương yêu.
If you can admit your own faults, if you can see how hurtful your actions were and tap into a sense of concern for your partner’s well-being, then compassion and loving-friendliness will flow. Nếu bạn có thể nhận lỗi mình, nếu bạn có thể nhìn thấy hành động của mình đã gây đau khổ thế nào cho người và quan tâm đến hạnh phúc của người kia, thì lòng bi mẫn và thương yêu sẽ tuôn tràn trong bạn.
You’ve had an ugly quarrel in the morning, let’s say.Thí dụ sáng đó bạn gây gổ với người phối ngẫu.
Later your partner comes home, looking stiff and angry, and glances at you guardedly to see if you are angry. Sau đó người kia về nhà, với vẻ lạnh lùng, giận dữ, và liếc chừng xem bạn có còn giận không.
But you have examined your own faults and opened up your heart’s wellspring of love and compassion, so you meet your partner’s eyes with a soft, warm expression. Nhưng bạn đã quán sát lỗi mình, đã mở suối nguồn thương yêu và tâm từ bi, vì thế bạn có thể nhìn trả lại người kia với sự ấm áp, dịu dàng.
Through your compassion, the relationship between the two of you heals. Do lòng từ bi của bạn, mối liên hệ giữa hai người đã được hàn gắn.
MINDFULNESS OF SKILLFUL THINKINGChánh Niệm Về Tư Duy
As we sit in meditation many things go through our minds.Khi ngồi thiền, có rất nhiều thứ khởi lên trong tâm ta.
We may hear sounds, feel an itch, and think about many kinds of things. Chúng ta có thể nghe tiếng động, cảm thấy ngứa ngáy và suy nghĩ về rất nhiều việc.
We may even forget briefly that we are meditating and that we are trying to stay focused on the breath. Chúng ta còn có thể quên trong chốc lát rằng mình đang hành thiền và rằng mình đang cố gắng trụ tâm vào hơi thở.
This is normal; it happens to everybody. Chuyện đó cũng tự nhiên thôi; nó xảy ra cho tất cả mọi người.
When something takes our attention away from the breath, we should examine it briefly, just long enough to notice its impermanence—how it arises, peaks, and falls away. Khi đánh mất sự chú tâm vào hơi thở, ta cần nhanh chóng nhận ra điều đó, nhận biết sự vô thường của nó - nó đã phát khởi, tăng trưởng, rồi hoại diệt như thế nào.
Then we return to the breath. Sau đó chúng ta quay trở về với hơi thở.
Some thoughts or mental states, however, are tricky and require special attention: the unwholesome thoughts arising from greed, hatred, or delusion whenever we are not mindful.Tuy nhiên có một số tư tưởng hay trạng thái tâm rất lắc léo, đòi hỏi một sự quan tâm đặc biệt: đó là các tâm pháp bất thiện phát khởi từ tham, sân, si, bất cứ khi nào chúng ta thiếu chánh niệm.
No wisdom develops while the mind is lost in unwholesome thoughts. Trí tuệ không thể phát triển khi tâm chìm đắm trong các pháp bất thiện.
Not only do we waste our time and create painful feelings, we also reinforce the mental habits that cause all our suffering. Không chỉ là chúng ta đã lãng phí thời gian, lại làm cho thân đau đớn, mà ta còn làm mạnh thêm các tâm hành là nhân tạo ra mọi khổ đau.
We must overcome unwholesome thoughts right away, quickly rebuking them with mindfulness before they overtake us, become entrenched, and dominate the meditation session. Chúng ta phải chế ngự các tư tưởng bất thiện ngay lập tức, nhanh chóng đẩy chúng ra khỏi tâm với chánh niệm trước khi chúng chế ngự ta, phát triển, và chiếm trọn thời gian hành thiền của ta.
Sometimes such thoughts go away by the simple act of giving brief attention to their impermanence.Đôi khi những tư tưởng như thế sẽ qua đi chỉ bằng một hành động đơn giản là nhanh chóng nhận ra sự vô thường của chúng.
Other times, we must rouse strong effort to overcome them. Lại có khi ta phải phát khởi tinh tấn mạnh mẽ để chế ngự chúng.
We will examine various ways to do this when we discuss Skillful Effort. Chúng ta sẽ bàn đến một vài phương cách để thực hiện điều này trong chương về Chánh Tinh Tấn.
Once an unwholesome thought has been overcome, we go back to the breath with a slightly deeper level of focus. Một khi tư tưởng bất thiện đã bị chế ngự, ta trở lại với hơi thở với một mức độ chú tâm sâu lắng hơn.
If another negative thought arises, we repeat our efforts. Nếu một tư tưởng tiêu cực khác phát khởi, ta lặp lại những nỗ lực này.
Each time an unwholesome thought has been overcome, we deepen our concentration. Mỗi lần một tâm pháp bất thiện bị chế ngự, là ta lại tiến sâu hơn trong định.
Eventually, we find that our concentration is so steady that all thoughts stop coming.Dần dần, ta nhận ra rằng sự chú tâm của mình đã vững chãi đến nỗi mọi tâm pháp khác đều không xuất hiện nữa.
It may take many meditation sessions for this state of concentration to come about, or it may happen more quickly. Có thể phải cần rất nhiều công phu hành thiền trước khi đạt được trạng thái định tĩnh này, hay nó cũng có thể xảy ra một cách nhanh chóng.
Once we have achieved deep concentration, we can use that powerful state to return to our practice of mindfulness, again examining objects as they come to our attention. Một khi đã đạt được thiền định sâu lắng, chúng ta dùng trạng thái tâm mạnh mẽ này để quay trở lại với sự thực hành chánh niệm, lại quán sát các đối tượng khi chúng khiến ta chú tâm đến.
Since thoughts have vanished, we examine other objects, such as body sensations or positive mental qualities like bliss or equanimity. Vì các suy nghĩ đã lắng đọng, ta quán sát các đối tượng khác, như là thân thọ hay các đặc tính tâm tích cực như hỷ hay xả.
We focus on the impermanence and related characteristics of these objects, just as before, but with strong concentration, our insight grows dramatically. Chúng ta chú tâm vào tính chất vô thường và các đặc tính liên quan của những đối tượng này, giống như trước đó, nhưng với tâm định mạnh mẽ, tuệ giác sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
So long as the state of strong concentration lasts, no unwholesome thoughts arise to disrupt our meditation. Khi nào mà trạng thái định sâu lắng còn kéo dài thì không có tư tưởng bất thiện nào phát sinh để ngăn trở sự hành thiền của ta.
Until we reach that level of concentrated meditation, however, we must skillfully deal with unwholesome thoughts as they arise.Tuy nhiên, cho đến khi đạt được mức độ định tĩnh đó, chúng ta phải đối phó một cách khôn khéo với các tâm pháp bất thiện khi chúng phát sinh.
We must tackle such thoughts whenever they come up, even outside meditation sessions. Ta phải đương đầu giải quyết các tâm pháp này bất cứ khi nào chúng phát sinh, ngay cả những lúc không tọa thiền.
Mindfulness of Skillful Thinking refers to all these efforts. Chánh niệm về chánh tư duy muốn ám chỉ đến tất cả những nỗ lực này.
One of the methods for overcoming an unwholesome thought is to examine the downsides of that thought.Một trong những phương pháp để đối trị một tư tưởng bất thiện là phân tích các hậu quả tai hại của tư tưởng đó.
You see how it debases the mind. Bạn có thể thấy là nó bại hoại tâm bạn như thế nào.
You see how your habitual negative thinking causes difficulties in your life. Bạn có thể thấy thói quen suy nghĩ tiêu cực khiến cuộc sống bạn khó khăn như thế nào.
Then you can cultivate the opposite, a wholesome thought, such as the feeling of compassion. Rồi thì bạn mới có thể vun trồng điều ngược lại, một tư tưởng thiện, như là cảm giác của lòng bi mẫn.
This is a great opportunity for you to look at yourself and change your life by changing your thinking. Đây là cơ hội tốt để bạn nhìn lại mình và thay đổi cuộc đời bạn bằng cách thay đổi cách suy nghĩ.
People often ask me: “How can I integrate my meditation practice and my daily life?” I often respond with questions of my own: “What did you do on the cushion? Did you merely focus the mind on the breath?” If that is all you did, you have two different lives going on: your life on the cushion and everyday, ordinary life.Người ta thường hỏi tôi: “Làm sao chúng tôi có thể kết hợp việc hành thiền vào cuộc sống hằng ngày?” Tôi thường trả lời bằng những câu hỏi tôi đặt cho chính mình: “Ta đã làm gì khi ngồi trên chiếu thiền? Ta chỉ chú tâm vào hơi thở thôi sao?” Nếu đó là tất cả những gì bạn làm, thì bạn đang sống hai cuộc sống khác nhau: Cuộc sống trên gối thiền và cuộc sống bình thường hằng ngày.
There is much work to be done in meditation.Có rất nhiều việc phải làm khi bạn hành thiền.
The same difficult mental states that create problems in our daily lives—greed, fear, anger, jealousy, self-criticism—come to us in meditation. Cũng những trạng thái tâm uế nhiễm tạo ra bao vấn đề trong cuộc sống đời thường của ta - tham lam, sợ hãi, sân hận, ganh tỵ, tự trách - chúng cũng có mặt khi ta hành thiền.
They may emerge in the form of unwholesome thinking at any moment in which our mindfulness or concentration lapses. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng của tư tưởng bất thiện bất cứ khi nào ta để sự chú tâm hay chánh niệm lơ lỏng.
First we make effort to simply let go of those thoughts.Đầu tiên chúng ta phải cố gắng để buông bỏ các tâm pháp này.
We do this both to purify the mind in this moment and to train the mind in the habit of self-purification. Ta làm thế vừa để thanh tịnh tâm ngay giây phút đó vừa để luyện tâm có thói quen tự thanh tịnh hóa.
When a thought is so strong that it persists despite your best efforts, that is the signal to do more intensive work. Khi có tâm pháp nào quá mạnh đến nỗi dầu ta nỗ lực đến bao nhiêu, nó vẫn không lui bước, thì đó là dấu hiệu cho ta biết ta còn phải tích cực nhiều hơn nữa.
Now you must look hard at these thoughts and put them to use to develop insight into your life. Ta phải quán sát thật thấu đáo các tâm pháp này và mang chúng ra thực hành để phát triển tuệ giác trong cuộc sống.
For example, let’s say that in meditation I get lost in angry thoughts about a stranger who insulted me.Thí dụ khi đang hành thiền chúng ta bị chìm đắm trong những tư tưởng sân hận về việc bị một người lạ xúc phạm.
I’ve tried other methods for overcoming these thoughts, but the thoughts don’t go away. Ta đã thử nhiều cách để chế ngự các tư tưởng này, nhưng chúng không qua đi.
So I examine them. Vì thế ta quán sát chúng.
First, I look at how this thought is affecting my practice, how it creates tension in my body and affects my blood pressure, how it generates a lingering sense of ill will toward this person. Đầu tiên, ta xét xem tâm pháp này ảnh hưởng đến việc hành thiền của chúng ta như thế nào, nó đã tạo ra sự căng thẳng nơi thân và ảnh hưởng đến huyết áp của ta như thế nào, nó đã khiến ta vẫn còn ác cảm với người kia như thế nào.
I see that such angry thoughts are no good, because they hurt me and affect my mind so negatively that I may even harm others. Ta nhận thấy rằng những tư tưởng sân hận đó không tốt, vì chúng tổn hại ta, ảnh hưởng xấu đến tâm ta đến nỗi ta có thể làm hại người khác.
Next, perhaps, I consider how embarrassed I would be if others knew what I was thinking, and I develop a wholesome sense of shame that such thoughts dominate my mind. Kế tiếp, có thể ta sẽ nghĩ về việc nếu người khác biết ta đang suy nghĩ gì thì thật đáng xấu hổ làm sao, và ta phát khởi một cảm giác xấu hổ vì đã để những tư tưởng như thế làm chủ tâm ta.
This kind of examination often creates enough distance to free the mind from the negative state. Phương cách quán sát này thường tạo ra đủ không gian để giải thoát tâm khỏi các trạng thái tiêu cực.
Once the mind is clear, I may examine my thoughts more deeply, reflecting on what caused them.Một khi tâm đã lắng đọng, ta có thể quán sát ý nghĩ của mình một cách sâu lắng hơn, quán tưởng về nguyên nhân tạo ra chúng.
Why did I remain upset after being insulted? I ask myself. What did I cling to that made the insult stick in my mind? I may discover that the cause was something in my past that has nothing to do with the insult. Tại sao ta vẫn còn bực bội sau khi đã bị xúc phạm? Ta tự hỏi: “Tôi bám víu vào điều gì khiến sự xúc phạm đó cứ hằn trong tâm trí?” Chúng ta có thể khám phá ra rằng nguyên nhân chính là một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ, không liên quan gì đến sự xúc phạm trong hiện tại.
Next I think: Okay, it’s true that this man insulted me, but what did I do to upset him? Was I too hasty or greedy? Too arrogant? Maybe I meant no harm, but I know I’ve upset people this way before.Kế tiếp ta nghĩ: Thôi được, đúng là người đó đã xúc phạm ta nhưng ta đã làm gì khiến anh ta nổi giận? Có phải là ta quá vội vả hay quá tham lam? Quá cao ngạo? Có thể ta không có ác ý, nhưng ta biết trước đây ta đã từng làm người khác bực mình như thế.
Let me do better next time. Lần sau ta sẽ cư xử tốt hơn.
Reflecting thus upon my unskillful motives and actions, I resolve to improve. Như vậy do quán tưởng về các động lực và hành động bất thiện của mình, chúng ta quyết tâm sửa đổi.
Once I see my own part in the conflict, I can even develop compassion for this man who suffered so badly that he needed to strike back at me with an insult. Một khi đã thấy được phần lỗi của mình trong sự xung đột này, ta có thể phát khởi tâm từ bi đối với người đã rất đau khổ đến nỗi anh ta cần phải trả đũa lại bằng cách xúc phạm ta.
This kind of self-reflection is a critical part of meditation practice.Phương cách tự quán sát này là một phần rất quan trọng trong việc hành thiền.
Before his enlightenment, the Buddha himself practiced in this way, using his unwholesome thoughts as a means to look inside and correct his faults. Trước khi đạt đến giác ngộ, chính Đức Phật cũng đã thực hành bằng cách này, sử dụng các tâm pháp uế nhiễm như là một phương tiện để nhìn vào nội tâm và sửa đổi lỗi lầm.
As he meditated in the forest before his enlightenment, the Buddha said to himself, “I have this weakness. Khi tọa thiền trong rừng trước khi giác ngộ, Đức Phật đã tự nhủ, “Tôi có khuyết điểm này.
I have done that in the past. Tôi đã làm điều kia trong quá khứ.
From now on, my behavior must be different. Từ nay trở đi, hành động của tôi phải khác đi.
You can do the same.Bạn cũng có thể làm như thế.
If you recall an occasion when you spoke harshly to a child and saw hurt and puzzlement in her eyes, you can resolve to apologize to her and to speak more compassionately in the future. Nếu bạn nhớ lại một trường hợp nào đó khi bạn nói lời cộc cằn với một em bé và nhận thấy trong đôi mắt em sự tổn thương, hoang mang, bạn có thể sửa đổi bằng cách xin lỗi và trong tương lai cố gắng nói năng dịu dàng hơn.
Or if you recall a conversation when you held on stubbornly to your views, even when they were shown to be mistaken, resolve to let go of grasping more gracefully next time. Hoặc bạn có thể nhớ lại một cuộc trao đổi khi bạn cố bám giữ lấy quan điểm sai lầm của mình một cách ngoan cố, thì lần sau, hãy quyết tâm buông bỏ sự bám víu một cách nhẹ nhàng.
If a persistent desire arises, such as for ice cream or a new CD, you can use the opportunity to cultivate its opposite, generosity.Nếu một ham muốn phát sinh dai dẳng, như là muốn ăn kem hay muốn mua một đĩa CD mới, bạn cũng có thể dùng cơ hội này để vun trồng điều ngược lại, đó là tâm bố thí.
You can think, “I don’t need that right now. Bạn có thể nghĩ, “Thật sự tôi chưa cần ngay bây giờ.
I can let go of this desire. Tôi có thể buông xả ham muốn này.
” If your perspective is generous and open-hearted, eventually the desire for that sense pleasure will diminish.” Nếu bạn là người có tấm lòng rộng rãi, cởi mở, thì dần dần sự ham muốn dục lạc đó sẽ giảm dần.
You can then recognize how petty or self-centered your desire really was. Lúc đó bạn có thể nhận ra những ham muốn của mình nhỏ mọn hay đầy chấp ngã như thế nào.
By so doing, you come to better understand the nature of craving. Thực hành như thế, bạn sẽ hiểu về bản chất của tham ái hơn.
After using this new understanding to correct your thinking, return to the breath. Sau khi dùng sự hiểu biết mới mẻ này để sửa đổi cách suy nghĩ của bạn, hãy trở về với hơi thở.
Another good strategy when your thinking has spun out of control and your mind is filled with pain, restlessness, and worry is to use your own suffering to cultivate wholesome thoughts of compassion.Một phương cách hữu hiệu khác nữa là khi tư tưởng của bạn quay cuồng không kiểm soát được và tâm bạn đầy đau khổ, bồn chồn, lo âu, là dùng chính cái khổ của bạn để vun trồng các tâm pháp thiện của tâm từ bi.
Seeing the pain in your mind, you reflect how suffering affects other people as well: “This phenomenon isn’t particular to me. Thấy được cái khổ trong tâm, bạn quán tưởng xem nỗi khổ này ảnh hưởng đến người khác như thế nào: “Hoàn cảnh này không chỉ có tôi là phải chịu.
Everyone experiences it, and right now there are many others who are suffering more than I am. Mọi người cũng đã trải qua và hiện giờ còn có nhiều người đang khổ hơn tôi nữa.
A student of mine told me that at one time he was feeling tremendously depressed.Một thiền sinh đã kể rằng có lần anh cảm thấy rất đỗi buồn nản.
Walking alone in a park one day, he came across a scrap of newspaper. Một ngày kia đang đi một mình trong công viên, anh nhìn thấy một mảnh giấy báo.
He picked it up and read a story of a man who was walking along, deeply miserable because he had only one shoe. Anh lượm lên và đọc về câu chuyện của một người đang bước đi trong vô vàn đau đớn vì anh ta chỉ có một chiếc giày.
As he limped along, his bare foot cold and sore, the man with one shoe passed a man who had only one leg. Khi anh lê bước, bàn chân trần của anh lạnh cóng, nứt nẻ.
Gratitude filled his heart. Người đàn ông chỉ có một chiếc giày đi ngang qua một người chỉ có một chân.
“Well, at least I still have both legs!” the man said to himself, and his sorrow left him. Lòng biết ơn tràn ngập trái tim anh.
 Reading this story, my student felt a surge of compassion for those whose troubles are worse than his own, and his depression vanished. “Ít nhất tôi cũng còn cả hai chân!” Người đàn ông tự nhủ, và nỗi khổ của anh biến mất.
You can use a similar technique anytime thoughts of grief, anger, or mental pain overwhelm you. Đọc câu chuyện này, người thiền sinh đó cảm thấy một làn sóng của lòng bi mẫn dâng tràn cho những người đang đau khổ hơn anh, và mọi buồn nản biến mất.
Just stop and ask yourself: “Why should I complain? My mind is functioning.Bạn cũng có thể sử dụng một phương cách tương tự bất cứ khi nào những tư tưởng khổ đau, sân hận, khổ não tràn đầy trong tâm bạn.
I have all my senses. Chỉ cần dừng lại và tự hỏi mình: “Tại sao tôi phải than van? Đầu óc tôi vẫn còn hoạt động.
I have access to spiritual teachings, and time and a place to meditate. Tôi vẫn còn tất cả các giác quan.
Compared to many people in the world, I live in luxury. Tôi được biết đến giáo lý, và có thời gian cũng như một nơi chốn để hành thiền.
Millions of people have no home, no food, no hope. So với nhiều người trên thế giới, tôi sống một cách đầy đủ.
Rather than feeling unhappy, let me cultivate compassion for these people. Hàng triệu người không có nhà, không thực phẩm, không hy vọng.
” Compassion calms and soothes our thoughts, so that we can return to the breath with a steadier, more concentrated mind. Thay vì cảm thấy đau khổ, hãy để tôi vun trồng tâm từ bi cho những người này.
This kind of training is not just for formal meditation.” Tâm từ bi làm lắng dịu sự suy nghĩ của ta, để ta có thể trở về với hơi thở với một tâm an định và vững chãi hơn.
What we do in sitting practice, we must carry over to every other moment.Phương cách tu tập này không chỉ dành cho những thời khóa ngồi thiền nghiêm túc.
We take our training in mindfulness with us into our everyday lives and apply it in all circumstances: on the bus, at work, when we are feeling ill, when we are out shopping. Khi tọa thiền chúng ta làm gì, thì ta cũng phải làm như thế trong từng giây phút khác.
Otherwise, what’s the use of so many hours on the cushion? Make every effort to avoid or cut off unwholesome states of mind and to encourage wholesome ones, just as you do on the cushion. Ta mang sự rèn luyện về chánh niệm vào cuộc sống hằng ngày và ứng dụng nó trong mọi trường hợp: trên xe buýt, ở sở làm, lúc bệnh tật, khi khỏe mạnh.
It is very challenging to practice in this way outside of meditation, because each day presents us with countless opportunities to get carried away by greedy, angry, or deluded reactions to sense impressions. Nếu không, thì ngồi trên gối thiền hằng giờ liệu có ích lợi gì? Phải dùng mọi nỗ lực để tránh hay buông bỏ những trạng thái tâm bất thiện và khuyến khích tâm pháp thiện, giống như khi bạn đang hành thiền.
Say you are visiting a shopping mall and see some attractive items in the store window. Thực hành bằng cách này ngoài những lúc tọa thiền là một thử thách mạnh mẽ, vì mỗi ngày mang đến cho chúng ta không biết bao nhiêu cơ hội để lãng quên do những hành động tham, sân, si đối với những điều mắt thấy tai nghe.
Because of your undisciplined thoughts, you cannot pull your eyes away.Thí dụ bạn đang đi mua sắm ở một thương xá và thấy vài món hàng rất đẹp mắt trong các cửa tiệm.
You enter the shop and examine the items. Do tâm chưa được rèn luyện, bạn không thể rời mắt đi chỗ khác.
You feel you cannot leave without buying one or two. Bạn bước vào tiệm và ngắm nghía món đồ.
Perhaps you do not have the cash right now, but you have your credit card. Bạn cảm thấy bạn không thể bước trở ra khỏi tiệm mà không mua một hay hai món đồ.
You pick something up and buy it. Có thể bạn không mang theo tiền, nhưng bạn có thẻ tín dụng nên bạn vẫn mua hàng.
To practice Skillful Thinking, you must stop yourself during this process, just as you would when recognizing an unwholesome thought while sitting on the cushion.Để thực hành Chánh Tư Duy, bạn phải tự dừng lại trong quá trình này, giống như bạn vẫn làm khi nhận ra một tư tưởng bất thiện lúc tọa thiền.
First, sort through and identify your thoughts and feelings. Trước hết, hãy kiểm soát và xác định tư tưởng, cảm giác của bạn.
Inquire whether greed or fear or insecurity is driving you to make an unnecessary purchase. Hãy tự hỏi có phải do lòng tham, sợ hãi hay sự thiếu tự tin khiến bạn phải mua sắm một cách không cần thiết.
Then reason with yourself: “I want to pay off the balance on this card. Rồi hãy lý luận với bản thân: “Tôi dùng thẻ để trả tiền.
Do I really want to go deeper into debt?” Tôi có thực sự muốn mang thêm nợ không?”
Even if you have plenty of money, it is still important to purify greed from your thinking process.Ngay nếu như bạn có rất nhiều tiền, cũng rất quan trọng để thanh lọc sự tham đắm khỏi quá trình tư duy của bạn.
Ask yourself, “Is this item necessary, or am I buying it for some other reason? Do I just want to impress people? Don’t I already have some similar things collecting dust in my closet?” You may also ask, “Is there a better use for this money, some way I can use it to help other people?” Hãy tự hỏi, “Món đồ này có cần thiết không, hay tôi mua nó vì lý do gì khác? Có phải tôi chỉ muốn gây ấn tượng với người khác? Không phải là tôi đã có một vài thứ tương tự đang nằm đóng bụi trong hộc tủ sao?” Bạn cũng có thể hỏi, “Có cách nào sử dụng tiền này tốt hơn, để giúp người khác được không?”
If you feel unsure of your motives, perhaps because greed and necessity are mixed together, or because the desire is overwhelming, ask yourself: “Can this purchase wait? Can I walk away for now and come back next week? Can I ask the clerk to hold this while I cool off and think about it?” This kind of reasoning makes skillful use of the good habits that we practice in sitting meditation.Nếu bạn không chắc chắn về động lực của mình, có lẽ vì lòng tham và nhu cầu trộn lẫn vào nhau, hay vì lòng ham muốn quá thôi thúc, hãy tự hỏi bạn: “Có cần phải mua ngay không? Tôi có thể bỏ qua bây giờ và trở lại tuần tới không? Tôi có thể nhờ cô bán hàng giữ món đồ đó trong khi tôi suy nghĩ lại không?” Cách lý luận này áp dụng một cách khéo léo những thói quen tốt mà chúng ta đã rèn luyện được trên chiếu thiền.
Such training will definitely help us when we encounter more difficult challenges.Những sự rèn luyện như thế chắc chắn sẽ rất hữu ích khi ta phải đối đầu với những thử thách khó khăn hơn.
Once I had to use my practice of Skillful Thinking to overcome fear in a situation of genuine danger. Có lần tôi đã phải sử dụng sự rèn luyện về Chánh Tư Duy để chế ngự sự sợ hãi trong một hoàn cảnh nguy hiểm thật sự.
I had received word of my mother’s final illness.Đó là khi tôi nhận được tin mẹ tôi bị bệnh nặng.
On the way to Sri Lanka from Washington, D.C, I changed planes to a jumbo jet in Hawaii. Trên đường từ Washington D.C đi Tích Lan, tôi đổi máy bay sang một chiếc phản lực lớn ở Hawaii.
An hour or two after taking off from Hawaii, I looked out my window and noticed flames coming from the plane’s engine. Một hay hai giờ sau khi máy bay rời khỏi Hawaii, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và nhận thấy lửa bốc ra từ đầu máy bay.
Then the pilot’s voice came over the intercom. Lúc đó người phi công loan báo trên loa rằng đầu máy bay bị cháy và chúng tôi phải quay lui.
He announced that the engine was on fire and that we were turning back. Ông bảo các cô tiếp viên hàng không hướng dẫn chúng tôi làm thế nào ra khỏi máy bay nếu chúng tôi quay trở về Hawaii được.
He told the flight attendants to give instructions on how we should exit the plane if we managed to get back to Hawaii. The flight attendant told us to sit quietly with our seat belts on.Người tiếp viên hàng không bảo chúng tôi ngồi im lặng với dây an toàn được cài chặt.
When we landed, floor lights would lead us to the eight emergency doors. Khi máy bay dừng lại, đèn dưới sàn máy bay dẫn chúng tôi ra tám cánh cửa khẩn cấp.
The doors would open, and emergency chutes would come out. Cửa tự động mở và những cầu thang cứu cấp phụt ra.
We were to jump onto the chutes without a moment’s hesitation, slide down, and run away from the plane. Chúng tôi phải chạy ngay đến chỗ cửa thoát hiểm, không được chần chứ giây phút nào, tuột xuống cầu thang và chạy xa khỏi máy bay.
I doubt anybody understood much of these instructions.Tôi nghĩ rằng ít người hiểu hết những lời hướng dẫn này.
From the moment the pilot had announced that the engine was on fire, everyone in the cabin seemed to be seized with fear of death. Ngay giây phút người phi công thông báo rằng đầu máy bay bị cháy, tất cả mọi người trong cabin đều có vẻ hoảng hốt vì sợ chết.
Some started crossing themselves, couples clutched each other and kissed, others wept or looked tense and anxious. Người thì làm dấu thánh giá, các đôi vợ chồng ôm chặt nhau, người thì khóc, người thì nhìn rất căng thẳng và lo âu.
I thought, “If this is my time to die, well, I will die anyway, whether I am afraid or not.Tôi đã nghĩ, “Nếu đây là lúc tôi phải chết, thì cách gì tôi cũng chết, dầu tôi có sợ hay không.
Let me keep my mind clear. ” First, I recalled my intellectual understanding of what death is. Vì thế tôi phải giữ cho tâm thật an tĩnh. ” Trước hết tôi hồi tưởng đến những tri thức về cái chết là gì.
I considered that death is inevitable, and that this would be a good time for me to die, for I had been doing good deeds, and I had nothing to regret. Tôi coi cái chết là điều không thể tránh, và đây là thời điểm tốt để tôi chết, vì tôi đã làm những việc tốt và tôi không có gì để ân hận.
Then I thought about the likely sequence of events. Sau đó tôi nghĩ đến những cảnh tượng có thể xảy ra.
“If the plane falls quickly from a height of thirty-nine thousand feet, we will be unconscious before the plane hits the ocean. ” I don’t know whether this is scientifically true, but that is what I thought at the time. “Nếu máy bay rơi nhanh từ độ cao khoảng hơn mười ngàn mét thì chúng tôi sẽ bất tĩnh trước khi máy bay rớt xuống biển.” Tôi không biết theo khoa học điều này có đúng không, nhưng lúc đó tôi nghĩ như thế.
I exhorted myself, “I have to keep my mind very clear, very pure, before I lose consciousness. Tôi tự nhủ mình, “Ta phải giữ tâm thật trong sáng, thật thanh tịnh trước bất tĩnh.
This is the time to use my mindfulness to realize the inevitability of death. Đây là lúc ta phải dùng chánh niệm để chấp nhận cái chết không thể tránh.
If I die peacefully with a pure, clear state of mind, my future life will be bright. Nếu ta chết một cách nhẹ nhàng với trạng thái tâm thức trong sạch, thanh tịnh, thì kiếp sống trong tương lai sẽ tốt hơn.
Perhaps I will attain a stage of enlightenment through seeing the truth of impermanence. Có thể ta sẽ đạt được trạng thái giác ngộ qua việc thấy được chân lý của vô thường.
I must not block my mind with fear or confusion. Ta không nên để sợ hãi hay hoảng hốt làm bấn loạn tâm.
No matter how strong my attachment to life, I must let go of that attachment now.” Dầu sự bám víu vào cuộc sống của ta có mạnh mẽ tới đâu, ta cũng phải buông xả sự bám víu đó ngay bây giờ.”
Thus I made the effort to prevent any unwholesome state of mind from arising in the face of death and encouraged wholesome states of mind to arise.Như vậy là tôi đã nỗ lực để cản trở bất cứ trạng thái tâm bất thiện nào có thể phát sinh khi đối diện với cái chết và khuyến khích những trạng thái tâm tích cực phát sinh.
Perhaps I was just too stunned to feel afraid, but I felt no fear.Có thể tôi quá kinh ngạc để cảm thấy sợ hãi, nên tôi không cảm thấy sợ.
I actually enjoyed watching the flames coming out of the engine at thirty-nine thousand feet! The flames were blue, yellow, and red. Tôi thật sự thích thú ngắm nhìn ngọn lửa bốc lên từ đầu máy bay ở độ cao hơn mười một ngàn mét! Ngọn lửa có màu xanh, vàng và đỏ.
You seldom see such blue flames. Rất ít khi bạn thấy được một ngọn lửa xanh như vậy.
Sometimes they were streaming out; sometimes they were low. Đôi khi chúng bùng phát; đôi khi chúng lụi tàn.
They looked like fireworks, or the aurora borealis. Trong chúng giống như pháo hoa.
While I was enjoying the drama, the three hundred or so other people on the plane were suffering terribly. Trong khi tôi tận hưởng sự kiện này, khoảng ba trăm người khác trên máy bay đang vô cùng đau khổ.
I looked at the other passengers from time to time and saw the agony they suffered from the very thought of death. Thỉnh thỏang tôi quan sát các vị hành khách khác và có thể thấy những khổ đau mà họ phải chịu khi nghĩ đến cái chết.
They seemed almost to be dead before they died! I noticed, however, that the little children did not seem affected. Họ có vẻ như đã chết trước khi thực sự tắt thở. Tuy nhiên, tôi để ý rằng các em nhỏ hình như không bị ảnh hưởng.
They kept laughing and playing as they did before the crisis. Chúng vẫn cười giỡn như trước khi có cuộc hỗn loạn xảy ra.
I thought, “Let me put myself in their place, in a childlike mind. Tôi nghĩ, “Hãy thử đặt mình vào chỗ của chúng, với tâm như trẻ con.
We did make it back to Hawaii, and the plane made an emergency landing.Chúng tôi đến được Hawaii và máy bay đáp xuống trong tình trạng khẩn cấp.
We went out the emergency doors as instructed, sliding down the chutes. Chúng tôi ra bằng cửa khẩn cấp như đã được hướng dẫn, tuột xuống cầu phao.
Going down the chute was an entirely new experience for me. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn mới đối với tôi.
Perhaps everyone else on the plane had at least gone down a playground slide in their childhood, but I had never done such a thing in the poor village where I grew up. Có thể mọi người khác trên máy bay đều ít nhất có lần chơi cầu tuột khi còn nhỏ, nhưng tôi chẳng bao giờ có được điều đó ở trong ngôi làng nghèo khó nơi tôi lớn lên.
Thus right up to the end, I enjoyed it all very much. Do đó cho tới lúc cuối tai nạn, tôi vẫn còn hào hứng.
KEY POINTS FOR MINDFULNESS OF SKILLFUL THINKINGTóm Lược Về Chánh Tư Duy
As we are discovering, walking the Buddha’s path to happiness requires practicing each of the eight steps in the real world.Như chúng ta đã nhận biết, hành trình trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật đòi hỏi ta phải áp dụng vào cuộc sống thực tại mọi bước trong Bát Chánh Đạo.
We need recipients to accept our generous gifts. Chúng ta cần có đối tượng để nhận lãnh những món quà hào phóng của ta.
We needs friends and enemies to inspire our friendly love. Chúng ta cần có bạn cũng như kẻ thù để khơi động tình bằng hữu.
We need suffering beings to develop our compassion. Chúng ta cần những con người đau khổ để phát triển lòng nhân ái của ta.
Human society provides a perfect testing ground for these key points of Skillful Thinking: Xã hội loài người cung cấp cho ta một môi trường hoàn hảo để thử nghiệm những điểm chính yếu của Chánh Tư Duy:
• When we develop Skillful Understanding, Skillful Thinking flows naturally.• Khi Chánh Kiến đã được phát triển, Chánh Tư Duy sẽ tự nhiên tiếp nối theo sau.
• Thinking can make us happy or miserable.• Tư duy có thể khiến chúng ta hạnh phúc hay đau khổ.
• The Buddha pointed us toward three skillful thoughts: letting go or generosity in the highest sense, loving-friendliness, and compassion.• Đức Phật đã hướng chúng ta đến ba tư tưởng thiện xảo: buông xả hay bố thí trong ý nghĩa cao thượng nhất, tình thương yêu và tâm từ bi.
• Begin your practice of generosity with giving away material things.• Hãy bắt đầu thực hành bố thí bằng cách cho đi những của cải vật chất.
• Clinging to anything—form, feelings, perceptions, volitional formations, or consciousness—makes us unhappy.• Bám víu vào bất cứ điều gì - sắc, thọ, tưởng, hành, hay thức - đều đem lại đau khổ.
• When fear arises, let it grow and watch as it peaks and fades away.• Khi tâm sợ hãi phát sinh, hãy quán sát nó phát triển, rồi qua đi như thế nào.
• Loving-friendliness, a sense of interconnectedness with all beings and a sincere wish for them to be happy, has far-reaching effects.• Tình thương yêu, là cảm giác của sự tương quan với tất cả mọi chúng sanh và là ước muốn chân thành mong tất cả được hạnh phúc, tạo ra những ảnh hưởng rất sâu đậm.
• Your anger will ultimately hurt you more than the person you’re angry with; take action to overcome your anger.• Sân hận cuối cùng sẽ gây tổn hại cho ta nhiều hơn người khiến ta nổi sân; hãy rèn luyện để chế ngự cơn giận của mình.
• Mindfulness can help you minimize and eventually eliminate your anger.• Chánh niệm có thể giúp chúng ta giảm thiểu và dần dần đoạn diệt sân hận.
• Compassion is a spontaneous, wholesome melting of the heart at the suffering of others, coupled with a wish to alleviate their pain.• Lòng bi mẫn (tâm từ bi) là một cảm giác rung động trong lòng khi thấy người khác đau khổ, cộng với ước muốn giải thoát nỗi khổ cho họ.
• Developing compassion for yourself, your parents, your children and your partner will help you relax and soften your heart.• Phát khởi tâm từ bi đối với bản thân, với cha mẹ, con cái và người phối ngẫu sẽ giúp bạn an tĩnh và làm êm dịu trái tim bạn.
• When negative thoughts arise during meditation, they may go away if you merely pay attention to their passing nature.• Trong lúc tọa thiền nếu có những tâm pháp bất thiện phát sinh, thì chúng sẽ nhanh chóng qua đi, nếu bạn chỉ chú tâm đến tính chất vô thường của chúng.
• If a negative train of thought persists despite your best efforts, that is the signal to explore it thoroughly—to develop insight into the habits of your life.• Nếu dòng tư tưởng tiêu cực vẫn lảng vảng trong tâm, dầu chúng ta đã cố gắng hết sức, thì đó là dấu hiệu để chúng ta quán sát nó thấu đáo hơn - để phát triển tuệ giác đối với các thói quen hằng ngày.
• Reflecting on unwholesome thoughts is a critical part of meditation practice.• Quán tưởng về những tâm pháp bất thiện là một phần quan trọng trong sự hành thiền.
• Practicing Skillful Thinking on the cushion can help you check your fear, anger, and craving in everyday life.• Thực hành Chánh Tư Duy khi ngồi thiền có thể giúp chúng ta kiểm soát được sự sợ hãi, sân hận, và tham luyến trong cuộc sống đời thường.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.
Khuyến mãi Tết:
  • Đăng ký 3 tháng sẽ được 6 tháng sử dụng.
  • Đăng ký 6 tháng sẽ được 1 năm sử dụng.
  • ...
  • Đặc biệt, tài khoản vĩnh viễn giảm ngay 50%!
Khuyến mãi đến hết ngày 04/02/2025.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *