Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.
S OON AFTER Mindfulness in Plain English was published, several of my friends and students asked me to write a book about the Buddha’s path to happiness in the same straightforward style. This book is my response. | Ngay sau khi quyển Mindfulness In Plain English (Căn Bản Chánh Niệm) được phát hành, một số bạn bè và đệ tử của tôi đã yêu cầu tôi viết thêm một quyển sách nữa về con đường đi đến hạnh phúc của Đức Phật một cách thật đơn giản. Quyển sách này là kết quả của lời yêu cầu đó. |
Mindfulness in Plain English was a meditation manual, a guide for students in the practice of mindfulness meditation. Yet mindfulness is only part of the Buddha’s teachings. Mindfulness can much improve our lives, but the Buddha offered more. | Quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness In Plain English) là một quyển sách hướng dẫn thiền, một cẩm nang cho những ai thực hành thiền chánh niệm. Tuy nhiên chánh niệm chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chánh niệm có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, nhưng Đức Phật còn ban cho ta nhiều hơn thế nữa. |
He gave us a complete guide to happiness, which he summed up in eight steps. Even a little effort to incorporate these eight steps into your life will yield happiness. Strong effort will transform you and bring you the happiest and most exalted states achievable. | Ngài trao cho chúng ta một cẩm nang, mà Ngài đã tóm tắt trong Bát Chánh Đạo, để ta được hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ cần những cố gắng nhỏ để áp dụng tám bước này vào đời sống cũng sẽ mang đến cho ta hạnh phúc. Những cố gắng quyết liệt hơn sẽ chuyển hóa được ta và đưa ta đến những trạng thái hạnh phúc nhất, sảng khoái nhất mà ta có thể đạt được. |
The eight steps of the Buddha’s path are easy enough to memorize, but their meaning is deep and requires an understanding of many related topics of the Buddha’s teachings. Even those familiar with the Eightfold Path may not see how central it is to the whole teaching or how it fits their experience. As in Mindfulness in Plain English , I have tried to present this teaching plainly, so that anybody can practice the eight steps in their daily life. | Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật. Ngay chính với những người đã biết qua Bát Chánh Đạo cũng có thể không nhận ra nó quan trọng như thế nào đối với tổng thể những lời dạy của Đức Phật, hay họ có thể ứng dụng chúng như thế nào trong việc tu tập. Giống như trong quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness In Plain English), tôi đã cố gắng để trình bày giáo lý này một cách đơn giản để bất cứ ai cũng có thể thực hành tám bước này trong đời sống hằng ngày của họ. |
I recommend that you do not read this book as you would a novel or the newspaper. Rather, while reading, continually ask yourself, “Am I happy?” and investigate what you find. The Buddha invited the people he taught to come and see. He invited all of us to look at ourselves, to come home, to come close to our own bodies and minds and examine them. Don’t get lost in beliefs and suppositions about the world, he told us; try to find out what is really going on. | Tôi khuyên là bạn không nên đọc quyển sách này như một quyển tiểu thuyết hay như một tờ báo. Tốt hơn hết là trong lúc đọc, bạn hãy luôn tự hỏi mình, “Tôi có hạnh phúc không?” và tìm hiểu về những gì bạn đã khám phá được. Đức Phật khuyên chúng ta hãy đến để thấy. Ngài khuyên tất cả chúng ta hãy quán sát bản thân, hãy trở về nhà, hãy làm quen, hãy đến gần hơn với thân và tâm, và quán sát chúng. Đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, giả định về cuộc đời, hãy cố gắng khám phá xem điều gì đang thực sự xảy ra. |
We are good at accumulating information, gathering data. Perhaps you have picked up this book to gather more information. If you have been reading popular Buddhist books, stop and ask yourself what you hope to get from this one. Do you just want to impress people with how well you know Buddhism? Do you hope to gain happiness through intellectual knowledge of the teachings? Knowledge alone will not help you find happiness. | Chúng ta rất thích thu thập tài liệu, cất giữ thông tin. Có lẽ bạn đã chọn quyển sách này để có thêm thông tin. Nếu bạn đã đọc qua các quyển sách Phật giáo phổ thông, hãy dừng lại và tự hỏi bạn mong đạt được điều gì từ quyển sách này. Có phải bạn chỉ muốn chứng tỏ với người khác về sự thông thái của mình trong lãnh vực Phật giáo? Hay bạn hy vọng có thể đạt được hạnh phúc qua tri thức về giáo lý của Đức Phật? Chỉ có tri thức sẽ không giúp bạn tìm được hạnh phúc. |
If you read what follows with the willingness to put the Buddha’s path to happiness into practice—to actually try out his advice, rather than just get an intellectual impression—then the profound simplicity of the Buddha’s message will become clear. Gradually, the full truth of all things will be revealed to you. And gradually you will discover the lasting happiness that full knowledge of the truth can give you. | Nếu bạn đọc những gì tiếp theo đây với lòng mong muốn đem những lời dạy của Đức Phật về con đường đưa đến hạnh phúc vào thực hành - để thực sự thể nghiệm những lời dạy của Ngài, hơn là một sự hiểu biết tri thức - thì lúc đó những lời dạy rất đơn giản nhưng thâm sâu của Đức Phật sẽ trở nên rõ ràng. Dần dần, sự thật tuyệt đối về tất cả các pháp sẽ hiển bày ra cho bạn. Và dần dần bạn sẽ khám phá ra hạnh phúc lâu dài mà sự hiểu biết toàn vẹn về chân lý có thể mang đến cho bạn. |
If you get upset by things that you read in Eight Mindful Steps to Happiness , then investigate why. Look within. Ask yourself what is currently happening in your mind. If something you read makes you miserable, ask yourself why. Sometimes we feel uncomfortable when someone points out how unskillful we are. You may have a lot of bad habits and other obstacles that keep you from greater happiness. Do you want to learn about them and make some changes? | Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay khổ đau về những gì bạn đọc trong quyển sách này thì phải tìm hiểu tại sao. Hãy nhìn vào bên trong. Hãy tự hỏi điều gì đang xảy ra trong tâm bạn. Hãy tự hỏi tại sao. Đôi khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi ai đó cho ta biết rằng chúng ta vụng về như thế nào. Bạn có thể có rất nhiều thói quen xấu và những chướng ngại khác khiến bạn không được hạnh phúc. Bạn có muốn tìm hiểu về chúng và thay đổi chúng không? |
So often we get upset by some tiny little thing and then blame it on someone—a friend, secretary, boss, neighbor, child, sibling, parent, the government. Or we get disappointed when we don’t get what we want or lose something we value. We carry within our minds certain “psychic irritants”—sources of suffering—that are triggered by events or our thoughts. | Thông thường chúng ta có thể bực bội về những điều rất nhỏ mọn rồi đổ thừa cho một việc gì đó hay ai đó - một người bạn, thư ký, ông xếp, hàng xóm, con cái, anh chị em, cha mẹ hay chính phủ. Ta thất vọng khi không có được điều mình muốn hay đánh mất cái mà ta trân quý. Chúng ta mang trong tâm một loại “tâm lý bực dọc” - nguồn gốc của phiền não - dễ bị hoàn cảnh hay suy nghĩ của ta kích động. |
Then we suffer, and we try to stop the pain by changing the world. There’s an old story about a man who wanted to cover the whole earth with leather so he could walk more comfortably. He would have found it much easier to make a pair of sandals. Similarly, instead of trying to control the world to make yourself happy, work to reduce your psychic irritants. | Rồi ta khổ đau, và tìm cách ngăn chặn khổ đau bằng cách cố gắng đổi thay cả thế giới. Có một câu chuyện cổ xưa về người đàn ông muốn phủ cả thế giới với thuộc da để ông có thể đi trên mặt đất một cách êm ái. Ông ta không biết rằng làm một đôi giày da để mang, sẽ dễ hơn biết bao. Tương tự, thay vì tìm cách chế ngự cả thế giới để được hạnh phúc, thì hãy cố gắng tu sửa để giảm bớt các tâm lý bực dọc của chúng ta. |
But you must actually train yourself, not just read or think about it. Even meditating won’t get you far if you do not practice the entire path—especially its key aspects of developing right understanding, making strong, discerning effort, and practicing continuous mindfulness. | Nhưng bạn phải thật sự tu sửa mình, không chỉ đọc hay suy tư về điều đó. Ngay cả việc hành thiền cũng không ích lợi chi nhiều nếu bạn không hành trì suốt trọn con đường - nhất là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển chánh kiến, tạo ra những cố gắng mạnh mẽ, sáng suốt và thực hành chánh niệm liên tục. |
Some of you sit on your meditation cushion for hours with your minds filled with anger, fantasy, or worry. Then you say, “I can’t meditate, I can’t concentrate.” You carry the world on your shoulders as you meditate, and you don’t want to put it down. | Nhiều người ngồi trên gối thiền hàng giờ với tâm trí đầy đau khổ, sân hận, lo âu hay vọng tưởng. Rồi họ lại nói, “Tôi không thể thiền, tôi không thể chú tâm”. Đó là vì bạn vẫn mang cả thế giới trên vai khi tọa thiền, và bạn không muốn đặt nó xuống. |
I heard that a student of mine was walking down the street while reading a copy of Mindfulness in Plain English . He wasn’t being mindful of where he was, and he was hit by a car! The Buddha’s invitation to come and see asks you to personalize what you read here. Put the Buddha’s eight steps into practice, even while you are reading. Don’t let your misery blindside you. | Tôi nghe rằng một đệ tử của tôi đang vừa đi vừa đọc quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness in Plain English). Anh ta không chánh niệm mình đang ở đâu và đã bị xe tông! Lời gọi mời của Đức Phật rằng chúng ta hãy đến để thấy, đòi hỏi ta phải thực hiện những gì ta đã đọc ở đây. Hãy thực hành Bát Chánh Đạo của Đức Phật ngay cả khi bạn đang đọc chúng. Đừng để những khổ đau làm bạn tăm tối. |
Even if you read this book a hundred times, it won’t help you unless you put what’s written here into practice. But this book surely will help you if you practice sincerely, investigate your unhappiness fearlessly, and commit yourself to doing whatever it takes to reach lasting happiness. | Nếu như bạn có đọc quyển sách này hàng trăm lần, nó cũng không giúp được gì cho bạn trừ khi bạn ứng dụng những điều được viết ra đây. Chắc chắn rằng quyển sách này sẽ thật hữu ích nếu bạn hết lòng thực hành, quán sát thấu đáo những khổ đau và tự nguyện làm bất cứ điều gì để đạt đến được hạnh phúc lâu dài. |
Rapid technological advances. Increased wealth. Stress. Stable lives and careers come under the pressure of accelerating change. The twenty-first century? No, the sixth century B.C.—a time of destructive warfare, economic dislocation, and widespread disruption of established patterns of life, just like today. | Những tiến bộ kỹ thuật ào ạt. Vật chất tăng trưởng. Sự căng thẳng. Cuộc sống và công việc chịu nhiều áp lực vì những đổi thay chóng mặt. Có phải đó là ở thế kỷ hai mươi mốt? Không, đó là thế kỷ thứ sáu trước công nguyên - khoảng thời gian của những cuộc chiến tranh tàn sát, kinh tế hỗn loạn và sự xáo trộn những nếp sống đã được hình thành, giống như ngày nay. |
In conditions similar to ours, the Buddha discovered a path to lasting happiness. His discovery—a step-by-step method of mental training to achieve contentment—is as relevant today as ever. | Trong những điều kiện tương tự như của chúng ta, Đức Phật đã khám phá ra con đường đưa đến hạnh phúc dài lâu. Khám phá này của Ngài - một phương pháp rèn luyện tâm từng bước từng bước để đạt được sự tự tại - là điều quan trọng hôm nay cũng như ở bất cứ lúc nào. |
Putting the Buddha’s discovery into practice is no quick fix. It can take years. The most important qualification at the beginning is a strong desire to change your life by adopting new habits and learning to see the world anew. | Nhưng đem ứng dụng những khám phá của Đức Phật không phải là điều dễ dàng. Nó có thể kéo dài hàng năm. Yếu tố quan trọng nhất lúc bắt đầu là một ý chí mãnh liệt muốn thay đổi cuộc đời của bạn bằng cách chấp nhận những thói quen mới và tập nhìn thế giới một cách khác. |
Each step along the Buddha’s path to happiness requires practicing mindfulness until it becomes part of your daily life. Mindfulness is a way of training yourself to become aware of things as they really are. With mindfulness as your watchword, you progress through the eight steps laid down by the Buddha more than twenty-five hundred years ago—a gentle, gradual training in how to end dissatisfaction. | Mỗi bước trên con đường đến hạnh phúc của Đức Phật đòi hỏi ta phải thực hành chánh niệm cho đến khi nó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của ta. Chánh niệm là cách bạn tập cho mình trở nên ý thức về sự việc như chúng thực sự là. Với tâm luôn chánh niệm, bạn tiến lên qua tám bước đã được Đức Phật đặt ra hơn hai ngàn năm trăm năm trước - một sự rèn luyện nhẹ nhàng, từng bước để tận diệt khổ đau. |
Who should undertake this training? Anyone who is tired of being unhappy. “My life is good as it is,” you may think; “I’m happy enough.” There are moments of contentment in any life, moments of pleasure and joy. But what about the other side, the part that you’d rather not think about when things are going well? | Ai là người muốn rèn luyện như thế? Câu trả lời là bất cứ ai đã quá mỏi mệt với những khổ đau trong đời. “Cuộc sống của tôi như thế này là tốt rồi. Tôi thấy đủ hạnh phúc rồi,” bạn có thể nghĩ như thế”. Bất cứ cuộc đời nào cũng có những phút giây tự tại, những phút giây của hỷ lạc. Nhưng về mặt khác thì sao, phần mà bạn không muốn nghĩ đến khi mọi thứ không diễn ra một cách tốt đẹp? |
Tragedy, grief, disappointment, physical pain, melancholy, loneliness, resentment, the nagging feeling that there could be something better. These happen too, don’t they? Our fragile happiness depends on things happening a certain way. But there is something else: a happiness not dependent on conditions. The Buddha taught the way to find this perfect happiness. | Những thảm hoạ, sự nuối tiếc, thất vọng, những đau đớn thể xác, sự buồn chán, cô đơn, hối hận, những cảm giác ray rức khi nghĩ rằng có thể có một cái gì đó tốt hơn thế. Những điều này cũng xảy ra, có phải không? Hạnh phúc mong manh của chúng ta tùy thuộc vào sự việc xảy ra theo một cách nào đó. Nhưng cũng có một điều khác nữa: một thứ hạnh phúc không tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi đến sự hạnh phúc toàn vẹn đó. |
If you are willing to do whatever it takes to find your way out of suffering—and it means confronting the roots of resistance and craving right here, right now—you can reach complete success. Even if you are a casual reader, you can benefit from these teachings, so long as you are willing to use those that make sense to you. If you know something to be true, don’t ignore it. Act on it! | Nếu bạn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để tìm được con đường thoát khỏi khổ đau - và điều đó có nghĩa là phải đối mặt với những cội rễ của tham, sân ngay tại đây, ngay giây phút này - thì bạn có thể đạt được ý nguyện. Ngay nếu như bạn chỉ là một người đọc tình cờ, thì những lời dạy này cũng có thể hữu ích cho bạn, nếu như bạn sẵn lòng thực hành những gì bạn thấy có ý nghĩa. Nếu bạn nhận thấy điều gì đó đúng, thì đừng bỏ qua. Hãy hành động! |
That may sound easy, but nothing is more difficult. When you admit to yourself, “I must make this change to be more happy”—not because the Buddha said so, but because your heart recognizes a deep truth—you must devote all your energy to making the change. You need strong determination to overcome harmful habits. | Điều này nói thì dễ, nhưng thật ra không có gì khó hơn. Khi bạn tự nhủ rằng, “Tôi phải chuyển hóa để được hạnh phúc hơn” - không phải vì Đức Phật đã nói thế, mà vì trái tim bạn nhận ra được một chân lý thâm sâu - thì bạn phải dốc hết sức lực để chuyển đổi. Bạn cần có quyết tâm mạnh mẽ để chế ngự những thói quen xấu. |
But the payoff is happiness—not just for today but for always. | Và phần thưởng dành cho bạn là hạnh phúc - không chỉ cho hôm nay mà còn là mãi mãi. |
Let’s get started. We’ll begin by looking at what happiness is, why it’s so elusive, and how to start journeying on the Buddha’s path toward it. | Hãy bắt đầu. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xét xem hạnh phúc là gì, tại sao nó quá khó nắm bắt, và ta phải làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình trên con đường tiến đến hạnh phúc của Đức Phật. |
The desire to be happy is age-old, yet happiness has always eluded us. What does it mean to be happy? We often seek an experience of sensual pleasure, such as eating something tasty or watching a fun movie, for the happiness it will bring us. But is there a happiness beyond the fleeting enjoyment of a pleasurable experience? | Ước muốn được hạnh phúc không xa lạ với chúng ta, nhưng nó vẫn luôn xa rời chúng ta. Được hạnh phúc có nghĩa là gì? Chúng ta thường tìm cách hưởng thụ dục lạc như ăn ngon hay giải trí, vì chúng đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Nhưng có thứ hạnh phúc nào vượt lên trên những giây phút khóai lạc chóng qua đó không? |
Some people try to string together as many enjoyable experiences as they can and call that a happy life. Others sense the limits of sensual indulgence and seek a more lasting happiness with material comforts, family life, and security. Yet these sources of happiness also have limitations. Throughout the world many people live with the pain of hunger; their basic needs for clothing and shelter go unmet; they endure the constant threat of violence. | Nhiều người cố gắng xâu chuỗi lại thật nhiều những phút giây sung sướng, dễ chịu để họ có thể gọi đó là một cuộc sống hạnh phúc. Lại có người cảm nhận được sự giới hạn của dục lạc tầm thường, đã đi tìm một thứ hạnh phúc lâu dài hơn với những tiện nghi vật chất, đời sống gia đình yên ổn. Tuy nhiên các nguồn hạnh phúc đó cũng có những giới hạn của chúng. Khắp thế giới nhiều người sống trong sự đau khổ vì đói; những nhu cầu căn bản như được mặc, được ở của họ không được đáp ứng; họ phải chịu đựng mối đe dọa thường xuyên của bạo lực. |
Understandably, these people believe that increased material comfort will bring them lasting happiness. In the United States the unequal distribution of wealth leaves many in poverty, but the starvation and deprivation commonly found in much of the world is rare. The standard of living of most U.S. citizens is luxurious. So people elsewhere assume that Americans must be among the happiest on earth. | Cũng dễ hiểu thôi khi những người này tin rằng sự thoải mái vật chất sẽ mang đến cho họ hạnh phúc. Ở Mỹ, sự phân chia của cải vật chất không đồng đều có thể khiến nhiều người sống trong nghèo khó, nhưng sự đói khổ hay thiếu thốn như ở các quốc gia khác trên thế giới thì ít thấy. Mức sống của phần lớn công dân Mỹ rất cao. Vì thế người dân ở các quốc gia khác thường nghĩ rằng người Mỹ phải là những người hạnh phúc nhất trên thế gian. |
But if they were to come to the United States, what would they see? They would notice that Americans are constantly busy—rushing to appointments, talking on cell phones, shopping for groceries or for clothes, working long hours in an office or in a factory. Why all this frantic activity? | Nhưng nếu đến được Mỹ, họ sẽ nhìn thấy gì? Họ sẽ nhận thấy rằng người Mỹ luôn bận rộn - vội vã đến điểm hẹn, luôn nói chuyện trên di động, bận rộn mua sắm thực phẩm, áo quần, làm việc rất nhiều giờ trong văn phòng hay các xưởng thợ. Tại sao họ phải vội vã điên cuồng như thế? |
The answer is simple. Although Americans seem to have everything, they are still unhappy. And they are puzzled by this. How can they have close, loving families, good jobs, fine homes, enough money, richly varied lives—and still not feel happy? | Câu trả lời rất đơn giản. Đó là dầu người Mỹ dường như có tất cả, họ vẫn rất khổ đau. Và chính họ cũng cảm thấy hoang mang vì điều này. Tại sao khi đã có cuộc sống gia đình ấm êm, công việc đảm bảo, nhà cửa khang trang, đời sống nhiều chọn lựa, tiền bạc đầy đủ - mà họ vẫn không cảm thấy hạnh phúc? |
Unhappiness, they believe, results from the lack of such things. Possessions, social approval, the love of friends and family, and a wealth of pleasurable experiences ought to make people happy. Why, then, do Americans, like people everywhere, so often experience misery instead? | Họ nghĩ rằng chỉ có thiếu thốn những thứ trên mới khiến người ta đau khổ. Trái lại, được sở hữu, được xã hội công nhận, có tình thương của bạn bè, gia đình, và những sự thoải mái, thì ắt phải được hạnh phúc. Vậy thì tại sao, người Mỹ cũng như bao người khác ở khắp mọi nơi, thường cảm thấy đau khổ? |
It seems that the very things that we think should make people happy are in fact sources of misery. Why? They do not last. Relationships end, investments fail, people lose their jobs, kids grow up and move away, and the sense of well-being gained from costly possessions and pleasurable experiences is fleeting at best. Change is all around us, threatening the very things we think we need to be happy. | Hình như ngay chính những điều mà ta nghĩ sẽ mang hạnh phúc đến cho ta, thực ra lại là nguồn gốc của khổ đau. Tại sao? Vì chúng không trường tồn. Các mối liên hệ rồi sẽ tan vỡ, đầu tư có thể thất bại, người ta mất việc, con cái lớn lên rồi rời xa gia đình, và các cảm giác bằng lòng, thỏa mãn có được từ việc sở hữu những thứ vật chất xa hoa cũng như những giây phút khóai lạc, sung sướng, tốt lắm thì cũng chỉ là thoáng chốc. Vô thường có mặt ở khắp nơi quanh ta, đe doạ ngay chính những thứ mà ta nghĩ rằng ta cần để có được hạnh phúc. |
It’s a paradox that the more we have, the greater our possibility for unhappiness. | Một điều nghịch lý là chúng ta càng có nhiều, thì ta càng có thể đau khổ nhiều hơn. |
People today are ever more sophisticated in their needs, it’s true, but no matter how many expensive and beautiful things they collect, they want more. Modern culture reinforces this wanting. What you really need to be happy, as every TV ad and billboard proclaims, is this shiny new car, this superfast computer, this gorgeous vacation in Hawaii. | Ngày nay con người càng có nhiều đòi hỏi tinh tế hơn, điều đó đúng, nhưng dầu họ có bao nhiêu thứ vật chất của cải đẹp đẽ, đắt tiền, họ vẫn muốn hơn thế nữa. Và nền văn hóa tân tiến càng củng cố thêm lòng tham muốn này. Những gì bạn thật sự cần để được hạnh phúc, theo như các quảng cáo trên truyền hình hay trên những tấm biển quảng cáo nói, là phải có chiếc xe hơi mới sáng chói này, phải có chiếc máy vi tính siêu nhanh này, một chuyến nghĩ hè ở Hawaii đầy nắng. |
And it seems to work, briefly. People confuse the buzz of excitement gained from a new possession or a pleasurable experience with happiness. But all too soon they’re itching again. The suntan fades, the new car gets a scratch, and they’re longing for another shopping spree. This incessant scrambling to the mall keeps them from discovering the source of true happiness. | Và những thứ đó cũng có vẻ được như thế thật, nhưng một cách ngắn ngủi. Người ta thường lầm tưởng cảm giác phấn chấn, hào hứng, có được từ việc sở hữu một món đồ mới này hay những giây phút khóai lạc, là hạnh phúc. Nhưng sau đó những ham muốn khác lại trỗi dậy. Khi màu da rám nắng đã phai, khi chiếc xe mới đã bị trầy thì họ lại nghĩ đến những cuộc mua sắm khác. Việc họ không ngừng kéo nhau đến các khu thương xá mua sắm khiến họ không thể khám phá ra suối nguồn của hạnh phúc thật sự. |
The Buddha once described several categories of happiness, placing them in order from the most fleeting to the most profound. | Đức Phật đã miêu tả một số loại hạnh phúc, xếp chúng theo thứ tự từ cái tầm thường nhất cho đến cái cao thượng nhất. |
The Buddha lumped together almost everything that most of us call happiness in the lowest category. He called it the “happiness of sensual pleasures.” We could also call it the “happiness of favorable conditions” or the “happiness of clinging.” | Đức Phật xếp gần như tất cả những gì mà phần đông chúng ta gọi là hạnh phúc vào loại thấp nhất. Ngài gọi đó là “ hạnh phúc của dục lạc.” Chúng ta cũng có thể gọi nó là “hạnh phúc của những điều kiện dễ chịu” hay “hạnh phúc của sự bám víu.” |
It includes all the fleeting worldly happiness derived from sense indulgence, physical pleasure, and material satisfaction: the happiness of possessing wealth, nice clothes, a new car, or a pleasing home; the enjoyment that comes from seeing beautiful things, listening to good music, eating good food, and enjoying pleasant conversations; the satisfaction of being skilled in painting, playing the piano, and the like; and the happiness that comes from sharing a warm family life. | Nó bao gồm tất cả những thứ hạnh phúc thế tục chóng qua có được từ sự đắm chìm trong dục lạc, những sự thỏa mãn thân xác và vật chất: hạnh phúc được sở hữu của cải, áo quần thời trang, xe mới, nhà sang; sự hưởng thụ từ việc được nhìn cảnh đẹp, thưởng thức âm nhạc, món ăn đồ ngon, và những cuộc chuyện trò thú vị; sự thỏa mãn vì có tài hội hoạ, chơi đàn, hay những thứ đại loại như thế; và hạnh phúc đến từ việc chia sẻ một cuộc sống gia đình đầm ấm. |
Let us look more closely at this happiness of sensual pleasures. Its lowest form is the wholehearted indulgence in pleasure from any of the five physical senses. At its worst, overindulgence can lead to debauchery, depravity, and addiction. It’s easy to see that indulging the senses is not happiness, because the pleasure disappears almost immediately and may even leave people feeling wretched or remorseful. | Chúng ta hãy nhìn thấu đáo hơn về hạnh phúc của dục lạc. Trạng thái thấp kém nhất của nó là sự hoàn toàn đắm chìm trong ngũ dục. Tệ nhất là khi quá đắm chìm trong trạng thái này có thể đưa đến sự trụy lạc, đồi bại và lệ thuộc. Có thể dễ dàng nhận ra rằng sự đắm chìm trong ngũ dục không phải là hạnh phúc, vì trạng thái khóai lạc nhanh chóng qua đi, và còn có thể để lại cho người ta một cảm giác chán chường, hối tiếc. |
The Buddha once explained that as one matures spiritually, one comes to understand that there is more to life than pleasure through the five senses. He used the metaphor of a tender little baby tied down by thin strings in five places: both wrists, both ankles, and the throat. | Đức Phật đã dạy rằng khi con người trưởng thành về mặt tâm linh, họ sẽ hiểu rằng trên đời có nhiều thứ cao quý hơn là ngũ dục. Ngài dùng hình ảnh của một đứa bé yếu đuối bị trói buộc bởi những sợi dây mong manh ở năm điểm: hai cùm tay, hai cẳng chân, và cổ họng. |
Just as these five strings—the five sense pleasures—can hold down a baby but not a mature adult, who easily breaks free, so a discerning person breaks free from the idea that indulging the five senses makes life meaningful and happy. (M 80) | Cũng giống như năm sợi dây này - ngũ dục - có thể trói buộc một đứa bé nhưng không thể làm gì đối với người trưởng thành, vì họ có thể dễ dàng bức thoát ra, vì thế một người có chánh niệm sẽ không bị dính mắc vào ý nghĩ muốn chìm đắm trong ngũ dục, để họ có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc. (TBK 80) |
Worldly happiness, however, goes beyond sense indulgence. It includes the joys of reading, watching a good movie, and other forms of mental stimulation or entertainment. It also includes the wholesome joys of this world such as helping people, maintaining a stable family and raising children, and earning an honest living. | Tuy nhiên, có những hạnh phúc thế tục vượt trên các dục lạc tầm thường. Như là thú đọc sách, xem phim, hay những hình thức giải trí khác nhằm làm phấn chấn tinh thần. Hay những niềm vui thế tục cao cả như là giúp đỡ người, duy trì một gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái, cũng như kiếm sống một cách lương thiện. |
The Buddha mentioned a few of these more satisfying forms of happiness. One is the happy, secure feeling you get from possessing wealth earned through honest, hard work. You enjoy your wealth with a clear conscience and no fear of abuse or revenge. | Đức Phật cũng nhắc đến một vài loại hạnh phúc được chấp nhận hơn. Đó là cảm giác hạnh phúc, tự tại bạn có được khi sở hữu những vật chất, của cải đã được tạo ra bằng chính sức lao động lương thiện, khó nhọc của mình. Bạn sẽ tận hưởng tài sản của mình với một lương tâm trong sáng, không sợ bị trả thù hay xâm hại. |
Better than this is the satisfaction of both enjoying the wealth that you earned honestly and also sharing it with others. Another especially gratifying form of happiness comes from reflecting that one is completely free of any kind of debt to anyone. (A II (Fours) VII.2) | Tốt hơn thế nữa là hạnh phúc của việc vừa hưởng thụ của cải bạn đã kiếm được một cách lương thiện, đồng thời chia sẻ nó với người khác. Một loại hạnh phúc tự tại đặc biệt khác nữa đến từ việc nhận ra rằng ta hoàn toàn không nợ bất cứ gì, đối với bất cứ ai. (A II (4) VII.2) |
Most of us, even the most discerning, view these things as the essence of a good life. Why did the Buddha consider them part of the lowest form of happiness? Because they depend on conditions being right. | Phần đông chúng ta, ngay cả những người có ý thức nhất cũng coi những điều này như là cốt lõi của một cuộc sống đạo đức. Thế thì tại sao Đức Phật coi chúng như thuộc về loại hạnh phúc thấp kém nhất? Vì chúng phụ thuộc vào những điều kiện lý tưởng. |
Though less fleeting than the transient pleasures of sensual indulgence, and less potentially destructive to long-term happiness, they are unstable. The more we trust them, seek them, and try to hang on to them, the more we suffer. Our efforts will create painful mental agitation and ultimately prove futile; conditions inevitably will change. No matter what we do, our hearts will break. There are better, more stable sources of happiness. | Mặc dầu không thoáng qua như những khóai lạc nhất thời của ngũ dục, và ít tổn hại nặng nề đến hạnh phúc dài lâu, chúng không bền vững. Chúng ta càng dựa vào chúng, càng chạy đuổi theo chúng, và cố gắng bám víu vào chúng thì chúng ta càng thêm khổ đau. Nỗ lực của chúng ta sẽ tạo nên tâm lý bực dọc đau khổ và cuối cùng chứng tỏ rằng chúng vô ích; không thể tránh được sự thay đổi của hoàn cảnh. Dầu ta có làm gì đi nữa, ta cũng bị tổn thương. Còn có những nguồn hạnh phúc cao cả hơn, vững bền hơn. |
HIGHER SOURCES OF HAPPINESS | |
One of them is the “happiness of renunciation,” the spiritual happiness that comes from seeking something beyond worldly pleasures. The classic example is the joy that comes from dropping all worldly concerns and seeking solitude in peaceful surroundings to pursue spiritual development. The happiness that comes from prayer, religious rituals, and religious inspiration is also part of this category. | Một trong những nguồn hạnh phúc này là “hạnh phúc của sự xả ly,” một loại hạnh phúc tâm linh đến từ việc theo đuổi một điều gì đó vượt lên trên những niềm vui thế tục. Một thí dụ quen thuộc là niềm vui đến từ việc buông bỏ tất cả mọi lo lắng trong đời sống thế tục và theo đuổi đời sống độc cư ở những nơi thanh tịnh để theo đuổi việc phát triển tâm linh. Nguồn hạnh phúc đến từ sự nguyện cầu, các nghi lễ tôn giáo và sự phát sinh tín tâm trong tôn giáo cũng thuộc về loại hạnh phúc này. |
Generosity is a powerful form of renunciation. Generously sharing what we have, and many other acts of renunciation, make us feel happy. There is a sense of pleasure and relief every time we let go. It stands to reason that if we can let go completely of grasping at anything in the world, then this great relinquishment will bring even more happiness than occasional acts of renunciation. | Tâm rộng rãi là một hình thức xả ly mạnh mẽ. Chia sẻ một cách rộng rãi những gì ta có, và nhiều hình thức khác của xả ly, đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Mỗi khi biết buông bỏ, ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Từ đó suy ra nếu ta có thể buông bỏ hoàn toàn sự bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian, thì sự buông bỏ rộng lớn này sẽ mang đến nhiều hạnh phúc hơn là những hành động xả ly không thường xuyên. |
Higher than relinquishment of material things is the “happiness of letting go of psychic irritants.” This kind of happiness arises naturally when we work with the mind to quickly let go of anger, desire, attachment, jealousy, pride, confusion, and other mental irritations every time they occur. Nipping them in the bud allows the mind to become unobstructed, joyful, bright, and clear. Yet there is no guarantee that the negativities will stay away and stop irritating the mind. | Cao thượng hơn sự buông bỏ vật chất là “hạnh phúc của việc buông bỏ các tâm lý bực bội.” Loại hạnh phúc này phát sinh một cách tự nhiên khi ta rèn tâm buông bỏ một cách nhanh chóng những sân hận, ham muốn, bám víu, ghen tỵ, kiêu hãnh, nghi hoặc và các tâm lý bực bội khác mỗi khi chúng phát sinh. Dập tắt ngay khi chúng vừa phát sinh giúp tâm không vướng mắc, đầy hỷ lạc, trong sáng. Tuy nhiên không có gì bảo đảm rằng các uế nhiễm này sẽ không xuất hiện trở lại và không quấy nhiễu tâm ta. |
Even better is the refined pleasure and happiness of the various states of deep concentration. No sorrow can arise in these states. Powerful and transcendent as these states of concentration can be, however, they have one big drawback: the meditator must emerge from them eventually. Being impermanent, even states of profound concentration must come to an end. | Tốt hơn nữa là những niềm vui và hạnh phúc vi tế trong các trạng thái thiền định sâu lắng. Trong những trạng thái này sầu não không thể phát sinh. Tuy những trạng thái định này có thể siêu việt và mạnh mẽ, chúng vẫn có một yếu điểm lớn: cuối cùng thì hành giả cũng phải xả thiền. Vì vạn pháp là vô thường, nên ngay chính các trạng thái thiền định sâu lắng cũng phải chấm dứt. |
THE HIGHEST SOURCE OF HAPPINESS | |
The highest happiness is the bliss of attaining stages of enlightenment. With each stage, our load in life is lightened, and we feel greater happiness and freedom. The final stage of enlightenment, permanent freedom from all negative states of mind, brings uninterrupted, sublime happiness. The Buddha recommended that we learn to let go of our attachments to the lower forms of happiness and focus all of our efforts upon finding the very highest form of happiness, enlightenment. | Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Ở mỗi mức độ, gánh nặng cuộc đời được giảm nhẹ đi, và chúng ta sẽ cảm nhận được sự giải thoát, hạnh phúc to lớn hơn. Giai đoạn cuối cùng của giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả các trạng thái tâm tiêu cực, mang đến cho ta nguồn hạnh phúc tuyệt vời, không gián đoạn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tập buông bỏ những bám víu vào các loại hạnh phúc thấp kém và tập trung tất cả nỗ lực của chúng ta vào việc tìm ra chính cái hạnh phúc cao nhất, đó là sự giác ngộ. |
But he also urged people to maximize their happiness at whatever level they can. For those of us who cannot see beyond the happiness based on the sense pleasures, he offered sage advice for avoiding worldly troubles and for finding optimal worldly happiness, for example, by cultivating qualities leading to material success or a satisfying family life. | Nhưng Đức Phật cũng khuyến khích chúng sanh hãy phát huy đến cao độ hạnh phúc của họ ở bất cứ mức độ giác ngộ nào mà họ có thể đạt đến. Đối với những ai không thể nhìn thấy gì hơn là hạnh phúc dựa trên dục lạc, ngài đưa ra những khuyên nghiêm chỉnh để họ tránh xa các phiền não thế tục và để họ tìm được nguồn hạnh phúc thế tục tối ưu nhất, thí dụ, bằng cách vun trồng những đức tính đưa đến sự thành công vật chất hay đời sống gia đình yên ấm. |
For those with the higher ambition to be reborn in blissful realms, he explained just how to accomplish that goal. For those interested in reaching the highest goal of full enlightenment, he taught how to achieve it. But whichever kind of happiness we are seeking, we make use of the steps of the Eightfold Path. | Đối với người có ý hướng cao hơn muốn được tái sinh vào những cõi thanh tịnh, ngài chỉ cho họ phương cách để đạt được mục đích đó. Đối với những vị muốn đạt được mục đích cao nhất của sự giác ngộ viên mãn, ngài dạy họ làm thế nào để thành tựu điều đó. Nhưng dầu theo đuổi bất cứ loại hạnh phúc nào, chúng ta cũng phải thực hành theo con đường của bát chánh đạo. |
The Buddha knew that the relentless search for happiness in pleasurable worldly conditions traps us in an endless cycle of cause and effect, attraction and aversion. Each thought and word and deed is a cause that leads to an effect, which in turn becomes a cause. Pointing out how the cycle of unhappiness works, the Buddha said: | Đức Phật biết rằng sự chạy đuổi không mỏi mệt theo hạnh phúc trong dục lạc thế gian khiến chúng ta bị trói buộc vào cái vòng không cùng tận của nhân và quả, của yêu và ghét. Mỗi ý nghĩ, lời nói hay hành động là nhân đưa đến quả, rồi quả ấy lại trở thành một nhân khác. Để chỉ cho chúng ta thấy cái vòng khổ đau đó vận hành như thế nào, Đức Phật đã giải thích: |
Because of feeling, there is craving; as a result of craving, there is pursuit; with pursuit, there is gain; in dependence upon gain, there is decision-making; with decision-making, there are desire and lust, which lead to attachment; attachment creates possessiveness, which leads to stinginess; in dependence upon stinginess, there is safeguarding; and because of safeguarding, various evil, unwholesome phenomena [arise]—conflicts, quarrels, insulting speech, and falsehoods. (D 15) | Do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, tìm cầu sanh; do duyên tìm cầu, lợi sanh; do duyên lợi, quyết định sanh; do duyên quyết định, tham dục sanh; do duyên tham dục, đam trước sanh; do duyên đam trước, chấp thủ sanh; do duyên chấp thủ, hà tiện sanh; do duyên hà tiện, thủ hộ sanh; do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp như tranh đấu, tranh luận, đầu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ. (Kinh Trường Bộ, Hòa Thượng Thích Minh Châu NXB Tôn Giáo - 2005, trang 517) |
We each experience versions of this cycle every day. Say you’re shopping in the grocery store. You see a delicious-looking pie with red filling and fluffy white topping. It’s the last pie left. Though only a moment before, your mind was quiet and content, this sight, which the Buddha calls “contact between sense organ and sense object,” causes a pleasant feeling and pleasant thoughts to arise. | Mỗi chúng ta đều trải qua những giai đoạn của vòng luân chuyển này trong đời sống hàng ngày. Thí dụ đang ở trong siêu thị, bạn nhìn thấy một chiếc bánh trông rất ngon với nhân màu đỏ, kem trắng điểm lên trên. Đó là chiếc bánh duy nhất còn lại. Dầu chỉ ít phút trước đó, tâm bạn thanh tịnh, tự tại, thì khi nhìn thấy cảnh này, mà Đức Phật gọi là “sự tiếp xúc giữa các căn và các trần,” tâm khởi lên những suy tưởng và cảm thọ khóai lạc. |
Craving arises from the pleasant feeling. “Mmmm…strawberry,” you say to yourself, “with real whipped cream topping.” Your mind pursues and expands upon these pleasant thoughts. How delicious strawberry pie is! How good it smells! How wonderful whipped cream feels on the lips and tongue! A decision follows: “I want to have some of that pie.” Now comes attachment: “That pie is mine.” Maybe you notice some aversion as your mind hesitates for a moment while it considers the negative effects of the pie on your waistline or your pocketbook. | Rồi tham muốn phát sinh từ lạc thọ. “Hừm. . . bánh dâu,” bạn tự nhủ, “với kem trứng đánh nổi phía trên.” Tâm sẽ chạy đuổi theo và khai triển những ý nghĩ khóai lạc. Bánh dâu ngon lắm! Thơm biết chừng nào! Kem trứng kia tan trong miệng hẳn là rất tuyệt vời! Một quyết định tiếp theo sau: “Tôi muốn ăn chiếc bánh đó.” Rồi sự bám víu (tham đắm) phát sinh: “Chiếc bánh đó là của tôi.” Có thể bạn sẽ nhận ra một sự bất ổn khi tâm bạn do dự trong chốc lát, khi nó nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của cái bánh đối với túi tiền hay vòng eo của bạn. |
Suddenly you realize that someone else has stopped at the display and is admiring this pie. Your pie! Seized with stinginess, you snatch it up and hurry to the checkout while the other shopper glares. | Bỗng nhiên bạn nhận ra có ai đó cũng ngưng lại ở quầy bánh và đang ngắm nghía chiếc bánh. Cái bánh của bạn! Bị chế ngự bởi lòng hẹp hòi, bạn chộp ngay chiếc bánh, tiến ra quầy thanh toán trong khi người khách kia trừng mắt phản đối. |
In the unlikely event that the other shopper were to follow you into the parking lot and try to take your pie, imagine what unwholesome actions might take place—insults probably, maybe a shoving match. But even if there is no direct confrontation, your actions have caused another person to develop negative thoughts and to see you as a greedy person. Your contented state of mind has also been destroyed. | Một diễn tiến tiếp theo, dầu thông thường khó xảy ra, là vị khách hàng kia đuổi theo bạn đến tận chỗ đậu xe, cố gắng giật cái bánh lại, hãy tưởng tượng biết bao hành vi bất thiện có thể xảy ra - có thể là chửi rủa nhau hay đánh nhau. Nhưng ngay cả khi không có một sự đối đầu trực tiếp nào, hành động của bạn cũng khiến người kia phát sinh tâm bất thiện và đánh giá bạn là một người tham ăn. Như thế là tâm bình an của bạn đã bị hủy diệt. |
Once craving arises in the mind, selfish and stingy behavior is usually inevitable. In our drive for any kind of small pleasure—a piece of strawberry pie—we may act rudely and risk making an enemy. When the craving is for something major, such as someone’s valuables or an adulterous sexual contact, the stakes are much higher, and serious violence and endless suffering may result. | Một khi tham ái đã phát khởi trong tâm, thì không thể tránh khỏi có những hành động ích kỷ, hẹp hòi theo sau. Trong khi chạy đuổi theo bất cứ hạnh phúc nhỏ mọn nào - một miếng bánh dâu - chúng ta cũng có thể hành động thô bạo và xém nữa tạo ra kẻ thù. Khi lòng tham ái là đối với một điều gì đó quan trọng hơn, như của cải, tài sản của người hay hành động tà dâm thì hậu quả còn tai hại hơn, bạo lực càng nghiêm trọng hơn và những đau khổ triền miên có thể xảy ra. |
If we can reverse this cycle, starting from our negative behavior and moving backward step by step to its emotional and mental causes, we may be able to eliminate our unhappiness at its source. It only makes sense that when our craving and grasping is wiped out—completely eradicated—happiness is assured. We may have no idea how to accomplish such a feat, but when we recognize what we have to do, we have started our journey. | Nếu có thể đảo ngược lại vòng quay, bắt đầu từ những hành động tiêu cực của chúng ta, rồi đi ngược trở lại từng bước từng bước đến các nguyên nhân tâm và sinh lý, thì ta có thể đoạn trừ khổ đau tận gốc ngọn của nó. Khi lòng ham muốn, sự bám víu đã được đoạn trừ - hoàn toàn bị xoá bỏ - thì hạnh phúc mới được đảm bảo. Có thể chúng ta chưa biết phương cách để đạt được một điều như thế, nhưng khi đã nhận ra việc phải làm, là chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình của mình. |
Now you see why we say that true happiness comes only from eliminating craving. Even if we think that attaining the highest happiness is unrealistic, we will still benefit from reducing craving. The more we let go of craving, the greater our sense of happiness. | Giờ thì bạn có thể hiểu tại sao chúng tôi nói rằng hạnh phúc thật sự chỉ đến khi tham ái đã được đoạn diệt. Ngay nếu như ta có nghĩ rằng việc đạt được hạnh phúc cao thượng nhất là không thực tế, thì việc giảm thiểu tham ái cũng đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Càng có thể buông bỏ được lòng tham ái, thì ta càng dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc hơn. |
But how do we reduce craving? The idea of lessening craving—much less eradicating it—may seem daunting. If you think that making the effort to force craving out of existence by sheer willpower will end in frustration, you are correct. The Buddha came up with a better way: the gradual training of the Eightfold Path. | Nhưng làm thế nào để giảm bớt lòng tham ái? Chỉ ý nghĩ làm giảm thiểu lòng ham muốn - nói chi đến việc đoạn diệt nó - cũng đã có thể khiến bạn thối chí. Nếu bạn biết rằng chỉ dùng ý chí để đẩy lùi ham muốn là hoài công, thì bạn rất đúng. Đức Phật đã đưa ra một giải pháp tốt đẹp hơn: đó là từng bước tu tập theo Bát Chánh Đạo. |
The Buddha’s path of gradual development impacts every aspect of your life. The process begins at any point, at any time. You start wherever you are and move forward, step by step. Each new wholesome change in behavior or understanding builds upon the last. | Phương cách phát triển từng bước theo con đường của Đức Phật ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống. Tiến trình này có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Bạn có thể bắt đầu từ chỗ của bạn và tiến tới, từng bước một. Mỗi sự thay đổi mới tốt đẹp hơn trong hành vi hay hiểu biết đều dựa trên các bước đã qua. |
Among the crowds of people who heard the Buddha teach, some had such receptive minds that they achieved lasting happiness after hearing his step-by-step instructions in a single discourse. A few were so ready that upon hearing only the highest teaching—the Four Noble Truths—their minds were completely freed. But most of the Buddha’s disciples had to work their way through the teachings, mastering each step before moving on to the next. Some disciples took years to work through obstacles in their understanding before they could move on to the next level of inquiry. | Trong số những người đã được nghe Đức Phật thuyết pháp, có những vị với tâm dễ dàng tiếp thu đến nỗi họ có thể đạt được hạnh phúc viên mãn ngay sau khi nghe những lời hướng dẫn tu theo từng bước của Đức Phật lần đầu tiên. Một số ít đã quá sẵn sàng đến nỗi tuy vừa nghe qua giáo lý siêu việt - Tứ Thánh đế - thì tâm họ đã hoàn toàn được giải thoát. Nhưng phần đông các đệ tử Phật phải cố gắng thực hành các lời dạy, thấu triệt từng bước trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Nhiều vị phải mất hàng năm để vượt qua những chướng ngại trong sự hiểu biết trước khi họ có thể tiến lên một bậc cao hơn của sự hiểu biết. |
Most of us must do a lot of personal work to disentangle ourselves from years of destructive and self-defeating attitudes and behavior. We must work slowly along the Buddha’s path of gradual training with much patience and encouragement. Not everybody gets full understanding overnight. We all bring differences from our past experiences and the intensity of our dedication to spiritual growth. | Phần đông chúng ta phải mất rất nhiều công sức để tự tháo gỡ mình ra khỏi những hành vi hay thái độ tự hại mình và hại người đã được hình thành qua bao năm tháng. Chúng ta phải chậm rãi bước theo con đường tu tập từng bước của Đức Phật với rất nhiều kiên nhẫn và khích lệ. Không phải ai cũng có thể thấu triệt mọi thứ ngay lập tức. Đến với sự phát triển tâm linh, tất cả chúng ta đều mang theo những kinh nghiệm quá khứ riêng và mức độ dốc tâm khác nhau. |
The Buddha was a profoundly skillful teacher. He knew that we need some basic clarity before we can absorb the higher teachings. His Eightfold Path to happiness consists of three stages that build upon each other: morality, concentration, and wisdom. | Đức Phật là một vị thầy tinh tế tuyệt vời. Ngài biết rằng chúng ta cần có những hiểu biết căn bản rõ ràng trước khi có thể tiếp thu những giáo lý cao siêu hơn. Thuyết Bát Chánh Đạo đưa đến hạnh phúc của Đức Phật gồm có ba giai đoạn được xây dựng dựa lên nhau: giới, định và tuệ. |
The first stage, morality, consists of adopting a core set of values and living our lives according to them. The Buddha knew that thinking, speaking, and acting in ethical ways are preliminary steps to take before progressing to higher spiritual development. | Giai đoạn đầu tiên, giới luật, bao gồm việc chấp nhận một số giá trị cơ bản và sống dựa theo chúng. Đức Phật hiểu rằng sự suy nghĩ, nói năng và hành động đúng theo giới luật là những bước căn bản cần phải có trước khi tiến đến sự phát triển tâm linh cao hơn. |
But of course we must have at least some wisdom to discern what is ethical. Thus he began his teaching by helping us to cultivate a basic level of Skillful Understanding (step one) and Skillful Thinking (step two). These mental skills help us distinguish between moral and immoral thoughts and actions, between wholesome behaviors and those which hurt us and those around us. | Nhưng dĩ nhiên là chúng ta phải có một ít trí tuệ để biết rõ đạo đức là gì. Vì thế Đức Phật bắt đầu bằng cách giúp chúng ta vun trồng cấp bậc cơ bản của chánh kiến (bước thứ nhất) và chánh tư duy (bước thứ hai). Những khả năng tâm linh này giúp chúng ta phân biệt giữa ý nghĩ và hành động đạo đức hay vô đạo đức, giữa những hành động thiện với những hành động làm hại mình và hại người chung quanh. |
As we develop the right mind-set, we can begin to put our evolving understanding to work by practicing Skillful Speech (step three), Skillful Action (step four), and Skillful Livelihood (step five). These practical steps of good moral conduct help make our minds receptive, free from hindrances, elated, and confident. As the distractions that come from destructive behavior begin to fade away, concentration can arise. | Khi chánh kiến đã phát triển, chúng ta có thể bắt đầu đem sự hiểu biết mới mẻ của mình ra áp dụng bằng cách thực hành chánh ngữ (bước thứ ba), chánh nghiệp (bước thứ tư), và chánh mạng (bước thứ năm). Những giai đoạn thực hành các hành động đạo đức tốt đẹp giúp tâm ta cởi mở, giải thoát khỏi các chướng ngại, hoan hỷ và tự tin. Khi các chướng ngại từ những hành động tiêu cực bắt đầu phai mờ đi thì định mới có thể phát sinh. |
Concentration has three steps. The first is Skillful Effort (step six), which brings mental focus to every other step of the path. Such effort is especially necessary if many unwholesome thoughts spring into awareness when one sits down to meditate. | Định có ba giai đoạn. Đầu tiên là chánh tinh tấn (bước thứ sáu), giúp tâm tập trung vào từng bước trên con đường đạo. Những sự cố gắng như thế đặc biệt cần thiết khi nhiều tư tưởng bất thiện khởi lên trong tâm khi chúng ta ngồi thiền. |
Next is Skillful Mindfulness (step seven). To have mindfulness there must be some wholesome concentration at every moment, so that the mind can keep in touch with changing objects. Skillful Concentration (step eight) allows us to focus the mind on one object or idea without interruption. Because it is a positive state of mind, free from anger or greed, concentration gives us the mental intensity we need to see deeply into the truth of our situation. | Tiếp theo là chánh niệm (bước thứ bảy). Muốn có tâm chánh niệm đòi hỏi ta phải có sự chú tâm toàn vẹn từng phút, để ta có thể kiểm soát được sự biến đổi của tâm pháp. Chánh định (bước thứ tám) cho phép chúng ta trụ tâm không gián đoạn trên một đối tượng hay một ý nghĩ nào đó. Vì đó là một trạng thái tâm tích cực, không sân hận hay tham luyến, định mang đến cho ta một sức mạnh tâm linh mà ta cần để có thể nhìn thấu đáo hoàn cảnh thật sự của mình. |
With morality as the foundation, concentration arises. Out of concentration, the third stage of the Buddha’s path—wisdom—develops. This brings us back to the first two steps of the path: Skillful Understanding and Skillful Thinking. | Với giới luật làm nền tảng, định sẽ phát sinh. Do có định, giai đoạn thứ ba trên con đường của Đức Phật - trí tuệ - sẽ phát triển. Điều này mang chúng ta trở lại với hai bước đầu tiên trên con đường: chánh kiến và chánh tư duy. |
We begin to experience “aha!” insights into our behavior. We see how we create our own unhappiness. We see how our thoughts, words, and deeds have hurt ourselves and others. We see right through our lies and face our life as it truly is. Wisdom is the bright light that shows us the way out of the tangle of our unhappiness. | Chúng ta bắt đầu cảm nghiệm trí tuệ bùng vỡ trong các hành động của mình. Chúng ta nhận ra mình đã tự tạo đau khổ cho bản thân như thế nào. Chúng ta nhận ra bằng ý nghĩ, lời nói, và hành động của mình, ta có thể tự làm tổn thương bản thân và người khác như thế nào. Chúng ta nhận ra những sự giả dối của mình và đối diện với cuộc đời như nó thực sự là. Trí tuệ là ngọn đèn sáng soi cho chúng ta con đường thoát khỏi vòng trói buộc của khổ đau. |
Though I have presented the Buddha’s path as a series of sequential stages, it actually works more like a spiral. Morality, concentration, and wisdom reinforce and deepen each other. Each of the eight steps on the path deepens and reinforces the others. | Dầu tôi đã trình bày con đường của Đức Phật như là một chuỗi của những giai đoạn liên tục nhau, thực ra nó vận hành theo một vòng tròn. Giới, định, và tuệ hỗ trợ, phát triển lẫn nhau. Mỗi bước trong bát chánh đạo cũng củng cố, phát huy các bước còn lại. |
As you begin to practice the path as a whole, each step unfolds, and each wholesome action or insight gives impetus to the next. Along the way, everything about you changes, especially your tendency to blame others for your unhappiness. With each turn of the spiral, you accept more responsibility for your intentional thoughts, words, and deeds. | Khi bạn bắt đầu thực hành cả quá trình, mỗi bước sẽ lần lượt mở ra và mỗi hành động thiện hay tuệ giác sẽ là động lực đưa ta đến bước kế tiếp. Trên bước đường tu tập đó, bạn sẽ có nhiều chuyển đổi, nhất là khuynh hướng đổ lỗi cho người khác về sự bất hạnh của mình. Với từng bước rẽ, bạn sẵn sàng để chấp nhận trách nhiệm đối với ý nghĩ, lời nói và hành động có chú ý của mình nhiều hơn. |
For instance, as you apply your increasing wisdom to understanding moral conduct, you see the value of ethical thought and behavior more profoundly and are led to make even more sweeping changes in the way you act. Similarly, as you see more clearly which mental states are helpful and which you should abandon, you apply effort more skillfully, with the result that your concentration deepens and your wisdom grows. | Thí dụ, khi bạn áp dụng trí tuệ ngày càng phát triển của mình để thấu hiểu các hành động đạo đức, bạn sẽ nhận thấy giá trị của tư tưởng và các hành động đạo đức này một cách sâu sắc, dẫn đến những sự thay đổi trong cung cách hành động của bạn càng nhanh chóng hơn. Tương tự, khi bạn có thể nhìn thấy rõ ràng hơn trạng thái tâm nào là hữu ích và trạng thái tâm nào bạn cần buông bỏ, thì bạn sẽ đem sự tinh tấn của mình áp dụng đúng chỗ hơn, và kết quả là tâm định của bạn trở nên sâu lắng hơn và tuệ giác được phát triển. |
As you get started on the Buddha’s path, you will naturally wish to modify your lifestyle and attitudes to support your practice. Here are a few changes that many have found useful in advancing along the path; they will help you overcome obstacles in the work you undertake as you read the following chapters. Do not be dismayed; some of these suggestions present great challenges that you may work with for quite a long time. | Khi bắt đầu đi theo con đường Phật dạy, dĩ nhiên là chúng ta sẽ muốn thay đổi cách sống, cách ứng xử để hỗ trợ cho việc tu tập của mình. Đây là một số những chuyển đổi mà chúng ta sẽ thấy rất lợi ích khi tiến bước trên con đường đạo; chúng sẽ giúp ta chế ngự được những trở ngại trong công phu tu tập mà ta phải thực hiện theo các chương tiếp theo. Đừng nản chí; một số những lời khuyên này có thể là những thử thách lớn mà chúng ta phải vượt qua trong một thời gian dài. |
A good place to begin is by honestly assessing your habitual daily activities. Look also at how you spend your time. Make a habit of asking yourself, “Is this task or behavior really necessary or is it just a way to be busy?” If you can reduce or eliminate some activities, you will achieve greater peace and quiet, which is essential to advancing in the training. | Tốt nhất là chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đánh giá một cách trung thực về những hoạt động quen thuộc hàng ngày. Xét xem chúng ta sử dụng thời gian của mình như thế nào. Hãy tạo ra thói quen thường tự hỏi mình, “Công việc hay hoạt động này có thực sự cần thiết không hay nó chỉ là một cách để chúng ta tỏ ra bận rộn?” Nếu ta có thể giảm bớt hay loại bỏ một số hoạt động, ta sẽ được thanh tịnh, yên tĩnh, là những yếu tố cơ bản để tiến lên trên đường tu tập. |
Right now you may have many responsibilities to your family or others who depend upon you. This is good, but be careful not to sacrifice opportunities to calm your mind and develop insight. Helping others is important, but as the Buddha stated clearly, tending to your own development is a priority. | Hiện tại có thể bạn đang có rất nhiều trách nhiệm đối với gia đình hay những người đang cần đến bạn. Thế cũng tốt, nhưng hãy cẩn thận đừng để phải hy sinh những cơ hội thanh tịnh tâm và phát triển tuệ giác. Giúp người khác là điều quan trọng, nhưng như Đức Phật đã dạy rất rõ ràng, chăm lo cho sự phát triển của chính mình là ưu tiên hơn cả. |
Cultivate the inclination to spend time each day in solitude and silence, rather than always being in the company of others. If all your time is spent with other people, it’s easy to get caught up in unnecessary activities and conversations. That makes it harder to maintain a contemplative practice. No matter where you live, if you wish to deepen your understanding and wisdom, from time to time get away from your commitments and spend time alone. | Hãy tập thói quen mỗi ngày dành ít thời gian cho riêng mình trong tĩnh lặng, hơn là lúc nào cũng có mặt bên người khác. Nếu tất cả thời gian của bạn đều ở bên người khác, bạn dễ bị vướng vào các hoạt động và những câu chuyện phù phiếm. Điều đó khiến ta khó duy trì sự hành thiền chánh niệm. Dù đang sống trong môi trường nào, nếu bạn muốn phát triển sâu xa hơn sự hiểu biết và trí tuệ của mình, thỉnh thỏang bạn phải tạm dừng các bổn phận để có thời gian cho riêng mình. |
Of course, outer quiet is not always enough. Even in a quiet and solitary place, we sometimes find ourselves besieged by anger, jealousy, fear, tension, anxiety, greed, and confusion. We’ve also experienced times when our minds are completely quiet and peaceful despite all the commotion around us. | Dĩ nhiên, sự yên tĩnh bên ngoài không phải lúc nào cũng đủ. Ngay khi ở nơi yên tĩnh, chỉ có một mình, đôi khi chúng ta cũng tự thấy mình bị chế ngự bởi lòng sân hận, ganh ghét, sợ hãi, lo âu, căng thẳng, tham đắm và hoài nghi. Và cũng có những lúc tâm ta hoàn toàn tự tại, thanh tịnh dầu quanh ta náo nhiệt, ồn ào. |
The Buddha explained this paradox. If we have little attachment and craving, he said, we can live in solitude in the midst of a crowd. We can let go of our sense of possession and ownership. Our loved ones, our possessions, our jobs, our obligations and ties, our views and opinions—all these we cling to. As we reduce our grasping, we move closer to inner freedom, the essence of solitude. | Đức Phật đã giải thích nghịch lý này như sau. Ngài dạy rằng nếu ít có lòng chấp thủ hay tham đắm, ta có thể sống yên tĩnh giữa đám đông. Ta có thể buông bỏ các ý niệm về sở hữu hay chiếm hữu. Những người ta yêu thương, của cải, công việc, các mối liên hệ ràng buộc, quan điểm và ý kiến - ta bám víu vào tất cả những thứ này. Khi giảm thiểu được sự bám víu này, ta tiến gần hơn đến sự giải thoát nội tại, là bản chất của thanh tịnh. |
Real solitude is in the mind. A person whose mind is free of the bonds of possessiveness and attachment, said the Buddha, is “one living alone.” And someone whose mind is crowded with greed, hatred, and delusion is “one who lives with a companion”—even in physical solitude. The best support for our practice, then, is a well-disciplined mind. | Thanh tịnh thật sự chỉ có trong tâm ta. Một người với tâm giải thoát khỏi những ràng buộc của bám víu và sở hữu, theo Đức Phật, là người “độc cư”. Và người mà tâm luôn chứa đầy ham muốn, sân hận và si mê là người “sống có bầu bạn” - ngay cả khi họ sống một mình. Như thế, sự hỗ trợ tốt nhất cho việc tu tập của chúng ta, là một tâm đã được rèn luyện. |
Some people may find that traditional rituals help them calm the mind and remind them of what is really important. You and your family can chant together, light incense or a candle, or offer flowers to a Buddha image every day. These simple, beautiful practices will not bring enlightenment, but they can be useful tools to prepare the mind for a daily mindfulness practice. | Có người tin rằng các nghi lễ truyền thống giúp tâm họ được thanh tịnh, đồng thời nhắc nhở họ đến điều gì thật sự là quan trọng. Bạn và gia đình có thể cùng cầu nguyện, đốt hương, trầm, đèn cầy, hay dâng hoa lên hình tượng Đức Phật mỗi ngày. Dầu những nghi thức đơn giản, trân trọng này sẽ không đem lại giác ngộ cho bạn, nhưng chúng có thể là những dụng cụ hữu ích để chuẩn bị tâm cho sự thực hành chánh niệm hằng ngày. |
A well-disciplined life can also be a source of happiness. Take a good look at your physical surroundings. If your bedroom is strewn with dirty laundry, if your desk is a jumble of books, papers, computer disks, and old magazines, and if last week’s dishes are still in the sink, how will you be able to organize your mind? Practice develops from the outside in. Clean up your house first and then move inside to sweep away the dust of attachment, hatred, and ignorance. | Một cuộc sống nề nếp, kỷ luật cũng có thể là một nguồn hạnh phúc. Hãy quan sát kỹ môi trường quanh bạn. Nếu phòng ngủ của bạn đầy quần áo dơ, nếu trên bàn làm việc của bạn ngổn ngang sách vở, giấy tờ, đĩa vi tính, báo cũ, và nếu chén dĩa từ tuần trước vẫn còn đầy trong bếp, thì làm sao tâm bạn có ngăn nắp? Sự tu tập phát triển từ ngoài vào trong. Hãy dọn dẹp nhà cửa cho sạch trước, rồi mới hướng vào trong để quét sạch bụi bặm của tham, sân và si. |
Practice also benefits from a healthy body. Yoga and other forms of physical exercise contribute to our mental health. At least take a long walk each day. Walking is both good exercise and an opportunity to practice mindfulness in solitude and silence. | Có được một cơ thể khỏe mạnh cũng đem lại lợi ích cho sự tu tập. Yoga hay các hình thức thể dục khác cũng góp phần làm cho tâm khỏe mạnh. Mỗi ngày hãy đi bộ ít nhất một lần. Đi bộ vừa là một môn thể thao tốt, vừa là một cơ hội để thực tập chánh niệm một mình trong im lặng. |
A healthy and moderate diet also supports spiritual practice. Eating a good breakfast, a reasonably substantial lunch, and a light supper will make you feel comfortable the next morning. There is an old saying, “Eat your breakfast like a king, share your lunch with your friend, and give your dinner to your enemy.” | Một nguồn dinh dưỡng đầy đủ và điều độ cũng hỗ trợ cho sự tu tập tâm linh. Hãy ăn sáng thật đầy đủ, bữa trưa vừa đủ, và bữa tối nhẹ sẽ khiến bạn dễ chịu hơn sáng hôm sau. Có câu cổ ngữ rằng, “Hãy ăn sáng như một hoàng đế, chia sẻ bữa trưa với bạn bè, và tặng bữa tối cho kẻ thù.” |
(I would add, however, that you should not do something that could hurt your enemy!) Junk food, alcohol, coffee, and other stimulants make it more difficult to concentrate. Eat to live, don’t live to eat. Try not to make eating a mindless habit. Some practitioners engage in an occasional fast, which quickly demonstrates that much of what we think of as hunger is really just habit. | (Tuy nhiên tôi phải nói thêm rằng, bạn không nên làm gì để có hại cho kẻ thù của bạn.) Các loại thức ăn nhanh, rượu, cà phê và những chất kích thích khác sẽ khiến ta khó chú tâm. Hãy ăn để sống, đừng sống để ăn. Đừng biến việc ăn uống thành một thói quen không chánh niệm. Nhiều hành giả tham gia thực hành việc thỉnh thỏang bỏ bữa không ăn, đã nhanh chóng chứng minh được rằng khi ta nghĩ là mình đói, thật ra chỉ là thói quen. |
Finally, discipline yourself to meditate every day. A session of meditation in the morning as soon as you get up and in the evening before you go to bed will help you progress. If you find that you are unable to maintain a regular practice, ask yourself why. Perhaps you doubt the importance of meditation, or fear that it will not help you solve your problems. Examine your doubts and fears carefully. | Cuối cùng, hãy tự rèn luyện để hành thiền mỗi ngày. Hành thiền mỗi buổi sáng ngay sau khi bạn vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi bạn đi ngủ sẽ giúp bạn tiến bộ. Nếu không thể duy trì sự hành thiền đều đặn, hãy tự hỏi mình tại sao. Có thể vì bạn còn nghi ngờ tầm quan trọng của thiền, hay sợ rằng nó sẽ không giúp bạn giải quyết được các vấn đề của mình. Hãy quán sát sự sợ hãi và hoài nghi của bạn một cách thấu triệt. |
Read the life stories of the Buddha and others who have used meditation to achieve permanent happiness. Remember that you alone can change your life for the better and that meditation has proven effective for countless others. Then apply a bit of self-control, especially at the beginning, to maintain the discipline of regular, daily meditation. | Hãy đọc những câu chuyện đời của Đức Phật và những người đã tu thiền để đạt được hạnh phúc vĩnh hằng. Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền. |
The cultivation of goodness—generosity, patience, faith, and other virtues—is the beginning of spiritual awakening. | Vun trồng tâm thiện - bố thí, kiên nhẫn, tín tâm và các đức tính khác - là bước khởi đầu trong sự đánh thức tâm linh. |
Generosity is taught in every religious tradition, but it is a natural state of mind that all living beings possess inherently. Even animals share their food. When you are generous, you feel happy, and you delight in remembering the recipient’s joy. | Bố thí được tất cả mọi truyến thống tôn giáo truyền dạy, nhưng đó là một trạng thái tâm mà tất cả mọi chúng sanh đều sẵn có từ vô thủy. Ngay cả thú vật cũng chia sẻ đồ ăn cho nhau. Khi biết chia sẻ, bạn cảm thấy vui sướng, và rất hoan hỷ mỗi khi nhớ lại niềm vui của người nhận. |
Also practice patience. Being patient does not mean giving someone free rein to abuse you. It means biding your time and expressing yourself effectively at the right time, at the right place, with the right words and the right attitude. If you impatiently blurt out something, you may regret what you say and cause pain. | Ngoài ra cần rèn luyện tánh nhẫn nại. Nhẫn nại chịu đựng không có nghĩa là để cho người khác được tự do lạm dụng bạn. Nó có nghĩa là hãy bình tĩnh để diễn đạt mình một cách hữu hiệu đúng thời, đúng nơi, đúng lời, và đúng việc. Nếu bạn vội vã tuôn ra điều gì đó, bạn có thể sẽ phải hối hận về những gì bạn đã nói, hoặc làm thương tổn cho người khác. |
Patience also means trying to understand others as best you can. Misunderstanding, misinterpretation, and suspicion cause pain and dissatisfaction. Remember that others have as many problems as you—maybe more. Some very good people are sometimes in a bad place and may say or do things unmindfully. If you remain patient in spite of provocation, you can avoid getting upset, and your understanding of the human situation will deepen. | Nhẫn nại cũng có nghĩa là cố gắng để hiểu người khác với tất cả khả năng của mình. Hiểu lầm, nghĩ sai và hoài nghi gây tổn thương và bất mãn. Hãy nhớ rằng người khác cũng có nhiều vấn đề như bạn - có thể còn hơn nữa. Người tốt đôi khi ở trongíu hoàn cảnh bất lợi, cũng có thể nói hay làm những điều thiếu chánh niệm. Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh mặc dù bị khiêu khích, bạn có thể tránh được sự bực tức, và bạn sẽ thông cảm sâu sắc hơn với những hoàn cảnh của đồng loại. |
Try not to blame others for your pain or expect others to make you happy. Look within, discover why you are unhappy, and find a way to be content. Unhappy people tend to make others unhappy. But if you’re surrounded by unhappy people, you can maintain your peace of mind by keeping your mind as clear as possible—and your patience and understanding might cheer them up. | Cố gắng đừng đổ lỗi cho người khác về sự bất hạnh của mình, hay hy vọng người khác sẽ mang đến cho bạn hạnh phúc. Hãy nhìn vào bên trong, khám phá ra tại sao bạn đau khổ, và tìm cách để khắc phục. Người bất hạnh thường khiến người khác cũng đau khổ. Nhưng nếu quanh bạn là những người không hạnh phúc, bạn vẫn có thể duy trì tâm bình an bằng cách giữ tâm càng trong sáng càng tốt - và sự nhẫn nại cũng như sự hiểu biết của bạn có thể làm họ được vui hơn. |
Finally, have faith in your potential for lasting happiness. This includes confidence in your religious teaching, in yourself, in your work, in your friends, and in the future. Faith or confidence leads to an optimistic attitude to life. You can increase your confidence through examining your own experience. You already have evidence of your many abilities. Have faith as well in those you have not yet manifested. | Cuối cùng hãy tin tưởng vào khả năng tìm được hạnh phúc lâu dài của bạn. Điều này bao gồm lòng tin vào giáo lý của tôn giáo của bạn, vào bản thân, vào công việc, vào bạn bè, và vào tương lai. Tín tâm giúp ta có một thái độ sống lạc quan. Bạn có thể phát triển tín tâm qua việc quán sát những kinh nghiệm của bản thân. Bạn đã có tự tin về nhiều khả năng của mình. Hãy tin vào những khả năng bạn chưa có được. |
A good meditation center and a meditation teacher who is sincerely willing to assist you are important aids. You don’t want a teacher who requires submission or promises magical powers. You are looking for someone who knows more than you, whose life is exemplary, and with whom you can develop a long-term relationship. The Buddha’s path may take several years—in some cases, several lifetimes. Choose your guide wisely. | Một trung tâm dạy thiền uy tín và một vị thiền sư thật lòng muốn giúp bạn là những sự hỗ trợ rất quan trọng. Bạn không cần một vị thầy đòi hỏi sự phục tùng hay hứa hẹn các quyền lực thần thánh. Bạn nên tìm người có hiểu biết hơn bạn, người mà cuộc đời họ là một tấm gương cho bạn và bạn có thể phát triển một mối liên hệ lâu dài tốt đẹp với người đó. Có thể bạn phải trải qua nhiều năm để đi theo con đường đạo của Đức Phật - trong một số trường hợp, vài kiếp sống. Hãy chọn người dẫn đường cho bạn một cách khôn ngoan. |
The Buddha described the perfect teacher as “a good friend.” Such a person speaks gently, kindly, and earnestly, respects you, and is caring and compassionate. A good friend never asks you to do anything wrong, but always encourages you to do the right thing and helps whenever you need assistance. A good friend is learned and resourceful, ready to share knowledge with you without hesitation. | Đức Phật đã mô tả một vị thầy lý tưởng như là “một người bạn tốt.” Một người như thế sẽ ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, từ bi, thật sự quan tâm và mến trọng bạn. Một người bạn tốt không bao giờ yêu cầu bạn phải làm điều gì sai trái, mà lúc nào cũng khuyến khích bạn làm việc phải và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần. Một người bạn tốt là người có học và hiểu biết, sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết với bạn không chút ngại ngùng. |
Observe a potential teacher carefully. Deeds are more important than words. Daily contact with someone who has followed the Buddha’s path for at least ten years is a good way to see for yourself whether the teachings work. Beware of teachers who charge high fees; they may be more interested in your money than your spiritual development. | Hãy quan sát một vị có thể là thầy của bạn một cách cẩn thận. Hành động quan trọng hơn lời nói. Tiếp xúc thường xuyên với người đã đi theo con đường của Phật ít nhất là hơn mười năm, là một cách tốt để bạn tự đánh giá xem giáo lý đó có hữu hiệu. |
Just as a master craftsman trains apprentices, not just in the techniques of the craft, but also in the personal characteristics needed to apply those skills, so, too, a good teacher both guides your practice and helps you make the lifestyle changes necessary to support it. If you are really seeking happiness, take the time and make the effort to apprentice yourself to such a master. | Giống như một nghệ nhân truyền nghề cho đệ tử, không chỉ các kỹ thuật về nghề, mà cả những đức tính cần có để hành nghề; một vị thầy tốt cũng thế, vừa hướng dẫn bạn tu tập, vừa giúp bạn những sự thay đổi cần thiết trong cách sống để hỗ trợ cho sự tu tập của bạn. Nếu bạn thực sự muốn tìm hạnh phúc, hãy kiên nhẫn và tinh tấn để theo học một vị thầy như thế. |
Next, follow the course of gradual training that the Buddha prescribed. The gradual training essentially involves learning how to quiet down and observe your thoughts and behavior and then to change them into something more conducive to meditation and awareness. It is a slow process, not to be hurried. One reason why so many people drop meditation is that they haven’t taken the time to lay the foundation for effective practice. | Sau đó, hãy tuân theo phương cách tu tập từng bước mà Đức Phật đã mô tả. Căn bản sự tu tập từng bước gồm có việc rèn luyện thế nào để lắng dịu tâm, quan sát tư tưởng và hành động của mình, rồi biến chúng thành công cụ giúp ta thiền quán và chánh niệm. Đó là một quá trình cần có thời gian, không thể hấp tấp. Một lý do tại sao nhiều người bỏ dở việc tu thiền, đó là vì họ không dành thời gian để tạo dựng nền móng cho sự tu tập hữu hiệu. |
Finally, make time to read and discuss the Buddha’s teachings. Books are readily available, as are discussion groups and classes. You can even talk about the Buddha’s message online and via email lists. Reading about and discussing the Buddha’s teachings is never a waste of time. | Cuối cùng, hãy dành thời gian để đọc và thảo luận về giáo lý của Đức Phật. Sách vở rất nhiều, cũng như là các nhóm thảo luận hay các lớp giáo lý. Bạn cũng có thể trao đổi về giáo lý của Đức Phật trực tuyến hay qua thư điện tử. Đọc về hay thảo luận về giáo lý của Đức Phật không bao giờ là sự lãng phí thời gian. |
While these requirements for progress might seem obvious, very few of us live quietly, eat moderately, exercise regularly, and live simply. Even fewer study with a qualified teacher, discuss the Buddha’s teachings regularly, and meditate daily. | Có thể những điều kiện để tiến bộ này có vẻ quá tầm thường, nhưng rất ít người trong chúng ta biết sống một cách bình lặng, ăn uống độ lượng, thể dục thường xuyên và sống một cách đơn giản. Càng ít hơn nữa những người biết tìm đến học hỏi với một vị thầy có khả năng, thường xuyên tìm hiểu, trao đổi về những điều Phật dạy và hành thiền mỗi ngày. |
This emphasis on simplicity and moderation does not mean that you cannot start to follow the Buddha’s path right now, whatever your lifestyle. It simply tells you what you may need to do over a period of years—or even lifetimes—in order to advance toward the highest happiness. | Dầu ở đây, việc sống đơn giản, biết đủ được đề cao, nhưng không có nghĩa là bạn không thể bắt đầu đi theo con đường của Phật ngay bây giờ, bất kể phong cách sống của bạn như thế nào. Chúng chỉ đơn giản cảnh báo cho bạn những gì bạn cần phải thực hiện qua năm tháng - hay đôi khi cả những kiếp người - để tiến lên hạnh phúc cao cả nhất. |
The lifestyle changes mentioned in the previous section have one goal: to help you make mindfulness a part of your daily life. Mindfulness is a unique method of cultivating moment-by-moment awareness of the true nature of everything experienced through the body and mind. You may have heard it called “vipassana meditation.” It is a skill that you will develop and use throughout every stage of the Buddha’s path to happiness. Here are some suggestions for beginning a practice of mindfulness meditation. | Những sự thay đổi trong cách sống được bàn đến trong những trang trước đây chỉ nhằm một mục đích: giúp bạn biến chánh niệm thành một phần trong đời sống. Chánh niệm là phương pháp duy nhất để vun trồng sự tĩnh thức trong từng giây phút về bản chất thật sự của vạn pháp, qua sự tiếp xúc với thân tâm. Có thể bạn đã biết đó là “thiền minh sát.” Là một kỹ năng bạn cần phát triển và sử dụng xuyên suốt mọi giai đoạn trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật. Sau đây là một số lời khuyên để bắt đầu sự tu tập thiền minh sát. |
A good time to start your practice of sitting meditation is early in the morning, before you begin your day’s activities. A quiet place is preferable, but as there are few noiseless places in the world, choose a place that is congenial for concentration and arrange a comfortable cushion there. | Thời điểm tốt nhất để hành thiền là vào sáng sớm, trước khi bạn bắt đầu công việc trong ngày. Một nơi yên tĩnh là lý tưởng nhất, nhưng trên thế giới này khó có nơi đâu không có tiếng ồn, vì thế chỉ cần một nơi thích hợp cho việc hành thiền và một chiếc gối thiền êm ái. |
Next, choose a posture for your sitting practice. The best—but most difficult—posture is the full-lotus. Cross your legs and rest each foot on the upper part of the opposite thigh, the sole turned upward. Place your hands just below the level of the navel, with the bend of the wrists pressed against the thighs, bracing the upper part of the body. Your spinal column is straight like a stack of coins, each vertebra atop another. Your chin is up. | Tiếp đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi hoa sen (kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên. |
If you cannot sit in the full-lotus posture, try the half-lotus. Put your right foot over the left thigh (or the opposite), resting your knees on the floor. Then bend forward and tug the cushion behind. If touching the floor with your knees is difficult, then rest one thigh on the bend of the other foot. | Nếu không thể ngồi theo thế hoa sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia. |
You may also sit with the left or right lower leg in front of the other on the floor. Or, you may sit on a small bench, such as those provided in meditation halls. If all of these are difficult, you may sit on a chair. | Bạn cũng có thể ngồi đặt chân này trước chân kia. Hay, ngồi trên một ghế đẩu nhỏ, giống như những cái ghế bạn thường thấy trong các thiền đường. Nếu tất cả đều quá khó, bạn có thể ngồi trên ghế bình thường. |
After selecting one of these positions, straighten your back and make sure it is perpendicular so your chest can expand easily when you breathe. Your posture should be natural and supple, not stiff. | Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên, để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng. |
Settle into your posture carefully, because it’s important not to change your position until the end of the meditation period. Why is this important? Suppose you change your position because it is uncomfortable. After a while, the new position becomes uncomfortable, too. | Hãy chọn vị thế cẩn thận, vì quan trọng là bạn không được sửa thế ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng vậy? Giả thử bạn chuyển đổi thế ngồi vì không được thoải mái. |
Then you want another, and soon it too becomes uncomfortable. So you go on shifting, moving, changing from one position to another for the whole time you are on the cushion rather than gaining a deeper level of concentration. Exercise self-control and stay in your original position. | Sau một lúc, thế ngồi mới cũng trở nên khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này sang vị thế khác suốt buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu xa hơn. Hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu. |
Determine at the start how long you are going to meditate. If you have never meditated, begin with about twenty minutes. As you repeat your practice, you can gradually increase your sitting time. The length of your session depends on how much time you have available and how long you can sit without pain. | Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi thiền trong bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng hai mươi phút. Khi bạn đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm thời lượng ngồi thiền. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và bạn có thể ngồi trong bao lâu mà không thấy đau đớn. |
When you are seated, close your eyes; this will help you concentrate. The mind before meditation is like a cup of muddy water. If you hold the cup still, the mud settles and the water clears. Similarly, if you keep quiet, holding your body still and focusing your attention on your object of meditation, your mind will settle down and you will begin to experience the joy of meditation. | Khi ngồi, bạn nên nhắm mắt lại; như thế sẽ giúp bạn chú tâm hơn. Tâm trước lúc hành thiền giống như một ly nước bùn. Nếu bạn giữ cho cái ly đứng yên, bùn sẽ lắng xuống và nước trở nên trong. Tương tự, nếu bạn có thể yên lặng, giữ thân không chuyển động và chú tâm vào đề mục thiền quán, thì tâm bạn sẽ lắng đọng và bạn sẽ bắt đầu chứng nghiệm được niềm vui của việc hành thiền. |
Suppose you have followed the instructions on posture and are sitting in the most comfortable position. Soon you realize that your comfort has vanished. Now there’s pain, and you lose your original determination, your patience, and your enthusiasm for sitting in meditation. | Giả thử rằng bạn đã tuân theo những lời hướng dẫn về các tư thế và đang ngồi tọa thiền trong một tư thế dễ chịu nhất. Nhưng không lâu sau, bạn sẽ nhận ra rằng sự thoải mái đã biến mất. Rồi cái đau kéo đến, và bạn đánh mất quyết tâm ban đầu, sự kiên nhẫn, và lòng nhiệt thành để ngồi thiền. |
It can be discouraging. But rest assured that the pain is mostly due to lack of practice. With practice, it diminishes, and you also find it easier to tolerate. So let pain become a signal to renew your determination to practice more. | Điều này có thể làm bạn nản chí. Nhưng hãy an tâm rằng sự đau đớn khó chịu phần lớn là do ta thiếu thực hành. Nó sẽ giảm bớt theo thời gian thực hành, và bạn sẽ thấy là bạn có thể chịu đựng nó dễ dàng hơn. Vì thế hãy để sự đau đớn khó chịu trở thành một dấu hiệu để bạn hâm nóng lòng quyết tâm thực hành của mình. |
If pain occurs due to a physical defect such as a dislocated disk or a past injury, then you should change your posture—perhaps moving to a bench or a chair. If, however, you are feeling pain in a normal, healthy part of the body, I suggest you try the following. | Nếu sự đau đớn xảy ra do bệnh nơi thân giống như lệch đĩa đệm hay một thương tật cũ; thì bạn nên thay đổi thế ngồi - có thể chuyển đến ngồi ghế. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau đớn tại một nơi thân thể bình thường, khỏe mạnh, thì tôi khuyên bạn hãy làm như sau. |
The most effective but most difficult way to deal with pain is to watch it. Be with the pain, merge with it. Experience it without thinking of it as my pain, my knee, my neck. Simply watch the pain closely and see what happens to it. | Cách hữu hiệu nhất mà cũng khó khăn nhất để đối phó với sự đau đớn là quán sát nó. Hãy hòa mình với cơn đau, hãy có mặt với cơn đau. Cảm nhận nó mà không nghĩ đến nó như là cái đau của tôi, cái đầu gối của tôi, cổ của tôi. Chỉ quán sát cái đau thật sát sao để xem điều gì xảy ra cho nó. |
At first the pain may increase, which may cause fear. For example, your knee may begin to hurt so much that you fear you’ll lose your leg—it will get gangrene and have to be amputated—which leads you to wonder how you’ll get by with only one leg. Don’t worry. I have never seen anybody lose a leg to meditation! | Lúc đầu sự đau đớn có thể gia tăng, khiến chúng ta sợ hãi. Thí dụ, đầu gối của bạn có thể bắt đầu đau đến nỗi bạn sợ rằng chân bạn sẽ bị hoại tử, phải cắt bỏ đi, khiến bạn tự hỏi làm sao bạn có thể sinh sống với chỉ một chân. Đừng lo sợ. Tôi chưa bao giờ thấy ai phải bị cưa chân vì hành thiền! |
When that pain that you’re watching comes to its most excruciating point, if you wait patiently for, say, another five minutes, you will see this frightening, life-threatening pain begin to break up. The pain will change to a neutral sensation, and you will discover that even a painful feeling is impermanent. | Khi sự đau đớn mà bạn quán sát đạt đến tột đỉnh, nếu bạn kiên nhẫn chịu đựng thêm, thí dụ năm phút nữa, bạn sẽ thấy sự đau đớn khủng khiếp, có thể nguy hiểm tới tánh mạng này bắt đầu tan biến. Cảm giác đau đớn sẽ chuyển thành trung tính, và bạn sẽ khám phá rằng ngay cảm giác đau đớn cũng là vô thường. |
You can use a similar technique with psychological pain, perhaps due to some guilt or traumatic memory. Don’t try to push the pain away. Welcome it. Stay with it, even if some awful scenario plays out in your mind. Without getting lost in the story line, keep watching that psychological pain and see it eventually break up, just like physical pain. | Bạn có thể dùng một phương pháp tương tự như thế với những nỗi đau tâm lý, có thể là mặc cảm tội lỗi hay một ký ức kinh hoàng nào đó. Đừng cố gắng đẩy lùi nỗi đau đi. Hãy đón nhận nó. Có mặt với nó, với ngay cả những cảnh tượng hãi hùng tái diễn trong tâm bạn. Đừng để bị cuốn hút theo vọng tưởng, chỉ tiếp tục quán sát nỗi đau tinh thần đó, để nhìn thấy nó dần dần vỡ ra, giống như nỗi đau thể xác. |
When the breakthrough happens and the pain disappears, you may feel great relief, a peaceful and relaxing calm. Of course, the body pain or the painful memory may arise again. But once you have broken through a particular physical or psychological pain, that particular pain will never recur with the same intensity. And the next time you sit, you’ll probably sit longer before the pain arises. | Khi sự vỡ oà xảy ra, nỗi đau biến mất, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều, một sự bình an và thư giãn xuất hiện. Dĩ nhiên, nỗi đau thể xác hay những ký ức đau đớn có thể lại phát khởi. Nhưng một khi bạn đã phá vỡ được cái đau vật lý hay tâm lý đó, thì nó sẽ không bao giờ trở lại với cùng mức độ như trước. Và lần sau khi bạn tọa thiền, bạn sẽ có thể ngồi lâu hơn trước khi cái đau xuất hiện. |
The second strategy for dealing with pain is to compare it with the pain you have experienced throughout your life. This present pain, although it seems so difficult now, is only a small portion of the pain you have experienced, and you have endured far worse. And don’t forget the subtle, background feeling of dissatisfaction that haunts you day and night. | Phương pháp thứ hai đối phó với cái đau là so sánh nó với những nỗi đau mà bạn đã trải qua trong cuộc đời. Cái đau hiện tại, mặc dầu ngay bây giờ nó có vẻ quá to lớn, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ của những cái đau mà bạn đã trải qua, và bạn đã chịu đựng nhiều cái còn tệ hại hơn. Và cũng đừng quên cảm giác khổ đau vi tế ẩn sâu luôn ám ảnh bạn ngày và đêm. |
Compared to these other pains, this small pain in your leg is not so great. It’s worth bearing with it so that you can overcome the greater and more pervasive pains of life. This pain is like a splinter. Removing a splinter hurts a lot, yet you accept that hurt to avoid greater pain later on. In the same way, you can endure the pain of sitting meditation to save yourself from worse troubles in the future. | Khi so sánh với những nỗi đau khác, cái đau nhỏ trong chân bạn không lớn lao gì. Cũng đáng công chịu đựng, vì nó sẽ giúp ta chế ngự những nỗi đau to lớn hơn trong cuộc đời. Cái đau này khác chi một cái gai nhỏ găm vào tay. Khi lấy cái gai ra, nó làm ta đau nhiều hơn, tuy nhiên bạn phải chấp nhận để tránh cái đau lớn hơn sau đó. Cũng thế, bạn có thể chịu đựng cái đau ngồi thiền để giúp bạn thoát khỏi những phiền não lớn lao hơn trong tương lai. |
Another approach is to think of the pain that others are experiencing. Right now, many people are suffering physical and psychological pain due to sickness, exposure, hunger, separation from loved ones, and other serious problems. Remind yourself that compared to this misery, your pain is not so bad. | Một phương pháp khác nữa là nghĩ đến nỗi đau mà người khác đang phải hứng chịu. Hiện tại, rất nhiều người đang đau khổ với những nỗi đau thể xác hay tinh thần do bệnh hoạn, đói khát, dãi dầu, chia ly với người thân yêu và những vấn đề nghiêm trọng khác. Hãy tự nhắc nhở rằng so sánh với những khổ đau đó thì cái đau của bạn không đến nỗi nào. |
The fourth approach is to ignore the pain. You deliberately divert your attention to the breath. To help you stay with the breath, you may breathe quickly several times. | Cách thứ tư là không để ý đến cái đau. Bạn chủ tâm hướng đến hơi thở. Để giúp bạn trú trong hơi thở, bạn có thể thở nhanh vài cái. |
My final suggestion, only when all else fails, is to move—very mindfully. Slowly shift the muscles to see if the pain can be reduced with a minimum of change to your posture. If the pain is in your back, note that the back will begin to ache if you have slouched forward. If tension arises in the back, first make a mental survey of your posture, relax, and then gently straighten the back. | Đề nghị cuối cùng của tôi, khi tất cả mọi thứ khác đều thất bại, là chuyển động - một cách rất chánh niệm. Từ từ di chuyển những bắp thịt để xem cái đau có được giảm bớt với sự chuyển đổi tư thế nhỏ nhất. Nếu bạn đau ở phía sau, hãy nhớ rằng lưng sẽ bị đau nếu bạn chồm về phía trước. Nếu bạn thấy căng thẳng ở lưng, trước hết hãy dùng tâm quán sát về tư thế của bạn, hãy thư giãn, rồi nhẹ nhàng thẳng lưng lên. |
Pain in the ankles and knees needs a special approach, because you do not want to create damaging stress on the tendons. If you think the pain may come from a tendon, first try mindfully flexing and relaxing the muscles above and below that joint without changing or shifting your posture. If that does not bring relief, move the leg slowly just enough to alleviate stress on the tendon. | Đau ở đầu gối hay mắt cá cần một phương cách đặc biệt, vì bạn không muốn làm tổn hại đến các dây chằng. Nếu bạn nghĩ đau là do dây chằng, thì trước hết hãy cố gắng co duỗi một cách có chánh niệm những cơ ở trên và dưới của khớp mà không di chuyển hay thay đổi thế ngồi. Nếu làm thế cũng không thấy đở, thì hãy cử động chân một cách nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để giảm căng thẳng trên các dây chằng. |
You may wonder what is to be gained from enduring pain. “I started this practice to get rid of my suffering. Why should I suffer more in sitting meditation?” Remember, this is the kind of suffering that can lead to the end of all suffering. | Có thể bạn tự hỏi không biết chịu đựng đau đớn như thế để được gì. “Tôi hành thiền để đoạn diệt khổ đau. Tại sao tôi phải chịu khổ nhiều hơn khi tọa thiền?” Hãy nhớ rằng đây là loại đau khổ có thể dẫn đến sự đoạn diệt của tất cả mọi khổ đau khác. |
When you mindfully observe pain as it arises and disappears and experience the blissful feelings that follow its disappearance, you gain confidence in your ability to withstand pain. More important, because your experience of pain is voluntary and focused, it is a good training ground. You break through your resistance to greater pain in life. | Khi bạn quán sát một cách chánh niệm cái đau khi nó phát sinh, rồi qua đi, và cảm nhận được cảm giác sung sướng tiếp theo sau khi nó biến mất, thì bạn đạt được sự tự tin về khả năng chịu đựng đau đớn của mình. Quan trọng hơn nữa, vì sự trải nghiệm đau đớn này là tự nguyện và chủ tâm, nó là một phương cách hữu hiệu để tự rèn luyện. Bạn sẽ đủ sức chịu đựng những nỗi đau lớn hơn trong cuộc đời. |
Have patience. Perhaps you have never assumed a meditation posture before, or have done so only occasionally. Perhaps you are accustomed to sitting on chairs and couches. Naturally you will feel some pain when you first sit on the floor in meditation. | Hãy kiên nhẫn. Có thể trước đây bạn chưa bao giờ ngồi thiền, hay chỉ thỉnh thoảng thực hành. Có thể bạn đã quen ngồi trên ghế hay sofa. Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy đau khi lần đầu ngồi thiền trên sàn nhà. |
Have you ever climbed a mountain or ridden a horse? Remember how the body felt the first time you did it, or how sore it felt the next day? If you climb mountains or ride horses daily, however, you soon enjoy it pain-free. It’s the same with meditation: you just have to do it again and again, sitting in the same posture every day. | Bạn đã từng leo núi hay cưỡi ngựa chưa? Bạn có nhớ cơ thể mình cảm thấy thế nào trong lần đầu tiên, và ngày hôm sau, thân thể đau đớn thế nào không? Tuy nhiên, nếu bạn leo núi hay cưỡi ngựa mỗi ngày, không lâu sau bạn sẽ thành thục và không còn đau đớn nữa. Hành thiền cũng thế: bạn chỉ phải thực hành liên tục mỗi ngày và không thay đổi thế ngồi. |
A good way to settle the mind is to focus on the breath. The breath is readily available. You don’t have to work hard to find the breath, for it’s always flowing in and out through the nostrils. The breath is not involved in any emotion, any reasoning, any choice-making. Keeping your mind on it is a good way to cultivate a neutral state. | Một phương cách tốt để an tịnh tâm là chú tâm vào hơi thở. Hơi thở lúc nào cũng có mặt. Bạn không cần phải khó khăn tìm kiếm hơi thở, vì nó luôn vào ra nơi mũi. Hơi thở cũng không phụ thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ hay sự chọn lựa nào. Trú tâm vào hơi thở là một phương cách hữu hiệu để vun trồng trạng thái tâm trung tính. |
You should begin every sitting meditation session with thoughts of loving-friendliness. Sometimes people can directly tap into them and send them to all living beings. More often, you need a method to do so. Begin with yourself and then slowly expand your thoughts of loving-friendliness to include all living beings. I recommend reciting (mentally or aloud) the following passage: | Bạn nên bắt đầu mỗi thời khóa tọa thiền với tâm từ bi. Một số người có thể dễ dàng phát khởi tâm từ bi đến tất cả mọi chúng sanh. Nhưng thông thường, bạn cần một phương pháp để làm được như thế. Hãy bắt đầu với chính bản thân rồi sau đó dần phát triển tâm từ bi lớn rộng lớn để bao gồm tất cả chúng sanh. Tôi khuyên các bạn hãy đọc lời nguyện sau đây (một cách thầm lặng trong tâm hay ra tiếng): |
May I be well, happy, and peaceful. May no harm come to me; may no difficulties come to me; may no problems come to me; may I always meet with success. May I also have patience, courage, understanding, and determination to meet and overcome the inevitable difficulties, problems, and failures in life. | Nguyện cho tôi được mạnh khoẻ, hạnh phúc và bình an. Nguyện cho tôi không gặp chướng ngại; không bị tổn hại; không gặp khó khăn gì; luôn được thành công. Nguyện cho tôi có lòng nhẫn nại, can đảm, hiểu biết, và quyết tâm để đối đầu và chế ngự những khó khăn, trở ngại, và thất bại không thể tránh trong cuộc đời. |
After reciting this passage, repeat it, replacing the words “I” and “me” with others, beginning with your parents: “May my parents be well, happy, and peaceful. May no harm come to them…” and so forth. Next recite this passage for your teachers: “May my teachers be well…” | Sau đó, hãy lặp lại, và thay những chữ “tôi” với những từ khác, bắt đầu với cha mẹ của bạn: “Nguyện cho cha mẹ tôi được sức khoẻ, hạnh phúc, và bình an. Nguyện cho họ không bị tổn hại …” vân vân. Sau đó lặp lại đoạn kinh trên cho các sư trưởng của mình: “ Nguyện cho các vị thầy của tôi được khỏe mạnh …” |
Then recite it for your relatives; then for your friends; then for “indifferent persons” (people toward whom you have neutral feelings); then for your adversaries; and finally for all living beings. This simple practice will make it easier to gain concentration in meditation and also help you to overcome any resentment that may arise as you sit. | Rồi đến thân quyến, bạn bè của bạn; đến “những người không liên hệ” (những người mà bạn không thương hay ghét); đến kẻ thù của bạn; và cuối cùng là đến tất cả mọi chúng sanh. Cách thực hành đơn giản này sẽ giúp bạn dễ dàng chú tâm khi hành thiền và cũng giúp bạn chế ngự bất cứ sân hận nào có thể phát khởi khi bạn đang ngồi thiền. |
Next take three deep breaths. As you breathe in and out, notice the expansion and contraction of the lower abdomen, the upper abdomen, and the chest. Breathe fully to expand these three areas of your body. After taking three deep breaths, breathe normally, letting your breath flow in and out freely, effortlessly, and gracefully, focusing your attention on the sensation of the breath on the rims of your nostrils. | Sau đó hãy hít ba hơi thở sâu. Khi bạn hít vào và thở ra, hãy ghi nhận sự căng lên và xẹp xuống nơi bụng (trên, dưới) và ngực. Hãy hít vào thật sâu để căng phồng cả ba vị trí này trên cơ thể. Sau đó, thở bình thường, để hơi thở vào ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gắng sức, chú tâm vào cảm giác nơi mũi khi hơi thở vào ra. |
Most people notice the breath easily at the rims of the nostrils; however, some may prefer to focus on the sensation of the breath touching the upper lip, or in the nose, or in the sinus area, depending on their facial structure. Having chosen a place of focus, simply notice the feeling of breath going in and out. | Phần đông ghi nhận hơi thở ở mũi dễ hơn; tuy nhiên, có người lại thích chú tâm vào cảm giác khi hơi thở phả ra trên môi hay trong mũi, hay trong hốc mũi, tùy thuộc vào cấu trúc của mặt. Sau khi đã chọn một nơi để chú tâm, thì chỉ ghi nhận cảm giác hơi thở vào ra ở nơi đó. |
When you focus your attention on the breath, you feel the beginning, middle, and end of each inhalation and each exhalation. You do not have to make any special effort to notice these three stages of breathing. When one inhalation is complete and before exhaling begins, there is a brief pause. | Khi chú tâm vào hơi thở, bạn sẽ cảm nhận được sự bắt đầu, ở giữa và đoạn cuối của mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra. Bạn không cần phải cố gắng nhiều để nhận ra ba giai đoạn của hơi thở. Khi một hơi thở vào đã hoàn tất và trước khi thở ra, có một điểm dừng ngắn. |
Notice it, and notice the beginning of the exhalation. When the exhalation is complete, there is another brief pause before the next inhalation begins. Notice this brief pause, too. These two pauses occur so briefly that you may not be aware of them. But when you are mindful, you can notice them. | Hãy ghi nhận nó, và ghi nhận sự bắt đầu của hơi thở ra. Khi hơi thở ra hoàn tất, cũng có một sự nghỉ ngắn trước khi hơi thở vào bắt đầu. Hãy ghi nhận điều này. Hai khoảng ngưng này xảy ra rất nhanh chóng đến nỗi có thể bạn không để ý đến chúng. Nhưng khi bạn chánh niệm, bạn sẽ nhận ra được. |
At the beginning, perhaps both the inhalation and the exhalation are long. Notice that, but without thinking or saying “long inhalation, long exhalation.” As you notice the feeling of long inhalations and exhalations, your body becomes relatively calm. | Lúc bắt đầu, có thể cả hơi thở vào và hơi thở ra đều dài. Hãy ghi nhận điều đó, mà đừng suy nghĩ hay nói “hơi thở vào dài, hơi thở ra dài.” Khi bạn ghi nhận được cảm giác của hơi thở vào ra dài, thân bạn trở nên khá an tĩnh. |
Then perhaps your breath becomes short. Notice how the short breath feels, again without saying “short breath.” Then notice the entire breathing process from beginning to end. Now, perhaps, the breath becomes subtle. Mind and body become calmer than before. Notice this calm and peaceful feeling. | Rồi có thể hơi thở của bạn trở nên ngắn. Hãy ghi nhận hơi thở ngắn cảm giác thế nào, lần nữa không nói “hơi thở ngắn”. Rồi ghi nhận cả quá trình của hơi thở từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt. Có thể, giờ hơi thở đã trở nên nhuần nhuyễn. Thân và tâm trở nên tĩnh lặng hơn trước đó. Hãy ghi nhận cảm giác tĩnh lặng và bình an này. |
In spite of your efforts to keep focused on your breathing, your mind may wander away. You may find yourself remembering places you visited, people you met, friends you have not seen for a long time, a book you read long ago, the taste of food you ate yesterday. As soon as you notice that your mind is no longer on your breath, mindfully bring it back and anchor it there. | Mặc dầu cố gắng chú tâm vào hơi thở, tâm bạn vẫn có thể đi lang thang. Bạn có thể nhận ra mình đang nhớ lại những nơi mình đã đến, những người mình đã gặp, bạn bè lâu không gặp, một cuốn sách đã đọc lâu rồi, vị của một món ăn bạn đã dùng hôm qua. Ngay khi bạn vừa nhận ra tâm mình không còn trụ nơi hơi thở, hãy đem nó trở lại và buộc chặt nó ở đó một cách chánh nhiệm. |
Some people make use of labeling, which is putting words to phenomena that come up in meditation. For example, the meditator may notice thoughts and then say mentally, “Thinking, thinking, thinking.” On hearing a sound, the meditator thinks, “Hearing, hearing, hearing.” | Có người dùng phương pháp đặt tên cho những sự kiện xảy ra trong đầu khi đang thiền quán. Thí dụ, thiền sinh có thể ghi nhận việc suy tưởng và nói trong đầu, “Suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ.” Khi nghe một tiếng động, thiền sinh nghĩ, “Nghe, nghe, nghe.” |
I don’t recommend this technique. The occurrences you may want to label take place so quickly that you have no time to label them. Labeling takes time—time for the thought to arise or the sensation to occur, time to think of words to conceptualize what you are aware of. You cannot label something while it is happening. You can only label something after it has already past. It is sufficient to watch things as they happen and be aware of them. | Tôi không khuyên bạn dùng phương pháp này. Những sự việc mà bạn muốn đặt tên có thể xảy ra quá nhanh chóng đến nỗi bạn không có thì giờ để đặt tên chúng. Việc đặt tên phải mất thì giờ - thì giờ để tư tưởng phát sinh hay cảm giác xảy ra, thì giờ để nghĩ ra từ để diễn tả những gì bạn nhận biết. Bạn không thể đặt tên một điều gì đó khi nó đang xảy ra. Bạn chỉ có thể đặt tên sau khi nó đã xảy ra. Chỉ nhìn chúng khi chúng xảy ra và ghi nhận chúng, vậy cũng đủ rồi. |
Mindfulness teaches you direct awareness. It helps you to eliminate intermediaries such as concepts and words. Concepts and words arise after awareness to help you communicate ideas and feelings. In meditation, however, you’re not expressing anything to anybody. You’re just knowing that seeing should be limited to seeing, that hearing is hearing, touching is touching, knowing is knowing. That’s sufficient. | Chánh niệm rèn luyện cho bạn sự ý thức trực tiếp. Nó giúp bạn loại trừ các trung gian như từ ngữ hay khái niệm. Khái niệm và từ ngữ xuất hiện sau sự ý thức để giúp bạn diễn đạt ý nghĩ và cảm giác. Tuy nhiên, trong thiền, bạn không cần phải diễn tả bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Bạn chỉ cần biết rằng khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, xúc chạm chỉ là xúc chạm, biết chỉ là biết. Như thế cũng đủ rồi. |
When you get up from your sitting meditation, make a determination to meditate for one minute of every hour throughout the day. You may wonder what you can do in one minute—that’s hardly time to find your cushion. Don’t worry about finding a cushion. | Khi rời khỏi chiếu thiền, hãy quyết tâm suốt ngày sẽ để dành một phút trong mỗi giờ hành thiền. Bạn có thể tự hỏi mình có thể làm gì trong một phút - không đủ để tìm tọa cụ ngồi thiền. Đừng lo lắng về việc đi tìm tọa cụ. |
Stay where you are, sitting, standing, lying down—it doesn’t matter. Spend fifty-nine minutes of every hour doing whatever you do during the day. But for one minute of that hour, stop whatever you are doing and meditate. You might even set your wristwatch or computer to beep every hour as a reminder. | Cứ ở ngay nơi đó, dầu bạn đang ngồi, đứng, hay nằm - điều đó không quan trọng. Hãy dành năm mươi chín phút của mỗi giờ để làm bất cứ điều gì bạn làm trong ngày. Nhưng trong một phút của mỗi giờ đó, hãy ngưng bất cứ gì bạn đang làm và thiền quán. Bạn có thể vặn đồng hồ đeo tay hay cài vi tính để nó kêu mỗi giờ như là một cách nhắc nhở. |
When you hear the beep, put whatever you have been doing out of your mind and close your eyes. Stay focused on your breathing. | Khi bạn nghe tiếng báo hiệu, hãy dừng công việc đang làm lại, gạt bỏ bất cứ gì bạn đang suy nghĩ trong tâm và nhắm mắt lại. Chú tâm vào hơi thở của bạn. |
If you think you won’t know how long a minute is, breathe in and out fifteen times giving undivided attention to the breath. If you spend longer than a minute, don’t worry about it. You’re not losing anything. | Nếu bạn không biết một phút dài bao lâu, thì hít vào và thở ra mười lăm lần và dành tất cả sự chú tâm vào hơi thở. Nếu phải lâu hơn một phút, cũng đừng quan tâm về điều đó. Bạn đâu mất mát gì. |
When the minute is up, before opening your eyes resolve to meditate again for a minute at the end of the next hour. Look forward to that minute and build up enthusiasm for it. Also ask yourself, “When am I going to sit and meditate again?” | Khi một phút đã qua, trước khi mở mắt, hãy quyết tâm trong một giờ tới sẽ hành thiền trong một phút nữa và cứ thế cho đến hết ngày. Hãy hướng về giây phút đó và tạo ra sự nôn nóng cho nó. Và nên tự hỏi mình, “Khi nào tôi mới lại được ngồi thiền nữa?” |
If you repeat this simple method, by the end of the day, you will have done ten or fifteen minutes of additional meditation. Moreover, by the end of the day, your wish to sit in meditation—strengthened by your thinking of it every hour—will help you find the motivation to sit for a while before bed. | Nếu bạn duy trì được phương pháp đơn giản này, thì cuối ngày bạn đã có thêm mười hay mười lăm phút hành thiền. Hơn nữa lúc cuối ngày, ước muốn được ngồi thiền - đã tăng trưởng vì được bạn nghĩ đến nó mỗi giờ - sẽ giúp bạn tìm được nguồn cảm hứng để hành thiền trước khi ngủ. |
End your day with half an hour of sitting meditation. When you go to bed, keep your mind on your breath as you fall asleep. If you wake up at night, bring your mind to the breath. When you wake up the next morning, your mind will still be on your breath, reminding you to begin your day with sitting meditation. | Hãy kết thúc một ngày với khoảng nửa giờ ngồi thiền. Khi bạn lên giường, hãy trú tâm vào hơi thở cho đến khi bạn thiếp đi. Nếu bạn thức giấc giữa đêm, hãy đem tâm trở lại với hơi thở. Khi bạn thức dậy sáng hôm sau, tâm bạn vẫn còn trụ nơi hơi thở, hãy nhắc nhở mình bắt đầu một ngày bằng việc ngồi thiền. |
Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.