Chương ba: Tất cả đều do tâm

EnglishVietnamese
Chapter Three: Everything Comes From the MindChương ba: Tất cả đều do tâm
Buddhism can be understood on many different levels.Phật giáo có thể được hiểu bằng rất nhiều hình thức, rất nhiều trình độ khác nhau.
People who actualize the Buddhist path do so gradually. Những người nào nhìn con đường Phật giáo một cách hiện thực đều thực hành nó một cách từ từ.
Just as you pass slowly through school and university, graduating from one year to the next, so do Buddhist practitioners proceed step by step along the path to enlightenment. Giống như chúng ta theo học từ tiểu học đến trung học rồi lên đại học, lên lớp từng năm một, người chuyên cần thực hành Phật pháp tu tập từng bước một theo phương pháp dần dần tới giác ngộ.
In Buddhism, however, we’re talking about different levels of mind; here, higher and lower refer to spiritual progress. Tuy nhiên, trong Phật giáo chúng tôi cũng thường nói về những mức độ tâm thức khác nhau, cao hay thấp chúng ta đề cập đến ở đây là sự tinh tiến của tâm linh.
In the West, there’s a tendency to consider Buddhism as a religion in the Western sense of the term.Bên trời Tây, người ta coi Ðạo Phật là một tôn giáo thuần túy.
This is a misconception. Ðây là một quan niệm sai lầm.
Buddhism is completely open; we can talk about anything. Ðạo Phật hoàn toàn cởi mở, chúng ta có thể tìm thấy hoặc đề cập đến bất cứ vấn đề gì trong đạo Phật.
Buddhism has its doctrine and philosophy, but it also encourages scientific experimentation, both inner and outer. Ðạo Phật có những triết thuyết của riêng nó, nhưng nó cũng mạnh dạn tiến sâu vào lãnh vực khoa học, cả bên trong lẫn bên ngoài.
Don’t think of Buddhism as some kind of narrow, closed-minded belief system. Ðừng nghĩ rằng Phật giáo khép kín cửa, quá chật hẹp, một hệ thống tin tưởng hẹp hòi.
It isn’t. Hoàn toàn không phải như vậy.
Buddhist doctrine is not an historical fabrication derived through imagination and mental speculation, but an accurate psychological explanation of the actual nature of the mind. Những học thuyết Phật giáo không đặt cơ sở trên lịch sử giả tạo qua những sự tưởng tượng và thuần lý về tinh thần, nhưng đó là những chứng nghiệm chính xác của bản tính rất tự nhiên của tâm (tâm bản nhiên) con người.
When you look at the outside world you have a very strong impression of its substantiality.Khi chúng ta nhìn vào thế giới bên ngoài, chúng ta có những cảm tưởng về thực tại tính của nó.
You probably don’t realize that that strong impression is merely your own mind’s interpretation of what it sees. Chúng ta đâu có ngờ rằng chính cái cảm tưởng đó chỉ là những sự diễn dịch của tâm về cái mà nó nhìn thấy.
You think that the strong, solid reality really exists outside, and perhaps, when you look within, you feel empty. Chúng ta nghĩ rằng các sự kiện chắc thực đó hoàn toàn có ở bên ngoài kia, nhưng khi nhìn sâu vào bên trong chúng ta thấy nó hoàn toàn trống rỗng.
This is also a misconception: the strong impression that the world appears to truly exist outside of you is actually projected by your own mind. Cái cảm tưởng mãnh liệt về một thế giới xuất hiện thực sự ở bên ngoài chúng ta cũng chỉ là một phóng chiếu của tâm chúng ta, đây cũng là một quan niệm sai lầm.
Everything you experience—feelings, sensations, shapes and colors—comes from your mind. Tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm - cảm xúc, cảm tưởng, hình dáng và mầu sắc - đều từ tâm của chúng ta mà ra.
Whether you get up one morning with a foggy mind and the world around you appears to be dark and foggy, or you awaken with a clear mind and your world seems beautiful and light, understand that these different impressions are coming from your own mind rather than from changes in the external environment.Một buổi sáng thức dậy với một cái tâm chán chường thì tất cả những gì xẩy ra chung quanh chúng ta đều chán chường uể oải, hay thức dậy thoải mái yêu đời thì cái thế giới chung quanh chúng ta cũng đẹp đẽ vui tươi, nên biết rằng tất cả những cảm giác khác nhau này đều do tâm của chính chúng ta chứ không phải do những tình trạng thay đổi ở bên ngoài.
Instead of misinterpreting whatever you experience in life through wrong conceptions, realize that it’s not outer reality, but only mind. Thay vì diễn dịch sai bất cứ cái gì mà chúng ta kinh nghiệm được trong cuộc sống qua những ý niệm sai lầm, chúng ta hãy chân thật nhận thức rằng chúng không từ những hiện thực ở bên ngoài mà chỉ là do tâm của chúng ta.
For example, when everybody in this auditorium looks at a single object—me, Lama Yeshe—each of you has a distinctly different experience, even though simultaneously you are all looking at the one thing.Thí dụ, tất cả mọi người trong phòng này đang nhìn một đối tượng rất đơn giản là tôi, Lama Yeshe, chắc chắn mỗi người sẽ có những kinh nghiệm phân biệt khác nhau, mặc dù tất cả quý vị đang nhìn vào một đối tượng cùng một lúc.
These different experiences don’t come from me; they come from your own minds. Tất cả những kinh nghiệm, những nhận xét này không phải do tôi, chúng từ chính tâm của quý vị.
Perhaps you’re thinking, “Oh, how can he say that? We all see the same face, the same body, the same clothes,” but that’s just a superficial interpretation. Có thể quý vị sẽ nghĩ, "Ồ, sao ông ấy lại có thể nói như vậy được? chúng ta cùng thấy một mặt, một thân xác, một bộ quần áo,” nhưng đó chỉ là những ý nghĩ nông cạn, hời hợt bên ngoài.
Check deeper. Hãy suy nghĩ sâu xa hơn xem sao.
You’ll see that the way you perceive me, the way you feel, is individual, and that at that level, you’re all different. Quý vị sẽ thấy rằng cách quý vị nhận xét về tôi, cách quý vị có cảm tưởng về tôi, nó hoàn toàn có tính cách cá nhân của qúy vị, ở lãnh vực nhận thức này chúng ta hoàn toàn khác nhau.
These various perceptions do not come from me but from your own minds. Tất cả những sự nhận xét khác nhau này không phải đến từ tôi nhưng từ tâm của quý vị.
That’s the point I’m making. Ðó là điểm mà tôi muốn đề cập đến ở đây.
Then the thought might arise, “Oh, he’s just a lama; all he knows about is mind.Qúy vị sẽ nghĩ, "Ồ, ông ấy chỉ là một Lạt ma, tất cả những gì ông ấy biết chỉ là tâm.
He doesn’t know about powerful scientific advances like satellites and other sophisticated technology. Ông ấy chẳng biết tí gì về khoa học tân tiến như vệ tinh nhân tạo, phi thuyền không gian viễn thông (satellite) hay những kỹ thuật tiến bộ khác.
There’s no way you can say that those things come from mind”. Ông ấy không thể nói những cái đó do tâm mà ra.
But you check up. When I say “satellite,” you have a mental image of the object that you’ve been told is a satellite .” Nhưng qúy vị hãy thử suy nghĩ sâu xa xem, khi tôi nói “satellite” , chúng ta liền có một hình ảnh về một sự vật mà chúng ta đã được bảo là đó là satellite.
When the first satellite was made, its inventor said, “I’ve made this thing that orbits the earth; it’s called a ‘satellite’” . Khi mà cái satellite đầu tiên được chế tạo, người chế ra nó nói rằng, "tôi chế ra một cái máy bay chung quanh qủa đất, nó gọi là satellite” .
Then when everybody else saw it, they thought, “Ah, that’s a satellite” .Rồi khi người ta nhìn thấy nó, liền nói, "A, đó là cái satellite”.
But “satellite” is just a name, isn’t it?. Nhưng “Satellite” chỉ là một cái tên, phải không qúy vị?.
Before the inventor of the satellite actually made it, he speculated and visualized it in his mind.Trước khi nhà sáng chế satellite thực sự chế tạo nó, ông ta đã nghiên cứu, đã tưởng tượng nó ở trong tâm của ông ta.
On the basis of this image, he acted to materialize his creation. Ðặt căn bản trên những hình ảnh tưởng tượng này, ông ta mới lấy vật chất tạo dựng ra nó.
Then he told everyone, “This is a satellite”. So everyone thought, “Wow, a satellite; how beautiful, how wonderful” . Rồi ông tuyên bố với mọi người, “Ðây là chiếc satellite”, từ đó mỗi khi thấy nó là người ta trầm trồ khen, "Ôi cha, đây là chiếc satellite, đẹp quá, tuyệt vời quá” .
That shows how ridiculous we are.Thí dụ này cho chúng ta biết sự ngớ ngẩn của chúng ta.
People give things names and we grasp at the name, believing it to be the real thing. Người ta đặt tên cho một sự vật rồi chúng ta bám chặt vào cái tên đó, tin tưởng nó là một sự thật.
It’s the same thing no matter what colors and forms we grasp at. Ðối với mầu sắc hay hình ảnh cũng y như vậy, chúng ta hoàn toàn chấp vào sắc tướng của sự vật.
You check up. Qúy vị hãy suy nghĩ kỹ xem sao.
If you can understand what I’m explaining here, you’ll see that indeed, satellites and so forth do come from the mind, and that without mind, there is not a single manifest material existence in the entire sense world.Nếu qúy vị hiểu được những sự trình bày của tôi ở đây, chúng ta sẽ nhìn ra được sự thật sâu xa của vấn đề, satellite hay bất cứ sự kiện nào cũng đều do tâm mà ra, không có tâm thì không có một sự vật nào, sản phẩm nào hiện diện trên trái đất này, cho dù đó là một sản phẩm vô cùng nhỏ và đơn giản.
What exists without mind? Look at all the stuff you find in supermarkets: so many names, so many foods, so many different things. Có sản phẩm nào mà không từ tâm của con người mà ra? Hãy nhìn vào những thứ mà chúng ta tìm thấy ở các siêu thị: có qúa nhiều tên, qúa nhiều thức ăn, qúa nhiều những món hàng khác nhau.
First people made it all up—this name, that name, this, this, this—so then, this, that, this, this and this all appear to you. Trước hết, chúng ta đặt cho chúng cái tên này, tên kia, tên này, tên này .... rồi lại tên này, tên này, tên này...vân vân….
If all these thousands of supermarket items as well as jets, rockets and satellites are manifestations of mind, what then does not come from mind?. Nếu tất cả những chiếc phản lực cơ, hỏa tiễn và phi thuyền đều do tâm mà ra thì tất cả những sản phẩm ở trong các siêu thị kia do đâu mà có? Phải chăng chúng không phải từ tâm mà ra?.
If you check into how your mind expresses itself, your various views and feelings, your imagination, you will realize that all your emotions, the way you live your life, the way you relate to others, all come from your own mind.Nếu chúng ta tìm hiểu tâm của chúng ta tự diễn xuất như thế nào, những quan điểm, những cảm xúc, những sự tưởng tượng phát xuất như thế nào, chúng ta sẽ nhìn ra được một sự thật là tất cả những cảm tình của chúng ta, tất cả những lối sống của chúng ta, tất cả những đối đãi của chúng ta với người khác đều phát xuất, đều do chính tâm của chúng ta mà ra.
If you don’t understand how your mind works, you’re going to continue having negative experiences like anger and depression. Nếu chúng ta không hiểu tâm của chúng ta làm việc như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục có những kinh nghiệm xấu, tiêu cực, như tức giận và chán đời.
Why do I call a depressed mind negative? Because a depressed mind doesn’t understand how it works. Tại sao tôi lại gọi cái tâm buồn nản, chán đời là tiêu cực? Bởi vì một cái tâm buồn chán không biết được, không hiểu được nó làm việc như thế nào, tại sao nó chán nản? Một cái tâm không hiểu biết là một cái tâm tiêu cực.
A mind without understanding is negative. A negative mind brings you down because all its reactions are polluted. Một cái tâm tiêu cực luôn luôn kéo chúng ta đi xuống vì tất cả những phản ứng, những hoạt động của nó đã bị ô nhiễm.
A mind with understanding functions clearly. Một cái tâm hiểu biết, thức tỉnh luôn luôn hành động trong sáng.
A clear mind is a positive mind. Một cái tâm trong sáng là một cái tâm lành mạnh, tích cực.
Any emotional problem you experience arises because of the way your mind functions; your basic problem lies in the way you misidentify yourself.Bất cứ một thứ tình cảm nào mà chúng ta có đều là sự làm việc của tâm; gốc rễ của tất cả mọi vấn đề đều nằm ở những sự nhận biết sai lầm của chính chúng ta.
Do you normally hold yourself in low esteem, see yourself as a poor quality human being, while what you really want is for your life to be of the highest quality, to be perfect?. Chúng ta thường có những mặc cảm tự ti, vì chúng ta đã đánh giá chúng ta qúa thấp; trong khi chúng ta ước muốn đời sống của chúng ta phải cao quí, phải tuyệt vời.
You don’t want to be a poor quality human being, do you? To correct your view and become a better person, you don’t need to squeeze yourself or to jump from your own culture into another. Quý vị không muốn có một đời sống thấp kém, phải vậy không qúy vị? Ðể sửa chữa những ý niệm sai lầm của chúng ta và để trở thành người tốt hơn, chúng ta không cần phải uốn nắn chúng ta, cũng không cần phải thay đổi phong tục tập quán văn hóa của chúng ta bằng một thứ văn hoá khác.
All you need to do is to understand your true nature, the way you already are. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu, chỉ cần thấu hiểu bản tính chân thật của tâm chúng ta, nó đang ở trong chúng ta, đang hiện diện trong chúng ta.
That’s all. It’s so simple. Chỉ có vậy thôi, thật là đơn giản!.
What I’m talking about here is not Tibetan culture, some Eastern trip.Những điều tôi đang trình bày ở đây chẳng phải là văn hóa của người Tây Tạng hay của một cuộc hành trình về Phương Ðông nào đó.
I’m talking about your trip. Tôi đang nói về cuộc hành trình của chính quý vị.
Actually, it doesn’t matter whose trip I’m talking about; we’re all basically the same. Thực ra, chẳng cần biết tôi đang nói về cuộc hành trình của ai; tự căn bản chúng ta đều giống nhau.
How are we different? We all have mind; we all perceive things through our senses; we are all equal in wanting to enjoy the sense world; and equally we all grasp at the sense world, knowing neither the reality of our inner world nor that of the outer one. Chúng ta khác nhau thế nào đây? Chúng ta đều có tâm, chúng ta đều tiếp nhận sự vật qua giác quan, chúng ta đều muốn hưởng thụ như nhau, chúng ta đều bám víu vào thế giới cảm quan như nhau, đều không biết sự thật về thế giới nội tại cũng như thế giới ở bên ngoài của chúng ta như nhau.
There’s no difference, whether you have long hair or short, whether you’re black, white or red, no matter what clothes you wear. Chẳng có gì khác nhau cả, mặc dù anh có tóc dài hay ngắn, anh da đen, da trắng hay da đỏ hay anh mặc bất cứ quần áo gì.
We’re all the same. Chúng ta đều giống như nhau.
Why? Because the human mind is like an ocean and we’re very similar to each other in the way we’ve evolved on this earth. Tại sao? Tại vì tâm của con người như một đại dương và chúng ta rất giống nhau trong chiều hướng gia nhập vào quả đất này.
Superficial observation of the sense world might lead you to believe that people’s problems are different, but if you check more deeply, you will see that fundamentally, they are the same.Sự nhận biết nông cạn về thế giới cảm quan có thể dẫn chúng ta đến sự tin tưởng rằng những vấn đề của con người khác nhau, nhưng nếu chúng ta cố gắng nghiên cứu sâu xa hơn, chúng ta sẽ hiểu nền tảng căn bản của chúng ta đều giống nhau.
What makes people’s problems appear unique is their different interpretation of their experiences. Cái làm cho những vấn đề của con người xuất hiện đồng nhất chính là sự diễn đạt khác nhau về kinh nghiệm của họ.
This way of checking reality is not necessarily a spiritual exercise.Phương pháp tìm hiểu sự thật này không đòi hỏi phải thực hành tâm linh.
You neither have to believe nor deny that you have a mind—all you have to do is observe how it functions and how you act, and not obsess too much about the world around you. Mặc dù chúng ta tin hay không tin chúng ta có một cái tâm, tất cả chúng ta đều nên quan sát xem nó chuyển hành, nó làm việc như thế nào và chúng ta hành động như thế nào, cũng như đừng để bị ám ảnh quá đáng về thế giới ở chung quanh chúng ta.
Lord Buddha never put much emphasis on belief.Ðức Phật không bao giờ chú trọng quá đáng đến sự tin tưởng.
Instead, he exhorted us to investigate and try to understand the reality of our own being. Thay vì như vậy, Ngài khuyến khích chúng ta nên nghiên cứu và cố gắng tự tìm hiểu sự thật về sự hiện hữu của chính chúng ta.
He never stressed that we had to know what he was, what a buddha is. Ngài không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải biết về Ngài, Ngài là ai.
All he wanted was for us to understand our own nature. Tất cả những gì Ngài muốn ở chúng ta là chúng ta hãy tìm hiểu bản tính tự nhiên của chúng ta.
Isn’t that so simple? You don’t have to believe in anything. Ðiều đó không phải đơn giản lắm sao? Chúng ta chẳng cần phải tin vào bất cứ gì.
Simply by making the right effort, you understand things through your own experience, and gradually develop all realizations. Một điều thật đơn giản là hãy cố gắng hành động đúng sự thật, hãy hiểu sự vật bằng chính kinh nghiệm của chúng ta và hãy từ từ phát triển theo sự thật.
But perhaps you have a question: what about mountains, trees and oceans? How can they come from the mind? I’m going to ask you: what is the nature of a mountain? What is the nature of an ocean? Do things necessarily exist as you see them? When you look at mountains and oceans, they appear to your superficial view as mountains and oceans.Nhưng có lẽ qúy vị thắc mắc: Thế còn những dãy núi sừng sững kia? những cây xanh kia và cả đại dương bao la kia nữa? Làm sao chúng có thể do tâm chúng ta được? Tôi xin hỏi qúy vị: bản tính tự nhiên của những dãy núi kia là gì? Bản tính tự nhiên của biển cả mênh mông kia là gì? Phải chăng sự vật phải xuất hiện như chúng ta thấy nó? Mỗi khi chúng ta nhìn ngắm những ngọn núi kia, biển cả mênh mông kia thì chúng xuất hiện rất hạn hẹp, rất giới hạn theo cái nhìn của chúng ta, chúng là núi, là biển cả.
But their nature is actually something else. Nhưng đúng sự thực thì bản tính của chúng khác xa những điều mà chúng ta nhìn thấy.
If a hundred people look at a mountain at the same time, they all see different aspects, different colors, different features. Nếu có một trăm người cùng nhìn một ngọn núi trong cùng một thời điểm thì họ sẽ thấy nhiều cảnh khác nhau, mầu sắc khác nhau, hình dáng khác nhau.
Then whose view of the mountain is correct? If you can answer that, you can reply to your own question. Vậy thì cái nhìn nào, cái nhìn của ai về ngọn núi mới là sự thật? Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ trả lời được điều mà chúng ta muốn hỏi.
In conclusion, I’m saying that your everyday, superficial view of the sense world does not reflect its true reality.Ðể kết luận, tôi xin nói thẳng ra rằng tất cả những gì chúng ta nhìn, chúng ta nhận xét về thế giới cảm quan ở chung quanh chúng ta mỗi ngày đều không phản ảnh đúng sự thật của nó.
The way you interpret Melbourne, your imagination of how Melbourne exists, has nothing whatsoever to do with the reality of Melbourne—even though you might have been born in Melbourne and have spent your entire up and down life in Melbourne. Chúng ta đang ở Melbourne, cách chúng ta diễn tả về Melbourne, cách chúng ta tưởng tượng về Melbourne, bất cứ điều gì chúng ta nói về nó đều không phải là sự thật của Melbourne -- mặc dù qúy vị sinh ra ở đây, trải qua cả một đời trôi nổi lên xuống ở đây.
Check up. Hãy thử suy nghĩ xem sao.
In saying all this, I’m not making a definitive statement but rather offering you a suggestion of how to look at things afresh.Khi trình bày đề tài này, tôi thật sự không muốn nhấn mạnh đến bất cứ một tình trạng nào, một hoàn cảnh riêng biệt nào, chỉ xin đưa một đề nghị về cách nhìn sự vật như nó là.
I’m not trying to push my own ideas onto you. Tôi hoàn toàn không muốn chuyển tư tưởng riêng của tôi qua qúy vị.
All I’m doing is recommending that you set aside your usual sluggish mind, which simply takes what it sees at face value, and check with a different mind, a fresh mind. Những điều tôi đang đề cập đến ở đây là chúng ta nên bỏ qua một bên cái lối nhìn sự vật bằng một cái tâm trì trệ thường tình của chúng ta, mà hãy đơn giản nhìn chúng với gía trị mà chúng đang là, có nghĩa là bằng một cái tâm lành mạnh, rất tự nhiên.
Most of the decisions that your mind has been making from the time you were born—”This is right; this is wrong; this is not reality”—have been misconceptions.Hầu như tất cả mọi sự quyết định mà tâm của chúng ta đã hấp thụ được từ thời mới sinh ra -- “Cái này đúng, cái kia sai, cái đó không phải sự thật” -- đều là những ý niệm sai lầm.
A mind possessed by misconceptions is an uncertain mind, never sure of anything. Một cái tâm sở hữu những ý niệm sai lầm là một cái tâm bất ổn, không bao giờ chắc chắn về bất cứ sự kiện gì.
A small change in the external conditions and it freaks out; even small things make it crazy. Chỉ một sự thay đổi nhỏ về điều kiện ở bên ngoài là ngay lập tức nó biến đổi và trở nên rối mù.
If you could only see the whole picture, you’d see how silly this was. Nếu chúng ta có một cái nhìn toàn diện về sự vật thì chúng ta sẽ thấy nó mong manh như thế nào.
But we don’t see totality; totality is too big for us. Nhưng chúng ta không nhìn sự vật một cách toàn diện.
The wise mind—knowledge-wisdom, or universal consciousness—is never fazed by small things. Sự toàn diện thì qúa bao la, qúa vĩ đại cho chúng ta. Tâm khôn ngoan -- trí huệ, sự hiểu biết bao la của vũ trụ -- thì không bao giờ lung tung, không bao giờ bất ổn vì những sự kiện nhỏ bé .
Seeing totality, it never pays attention to minutiae. Một cái nhìn toàn diện thì không bao giờ chấp nhặt những sự kiện vụn vặt, nhỏ nhoi.
Some energy coming from here clashing with some other energy from there never upsets the wise because they expect things like that to happen; it’s in their nature. Một nguồn năng lực ở đây kết hợp với một nguồn năng lực ở kia cũng không thể làm đảo lộn được sự khôn ngoan, bởi vì nó biết sự kiện sẽ xẩy ra như vậy; trong bản tính tự nhiên của chúng.
If you have the misconception that your life will be perfect, you will always be shocked by its up and down nature. Nếu chúng ta có những quan niệm sai lầm rằng đời sống của chúng ta phải hoàn toàn thì chúng ta sẽ luôn luôn bị thất vọng vì bản tính tự nhiên hay thay đổi của sự vật.
If you expect your life to be up and down, your mind will be much more peaceful. Nếu chúng ta biết được, dự tính được đời sống của chúng ta sẽ lên xuống, sẽ thay đổi thì tâm của chúng ta sẽ bình an hơn.
What in the external world is perfect? Nothing. Cái gì của thế giới bên ngoài kia hoàn toàn, toàn thiện toàn mỹ? Chẳng có gì cả.
So since the energy of your mind and body are inextricably bound up with the external world, how can you expect your life to go perfectly? You can’t. Vậy thì, năng lực của tâm và của thân chúng ta cũng không thể tránh khỏi cảnh lên xuống, thay đổi như thế giới bên ngoài, làm sao chúng ta có thể quyết đoán được đời sống của chúng ta phải hoàn toàn? Không thể được.
Thank you so much.Cám ơn qúy vị nhiều lắm.
I hope you’ve understood what I’ve been saying and that I have not created more wrong conceptions. Tôi hy vọng rằng qúy vị hiểu những vấn đề tôi vừa trình bày và tôi cũng hy vọng rằng tôi đã không tạo thêm những ý niệm sai lầm.
We have to finish now. Tôi xin chấm dứt ở đây.
Thank you.Kính chào qúy vị.
(Latrobe University, Melbourne, Australia, 27 March 1975).(Lama Yeshe thuyết giảng tại Trường Ðại Học Latrobe, Melbourse, Úc châu, ngày 27/3/1975).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *