Chương hai: Phật giáo với bệnh tâm thần – Phần 1

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

EnglishTiếng Việt
Chapter Two: A Buddhist Approach to Mental IllnessChương hai: Phật giáo với bệnh tâm thần
I was born near Lhasa, the capital of Tibet, and educated at Sera Monastic University, one of the three great monasteries in Lhasa.Tôi sinh gần Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, theo học tại tu viện Sera, một trong ba đại tu viện trong thủ đô này.
There they taught us how to bring an end to human problems—not so much the problems people face in their relationship to the external environment, but the internal, mental problems we all face. Ở đây người ta dậy chúng tôi làm thế nào để chấm dứt những vấn đề rắc rối của con người - phần nhiều là những vấn đề thuộc nội tâm, bệnh của tâm; họ rất ít đề cập đến những vấn đề ở bên ngoài.
That was what I studied—Buddhist psychology; how to treat mental illness. Ðó là những gì tôi đã được học - tâm lý học Phật giáo; làm thế nào để chữa tâm bệnh?.
For the past ten years I have been working with Westerners, experimenting to see if Buddhist psychology also works for the Western mind.Tôi đã làm việc với những người Tây phương khoảng 10 năm, tôi cố gắng tìm hiểu xem tâm lý học Phật giáo có thích hợp với tâm người Tây phương, có thể thực hành được với tâm của người Tây phương hay không.
In my experience, it has been extremely effective. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, nó thực sự có kết quả tốt.
Recently, some of these students invited me to the West to give lectures and meditation courses, so here I am. Vì thế, một số học trò đã mời tôi qua Tây phương để giảng dậy và mở những lớp thiền; đó là lý do tôi có mặt ở đây.
We lamas think that the main point is that human problems arise primarily from the mind, not from the external environment.Theo quan điểm của lạt ma thì những nguyên nhân chính của những vấn đề của con người khởi phát ra từ tâm chứ không phải từ những hoàn cảnh ở bên ngoài.
But rather than my talking about things that you might find irrelevant, perhaps it would be better for you to ask specific questions so that I can address directly the issues that are of most interest to you. Nhưng thay vì tôi nói ra những vấn đề mà quý vị có thể nghĩ rằng không thích hợp với quý vị, tốt hơn, quý vị hãy đặt những câu hỏi, tôi sẽ theo đó để nói chuyện, như vậy sẽ đem lại nhiều sự thích thú và có kết quả hơn.
Dr. Stan Gold: Lama, thank you very much for coming.Bác sĩ Stan Gold: Thưa Lạt ma, cám ơn ngài đã đến đây.
Could I start by asking what you mean by “mental illness”?. Tôi có thể bắt đầu bằng câu hỏi, ngài đề cập đến tất cả những rắc rối của con người đều do “bệnh của tâm”, theo ngài, nó có ý nghĩa gì?.
Lama: By mental illness I mean the kind of mind that does not see reality; a mind that tends to either exaggerate or underestimate the qualities of the person or object it perceives, which always causes problems to arise.Lạt ma: Tất cả đều do bệnh của tâm, theo tôi, đó là tâm không nhận ra được sự thật; một cái tâm có khuynh hướng nhận thức giá trị của một người hay một đối tượng có tính cách sai lầm, phóng đại hoặc nhận chìm; nhận thức này là nguyên nhân phát khởi mọi vấn đề.
In the West, you wouldn’t consider this to be mental illness, but Western psychology’s interpretation is too narrow. Trong thế giới Tây phương, quý vị không coi sự kiện này là tâm bệnh, tâm lý học Tây phương diễn dịch vấn đề một cách quá nông cạn, chật hẹp.
If someone is obviously emotionally disturbed, you consider that to be a problem, but if someone has a fundamental inability to see reality, to understand his or her own true nature, you don’t. Nếu một người rõ ràng bị quấy nhiễu tình cảm, quý vị coi đó là một vấn đề, nhưng nếu một người không có khả năng nhìn ra được sự thật, không có khả năng hiểu được tính bản nhiên của chính họ thì quý vị lại không nghĩ rằng đó là một vấn đề.
Not knowing your own basic mental attitude is a huge problem. Không thấu hiểu bản tính tự nhiên của những thái độ tinh thần là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Human problems are more than just emotional distress or disturbed relationships.Vấn đề của nhân loại là những cái gì khác chứ không phải là những uất ức, những đè nén tình cảm hay là những sự đổ vỡ tương quan thân hữu.
In fact, those are tiny problems. Thực ra, đây chỉ là những vấn đề nhỏ mọn.
It’s as if there’s this huge ocean of problems below, but all we see are the small waves on the surface. Vấn đề thực sự là căn bản và quan trọng thì bao la như lòng đại dương mà tất cả chúng ta chỉ nhìn thấy những làn sóng lăn tăn nhấp nhô ở trên mặt.
We focus on those—”Oh, yes, that’s a big problem”—while ignoring the actual cause, the dissatisfied nature of the human mind. Chúng ta chỉ mới chú ý đến những cái nhỏ đó mà đã hô hoán lên, "Ồ, đây rồi, vấn đề thật là vĩ đại”, trong khi quên đi, bỏ qua đi những nguyên nhân chính, đó là những bản tính bất mãn tự nhiên của con người, của nhân loại.
It’s difficult to see, but we consider people who are unaware of the nature of their dissatisfied mind to be mentally ill; their minds are not healthy. Rất khó mà nhận xét ra được điều này, chúng tôi cho rằng những người không biết đến bản tính bất mãn tự nhiên của tâm họ là những người có tâm bệnh; tâm của họ không được lành mạnh.
Q: Lama Yeshe, how do you go about treating mental illness? How do you help people with mental illness?Hỏi: Thưa Lạt ma Yeshe, làm thế nào để chữa trị căn bệnh này? Làm thế nào ngài giúp những người bị tâm bệnh?
Lama: Yes, good, wonderful.Lạt ma: Tốt, thật là tuyệt diệu.
My way of treating mental illness is to try to have the person analyze the basic nature of his own problem. Phương pháp của tôi là cố gắng giúp họ phân tích được bản tính rất tự nhiên của vấn đề.
I try to show him the true nature of his mind so that with his own mind he can understand his own problems. Tôi cố gắng chỉ cho họ biết bản tính chân thật của tâm họ, từ đó họ có thể hiểu được những vấn đề của chính họ.
If he can do that, he can solve his own problems himself. Nếu họ thực hiện được điều này, họ có thể giải quyết được tất cả những vấn đề đến với họ.
I don’t believe that I can solve his problems by simply talking to him a little. Tôi không tin rằng tôi có thể giải quyết được vấn đề của họ trong khi chỉ nói chuyện một chút.
That might make him feel a bit better, but it’s very transient relief. Có thể vì sự nói chuyện đã giúp họ cảm thấy một chút gì tốt hơn chăng, nhưng nó chỉ giúp thay đổi được một chút mà thôi.
The root of his problems reaches deep into his mind; as long as it’s there, changing circumstances will cause more problems to emerge. Cội rễ của vấn đề nằm sâu trong tâm của chúng ta, cho tới khi nào nó còn ở đó thì sự thay đổi hoàn cảnh ở bên ngoài sẽ là nguyên nhân cho nó nổi lên.
My method is to have him check his own mind in order to gradually see its true nature.Phương pháp của tôi là họ phải tự tìm hiểu, phải tự kiểm soát chính tâm của họ để từ từ nhìn ra được bản tính chân thật của nó.
I’ve had the experience of giving someone a little advice and having him think, “Oh, great, my problem’s gone; Lama solved it with just a few words,” but that’s a fabrication. Tôi có kinh nghiệm, mỗi khi cho họ một lời khuyên nhỏ, họ tự nghĩ: “Ồ, thật tốt, vấn đề của tôi đã tan biến; Lạt ma chỉ khuyên một chút mà đã giải quyết được vấn đề,” nhưng đó chỉ là sự bịa đặt.
He’s just making it up. Họ đặt điều như vậy.
There’s no way you can understand your own mental problems without your becoming your own psychologist. Không thể có một con đường nào mà chúng ta có thể hiểu được vấn đề tâm linh mà chúng ta không tự trở nên một nhà tâm lý cho chính mình.
It’s impossible. Chuyện này hoàn toàn không thể có được.
Q: How do you help people understand their problems? How do you go about it?Hỏi: Làm thế nào ngài có thể giúp họ hiểu được vấn đề của chính họ? Làm thế nào ngài thực hiện được?
Lama: I try to show them the psychological aspect of their nature, how to check their own minds.Lạt ma: Tôi cố gắng chỉ cho họ những trạng thái tâm lý rất tự nhiên của chính họ, làm thế nào họ tự nhận ra được và tự kiểm soát được tâm của chính họ.
Once they know this, they can check and solve their own problems. Một khi họ đã biết được điều này, họ có thể nhận diện và tự giải quyết được tất cả những vấn đề của chính họ.
I try to teach them an approach. Tôi cố gắng dậy họ cách tiếp cận, cách đối diện với vấn đề.
Q: What, precisely, is the method that you teach for looking at our mind’s true nature?Hỏi: Xin ngài cho biết một cách chắc chắn rõ rệt, phương pháp nào ngài đã chỉ cho mọi người biết để nhận ra được tâm bản nhiên của họ?
Lama: Basically it’s a form of checking, or analytical, knowledge- wisdom.Lạt ma: Có những bước căn bản để theo hay để phân tích, đây là sự hiểu biết của trí tuệ.
Q: Is it a kind of meditation?Hỏi: Phải chăng đó là một cách thiền?
Lama: Yes, analytical, or checking, meditation.Lạt ma: Phải, đó là phân tích, tìm hiểu, theo dõi, thiền định.
Q: How do you do that? How do you teach somebody to check?Hỏi: Ngài làm thế nào? Ngài dạy người ta tìm hiểu cách nào?
Lama: Let me give you an example.Lạt ma: Hãy lấy một thí dụ, .
Say I have a good feeling about somebody.tôi có thiện cảm với một người.
I have to ask myself, “Why do I feel good about this person? What makes me feel this way?” By investigating this I might find that it’s just because he was nice to me once, or that there’s some other similar small, illogical reason. Tôi tự hỏi tôi, “Tại sao tôi có thiện cảm với người này? Cái gì làm tôi có thiện cảm với họ?” Bằng cách trắc nghiệm này, có thể tôi sẽ tìm ra chỉ vì người đó đối xử tốt với tôi, hay vì một lý do tương tự như vậy, có khi chỉ vì một lý do rất tầm thường, .
"I love him because he did this or that"."Tôi yêu anh ta vì anh ta làm điều này, việc kia cho tôi”.
It’s the same thing if I feel bad about someone; I don’t like him because he did such and such. Cùng một kiểu phân tích này, nếu tôi không thích một người nào đó; tôi không thích hắn vì hắn thế này thế kia.
But if you look more deeply to see if those good or bad qualities really exist within the person you may see that your discrimination of friend or enemy is based on very superficial, illogical reasoning. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu sâu xa thêm nữa để biết rõ sự thật về những sự kiện tốt hoặc xấu mà chúng ta gán cho những người khác thì lúc đó chúng ta sẽ khám phá ra rằng sự phân biệt của chúng ta về những người bạn hay những kẻ thù đều đặt trên những lý do rất nông cạn, hẹp hòi và tầm thường.
You’re basing your judgment on insignificant qualities, not on the totality of the other person’s being. Chúng ta đã đặt căn bản phán xét sự kiện trên những giá trị không quan trọng, đã không đặt trên toàn thể nhân tính của một con người.
You see some quality you label as good or bad, perhaps something the person said or did, and then exaggerate it out of all proportion. Chúng ta đã gắn nhãn hiệu cho cái này tốt hay xấu, chúng ta đã phóng đại chúng ra cho toàn thể.
Then you become agitated by what you perceive. Rồi chúng ta trở nên gay gắt bực bội với những điều chúng ta đã cảm nhận.
Through checking you can see that there’s no reason to discriminate in the way that you do; it only keeps you fettered, uptight and in suffering. Bằng phương pháp tìm hiểu, theo dõi, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng rằng không có một lý do nào để chúng ta chia cách, phân biệt, kỳ thị như chúng ta đã làm; những hành động này chỉ cột chặt, trói chặt chúng ta vào khổ đau.
This kind of checking analyzes not the other person but your own mind, in order to see how you feel and to determine what kind of discriminating mind makes you feel that way. Công việc tìm hiểu và phân tích này không phải để cho người khác mà cho chính tâm của chúng ta, để chúng ta nhìn ra được chúng ta đã cảm nhận sự kiện như thế nào và tự minh xác được chính cái tâm kỳ thị, cái tâm phân biệt đang điều động, đang dẫn đưa chúng ta đến sự cảm nhận đó.
This is a fundamentally different approach to analysis from the Western one, which focuses excessively on external factors and not enough on the part played by the mind in people’s experience. Ðây là nền tảng khác biệt về cách đối diện với sự kiện để phân tích chúng của người Tây phương, họ chỉ chú ý đến những sự kiện ở bên ngoài, như vậy không đủ yếu tố để nhìn thấu phần cốt tủy là tâm đang điều khiển, đang đạo diễn ở phía bên trong của một người.
Q: So you say that the problem lies more within the person and don’t agree with the point of view that it is society that makes people sick?Hỏi: Như vậy ngài cho rằng vấn đề thực sự nằm sâu ở bên trong của mỗi người chúng ta và không đồng ý với quan điểm cho rằng ảnh hưởng xã hội đã làm cho con người trở nên bệnh hoạn?
Lama: Yes.Lạt ma: Ðúng.
For example, I have met many Western people who’ve had problems with society. Thí dụ, tôi đã gặp rất nhiều người Tây phương, họ đã có những vấn đề với xã hội.
They’re angry with society, with their parents, with everything. Họ nổi giận với xã hội, với cha mẹ, với tất cả mọi thứ.
When they understand the psychology I teach, they think, “Ridiculous! I’ve always blamed society, but actually the real problem has been inside of me all along” . Khi họ hiểu phương pháp tâm lý tôi chỉ cho họ, họ suy nghĩ, "Thật là ngớ ngẩn! Tôi đã luôn luôn đổ lỗi cho xã hội, nhưng thực ra vấn đề hiện đang ở trong tôi” .
Then they become courteous human beings, respectful of society, their parents, their teachers and all other people.Rồi họ thay đổi, họ trở nên một người dễ thương, lịch sự, tôn trọng xã hội, lễ phép với cha mẹ, với thầy cô và hòa nhã với mọi người.
You can’t blame society for our problems. Chúng ta không thể đỗ lỗi cho người khác hay cho xã hội về những vấn đề của chúng ta.
Q: Why do people mix things up like that?Hỏi: Tại sao con người lại đảo lộn sự kiện như vậy?
Lama: It’s because they don’t know their own true nature.Lạt ma: Bởi vì họ không hiểu tâm bản nhiên của chính họ.
The environment, ideas and philosophies can be contributory causes, but primarily, problems come from one’s own mind. Hoàn cảnh sống, tư tưởng và triết học có thể trợ giúp một phần nào cho những nguyên nhân, nhưng lý do chính yếu, mọi trở ngại, mọi vấn đề đều do chính tâm của chúng ta khởi phát ra.
Of course, the way society is organized can agitate some people, but the issues are usually small. Dĩ nhiên, những tổ chức xã hội có thể làm xáo trộn đời sống của một số người, nhưng rất ít.
Unfortunately, people tend to exaggerate them and get upset. Ðáng buồn thay, con người có khuynh hướng thổi phồng chúng lên rồi nổi giận với chúng.
This is how it is with society, but anyone who thinks the world can exist without it is dreaming. Ðó là thái độ của chúng ta với xã hội, nhưng có ai nghĩ được rằng, hiểu được rằng thế giới này xuất hiện, thành hình không ngoài những giấc mơ, những vọng tưởng của con người.
Q: Lama, what do you find in the ocean of a person’s nature?Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài kiếm được gì trong một biển bản tính của con người?
Lama: When I use that expression I’m saying that people’s problems are like an ocean, but we see only the superficial waves.Lạt ma: Tôi thường dùng lối diễn tả này để nói vấn đề của con người bao la như biển cả, nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy một chút lăn tăn trên mặt biển.
We don’t see what lies beneath them. Chúng ta không nhìn thấy cái gì thực sự đang nằm ở bên dưới, mà chỉ cho rằng: .
“Oh, I have a problem with him. If I get rid of him I’ll solve my problems” ."Ồ, tôi đang có vấn đề với nó. Nếu tôi xa nó, vấn đề sẽ hết” .
It’s like looking at electrical appliances without understanding that it’s the underlying electricity that makes them function.Giống như nhìn một cái bếp điện mà không hiểu rằng chính điện lực ở bên trong làm cho bếp nóng lên.
Q: What kind of problems do we find below the waves?Hỏi: Vấn đề gì đang nằm ở bên dưới làn sóng?
Lama: Dissatisfaction.Lạt ma: Bất mãn.
The dissatisfied mind is the fundamental element of human nature. Một cái tâm bất mãn, một cái tâm luôn luôn không thỏa mãn, một cái tâm luôn luôn không hài lòng với những gì mình có, đây là yếu tố căn bản tự nhiên của con người.
We’re dissatisfied with ourselves; we’re dissatisfied with the outside world. Chúng ta không bằng lòng với chính chúng ta, chúng ta không thỏa mãn với thế giới ở bên ngoài.
That dissatisfaction is like an ocean. Sự bất mãn này giống như là một đại dương.
Q: Do you ask the other person questions about himself or how he feels to help him understand himself?Hỏi: Ngài hỏi người khác về họ hay làm thế nào để họ tự cảm thấy họ hiểu chính họ?
Lama: Sometimes we do, but usually we don’t.Lạt ma: Có khi chúng tôi hỏi, nhưng thường thường chúng tôi không hỏi.
Some people have quite specific problems; in such cases it can help to know exactly what those problems are so that we can offer precise solutions. Có những người có những vấn đề đặc biệt. Trong những trường hợp đó, chúng tôi tìm hiểu chính xác vấn đề là gì để từ đó chúng tôi có thể khuyên giải bằng những phương pháp đặc biệt hơn.
But it’s not usually necessary because basically, everybody’s problems are the same. Nhưng thường thường không cần thiết vì tự căn bản những vấn đề của con người đều giống như nhau.
Q: How much time do you spend talking with that person to find out about his problem and how to deal with it? As you know, in Western psychiatry, we spend a great deal of time with patients to help them discover the nature of their problems for themselvesHỏi: Ðể giúp một người tìm ra được vấn đề của họ và rồi giải quyết nó, ngài phải tốn hết bao nhiêu thời gian? Như ngài biết, một bác sĩ tâm thần Tây phương, chúng tôi đã tốn rất nhiều thời gian với bệnh nhân để giúp họ khám phá ra đặc tính tự nhiên của vấn đề của họ
Do you do the same thing or do you do it differently?. Ngài cũng làm như vậy hay một cách nào khác?.
Lama: Our methods don’t require us to spend much time with people individually.Lạt ma: Phương pháp của chúng tôi không đòi hỏi chúng tôi phải dùng nhiều thời giờ với một cá nhân.
We explain the fundamental nature of problems and the possibility of transcending them; then we teach basic techniques of working with problems. Chúng tôi giải thích đặc tính căn bản của vấn đề và khả năng có thể chuyển hóa nó; rồi chúng tôi dậy những phương pháp căn bản để giải quyết nó.
They practice these techniques; after a while we check to see what their experience has been. Họ thực tập những phương pháp này; sau một thời gian, chúng tôi kiểm điểm lại xem họ đã đạt được những kinh nghiệm gì.
Q: You’re saying that basically, everybody has the same problems?Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài đã nói rằng tất cả mọi người đều có những vấn đề căn bản như nhau?
Lama: Yes, right.Lạt ma: Ðúng, đúng như vậy.
East, West, it’s basically the same thing. Phương Ðông cũng như Phương Tây, tự căn để đều giống như nhau.
But in the West, people have to be clinically ill before you’ll say that they’re sick. Nhưng bên Phương Tây, người ta có bệnh viện trước khi người ta bảo anh bị bệnh.
That’s too superficial for us. Ðiều đó quá nông cạn đối với chúng tôi.
According to Lord Buddha’s psychology and lamas’ experience, sickness runs deeper than just the overt expression of clinical symptoms. Theo tâm lý học của Ðức Phật và kinh nghiệm của Lạt ma, căn bệnh nằm rất sâu chứ không tỏ lộ rõ ràng như những triệu chứng của bệnh viện.
As long as the ocean of dissatisfaction remains within you, the slightest change in the environment can be enough to bring out a problem. Cho tới khi nào tâm bất mãn bao la như đại dương còn tồn tại ở bên trong chúng ta, thì chỉ một chút thay đổi rất nhẹ nhàng của hoàn cảnh cũng đủ gây ra vấn đề.
As far as we’re concerned, even being susceptible to future problems means that your mind is not healthy. Nhìn xa hơn, ngay cả những vấn đề có thể nói là thuộc về tương lai cũng cho chúng ta biết đó là hậu quả của một cái tâm không lành mạnh.
All of us here are basically the same, in that our minds are dissatisfied. Tất cả chúng ta ở đây, tự căn bản chúng ta giống như nhau, đó là một cái tâm không được thỏa mãn.
As a result, a tiny change in our external circumstances can make us sick. Kết quả là chỉ một chút thay đổi ở chung quanh đã khiến chúng ta bệnh.
Why? Because the basic problem is within our minds. Tại sao? bởi vì nguyên nhân của vấn đề đang nằm trong tâm của chúng ta.
It’s much more important to eradicate the basic problem than to spend all our time trying to deal with superficial, emotional ones. Ðiều này thật là quan trọng để nhổ tận gốc rễ của vấn đề hơn là tốn phí thời giờ cố gắng trực diện với những ý tưởng nông cạn, hời hợt hay những cảm xúc của con người.
This approach doesn’t cease our continual experience of problems; it merely substitutes a new problem for the one we believe we’ve just solved. Thái độ này không bao giờ có thể chấm dứt được những dấu vết liên tục của vấn đề; nó chỉ được thay thế bằng một vấn đề mới mà chúng ta tưởng rằng chúng ta vừa giải quyết xong.
Q: Is my basic problem the same as his basic problem?Hỏi: Có phải vấn đề căn bản của tôi cũng giống như của anh ta?
Lama: Yes, everybody’s basic problem is what we call ignorance—not understanding the nature of the dissatisfied mind.Lạt ma: Ðúng vậy, vấn đề căn bản của tất cả mọi người là cái mà chúng ta thường gọi là vô minh - vô minh là không thấu hiểu được bản tính tự nhiên của một cái tâm bất mãn.
As long you have this kind of mind, you’re in the same boat as everybody else.. Cho tới khi nào anh còn cái tâm này là anh còn ngồi chung thuyền với những người khác.
This inability to see reality is not an exclusively Western problem or an exclusively Eastern problem.. Không nhìn ra được sự thật này chẳng phải riêng gì người Tây phương, cũng chẳng phải riêng gì người Ðông phương.
It’s a human problem. Ðây là vấn đề của con người, của tất cả chúng ta.
Q: The basic problem is not knowing the nature of your mind?Hỏi: Vấn đề căn bản là chúng ta không biết được bản tính tự nhiên của tâm chúng ta?
Lama: Right, yes.Lạt ma: Ðúng, rất đúng.
Q: And everybody’s mind has the same nature?Hỏi: Và tâm của tất cả chúng ta đều có bản tính giống như nhau?
Lama: Yes, the same nature.Lạt ma: Ðúng, bản tính giống nhau.
Q: Each person has the same basic problem?Hỏi: Mỗi người chúng ta đều có cùng một vấn đề căn bản?
Lama: Yes, but there are differences.Lạt ma: Ðúng, nhưng cũng có những cái khác biệt.
For example, a hundred years ago, people in the West had certain kinds of problems. Largely through technological development, they solved many of them, but now different problems have arisen in their stead. Thí dụ, một trăm năm về trước, người Tây phương có một số vấn đề, do sự phát triển rộng lớn của kỹ thuật, họ đã giải quyết được rất nhiều, nhưng bây giờ lại có một số vấn đề khác sinh ra.
That’s what I’m saying. Ðó là điều tôi muốn đề cập đến.
New problems replace the old ones, but they’re still problems, because the basic problem remains. Vấn đề mới thay thế vấn đề cũ, nhưng cũng vẫn là vấn đề, bởi vì cái vấn đề căn bản vẫn còn đó.
The basic problem is like an ocean; the ones we try to solve are just the waves. Vấn đề căn bản này bao la như đại dương; cái mà chúng ta đã cố gắng giải quyết chỉ là những làn sóng lăn tăn trên mặt.
It’s the same in the East. Bên trời Ðông cũng vậy.
In India, problems people experience in the villages are different from those experienced by people who live in the capital, New Delhi, but they’re still problems. Ở Ân độ, vấn đề mà người ta kinh nghiệm được ở trong làng xã thì khác với kinh nghiệm của những người sống ở thủ đô Tân Ðề Li, nhưng chúng cũng vẫn là vấn đề.
East, West, the basic problem is the same. Ðông hay Tây, căn bản đều như nhau.
Q: Lama, as I understand it, you said that the basic problem is that individuals lose touch with their own natureHỏi: Thưa Lạt ma, theo tôi hiểu, ngài nói rằng vấn đề căn bản là mỗi cá nhân đã đánh mất bản tính tự nhiên chân thật của họ
How do we lose touch with our own nature? Why does it happen?. Chúng ta đánh mất như thế nào? Tại sao nó xẩy ra như vậy?.
Lama: One reason is that we are preoccupied with what’s going on outside of ourselves.Lạt ma: Lý do là chúng ta đã quá bận bịu với những gì ở bên ngoài chúng ta.
We are so interested in what’s going on in the sense world that we do not take the time to examine what’s going on in our minds. Chúng ta quá chú trọng đến những gì xẩy ra ở thế giới cảm quan để không còn thời giờ khám xét xem những gì đang xẩy ra ở trong tâm của chúng ta.
We never ask ourselves why the sense world is so interesting, why things appear as they do, why we respond to them as we do. Chúng ta đã không bao giờ tự thắc mắc tại sao thế giới cảm quan quá quyến rũ như vậy, tại sao sự vật xuất hiện như vậy, tại sao chúng ta lại phản ứng trước một sự kiện như vậy.
I’m not saying we should ignore the outside world, but we should expend at least an equal amount of energy analyzing our relationship with it. Tôi không nói rằng chúng ta nên bỏ qua thế giới bên ngoài, nhưng chúng ta nên xử dụng số năng lực, ít ra cũng bằng, để phân tích sự liên hệ của chúng ta với nó.
If we can comprehend the nature of both the subject and the object, then we can really put an end to our problems. Nếu chúng ta có thể lý giải được bản tính của cả chủ thể lẫn đối tượng thì chúng ta có thể chấm dứt được những vấn đề của chúng ta.
You might feel that materially your life is perfect, but you can still ask yourself, “Does this really satisfy me? Is this all there is?” You can check your mind, “Where does satisfaction really come from?” If you understand that satisfaction does not depend only on external things, you can enjoy both material possessions and peace of mind. Chúng ta chấp nhận rằng có một đời sống vật chất thì tốt, nhưng chúng ta vẫn có thể tự hỏi, "Phải chăng cái này thực sự thỏa mãn tôi? Tất cả chỉ là như vậy sao?” Chúng ta có thể tìm hiểu tâm của chúng ta, “Sự thỏa mãn thực sự đến từ đâu?” Nếu chúng ta hiểu rằng sự thỏa mãn không chỉ tùy thuộc vào những sự vật ở bên ngoài thì chúng ta có thể vừa hưởng thụ đời sống vật chất vừa có một tâm bình an.
Q: Is the nature of each person’s satisfaction different or is it the same for people in general?Hỏi: Nói một cách chung, sự thỏa mãn tự nhiên của mỗi người thì khác nhau hay giống nhau?
Lama: Relatively speaking, each individual has his or her own way of thinking, feeling and discriminating; therefore each person’s enjoyment is an individual thing.Lạt ma: Nói một cách tương đối, mỗi cá nhân có lối suy nghĩ riêng, cảm xúc riêng và phân biệt riêng; do đó mỗi người có một lối hưởng thụ riêng.
Relatively. Rất tương đối.
But if you check more deeply, if you look into the profound, unchangeable, more lasting levels of feeling, happiness and joy, you will see that everybody can attain identical levels of enjoyment. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn, nếu chúng ta nhìn sâu vào căn bản của vấn đề, cái không bao giờ thay đổi, trong một cấp độ sâu xa của cảm giác, phúc lạc tồn tại lâu bền hơn, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều có thể xác định được những lãnh vực hưởng thụ của chính mình.
In the relative, mundane world we think, “My interests and pleasures are such and such, therefore I have to have this, this and this. Trong một môi trường tương đối như thế giới trần tục này, chúng ta thường nghĩ, "hạnh phúc của tôi như thế này, như thế kia, do đó tôi phải có cái này, cái này, cái này.
If I find myself in so and so circumstances, I’ll be miserable” . Nếu tôi biết rằng tôi đang ở trong những hoàn cảnh như vậy, trong những trạng huống như vậy, tôi sẽ bị khổ sở” .
Relatively, our experiences are individual; each of us discriminates in our own way. Nói một cách tương đối, kinh nghiệm của chúng ta hoàn toàn có tính cách cá nhân; mỗi người chúng ta có những sự phân biệt riêng.
But absolutely, we can experience an identical level of happiness. Nhưng một cách tuyệt đối, chúng ta có thể xác định được cấp độ của hạnh phúc.
Q: Lama, do you solve people’s problems by getting them to withdraw into meditation or cut themselves off from the outside world? Is this the way you treat people?Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài giúp người ta giải quyết vấn đề bằng sự thiền định hay bằng cách từ bỏ thế giới bên ngoài? Ðây là phương pháp ngài hướng dẫn mọi người?
Lama: Not necessarily.Lạt ma: Không cần thiết phải như vậy.
People should be totally aware of both what’s going on in their own minds and how their minds are relating to the outside world, what effect the environment is having on their minds. Chúng ta nên thực sự tỉnh thức trên cả hai lãnh vực, cái gì xẩy ra ở trong tâm của chúng ta và tâm của chúng ta liên hệ với thế giới ở bên ngoài như thế nào, hoàn cảnh sống ở chung quanh chúng ta có ảnh hưởng gì đến tâm của chúng ta.
You can’t close your life off from the world; you have to face it; you have to be open to everything. Chúng ta không thể tách rời cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải đối diện với nó, chúng ta phải thật sự cởi mở với tất cả mọi vấn đề.
Q: Is your treatment always successful?Hỏi: Sự hướng dẫn của ngài luôn luôn thành công?
Lama: No.Lạt ma: Không.
Not necessarily.Không phải luôn luôn như vậy.
Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *