Chương hai: Phật giáo với bệnh tâm thần – Phần 2

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

EnglishTiếng Việt
Q: What makes it unsuccessful in certain cases?Hỏi: Cái gì làm nó không thành công?
Lama: Sometimes there’s a problem in communication; people misunderstand what I’m saying.Lạt ma: Có khi là ngôn ngữ, sự truyền thông; người ta hiểu lầm những gì tôi trình bày.
Perhaps people don’t have the patience to put the methods I recommend into action. Có lẽ người ta không có đủ kiên nhẫn để thực hành phương pháp mà tôi đề nghị.
It takes time to treat the dissatisfied mind. Chúng ta phải cần thời gian để chuyển hóa cái tâm bất mãn của chúng ta.
Changing the mind isn’t like painting a house. Chuyển hóa tâm không phải như sơn một cái nhà.
You can change the color of a house in an hour. It takes a lot longer than that to transform an attitude of mind. Chúng ta có thể thay đổi màu sắc của căn nhà trong một giờ nhưng chúng ta cần một thời gian rất lâu để chuyển hóa những thái độ của tinh thần.
Q: What sort of time are you talking about? Months? Years?Hỏi: Thời gian ngắn nhất là bao lâu? một tháng? một năm?
Lama: It depends on the individual and the kind of problem we’re talking about.Lạt ma: Nó tùy theo từng cá nhân cũng như tùy mỗi loại vấn đề mà chúng ta đối diện với.
If you’re having a problem with your parents, maybe you can solve it in a month. Nếu chúng ta có vấn đề với cha mẹ, có thể chúng ta sẽ giải quyết được trong vòng một tháng.
But changing and overcoming the fundamental dissatisfied mind can take many, many years. Nhưng để thay đổi toàn diện những vấn đề căn bản ở trong tâm, như một cái tâm bất mãn, chúng ta cần phải trải qua hàng năm, hàng năm.
The waves are easy; the ocean is more difficult. Những làn sóng ở trên mặt thì dễ, nhưng lòng đại dương thì khó vô cùng.
Thank you, that was a very good question. Xin cám ơn, đây là một câu hỏi rất hay.
Q: Do you have any process by which you select the people that you might try to help?Hỏi: Với những người được tuyển chọn để được giúp đỡ, ngài có một chương trình làm việc không?
Lama: No, we have no process of selection.Lạt ma: Không, chúng tôi không có một tiến trình tuyển chọn nào.
Q: People just come to you?Hỏi: Như vậy là người ta đến với ngài một cách tự nhiên?
Lama: Yes. Anybody can come.Lạt ma: Phải. Tất cả mọi người đều có thể đến.
Irrespective of color, race, class or gender, all human beings have the same potential to solve their problems. Không phân biệt mầu sắc, chủng tộc, giai cấp, tất cả mọi chúng sinh đều có những cơ hội để giải quyết những vấn đề của chính họ.
There’s no problem that cannot be solved by human wisdom. Không có một vấn đề nào mà không có thể giải quyết được bằng trí tuệ của con người.
If you are wise, you can solve them all. Nếu chúng ta khôn ngoan chúng ta có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Q: What about people who are not so wise?Hỏi: Vậy những người không khôn ngoan thì sao?
Lama: Then you have to teach people how to be wise.Lạt ma: Như vậy anh cần phải dạy người ta làm thế nào để khôn ngoan.
Wisdom isn’t intuitive; you have to open people’s minds to it. Trí tuệ không phải là một trực giác, chúng ta cần phải thực hành, phải mở cánh cửa tâm để đón nó.
Q: Can you help children to solve problems in this way?Hỏi: Ngài có thể chỉ cho trẻ con phương pháp này để giải quyết những vấn đề của chúng không?
Lama: That’s definitely possible.Lạt ma: Nhất định là được.
But with children you can’t always intellectualize. Nhưng với trẻ con, chúng ta không thể luôn luôn thông minh hóa vấn đề.
Sometimes you have to show them things through art or by your actions. Ðôi khi chúng ta phải dùng những cách khác như nghệ thuật, vẽ, cử chỉ tay chân; .
Sometimes it’s not so wise to tell them to do this or do that.chúng ta không cần phải thông minh hóa để chỉ cho chúng điều này, cách kia.
Q: Lama, what sort of advice would you give parents to help their children know their inner nature?Hỏi: Thưa Lạt ma, phương pháp dễ nhất, ngắn nhất nào ngài có thể giúp những bậc cha mẹ dạy con của họ hiểu được tâm bản nhiên của chúng?
Lama: First I’d probably say it’s better not to intellectualize verbally.Lạt ma: Ðiều trước nhất tôi có thể nói là các bậc cha mẹ không nên thông minh hóa lời khuyên bảo.
Acting correctly and creating a peaceful environment are much more likely to be effective. Hành động đúng và tạo dựng những hoàn cảnh sống an lành thì có hiệu quả hơn.
If you do, children will learn automatically. Nếu chúng ta làm được như vậy, con trẻ sẽ học hỏi một cách tự nhiên.
Even tiny children pick up on vibrations. Ngay cả những đứa trẻ sơ sinh chúng cũng có thể bắt được những làn sóng, những rung cảm, những âm hưởng.
I remember that when I was a small child, when my parents argued, I felt terrible; it was painful. Tôi còn nhớ lúc còn nhỏ, khi cha mẹ tôi cãi nhau, tôi cảm thấy sợ hãi, buồn đau.
You don’t need to tell children too much but rather behave properly, peacefully and gently, and create a good environment. Chúng ta không cần dạy con cái nhiều quá, thay vì thế, hãy hành xử đúng đắn, nhẹ nhàng, ôn hòa và tạo dựng những hoàn cảnh tốt.
That’s all; especially when they’re too small to understand language. Tất cả là như vậy; đặc biệt khi chúng còn quá nhỏ để hiểu biết ngôn ngữ.
Q: How important is the body in human happiness?Hỏi: Chúng ta cần điều kiện gì cho thân xác để con người sống hạnh phúc và vui vẻ, thưa ngài?
Lama: If you want to be happy, it’s very important for your body to be healthy, because of the close link between your physical nervous system and your mind.Lạt ma: Ðiều vô cùng quan trọng để có một thân xác khỏe mạnh là sống hạnh phúc và vui vẻ, bởi vì đó là sự hòa hợp giữa hệ thần kinh của thể xác và tâm của chúng ta.
A disturbance in your nervous system will cause a disturbance in your mind; changes in your body cause changes in your mind. Sự xáo trộn trong hệ thần kinh là nguyên nhân gây xáo trộn cho tâm hồn. Sự thay đổi thân xác là nguyên nhân cho sự thay đổi của tâm hồn.
There’s a strong connection between the two. Có một sự liên kết rất quan trọng giữa thân và tâm.
Q: Do you have any advice with respect to diet or sexual behavior in keeping the body healthy?Hỏi: Ngài có ý kiến gì về vấn đề kiêng cữ ăn uống và sinh hoạt tình dục để giữ cho thân thể được khỏe mạnh?
Lama: Both can be important.Lạt ma: Cả hai vấn đề đều quan trọng.
Of course, we’re all different, so you can’t say that the same diet will suit everybody. Dĩ nhiên là chúng ta mỗi người đều khác nhau, do đó chúng ta không thể có một phương pháp kiêng cữ cho tất cả mọi người.
As individuals, our bodies are habituated to particular diets, so radical dietary changes can shock our systems. Mỗi người, mỗi thân thể cần một phương pháp thích hợp riêng, vì sự thay đổi của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn diện con người.
Also, too much sexual activity can weaken our bodies, which in turn can weaken our minds, our power of concentration or penetrative wisdom. Cũng vậy, tình dục quá độ sẽ làm yếu kém thân xác, thân xác yếu tâm sẽ yếu, sự tập trung năng lượng hay sự phát huy trí tuệ sẽ bị giảm sút.
Q: What is too much?Hỏi: Thế nào là quá độ?
Lama: Again, that depends on the individual.Lạt ma: Tùy theo từng cá nhân.
It’s not the same for everybody. Không có một công thức chung cho tất cả mọi người.
Each person’s power of body varies; check through your own experience. Sức mạnh của mỗi người khác nhau, hãy tự tìm hiểu qua những kinh nghiệm của riêng anh.
Q: Why are we here? What is our reason for living?Hỏi: Tại sao chúng ta lại ở đây? Chúng ta sống vì lý do gì?
Lama: As long as we’re attached to the sense world, we’re attached to our bodies, so we have to live in them.Lạt ma: Cho tới khi nào chúng ta còn bám víu vào thế giới cảm giác, thì chúng ta còn bám víu vào thân xác của chúng ta, như vậy chúng ta còn phải sống trong nó.
Q: But where am I going? Do I have to go anywhere?Hỏi: Nhưng chúng ta sẽ đi về đâu? Tôi có phải đi về đâu không?
Lama: Yes, of course, you have no choice.Lạt ma: Có chứ, dĩ nhiên là có, chúng ta không có sự chọn lựa.
You’re impermanent, therefore you have to go. Chúng ta không tự tại, thường hằng, không mãi mãi như vậy, nên chúng ta phải đi.
Your body is made up of the four ever-changing elements of earth, water, fire and air. Thân xác của chúng ta được cấu tạo bởi tứ đại, bởi 4 yếu tố luôn luôn thay đổi là đất, nước, lửa (sức ấm) và gió (khí).
When they’re in balance, you grow properly and remain healthy. Khi chúng cân bằng, chúng ta phát triển đều đặn và khỏe mạnh.
But if one of them gets out of balance with the rest, it can cause chaos in your body and end your life. Nhưng một khi chúng đi vào tình trạng không cân bằng với nhau, thân xác của chúng ta liền bị xáo trộn và có thể chết.
Q: And what happens then? Do we reincarnate?Hỏi: Rồi chuyện gì sẽ xẩy ra? Chúng ta sẽ tái sinh?
Lama: Yes, we do.Lạt ma: Phải rồi, chúng ta sẽ tái sinh.
Your mind, or consciousness, is different from your physical body, your flesh and blood. Tâm của chúng ta, hay tâm thức, khác với thể xác bằng xương thịt của chúng ta.
When you die, you leave your body behind and your mind goes into a new one. Khi chết, chúng ta sẽ rời bỏ cái thân xác này và sẽ đi vào một cái thân mới.
Since beginningless time we’ve been dying and being reborn into one different body after another. Do đó từ vô thủy chúng ta đã chết và tái sinh không biết bao nhiêu lần rồi.
That’s what we understand. Chúng ta hiểu điều đó.
Lord Buddha’s psychology teaches that at the relative level, the characteristic nature of the mind is quite different from that of the physical body. Ðức Phật dậy rằng ở mức độ tương đối, đặc tính tự nhiên của tâm thì hoàn toàn khác với thân xác.
Q: Do we live in order to continually improve ourselves? When you’re an old man, will you be better than you are now?Hỏi: Có phải chúng ta sống để liên tục tự phát triển không? Khi về già, chúng ta sẽ khá hơn bây giờ?
Lama: You can never be sure of that.Lạt ma: Chúng ta không bao giờ biết chắc được điều đó.
Sometimes old men are worse than children. Có khi về già chúng ta còn tệ hơn bây giờ.
It depends on how much wisdom you have. Nó tùy theo sự phát triển trí tuệ của chúng ta.
Some children are wiser than adults. Có những đứa trẻ thông minh hơn người lớn.
You need wisdom to make that kind of progress during your life. Chúng ta cần phải có trí tuệ để phát triển trong đời sống của chúng ta.
Q: If you understand yourself better in this life, do you improve in the next?Hỏi: Nếu chúng ta hiểu biết khá trong kiếp này, kiếp sau chúng ta có tinh tấn khá hơn không?
Lama: Definitely.Lạt ma: Chắc chắn là khá hơn.
The better you understand the nature of your mind in this life, the better your next life will be. Càng thấu hiểu tâm bản nhiên ở kiếp này, càng tiến bộ hơn ở kiếp sau.
Even in this life, if you understand your own nature well today, next month your experiences will be better. Ngay khi ở kiếp này, nếu chúng ta hiểu được tâm bản nhiên ngày hôm nay, ngày mai kinh nghiệm của chúng ta sẽ khác hơn, sẽ khá hơn nhiều.
Q: Lama, what does nirvana mean?Hỏi: Thưa Lạt ma, niết bàn là gì?
Lama: Nirvana is a Sanskrit word that means freedom, or liberation.Lạt ma: Niết bàn (nirvana) là danh từ tiếng Phạn, có nghĩa là tự do hay sự giải thoát.
Inner liberation. Giải thoát nội tâm.
It means that your heart is no longer bound by the uncontrolled, unsubdued, dissatisfied mind, not tied by attachment. Có nghĩa là con tim của chúng ta không còn bị hạn chế bởi một cái tâm không tỉnh thức, một cái tâm bất mãn, một cái tâm bị ức chế và chúng ta không còn bị cột chặt bởi những sự bám víu, thèm khát.
When you realize the absolute nature of your mind, you free yourself from bondage and are able to find enjoyment without dependence upon sense objects. Khi chúng ta nhận ra được bản tính tự nhiên của tâm, chúng ta sẽ tự giải thoát khỏi những ràng buộc và có khả năng tìm được phúc lạc mà không còn bị lệ thuộc vào những đối tượng của cảm giác.
Our minds are bound because of the conception of ego; to loosen these bonds we have to lose our ego. This might seem strange to you, that you should lose your ego. It’s certainly not something we talk about in the West. Tâm của chúng ta bị hạn chế bởi vì chúng ta có ý niệm về bản ngã, về một cái tôi tự tại và hiện hữu; để cởi bỏ những hạn chế này, chúng ta phải buông bỏ bản ngã của chính chúng ta, chứ không phải những điều mà chúng ta thường nghe nói bên phương Tây.
On the contrary, here we are taught to build our egos; if you don’t have a strong ego, you’re lost, you’re not human, you’re weak. Ở đấy người ta dạy chúng ta cách xây dựng bản ngã, họ nói nếu chúng ta không có bản ngã mạnh, chúng ta sẽ thua, chúng ta không còn là con người, chúng ta sẽ yếu hèn.
This seems to be society’s view. Ðó là những quan điểm của xã hội.
However, from the point of view of Buddhist psychology, the conception of ego is our biggest problem, the king of problems; other emotions are like ministers, ego is king. Ngược lại, theo quan điểm của tâm lý học Phật giáo, ý niệm có một bản ngã là vấn đề lớn nhất của chúng ta, nó là một trở ngại vĩ đại, là một ông vua của vấn đề, những cảm giác khác chỉ là thần dân, bản ngã chính là một ông vua.
When you reach beyond ego, the cabinet of other delusions disappears, the agitated, bound mind vanishes, and you attain an everlasting blissful state of mind. Một khi chúng ta thoát khỏi ông vua bản ngã thì triều đại ảo giác sai lầm kia liền xụp đổ, biến mất, những xáo trộn, những ràng buộc tâm sẽ tan biến và lúc đó chúng ta sẽ đi vào một trạng thái tâm an lạc vô bờ bến.
That’s what we call nirvana, inner freedom. Ðó là niết bàn, sự tự do của nội tâm.
Your mind is no longer conditioned, tied to something else, like it is at the moment. Tâm của chúng ta không còn bị trói chặt vào những điều kiện này, sự việc kia như hiện tại.
Presently, because our mind is dependent upon other phenomena, when those other phenomena move, they take our mind with them. Giờ đây, vì tâm của chúng ta còn bị lệ thuộc vào những hiện tượng khác, khi những hiện tượng này di chuyển, nó lôi kéo tâm chúng ta đi theo.
We have no control; our mind is led like an animal with a rope through its nose. Chúng ta không có sự kiểm soát, chúng ta bị xỏ mũi và bị dẫn đi như con thú.
We are not free; we have no independence. Chúng ta không có tự do, chúng ta không có tự chủ.
Of course, we think we’re free, we think we’re independent, but we’re not; we’re not free inside. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tự do, chúng ta đang độc lập, nhưng thực ra không phải vậy, nội tâm của chúng ta không thực sự tự do.
Every time the uncontrolled mind arises, we suffer. Mỗi khi cái tâm không tỉnh thức nổi lên là ngay lập tức chúng ta đau khổ.
Therefore, liberation means freedom from dependence upon other conditions and the experience of stable, everlasting bliss, instead of the up and down of our normal lives. Do đó, giải thoát có nghĩa là thoát ra khỏi những ràng buộc, không còn bị lệ thuộc vào những điều kiện, lúc đó chúng ta kinh nghiệm được sự bền vững, an lạc, thay vì sự lên xuống đổi thay như đời sống hiện tại.
That’s nirvana. Ðó là niết bàn.
Of course, this is just a brief explanation; we could talk about it for hours, but not now. Dĩ nhiên đây chỉ là sự giải thích vắn tắt; chúng ta có thể nói về đề tài này hàng giờ, nhưng không phải lúc này.
However, if you understand the nature of inner freedom, you realize that transient sense pleasures are nowhere near enough, that they’re not the most important thing. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được sự tự do của nội tâm, chúng ta sẽ nhận thức được những niềm vui tạm bợ đang ở quanh đây, nhưng chúng chẳng quan trọng lắm.
You realize that as a human being you have the ability and the methods to reach a permanent state of everlasting, unconditional joy. Chúng ta cũng nhận thức được rằng là một chúng sinh chúng ta có khả năng và có những phương pháp để đạt tới trạng thái thường hằng của niềm an lạc vô biên và vô điều kiện.
That gives you a new perspective on life. Ðiều này mang đến cho chúng ta một ý thức mới, một niềm tin trong cuộc đời.
Q: Why do you think that the methods of Buddhist psychology offer an individual a better chance of success in achieving everlasting happiness whereas other methods may have great difficulty in doing this and sometimes never do?Hỏi: Tại sao ngài cho rằng phương pháp của Phật giáo lại mang đến cho từng cá nhân cơ hội tốt để tinh tấn trong việc tìm hạnh phúc trường cửu hơn là những phương pháp khác khó thực hành và đôi khi còn vô ích?
Lama: I’m not saying that because Buddhist methods work we don’t need any others.Lạt ma: Tôi không nói rằng vì phương pháp của Phật giáo thành công mà chúng ta không cần đến những phương pháp khác.
People are different; individual problems require individual solutions. Mỗi người đều khác nhau; mỗi cá nhân có những vấn đề riêng nên cần những phương thức giải quyết riêng.
One method won’t work for everybody. Một phương pháp không thể áp dụng cho tất cả mọi người.
In the West, you can’t say that Christianity offers a solution to all human problems, therefore we don’t need psychology or Hinduism or any other philosophy. Ngay bên phương Tây, qúy vị không thể nói rằng Thiên Chúa giáo có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của con người, nên chúng ta không cần đến tâm lý học hay bất cứ loại triết học nào nữa.
That’s wrong. Ðiều này hoàn toàn sai lầm.
We need a variety of methods because different people have different personalities and different emotional problems. Chúng ta cần rất nhiều phương pháp, bởi vì mỗi người có một cá tính riêng biệt, có những cảm xúc riêng biệt nên họ cần một phương pháp thích hợp riêng.
But the real question we have to ask of any method is can it really put a complete stop to human problems for ever? Actually, Lord Buddha himself taught an amazing variety of psychological remedies to a vast range of problems. Nhưng câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần phải đặt ra cho bất kỳ phương pháp nào là nó có thể giúp chúng ta thật sự chấm dứt được những vấn đề một cách mãi mãi hay không? Thực ra, Ðức Phật đã dạy chúng ta một phương pháp vô cùng tuyệt diệu để đối trị hầu như tất cả mọi vấn đề.
Some people think that Buddhism is a rather small subject. Có người nghĩ rằng Phật giáo chỉ là một đề tài nhỏ.
In fact, Lord Buddha offered billions of solutions to the countless problems people face. Thực ra, Ðức Phật đã để lại hàng tỷ tỷ cách giải quyết khác nhau cho muôn vàn vấn đề mà con người thường đối diện.
It’s almost as if a personalized solution has been given to each individual. Nó hầu như thích hợp cho từng cá nhân một.
Buddhism never says there’s just one solution to every problem, that “This is the only way. Phật giáo không bao giờ tuyên bố chỉ có một phương pháp giải quyết duy nhất cho tất cả mọi vấn đề, như kiểu tuyên bố "Ðây là con đường duy nhất” .
” Lord Buddha gave an incredible variety of solutions to cover every imaginable human problem.Ðức Phật đã cống hiến cho chúng ta rất nhiều cách giải quyết tuyệt vời để phá tan tất cả mọi vấn đề mà con người có thể tưởng tượng ra.
Nor is any particular problem necessarily solved all at once. Cũng không có vấn đề nào cần phải giải quyết ngay lập tức.
Some problems have to be overcome gradually, by degrees. Có những sự kiện chúng ta phải đi từ từ, từng giai đoạn một.
Buddhist methods also take this into account. Phương pháp của Phật giáo cũng đã đề cập đến những trường hợp này.
That’s why we need many approaches. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần rất nhiều phương pháp khác nhau.
Q: Sometimes we see patients who are so grossly disturbed that they need large doses of various drugs or just a lot of time before you can even communicate with themHỏi: Thưa ngài, đôi khi chúng tôi nhận thấy có những bệnh nhân quá nghiêm trọng, họ cần phải dùng nhiều lượng thuốc lớn khác nhau hay cần phải tốn rất nhiều thời giờ trước khi chúng tôi có thể tiếp xúc được với họ. Làm sao ngài có thể tiếp được những người mà ngài không thể lý luận với, ngay cả không thể nói chuyện được với họ?
Lama: First we try slowly, slowly to become friends in order to earn their trust.Lạt ma: Trước hết chúng tôi thử từng chút một, rất từ từ, hãy làm bạn với họ, hãy tạo niềm tin nơi họ.
Then, when they improve, we start to communicate. Rồi, khi họ tỏ ra có tiến bộ, chúng tôi mới bắt đầu đi vào vấn đề.
Of course, it doesn’t always work. Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng thành công.
The environment is also important—a quiet house in the country; a peaceful place, appropriate pictures, therapeutic colors, that kind of thing. Khung cảnh chung quanh cũng vô cùng quan trọng, như một căn nhà yên tĩnh ở thôn quê; một nơi thanh thản an lành, một hình ảnh thích hợp, một màu sắc hữu ích vân vân.
It’s difficult. Khó chứ không phải dễ.
Q: Some Western psychologists believe that aggression is an important and necessary part of human nature, that anger is a kind of positive driving force, even though it sometimes gets people into troubleHỏi: Một số tâm lý gia Tây phương cho rằng tính hăng hái, tính năng động thì quan trọng và rất cần thiết cho đời sống tự nhiên của con người, rằng sự giận dữ là một sức mạnh hướng dẫn, mặc dầu đôi khi nó mang lại rất nhiều rắc rối cho chúng ta
What is your view of anger and aggression?. Quan niệm của ngài thế nào về sự nổi giận và tính năng động đó?.
Lama: I encourage people not to express their anger, not to let it out.Lạt ma: Tôi xin thẳng thắn, bạo dạn mà nhấn mạnh rằng chúng ta không nên tức giận, đừng bao giờ để nó xuất hiện ra.
Instead, I have people try to understand why they get angry, what causes it and how it arises. Thay vì như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao chúng ta lại nổi giận, lý do ở đâu và nó xuất hiện như thế nào.
When you realize these things, instead of manifesting externally, your anger digests itself. Khi chúng ta nhận diện được sự kiện này, thay vì để nó phát xuất ra ngoài, cơn nóng giận của chúng ta sẽ tự tiêu tan đi.
In the West, some people believe that you get rid of anger by expressing it, that you finish it by letting it out. Bên trời Tây, có người quan niệm rằng muốn chấm dứt cơn tức giận thì hãy để nó phát xuất ra, rằng hãy nổi giận đi, cơn giận sẽ hết ngay.
Actually, in this case what happens is that you leave an imprint in your mind to get angry again. Thật ra, trong trường hợp này, chúng ta đã in vào tâm của chúng ta một dấu ấn giận dữ mà nó sẽ trở lại sau này.
The effect is just the opposite of what they believe. Hậu quả sẽ xẩy ra ngược lại với điều họ tin tưởng.
It looks like your anger escaped but in fact you’re just collecting more anger in your mind. Tưởng rằng cơn tức giận sẽ chạy trốn nhưng thực ra chúng ta đã tích tụ thêm nóng giận ở trong tâm.
The imprints that anger leaves on your consciousness simply reinforce your tendency to respond to situations with more anger. Dấu ấn giận dữ ở lại trong tâm thức của chúng ta để rồi sẽ phản ứng lại mãnh liệt hơn khi có cơ hội.
But not allowing it to come out doesn’t mean you are suppressing it, bottling it up. Không cho nó phát xuất ra không có nghĩa là chúng ta đàn áp nó, đè nén nó, đóng nút chai lại.
That’s also dangerous. Ðiều đó cũng rất nguy hiểm.
You have to learn to investigate the deeper nature of anger, aggression, anxiety or whatever it is that troubles you. Chúng ta phải học cách khám nghiệm thật sâu xa bản tính tự nhiên của sự giận dữ, của tính năng động, của sự sợ hãi lo âu hay của bất cứ cái gì mà chúng mang lại trở ngại khó khăn cho chúng ta.
When you look into the deeper nature of negative energy you’ll see that it’s really quite insubstantial, that it’s only mind. Mỗi khi chúng ta nhìn sâu vào bản tính tự nhiên của những nguồn năng lượng tiêu cực này, chúng ta sẽ thấy rằng chúng hoàn toàn là tưởng tượng, không có thật, đó chỉ là sản phẩm của tâm chúng ta.
As your mental expression changes, the negative energy disappears, digested by the wisdom that understands the nature of hatred, anger, aggression and so forth. Mỗi khi cảm tính của chúng ta thay đổi, nguồn năng lượng tiêu cực này liền biến mất, hiểu thấu bản tính tự nhiên của ghen ghét, giận dữ, năng động vân vân chính là tiêu hóa chúng bằng trí tuệ.
Q: Where did the very first moment of anger come from? The anger that left imprint after imprint after imprint?Hỏi: Sự giận dữ khởi đầu từ đâu? Sự giận dữ để lại dấu ấn, để lại dấu ấn, để lại dấu ấn... cứ như vậy mà tiếp diễn, thưa ngài?
Lama: Anger comes from attachment to sense pleasure.Lạt ma: Sự giận dữ khởi đầu bằng sự bám víu vào những cảm giác khoan khoái dễ chịu.
Check up. Hãy suy nghĩ xem, chúng ta hãy tự nghiên cứu xem.
This is wonderful psychology, but it can be difficult to understand. Ðây chính là sự huyền diệu của tâm lý, nó rất khó hiểu.
When someone touches something to which you are very attached, you freak out. Khi người nào đụng đến cái mà chúng ta rất yêu thích, chúng ta liền phản ứng ngay.
Attachment is the source of anger. Sự quyến luyến, sự bám víu, sự ái mộ, sự gắn bó, sự ham muốn chính là nguồn gốc của những cơn nóng giận.
Dr. Gold: Well, Lama, thank you very much for coming and visiting with us. It’s been very, very interesting.Bác sĩ Gold: Thưa Lạt ma, xin cám ơn ngài rất nhiều về chuyến viếng thăm này. Thật là thích thú, những lời thuyết giảng của ngài rất hữu ích.
Lama: Thank you so much, I’m very happy to have met you all.Lạt ma: Ða tạ, tôi rất vui vì đã được gặp tất cả qúy vị.
Prince Henry’s Hospital, Melbourne, Australia, 25 March 1975.Lama Yeshe thuyết giảng tại Prince Henry’s Hospital, Melbourne, Úc châu, ngày 25/03/1975.
Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *