Chương một: Tâm của bạn là tôn giáo của bạn – Phần 2

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

EnglishTiếng Việt
Q: How do you check up on your own mind? How do you do it?Hỏi: Ngài nhận biết tâm của ngài như thế nào? Làm sao ngài kiểm soát nó?
Lama: A simple way of checking up on your own mind is to investigate how you perceive things, how you interpret your experiences.Lạt ma: Phương thức đơn giản để nhận biết và kiểm soát tâm của chúng ta là kiểm chứng và kiểm điểm xem chúng ta nhận thức sự vật như thế nào, chúng ta diễn dịch những kinh nghiệm như thế nào.
Why do you have so many different feelings about your boyfriend even during the course of one day? Tại sao chị có quá nhiều cảm xúc khác nhau về người bạn trai của chị, mặc dầu chỉ trong một ngày.
In the morning you feel good about him, in the afternoon, kind of foggy; why is that? Vào buổi sáng chị thấy yêu anh ta, vào buổi trưa lại cảm thấy bực mình, tại sao vậy?
Has your boyfriend changed that radically from morning to afternoon? Có phải anh ta thay đổi không? .
No, there’s been no radical change, so why do you feel so differently about him? Không, anh ta vẫn như vậy. Thế thì tại sao chị lại có những cảm xúc khác biệt về anh ấy?
That’s the way to check.Ðó là đường lối chúng ta kiểm soát tâm.
Q: If you can’t trust your mind to make a decision, can you leave it to something outside? Like telling yourself, “If such and such happens, I’ll go here; if something else happens, I’ll go there.Hỏi: Nếu chúng ta không tin rằng tâm chúng ta có thể quyết định được một việc gì, chúng ta có nên để cho một yếu tố bên ngoài tham dự vào không? Như chúng ta tự nhủ, "nếu điều này, việc kia xẩy ra, tôi sẽ đi chỗ này; nếu sự việc khác xẩy ra, tôi sẽ đi chỗ đó.
Lama: Before you do anything, you should ask yourself why you are doing it, what is your purpose; what course of action you are embarking on.Lạt ma: Trước khi chúng ta làm bất cứ công việc gì, chúng ta nên tự hỏi tại sao chúng ta làm việc này, mục đích gì, lý do chúng ta tham dự vào công việc này là gì? .
If the path ahead seems troublesome, perhaps you shouldn’t take it; if it looks worthwhile, you can probably proceed.Nếu con đường trước mặt có vẻ sẽ xẩy ra vấn đề, dĩ nhiên chúng ta không đi con đường đó nữa, nếu nhận thấy an toàn, chúng ta sẽ đi. .
First, check up.Trước tiên, hãy nhận xét.
Don’t act without knowing what’s in store for you. Không nên làm bất cứ công việc gì mà không biết và không hiểu cái gì sẽ xẩy ra cho mình.
Q: What’s a lama?.Hỏi: Lạt ma là ai?.
Lama: Good question.Lạt ma: Câu hỏi rất hay.
From the Tibetan point of view, a lama is someone who is extremely well educated in the internal world and knows not only the present mind but also the past and the future. Theo quan điểm của người Tây Tạng, lạt ma là một người có trình độ học thức rất cao về thế giới nội tâm, chẳng những họ thông hiểu tâm hiện tại mà còn  thấu triệt cả tâm quá khứ và tương lai.
Psychologically speaking, a lama can see where he has come from and where he’s going. Nói một cách tâm lý học, một lạt ma có thể biết họ đến từ đâu và sẽ đi về đâu..
He also has the power to control himself and the ability to offer psychological advice to others.Đồng thời họ có sức mạnh kiểm soát được chính họ và có khả năng khuyên bảo người khác trên con đường tâm linh.
Tibetans would consider anyone like that to be a lama. Người Tây Tạng gọi những người như vậy là lạt ma.
Q: What would be the equivalent of a lama in the West?.Hỏi: Chức vị và chức vụ nào ở Tây Phương có thể so sánh với các vị lạt ma?
Lama: I don’t know that we have the exact equivalent here.Lạt ma: Tôi không biết có chức vụ nào ở Tây Phương có thể so sánh hay không.
It could be some kind of combination of priest, psychologist and doctor. Chúng ta có thể hiểu đây là một sự kết hợp công việc giữa một vị linh mục, một nhà tâm lý học và một bác sĩ.
But as I just said, a lama has realized the true nature of his own and others’ minds and can offer perfect solutions to others’ mental problems. Nhưng như tôi vừa trình bày, lạt ma là người đã thực chứng được chính tâm của họ và của người khác nên họ có thể giúp những người khác giải quyết được những vấn đề tâm linh.
I’m not criticizing them, but I doubt that many Western psychologists have the same degree of understanding of the mind or the emotional problems that people experience. Tôi hoàn toàn không chỉ trích ai, nhưng tôi nghi ngờ những kinh nghiệm tâm linh, những kinh nghiệm về thế giới cảm xúc - như một số người khác - của những nhà tâm lý học Tây Phương.
Sometimes they offer somewhat poor quality, superficial explanations for the problems people are going through, such as, “When you were a child your mother did this, your father did that”. Ðôi khi họ khuyên bảo những điều không có gía trị, kém hiểu biết, giải thích quá nông cạn cho những vấn đề mà một người đã trải qua, như "Khi chúng ta còn nhỏ mẹ chúng ta đã làm như vậy, ba chúng ta đã làm như thế” .
I disagree; it’s not true.Tôi không đồng ý như vậy, điều đó không phải sự thật.
You can’t blame your parents for your problems like that. Chúng ta không thể đổ lỗi cho cha mẹ chúng ta về những vấn đề của chúng ta trong hiện tại.
Of course, environmental factors can contribute to difficulties, but the principal cause is always within you; the basic problem is never outside. Dĩ nhiên, môi trường sinh sống có tạo ra những khó khăn, nhưng nguyên nhân chính vẫn luôn luôn là tâm của chúng ta; cốt tủy của tất cả mọi vấn đề không bao giờ đến từ bên ngoài, luôn luôn từ tâm của chúng ta.
I don’t know, but perhaps Western doctors are too afraid to interpret things in this way. Tôi không biết, nhưng có lẽ bác sĩ Tây Phương sợ không giám nói lên sự thật, không giám trình bày vấn đề như nó là.
Also, I have met many priests, some of whom are my friends, but they tend not to deal too much with the here and now. Tôi cũng đã gặp rất nhiều linh mục, mục sư, có những vị là bạn của tôi, họ có khuynh hướng không muốn trực tiếp đối diện quá nhiều đến những vấn đề hiện tại đang xẩy ra tại chỗ.
Instead of focusing on practical ways of coping with everyday uncertainties, they emphasize religious considerations such as God, faith and so forth. Thay vì chú ý đến những vấn đề thực tiễn luôn luôn thay đổi, những vấn đề bấp bênh trong cuộc sống hàng ngày, họ lại chỉ chú trọng đến những vấn đề quá tôn giáo như Thượng Ðế, đức tin vân vân.
But people today tend to be skeptical and often reject the help that some priests can offer.Con người ngày nay thích những gì là thực tế, khoa học nên họ đã từ chối những gì mà các vị linh mục, đạo sĩ giảng dạy..
Q: How does meditation help you make decisions?.Hỏi: Thiền định giúp chúng ta trong sự quyết định như thế nào?.
Lama: Meditation works because it is not a method that requires you to believe in something but rather one that you can put into action for yourself.Lạt ma: Thiền định mang lại những kết qủa tốt vì đó là phương pháp chẳng những đòi hỏi chúng ta phải tin tưởng vào một điều gì mà chúng ta còn phải chân thành tự mình thực tập trong đời sống thường ngày nữa.
You check, or watch, your own mind. Hãy tự kiểm soát, hãy tự theo dõi chính cái tâm của mình.
If someone’s giving you a hard time and your ego starts to hurt, instead of reacting, just take a look at what’s going on. Nếu có người nào la mắng, chửi rủa chúng ta, chạm đến tự ái của chúng ta, thay vì phản kháng lại, chúng ta hãy bình tĩnh kiểm soát, theo dõi xem cái gì đang dấy lên, đang bốc lên, đang diễn ra ở trong tâm của chúng ta.
Think of how sound is simply coming out of the other person’s mouth, entering your ear, and causing pain in your heart. Hãy theo dõi những âm thanh từ miệng của người kia đang chuyền đến tai của chúng ta rồi làm tim của chúng ta đau nhói như thế nào.
If you think about this in the right way, it will make you laugh; you will see how ridiculous it is to get upset by something so insubstantial. Nếu thực sự chúng ta theo dõi đúng như vậy, sự kiện này sẽ làm chúng ta bật cười. Chúng ta sẽ thấy thật là ngớ ngẩn khi tức bực một chuyện vớ vẩn như vậy.
Then your problem will disappear—poof! Just like that. Rồi vấn đề sẽ tan biến đi trong tích tắc, nhanh như một cái búng tay!.
By practicing in this way, you will discover through your own experience how meditation helps and how it offers satisfactory solutions to all your problems. Thực hành theo phương thức này, chúng ta sẽ tự khám phá ra vấn đề bằng những kinh nghiệm của chính mình, chúng ta sẽ hiểu thiền định giúp ích như thế nào, nó thực sự đem lại sự thỏa mãn trong mọi vấn đề như thế nào.
Meditation is not words, it’s wisdom. Thiền định không chỉ là lời nói, đó chính là trí tuệ! .
Q: Lama, could you please talk a little about karma.Hỏi: Thưa Lạt ma, xin ngài cho biết về nghiệp.
Lama: Sure: you are karma.Lạt ma: Ðược: chúng ta là sự kết tụ của nghiệp.
It’s that simple. Ðiều này thật là đơn giản.
Actually, karma is a Sanskrit word that, roughly translated, means cause and effect. Thực ra, danh từ nghiệp (karma) đến từ Ân độ, giải thích một cách ngắn gọn, đây là luật nhân và qủa.
What does that mean? Yesterday something happened in your mind; today you experience the effect. Luật này có ý nghĩa gì? Có một điều gì đó xẩy ra trong tâm chúng ta ngày hôm qua, để ngày hôm nay chúng ta kinh nghiệm được hậu qủa.
Or, your environment: you have certain parents, you live in a certain situation, all that has an effect on you. Hay là, trong hoàn cảnh sống của chúng ta: cha mẹ chúng ta như vậy, chúng ta có một đời sống như vậy, thì chúng ta sẽ nhận lãnh những kết qủa như vậy.
As you go through life, every day, everything you do, all the time, within your mind there’s a constant chain of cause and reaction, cause and reaction; that’s karma. Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, trong từng giây phút, trong từng công việc làm, trong từng hành động...là những chuỗi dài vô tận liên tục không ngừng nghỉ của những nguyên nhân và hậu qủa, của những hành động và phản ứng...đó là nghiệp..
As long as you’re in your body, interacting with the sense world, discriminating this is good, that is bad, your mind is automatically creating karma, cause and effect. Cho tới khi nào chúng ta còn ở trong cái thân xác này, còn đối đãi với thế giới cảm quan, còn phân biệt cái này tốt, cái kia xấu là tâm chúng ta còn tạo ra nghiệp còn tạo ra nhân và quả.
Karma is not just theoretical philosophy, it’s science, Buddhist science. Nghiệp không chỉ là những lý thuyết triết học, nó chính là khoa học, khoa học Phật giáo.
Karma explains how life evolves; form and feeling, color and sensation, discrimination; your entire life, what you are, where you come from, how you keep going, your relationship with your mind.Nghiệp giải thích đời sống phát triển, tiến hóa như thế nào; phân biệt sắc tướng và cảm thọ như thế nào, mầu sắc và sự khích động như thế nào vân vân; toàn thể cuộc đời của chúng ta, chúng ta là ai, chúng ta đến từ đâu, chúng ta sẽ đi về đâu, đều có liên hệ với tâm của chúng ta.
Karma is Buddhism’s scientific explanation of evolution. Nghiệp qủa là khoa học của Phật giáo để giải thích sự tiến hóa, sự chuyển hóa.
So, even though karma is a Sanskrit word, actually, you are karma, your whole life is controlled by karma, you live within the energy field of karma. Như vậy, mặc dầu nghiệp (karma) là chữ phát xuất từ Ân độ nhưng thực ra chúng ta là nghiệp, chúng ta là kết tụ của nghiệp, toàn thể cuộc đời của chúng ta bị kiểm soát bởi nghiệp, chúng ta sinh sống trong trường lực (energy field) của nghiệp quả.
Your energy interacts with another energy, then another, and another, and that’s how your entire life unfolds. Năng lực của chúng ta, sinh lực của chúng ta giao thoa với các nguồn năng lực khác, với các nguồn năng lực khác nữa, khác nữa vô cùng vô tận.
Physically, mentally, it’s all karma. Từ thể chất đến tinh thần, tất cả đều là nghiệp.
Therefore, karma isn’t something you have to believe in. Do đó, nghiệp không phải là cái gì mà chúng ta phải tin vào.
Because of the characteristic nature of your mind and body, you are constantly circling through the six realms of cyclic existence, whether you believe in karma or not. Bởi vì dù tin hay không tin có nghiệp, đặc tính tự nhiên của cả thân và tâm của chúng ta là cứ lòng vòng trong sự hiện hữu tự nhiên của sáu cõi luân hồi.
In the physical universe, when everything comes together—earth, sea, the four elements, heat and so forth—effects automatically result; there’s no need for belief to know this happens.Trong vũ trụ vật chất, một khi tất cả mọi thứ hợp lại với nhau - đất, nước, lửa và gío - là tự nhiên có sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau. Không cần phải tin, sự tự nhiên luôn luôn tự nhiên như vậy.
It’s the same thing in your internal universe, especially when you’re in contact with the sense world; you’re constantly reacting. Thế giới nội tại của chúng ta cũng y như vậy, mỗi khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài là tự nhiên chúng có phản ứng.
For example, last year you enjoyed delicious chocolate with much attachment but haven’t had any since, so you miss it badly, “Oh, I’d really love some chocolate”. Ví dụ, năm ngoái chúng ta ăn một thỏi chocolate và cảm thấy rất ngon miệng, rồi từ đó chúng ta không có nữa, bây giờ chúng ta thèm nó: "Trời, tôi thèm một miếng chocolate quá! ”.
You remember your previous experience of chocolate; that memory causes you to crave and grasp for more. chúng ta nhớ đến kinh nghiệm khi thưởng thức miếng chocolate trước kia, chính sự “nhớ đến” này làm chúng ta thèm và muốn có thêm.
That reaction to your previous experience is karma; the experience is the cause, the missing is the result. Chính sự phản ứng vào kinh nghiệm trong quá khứ là nghiệp; kinh nghiệm là nhân, thèm muốn là quả.
It’s actually quite simple. Thật là đơn giản dễ hiểu, phải không qúy vị?.
Q: What is your purpose in life?.Hỏi: Mục đích của ngài trong cuộc sống là gì?.
Lama: You’re asking me about my purpose in life? That’s something for me to check for myself, but if I had to reply, I’d say my purpose is to dedicate myself as much as I possibly can to the welfare of others, while trying to be of benefit to myself as well.Lạt ma: Quý vị thắc mắc về mục đích cuộc đời của tôi phải không? Ðây là vấn đề mà chính tôi cần phải tự tìm hiểu, nhưng nếu quý vị bắt buộc tôi phải trả lời thì tôi sẽ nói như thế này, cả cuộc đời của tôi xin được mang lại sự lợi ích càng nhiều càng tốt cho người khác, đồng thời cũng tự mang lại ơn ích cho chính mình.
I can’t say that I’m succeeding in any of this, but those are my aims. Tôi không thể nói tôi đã thành công trong vấn đề này nhưng đó là mục đích của đời tôi.
Q: Is the mind different from the soul? When you speak of solving the problems of the mind, do you mean that the mind is the problem and not the soul?.Hỏi: Tâm có khác linh hồn hay không? Khi ngài nói giải quyết vấn đề của tâm, có phải ngài muốn đề cập đến tâm có vấn đề chứ không phải linh hồn?.
Lama: Philosophically, the soul can be interpreted in a number of ways.Lạt ma: Một cách triết lý, linh hồn có thể diễn tả dưới rất nhiều khía cạnh.
In Christianity and Hinduism, the soul is different from the mind and is considered to be something permanent and self-existent. Trong Thiên Chúa giáo hay Ân độ giáo, linh hồn khác với tâm và được coi như thường hằng bất tử và có tự tính.
In my opinion, there’s no such thing. Theo ý kiến của tôi thì không phải như vậy.
In Buddhist terminology, the soul, mind or whatever you call it is ever-changing, impermanent. Theo Phật giáo, linh hồn, tâm hay chúng ta gọi bằng bất cứ tên gì, nó luôn luôn thay đổi, vô thường.
I don’t really make a distinction between mind and soul, but within yourself you can’t find anything that’s permanent or self-existent. Tôi thực sự không phân biệt linh hồn và tâm, nhưng bên trong mỗi người chúng ta, chúng ta không thể tìm thấy bất cứ cái gì tồn tại mãi mãi và tự hữu (tự nó mà có).
With respect to mental problems, don’t think that the mind is totally negative; it’s the uncontrolled mind that causes problems. Khi đối diện với những vấn đề tinh thần, đừng nghĩ rằng tâm luôn luôn, hoàn toàn xấu; một cái tâm không được kiểm soát, không tỉnh thức là nguyên nhân của mọi vấn đề.
If you develop the right kind of wisdom and thereby recognize the nature of the uncontrolled mind, it will automatically disappear. Nếu chúng ta phát triển trí tuệ và từ đó nhận định được bản tính tự nhiên của một cái tâm không được kiểm soát thì nó sẽ tự nhiên biến mất.
But until you do, the uncontrolled mind will completely dominate you. Nhưng cho tới khi nào chúng ta chưa nhận diện được nó thì chúng ta vẫn còn bị nó chi phối.
Q: I’ve heard many times that many Westerners can grasp the philosophy of Tibetan Buddhism intellectually but have difficulty in putting it into practice.Hỏi: Tôi được nghe rất nhiều người Tây phương đã học hỏi được những triết lý thâm sâu huyền diệu của Phật giáo Tây Tạng nhưng họ khó có thể đem ra thực hành trong cuộc sống.
It makes sense to them but they can’t integrate it with their lives. Lý thuyết thì quá tốt mà không thực hành được.
What do you think the block is? Thưa ngài, cái gì nó ngăn cản sự thực hành?.
Lama: That’s a great question, thank you.Lạt ma: Cám ơn anh, một câu hỏi quá hay.
Tibetan Buddhism teaches you to overcome your dissatisfied mind, but to do that you have to make an effort. Phật giáo Tây tạng dạy chúng ta cách vượt qua cái tâm bất mãn của chúng ta, nhưng để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải có sự quyết tâm, cần có một ý chí.
To put our techniques into your own experience, you have to go slowly, gradually. Ðể đưa phương pháp của chúng tôi vào kinh nghiệm của riêng anh, anh nên đi từ từ, từng bước một.
You can’t just jump right in the deep end. Anh không thể nhảy một bước đến ngay mức cuối cùng.
It takes time and we expect you to have trouble at first. Nó cần thời gian và chúng tôi tiên đoán rằng anh sẽ gặp thất bại trước.
But if you take it easy it gets less and less difficult as time goes by. Hãy đi từ từ một cách thoải mái thì sự thực hành sẽ dễ dàng hơn theo thời gian.
Q: What is our mind’s true nature and how do we go about recognizing it?.Hỏi: Thưa ngài chân tính của tâm là gì và làm sao để nhận biết nó?.
Lama: There are two aspects to our mind’s nature, the relative and the absolute.Lạt ma: Tâm của chúng ta có hai khía cạnh (hai trạng thái), tương đối và tuyệt đối.
The relative is the mind that perceives and functions in the sense world. Tâm nhận và phản ứng hay hành động theo thế giới cảm quan, đó là tương đối.
We also call that mind dualistic and because of what I describe as its “that-this” perception, it is totally agitated in nature. Chúng tôi còn gọi đó là tâm nhị nguyên, đó là lý do tôi thường diễn tả nó là "cái này-cái kia” nhận thức, bản tính tự nhiên của nó là năng động.
However, by transcending the dualistic mind, you can unify your view. Tuy nhiên, nhờ sự chuyển hóa của tâm nhị nguyên mà chúng ta có thể thống nhất được những quan điểm của chúng ta.
At that time you realize the absolute true nature of the mind, which is totally beyond the duality. Tại thời điểm đó chúng ta mới nhận ra được bản tính chân thật tuyệt đối của tâm chúng ta, nó ở phía bên kia của tâm nhị nguyên.
In dealing with the sense world in our normal, everyday, mundane life, two things always appear. Vì phải tiếp xúc với thế giới cảm quan bình thường của chúng ta, hàng ngày trong đời sống trần tục, nên hai vấn đề đối chọi, tâm nhị nguyên, luôn luôn xẩy ra.
The appearance of two things always creates a problem. Sự xuất hiện của hai sự kiện luôn luôn tạo ra vấn đề.
It’s like children—one alone is OK, two together always make trouble. Giống như trẻ con --chỉ một đứa thì không sao, ok; hai đứa với nhau là tự nhiên có lộn xộn.
Similarly, as our five senses interpret the world and supply dualistic information to our mind, our mind grasps at that view, and that automatically causes conflict and agitation. Cũng giống như vậy, năm giác quan của chúng ta tiếp xúc, tiếp nhận, diễn dịch về thế giới chung quanh và cung cấp những tin tức nhị nguyên cho tâm chúng ta, tâm chúng ta chụp lấy những nhận biết đó, vì thế, một cách rất tự nhiên, những xung đột và xáo trộn liền xẩy ra.
This is the complete opposite of the experience of inner peace and freedom. Sự kiện này hoàn toàn đi ngược lại sự vắng lặng và an tịnh tự nhiên của thế giới bên trong.
Therefore, by reaching beyond that you will experience perfect peace. Do đó, khi đạt tới, khi chứng nghiệm được cảnh giới yên tịnh này, chúng ta sẽ kinh nghiệm được thế nào là sự bình an tuyệt đối.
Now, this is just a short reply to what you asked and perhaps it’s unsatisfactory, because it’s a big question. Ðây chỉ là một cách giải thích vắn tắt điều anh hỏi, có thể anh sẽ không hoàn toàn thỏa mãn, vì đây là một đề tài lớn rất khó hiểu.
What I’ve said is merely a simple introduction to a profound topic. Những gì tôi vừa giải thích chỉ là sự giới thiệu đến một lãnh vực vô cùng thâm sâu.
However, if you have some background in this subject, my answer might satisfy you. Tuy nhiên, nếu anh có một chút hiểu biết về vấn đề này thì câu trả lời của tôi có thể làm anh vừa lòng.
Q: When you check your mind, does it always tell you the truth?.Hỏi: Khi ngài tìm hiểu, kiểm soát tâm của ngài, nó có luôn luôn cho ngài biết sự thật không?
Lama: No, not necessarily.Lạt ma: Không, không cần phải như vậy.
Sometimes your wrong conceptions answer. Ðôi khi cái tâm thức sai lầm của chúng ta trả lời.
You shouldn’t listen to them. Chúng ta không nên nghe theo chúng.
Instead, you have to tell yourself, I’m not satisfied with what that mind says; I want a better answer. Thay vì như vậy, anh hãy nói với chính anh, “Tôi không thỏa mãn với những gì mà tâm nói; tôi muốn một câu trả lời tốt hơn”.
You have to keep checking more and more deeply until your wisdom responds. Chúng ta hãy luôn luôn liên tục tìm hiểu sâu xa hơn cho tới khi nào trí tuệ của chúng ta trả lời, trí tuệ của chúng ta lên tiếng.
But it’s good to question; if you don’t ask questions, you’ll never get any answers. Tốt hơn, hãy hỏi, hãy luôn luôn hỏi; vì không hỏi sẽ không có câu trả lời.
But you shouldn’t ask emotionally, Oh, what’s that, what’s that, what’s that? I have to find out; I have to know. Nhưng chúng ta không nên hỏi một cách quá xúc động, quá nóng nảy, “Ồ, cái gì đó, cái gì đó? Tôi phải biết, tôi phải tìm cho ra, tôi phải…” .
If you have a question, write it down; think about it carefully.Nếu chúng ta có câu hỏi, nên từ từ viết xuống, nên suy nghĩ cho thấu đáo.
Gradually the right answer will come. It takes time. Một lúc nào đó câu trả lời đúng sẽ xuất hiện, nó cần thời gian.
If you don’t get an answer today, stick the question on your fridge. Nếu chúng ta không có câu trả lời ngày hôm nay, hãy giữ lấy câu hỏi.
If you question strongly, answers will come, sometimes even in dreams. Một khi câu hỏi trở nên mãnh liệt, câu trả lời sẽ đến, có khi nó đến trong giấc mơ.
Why will you get answers? Because your basic nature is wisdom. Tại sao chúng ta có được câu trả lời? Bởi vì bản tính tự nhiên của chúng ta là trí tuệ.
Don’t think that you’re hopelessly ignorant. Ðừng nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn vô minh.
Human nature has both positive and negative aspects. Bản tính tự nhiên của con người có cả hai thái cực âm và dương, tốt và xấu, trí tuệ và ngu tối.
Q: What is your definition of a guru?Hỏi: Ngài định nghĩa một vị thầy (guru) như thế nào?.
Lama: A guru is a person who can really show you the true nature of your mind and who knows the perfect remedies for your psychological problems.Lạt ma: Thầy là một người thực sự có thể chỉ cho chúng ta biết tâm bản nhiên của chúng ta và là một người thấu triệt toàn diện những khúc mắc tâm linh của chúng ta.
Someone who doesn’t know his own mind can never know others’ minds and therefore cannot be a guru. Người nào không thấu hiểu tâm của mình cũng không thể biết được tâm của người khác và vì thế không thể là một vị thầy.
Such a person can never solve other people’s problems. Họ không có khả năng giải quyết những vấn đề của người khác.
You have to be extremely careful before taking someone on as a guru; there are many impostors around. Chúng ta nên vô cùng thận trọng mỗi khi chọn cho mình một vị thầy tâm linh; có rất nhiều ông thầy giả hiệu ở chung quanh chúng ta.
Westerners are sometimes too trusting. Someone comes along, I’m a lama, I’m a yogi; I can give you knowledge, and earnest young Westerners think, I’m sure he can teach me something. I’m going to follow him. Ðôi khi những người Tây phương vì quá tin tưởng, quá sùng bái, nên một người tới nói "Tôi là một lạt ma, tôi là một hành gỉa, tôi có thể cho anh sự hiểu biết,” rồi anh bạn trẻ Tây phương nghĩ, "Chắc vị thầy này có thể chỉ cho mình, mình sẽ đi theo ngài” .
This can really get you into trouble.Nhưng rồi sự kiện này sẽ mang lại cho anh ta rất nhiều phiền nhiễu.
I’ve heard of many cases of people being taken in by charlatans. Tôi đã được nghe có rất nhiều người bị những lang băm lường gạt.
Westerners tend to believe too easily. Người Tây phương có khuynh hướng dễ dàng tin hơn người Ðông phương.
Eastern people are much more skeptical.Người Ðông phương thận trọng vấn đề này hơn.
Take your time; relax; check up. Hãy coi chừng, đừng quá vội vàng.
Q: Does humility always accompany wisdom?.Hỏi: Phải chăng sự khiêm tốn luôn luôn đi đôi với trí tuệ?.
Lama: Yes.Lạt ma: Ðúng.
It’s good to be as humble as possible. Càng khiêm tốn càng tốt.
If you can act with both humility and wisdom all the time, your life will be wonderful. Nếu chúng ta luôn luôn hành xử với tấm lòng khiêm tốn, hòa nhã và hiểu biết thì cuộc đời chúng ta sẽ tuyệt vời biết bao.
You will respect everybody. Chúng ta sẽ luôn luôn kính trọng mọi người.
Q: Are there exceptions to that rule? I’ve seen posters for one spiritual leader where it says, I, at whose feet all people bow.Hỏi: Có sự ngoại lệ trong vấn đề này không, thưa ngài? Vì tôi đã được đọc trên một tấm bích chương của một vị lãnh đạo tinh thần, "Mọi người phải qùy dưới chân ta” .
Could someone who makes a statement like that be wise?.Tình trạng đó có phải là khôn ngoan không?.
Lama: Well, it’s hard to say, just like that.Lạt ma: Ồ, điều này thật khó nói.
The point is to be as careful as you can. Trong trường hợp này chúng ta phải rất thận trọng.
Our minds are funny. Tâm chúng ta rất kỳ lạ.
Sometimes we are skeptical of things that are really worthwhile and completely accepting of things that we should avoid. Có khi chúng ta coi thường những sự kiện gía trị, có khi chúng ta lại chấp nhận những sự kiện phải nên tránh.
Try to avoid extremes and follow the middle way, checking with wisdom wherever you go. Hãy tránh những trường hợp cực đoan, chúng ta nên theo con đường trung đạo, hãy kiểm soát mọi sự kiện bằng trí tuệ.
That’s the most important thing. Ðiều này thực sự quan trọng.
Q: Why is there this difference between Easterners and Westerners that you mentioned?.Hỏi: Tại sao có sự khác biệt giữa người Tây phương và người Ðông phương như ngài mới đề cập đến?
Lama: The differences may not be all that great.Lạt ma: Không có vấn đề gì hoàn toàn khác biệt.
Westerners might be slightly more complicated intellectually, but basic-ally human beings are all the same; most of the time we all want to enjoy and are preoccupied by pleasures of the senses. Có thể người Tây phương hơi phức tạp một chút trong sự hiểu biết, nhưng căn bản chúng ta đều là con người; hầu như ai trong chúng ta cũng đều muốn hưởng hạnh phúc và khoái lạc.
It’s at the intellectual level that our characters may differ. Có thể vì trình độ hiểu biết khác nhau của mỗi người đem đến sự khác biệt về cá tính.
The differences in relation to following gurus are probably due to Asian people having had more experience in this. Sự liên hệ thầy trò của người Á Ðông khác với người Tây phương có thể vì họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này hơn.
Q: Is it more difficult to achieve the wisdom in the West than in the East because in the West we are surrounded by too many distractions, our minds talk too much about the past, the future, and we seem to be under so much pressure? Do we have to close ourselves off completely or what?.Hỏi: Có phải sự thành công trong việc phát triển trí tuệ ở Tây phương khó khăn hơn ở Ðông phương vì ở Tây phương chúng tôi bị qúa nhiều trở ngại, tâm của chúng tôi qúa bận bịu với qúa khứ, tương lai và hình như chúng tôi bị qúa nhiều đè nén, áp chế? Phải chăng chúng tôi nên hoàn toàn tự từ bỏ? hay chúng tôi phải làm một cái gì?.
Lama: I cannot say that gaining knowledge wisdom in the West is more difficult than in the East.Lạt ma: Tôi không nói rằng sự thành công trong vấn đề phát triển trí tuệ ở phương Tây khó hơn ở phương Ðông.
Actually, gaining wisdom, understanding your own nature, is an individual thing. Thực ra, vấn đề phát triển trí tuệ, vấn đề tìm hiểu tính bản nhiên là vấn đề hoàn toàn cá nhân, của từng người.
You can’t say it’s easier in the East than in the West. Chúng ta không thể nói rằng ở Ðông phương sẽ dễ hơn ở Tây phương.
Nor can you say that to develop knowledge-wisdom you have to renounce the Western material life. Cũng như chúng ta không thể nhất quyết rằng muốn phát triển trí tuệ chúng ta phải đoạn tuyệt với đời sống vật chất Tây phương.
You don’t have to give it all up. Anh không phải từ bỏ cái gì cả.
Instead of radically abandoning everything, try to develop the outlook, I need these things, but I can’t say they’re all I need. Thay vì để ý đến vấn đề phải từ bỏ, anh hãy cố gắng phát triển những quan điểm, như "Tôi cần cái này, nhưng không phải tôi cần tất cả mọi thứ”.
The problem comes when grasping and attachment dominate your mind and you put all your faith in other people and material possessions. Những trở ngại thực sự đến với chúng ta khi lòng tham và sự bám víu bắt đầu ngự trị trong tâm chúng ta và khi chúng ta đặt hết tin tưởng vào người khác và vào sự sở hữu vật chất.
External objects aren’t the problem; the problem is the grasping mind that tells you, I can’t live without this. Những sự vật ở bên ngòai tự nó không phải là những trở ngại; trở ngại nằm ngay tại tâm chúng ta, nó nói với chúng ta, “Tôi không thể thiếu cái này được, đời tôi không thể không có nó” .
You can lead a life of incredible luxury but at the same time be completely detached from your possessions.Chúng ta có thể có một đời sống xa hoa, đầy đủ tiện nghi, nhưng đừng lệ thuộc, đừng bám víu vào những vật sở hữu đó.
The pleasure you derive from them is much greater if you enjoy them without attachment. Sự hạnh phúc, sự thụ hưởng những tiện nghi sẽ thực sự vĩ đại hơn, thoải mái hơn nếu chúng ta thụ hưởng mà không bị vương vấn, không bị bận tâm vì chúng.
If you can manage that, your life will be perfect. Nếu chúng ta điều khiển được chúng, đời sống của chúng ta thật hoàn toàn.
As Westerners you have the advantage of getting all these things without too much effort. Ở Tây phương quý vị có cơ hội có được những tiện nghi này,.
In the East we really have to struggle to achieve some material comfort. nhưng ở Ðông phương chúng tôi thực sự phải tranh đấu để có được những tiện nghi tối thiểu.
As a result, there’s a tendency to cling much more strongly to our possessions, which only results in more suffering. Ðể kết luận, càng bám víu vào những vật sở hữu càng tự đem lại nhiều rắc rối, đau khổ.
Either way, the problem is always attachment. Try simultaneously to be free of attachment while having it all. Hãy cố gắng phát triển một tâm buông xả, một tâm tự do trong khi sở hữu những tài sản.
I hope I have answered your questions.Tôi hy vọng rằng tôi đã trả lời đầy đủ cho qúy vị.
Thank you all so much. Cám ơn qúy vị rất nhiều.
Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *