Baba Yaga là ai?

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Theo các tài liệu cũ, cái tên Baba Yaga có rất nhiều ý nghĩa. Cụ thể, Baba đã được dịch là bà già hoặc người mặc quần áo hay đơn giản hơn là bà ngoại, tùy thuộc vào ngôn ngữ Slav nào đang được tham chiếu.

Còn Yaga hoặc Iaga không có sự đồng thuận trong việc dịch thuật một cách thống nhất. Từ này có nghĩa là nỗi kinh hoàng và rùng mình trong tiếng Serbia và tiếng Croatia; sự tức giận ở người Slovenia; là mụ phù thủy ở Séc cũ; là nữ thần gỗ độc ác ở Séc hiện đại; là phù thủy và giận dữ ở Ba Lan; và rắn hoặc rắn trong tiếng Phạn.
Kết hợp hai định nghĩa này, có là Baba Yaga có thể hiểu một cách đơn giản là “Mụ phù thủy độc ác đáng sợ”.

Nhưng không chỉ dừng lại ở cái tên, trong văn hóa dân gian Slav, Baba Yaga cũng được miêu tả vô cùng kỳ dị, xấu xí.

Đó là một bà già dị dạng, gầy gò với đôi chân xương xẩu, chiếc mũi vẹo rất dài, đôi mắt lạnh lùng và hàm răng sắt nhọn.

Bên cạnh vẻ ngoài đáng sợ, mụ phù thủy này còn sở hữu phong thái mạnh mẽ, dứt khoát và không thể đoán trước. Và tất nhiên, vì là phù thủy nên Baba Yaga có rất nhiều pháp thuật thần thông, từ việc phù phép, đến tạo ra những cơn cuồng phong hay thoắt ẩn thoắt hiện đều không phải là việc khó đối với mụ.

Ở điểm này, chúng ta có thể thấy Baba Yaga được miêu tả với nhiều nét tương đồng so với các “đồng nghiệp” khác trong truyện cổ tích phương Tây. Tuy nhiên, mụ cũng sở hữu rất nhiều nét riêng mà nhắc tới là người ta có thể liên tưởng ngay đến một phù thủy già đáng sợ đang trên đường đi bắt những đứa trẻ hay cả người lớn để ăn thịt.

Cụ thể, khác với những phù thủy cưỡi chổi của phương Tây, Baba Yaga sở hữu cho mình loại “phương tiện giao thông” có phần chắc chắn và an toàn hơn. Theo các câu chuyện, Baba Yaga luôn ra khỏi hang ổ bằng cách bay lên bầu trời trên một cái… thùng gỗ (có nơi nói là một cái cối gỗ) rồi cầm thêm chày và chổi đi theo.

Nhưng đâu chỉ dừng lại ở “phương tiện di chuyển”, ngôi nhà nhỏ của Baba Yaga cũng kì dị không kém. Nói đó là ngôi nhà cũng không hoàn toàn chính xác, nó giống với một sinh vật sống hơn khi được mô tả như ngôi nhà gỗ có bộ chân gà khổng lồ, di chuyển cực nhanh xung quanh khu rừng.

Các cánh cửa sổ dường như đóng vai trò là đôi mắt để theo dõi lãnh địa của mụ. Như vậy ai có thể phủ nhận đó là sinh vật chứ không phải một thứ vô tri? Khiến người nghe rùng mình hơn nữa là lớp hàng rào xung quanh được Baba Yaga dựng lên từ xương và đầu lâu người và khi ngôi nhà di chuyển, nó cũng sẽ quay tròn xung quanh kèm theo những tiếng rít ghê rợn.

Thực tế, trong văn hóa dân gian Slac, có khá nhiều phiên bản khác nhau về phù thủy Baba Yaga. Có nơi cho rằng đây là một phù thủy duy nhất hoặc cũng có thể là một bộ ba phù thủy đều có cùng tên.

Tuy nhiên, hầu hết các câu chuyện đều thống nhất rằng Baba Yaga thường bay trên các khu rừng trong một cái cối khổng lồ rồi cũng sử dụng cối và chày của mình để nghiền nát xương của những nạn nhân mới bắt được.

Thêm một tác dụng khác nữa, khi bay, mụ cầm chiếc chày khổng lồ trong tay phải như bánh lái còn tay trái sẽ là một cái chổi để quét sạch dấu vết của mình.
Baba Yaga thường được nhắc đến như một phù thủy độc ác khôn lanh nhưng trong nhiều trường hợp, mụ cũng ra tay giúp đỡ người tốt hoặc những ai đang cố gắng đi tìm kiếm sự khôn ngoan, sự thật và kiến ​​thức.

Trước tiên mụ sẽ giao cho họ một số nhiệm vụ khó khăn. Nhưng nếu bất cứ ai có thể hoàn thành, Baba Yaga sẽ chấp nhận giúp đỡ hoặc trả lời câu hỏi như đúng lời hứa hẹn ban đầu. Nhưng nếu các nhiệm vụ không được hoàn thành một cách thỏa đáng thì kết cục chờ đợi họ sẽ chỉ là cái chết.

Nổi tiếng nhất trong các câu chuyện về mụ phù thủy này có lẽ là “Baba Yaga và nàng Vasilisa xinh đẹp”.

Theo truyền thuyết, Vasilisa là một cô bé xinh đẹp nhưng mồ côi mẹ, phải sống với dì ghẻ và những người con độc ác của mụ ta. Một ngày, mẹ kế Vasilisa bắt cô bé phải tìm đến ngôi nhà chân gà của Baba Yaga để xin lửa nhằm hại chết cô bé.

Tất nhiên, để có thể xin được điều gì từ Baba Yaga thì đều phải trả giá. Vasilisa bị mụ phù thủy bắt phải làm việc nhà, nếu không sẽ bị giết. Nghe thì đơn giản nhưng đó điều là những công việc bị phù phép và khó hơn lên trời.

May mắn cho Vasilisa khi cô bé được người mẹ đã mất phù hộ. Cuối cùng Vasilisa đã hoàn thành hết những việc được giao. Hài lòng, Baba Yaga cho phép cô bé trở về và được cầm theo “cây đèn đầu lâu” để thắp sáng. Và ánh sáng từ cây đèn này thiêu cháy mụ mẹ kế độc ác của Vasilisa thành tro bụi.

Một câu chuyện khác có liên quan đến Baba Yaga này được xem là gần giống với câu chuyện của Hansel và Gretel.

Ngày xửa ngày xưa, hai đứa trẻ bước vào túp lều Baba Yaga và mụ giao cho chúng những nhiệm vụ bất khả thi để phải hoàn thành.

Rất may khi hai đứa trẻ có thể thoát khỏi việc bị đưa vào lò nướng và ăn thịt với sự giúp đỡ của một số sinh vật rừng biết nói

Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *