Physical impacts – Tác động vật lý
Effects on weather – Ảnh hưởng đến thời tiết
The main impact of global warming on the weather is an increase in extreme weather events such as heat waves, droughts, cyclones, blizzards and rainstorms.
Tác động chính của sự nóng lên toàn cầu đối với thời tiết là sự gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán, gió xoáy, bão tuyết và mưa dông.
Of the 20 costliest climate and weather disasters that have occurred in the United States since 1980, eight have taken place since 2010, four of these in 2017 alone.Such events will continue to occur more often and with greater intensity. Episodes of intense precipitation contribute to flooding, soil erosion, landslides, and damage to structures and crops.
Trong số 20 thảm họa khí hậu và thời tiết tốn kém nhất xảy ra tại Hoa Kỳ từ 1980, 8 thảm họa xảy ra từ 2010, riêng 4 trong số này xảy ra vào 2017. Những sự kiện như thế sẽ tiếp tục xảy ra thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn. Lượng mưa lớn kéo dài góp phần gây lũ lụt, sói mòn, sạt lở và gây thiệt hại cho công trình và mùa màng.
Precipitation – Lượng mưa
Higher temperatures lead to increased evaporation and surface drying. As the air warms, its water-holding capacity also increases, particularly over the oceans. In general the air can hold about 7% more moisture for every 1 °C of temperature rise.
Nhiệt độ cao hơn sẽ làm lượng nước bị bay hơi và làm khô bề mặt nhanh hơn. Khi không khí nóng hơn, khả năng giữ nước cũng sẽ gia tăng, đặc biệt là đại dương. Nhìn chung không khí có thể giữ được khoảng hơn 7% độ ẩm cho mỗi 1 độ C gia tăng.
In the tropics, there’s more than a 10% increase in precipitation for a 1 °C increase in temperature. Changes have already been observed in the amount, intensity, frequency, and type of precipitation. Extreme precipitation events are sometimes the result of atmospheric rivers – wide paths of atmospheric moisture composed of condensed water vapor. Widespread increases in heavy precipitation have occurred even in places where total rain amounts have decreased.
Ở vùng nhiệt đới, lượng mưa gia tăng là 10% cho mỗi 1 độ C gia tăng. Người ta quan sát những thay đổi này bao gồm số lượng, cường độ, tần suất, và loại lượng mưa. Những sự kiện mưa lớn đôi khi là kết quả của hiện tượng sông khí quyển – phần lớn độ ẩm trong khí quyển chứa hơi nước dầy đặc. Sự gia tăng lan rộng lượng mưa xảy ra ngay ở những nơi có tổng lượng mưa đã giảm.
Projections of future changes in precipitation show overall increases in the global average, but with substantial shifts in where and how preciptation falls. Projections suggest a reduction in rainfall in the subtropics, and an increase in precipitation in subpolar latitudes and some equatorial regions.
Dự đoán những thay đổi về lượng mưa trong tương lai cho thấy gia tăng ở mức trung bình trên toàn cầu nhưng có sự thay đổi đáng kể về việc lượng mưa giảm ở nơi nào và bằng cách nào. Những dự đoán này cho rằng lượng mưa sẽ giảm ở khư vực cận nhiệt đới và tăng ở khu vực có vĩ độ cận cực và một số vùng xích đạo.
In other words, regions which are dry at present will in general become even drier, while regions that are currently wet will in general become even wetter. This projection does not apply to every locale, and in some cases can be modified by local conditions. Although increased rainful will not occur everywhere, models suggest most of the world will have a 16-24% increase in heavy precipitation intensity by 2100.
Nói cách khác, những khư vực hiện tại hanh khô sẽ trở nên khô hơn nói chung, cùng lúc những khu vực hiện tại ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Dự đoán này không áp dụng cho mọi nơi và trong một số trường hợp có thể thay đổi tùy theo điều kiện ở vùng đó. Mặc dù lượng mưa gia tăng nhưng không phải xảy ra ở mọi nơi, các mô hình cho thấy cường độ lượng mưa sẽ tăng 16-24% vào năm 2100 ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Temperatures – Nhiệt độ
Over most land areas since the 1950s, it is very likely that at all times of year both days and nights have become warmer due to human activities. There may have been changes in other climate extremes (e.g., floods, droughts and tropical cyclones) but these changes are more difficult to identify. Projections suggest changes in the frequency and intensity of some extreme weather events.
Kể từ những năm 1950, hầu hết trên đất liền, vào mọi thời điểm trong năm cả ngày lẫn đêm đều trở nên nóng hơn do các hoạt động của con người. Có những thay đổi ở các thái cực khí hậu khác (ví dụ, lũ lụt, hạn hán và lốc xoáy nhiệt đới) nhưng những thay đổi này khó xác định hơn. Dự báo cho thấy có những thay đổi về tần suất và cường độ của một số sự kiện thời tiết cực đoan.
Heat waves – Sóng nhiệt
Global warming boosts the probability of extreme weather events such as heat waves where the daily maximum temperature exceeds the average maximum temperature by 5 °C (9 °F) for more than five consecutive days.
Sự nóng lên toàn cầu làm tăng khả năng xảy ra các sự kiện thời tiết cực đoan như sóng nhiệt khi đó nhiệt độ tối đa hàng ngày vượt nhiệt độ tối đa trung bình là 5 ° C (9 ° F) hơn năm ngày liên tiếp.
In the last 30–40 years, heat waves with high humidity have become more frequent and severe. Extremely hot nights have doubled in frequency. The area in which extremely hot summers are observed has increased 50-100 fold. These changes are not explained by natural variability, and are attributed by climate scientists to the influence of anthropogenic climate change. Heat waves with high humidity pose a big risk to human health while heat waves with low humidity lead to dry conditions that increase wildfires. The mortality from extreme heat is larger than the mortality from hurricanes, lightning, tornadoes, floods, and earthquakes together.
Trong 30 – 40 năm qua, sóng nhiệt với độ ẩm cao xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Những đêm cực nóng đã tăng tần số gấp đôi. Người ta quan sát khu vực có mùa hè cực kỳ nóng đã tăng 50 – 100 lần. Biến thiên tự nhiên không thể giải thích được những thay đổi này và các nhà khoa học khí hậu cho rằng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà con người tạo ra. Sóng nhiệt với độ ẩm cao có rủi ro cao đối với sức khỏe con người trong khi đó sóng nhiệt với độ ẩm thấp dẫn đến khô hạn làm tăng cháy rừng. Tỷ lệ tử vong do nắng nóng tột độ cao hơn tỷ lệ tử vong do bão, sét, lốc xoáy, lũ lụt và động đất gộp lại.
Tropical cyclones – Bão nhiệt đới
Global warming not only causes changes in tropical cyclones, it may also make some impacts from them worse via sea level rise. The intensity of tropical cyclones (hurricanes, typhoons, etc.) is projected to increase globally, with the proportion of Category 4 and 5 tropical cyclones increasing. Furthermore, the rate of rainfall is projected to increase, but trends in the future frequency on a global scale are not yet clear. Changes in tropical cyclones will probably vary by region.
Sự nóng lên toàn cầu không chỉ gây ra những thay đổi trong bão nhiệt đới, mà còn gây một số tác động tồi tệ hơn thông qua mực nước biển gia tăng. Cường độ của bão nhiệt đới (bão lốc xoáy, bão cuồng phong v.v.) được dự báo sẽ tăng trên toàn cầu, với tỷ lệ bão nhiệt đới loại 4 và 5 tăng mạnh. Hơn nữa, lượng mưa được dự báo cũng sẽ gia tăng, nhưng xu hướng tần suất trên phạm vi toàn cầu trong tương lai vẫn chưa rõ. Những thay đổi trong bão nhiệt đới có thể sẽ thay đổi theo từng vùng.
On Ocean – Đối với đại dương
Sea level rise – Mực nước biển gia tăng
The IPCC’s Special Report on the Ocean and Cryosphere concluded that global mean sea level rose by 0.16 metres between 1901 and 2016. The rate of sea level rise since the industrial revolution in the 19th century has been larger than the rate during the previous two thousand years.
Báo cáo đặc biệt về Đại dương và Băng quyển của IPCC đã kết luận rằng mực nước biển trung bình toàn cầu dâng 0,16 mét từ năm 1901 đến năm 2016. Tỉ lệ mực nước biển kể từ cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 19 đã dâng nhanh hơn hai nghìn năm trước.
Global sea level rise is accelerating, rising 2.5 times faster between 2006 and 2016 than it did during the 20th century. Two main factors contribute to the rise. The first is thermal expansion: as ocean water warms, it expands. The second is from the melting of land-based ice in glaciers and ice sheets due to global warming. Prior to 2007, thermal expansion was the largest component in these projections, contributing 70–75% of sea level rise. As the impact of global warming has accelerated, melting from glaciers and ice sheets has become the main contributor.
Mực nước biển toàn cầu đang dâng cao với tốc độ nhanh chóng, nhanh hơn 2,5 lần trong giai đoạn 2006-2016 so với thế kỷ 20. Hai yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng, đầu tiên là sự giãn nở nhiệt: khi nước biển ấm lên, nó nở ra. Thứ hai là từ sự tan chảy băng trên đất liền của các tảng băng và sông băng do sự nóng lên toàn cầu. Trước năm 2007, sự giãn nở nhiệt là nguyên nhân chính trong các dự báo, đóng góp 70%-75% mực nước biển gia tăng. Khi sự tác động của nóng lên toàn cầu tăng tốc, băng tan từ sông băng và các tảng băng trở thành nguyên nhân chính.
Even if emission of greenhouse gases stops overnight (*) , sea level rise will continue for centuries to come. In 2015, a study by Professor James Hansen of Columbia University and 16 other climate scientists said a sea level rise of three metres could be a reality by the end of the century. Another study by scientists at the Royal Netherlands Meteorological Institute in 2017 using updated projections of Antarctic mass loss and a revised statistical method also concluded that, although it was a low probability, a three-metre rise was possible. Rising sea levels will put hundreds of millions of people at risk in low-lying coastal areas in countries such as China, Bangladesh, India and Vietnam.
(*) overnight: very quickly or suddenly
Ngay cả khi khí thải nhà kính dừng lại ngay trong đêm, mực nước biển cũng sẽ tiếp tục dâng lên trong nhiều thế kỷ tới. Năm 2015, một nghiên cứu của Giáo sư James Hansen thuộc Đại học Columbia và 16 nhà khoa học khí hậu khác cho biết mực nước biển dâng cao ba mét có thể thành hiện thực vào cuối thế kỷ này. Vào năm 2017, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan bằng phương pháp sử dụng các dự báo cập nhật về sự biến mất khối lượng băng ở Nam Cực và một phương pháp thống kê sửa đổi cũng kết luận rằng, mặc dù xác suất thấp, nhưng có thể tăng ba mét. Mực nước biển dâng cao sẽ khiến hàng trăm triệu người gặp nguy hiểm ở các khu vực ven biển vùng thấp ở các quốc gia như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Việt Nam.
On humans – Đối với con người
The effects of climate change, in combination with the sustained increases in greenhouse gas emissions, have led scientists to characterize it as a climate emergency. Some climate researchers and activists have called it an existential threat to civilization.
Tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với sự gia tăng khí thải nhà kính liên tục đã khiến các nhà khoa học xem đây là tình trạng khẩn cấp của biến đổi khí hậu. Một số nhà hoạt động và nghiên cứu khí hậu gọi đây là mối đe dọa chấm dứt nền văn minh nhân loại
The vulnerability and exposure of humans to climate change varies from one economic sector to another and will have different impacts in different countries. Wealthy industrialised countries, which have emitted the most CO2, have more resources and so are the least vulnerable to global warming. Economic sectors that are likely to be affected include agriculture, human health, fisheries, forestry, energy, insurance, financial services, tourism, and recreation.
Sự tiếp xúc và nhạy cảm của con người đối với biển đổi khí hậu thay đổi theo từng khu vực kinh tế và sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Ở các quốc gia công nghiệp giàu có, với nhiều trữ lượng tài nguyên thải ra nhiều khí CO2 nhất, và họ ít chịu ảnh hưởng nhất đối với sự nóng lên toàn cầu. Các ngành kinh tế có khả năng bị ảnh hưởng như nông nghiệp, y tế, ngư nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính, du lịch, và giải trí.
The quality and quantity of freshwater will likely be affected almost everywhere. Some people may be particularly at risk from climate change, such as the poor, young children and the elderly.
Lưu lượng và chất lượng nước ngọt có khả năng bị ảnh hưởng hầu hết mọi nơi. Đặc biệt, một số người có thể chịu rủi ro cao do biến đổi khí hậu như người nghèo, trẻ em và người già.
Food security – An ninh lương thực
Climate change will impact agriculture and food production around the world due to the effects of elevated CO2 in the atmosphere; higher temperatures; altered precipitation and transpiration regimes; increased frequency of extreme events; and modified weed, pest, and pathogen pressure.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và sản xuất lương thực trên toàn thế giới do tác động của sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển; nhiệt độ càng cao, làm thay đổi quá trình thoát hơi nước và mưa; gia tăng tần suất các sự kiện khí hậu cực đoan; và thay đổi sức ép lên cỏ dại, côn trùng và mầm bệnh.
Climate change is projected to negatively affect all four pillars of food security: not only how much food is available, but also how easy food is to access (prices), food quality and how stable the food system is.
Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới bốn chủa đề an ninh lương thực: không những lương thực có sẵn còn bao nhiêu, mà còn là làm thế nào để tiếp cận lương thực dễ dàng (giá cả), chất lượng lương thực và làm thế nào để ổn định hệ thống lương thực.
As of 2019, negative impacts have been observed for some crops in low-latitudes (maize and wheat), while positive impacts of climate change have been observed in some crops in high-latitudes (maize, wheat, and sugar beets).
Đầu năm 2019, người ta thấy rằng một số cây trồng ở vùng vĩ độ thấp (ngô và lúa mì) chịu ảnh hưởng tiêu cực trong đó một cây trồng ở vùng vĩ độ cao (ngô, lúa mì và củ cải đường) lại có ảnh hưởng tích cực do biến đổi khí hậu.
Using different methods to project future crop yields, a consistent picture emerges of global decreases in yield. Maize and soybean decrease with any warming, whereas rice and wheat production might peak at 3 °C of warming.
Người ta sử dụng các phương pháp khác nhau để dự đoán năng suất cây trồng trong tương lai, một bức tranh nhất quán về sự sụt giảm năng suất toàn cầu xuất hiện. Ngô và đậu tương giảm năng suất, trong khi đó sản lượng lúa và lúa mì có thể đạt đỉnh ở mức 3 ° C của sự nóng lên.
In many areas, fisheries have already seen their catch decrease because of global warming and changes in biochemical cycles. In combination with overfishing, warming waters decrease the maximum catch potential. Global catch potential is projected to reduce further in 2050 by less than 4% if emissions are reduced strongly, and by about 8% for very high future emissions, with growth in the Arctic Ocean.
Trong nhiều lãnh vực, ngư nghiệp đã giảm lượng đánh bắt do sự thay đổi chu kỳ sinh hóa và nóng lên toàn cầu. Cùng với việc đánh bắt quá mức, nước nóng lên làm giảm tiềm năng đánh bắt tối đa. Dự kiến tiềm năng đánh bắt sẽ giảm nhiều hơn 4% nữa vào năm 2050 nếu lượng khí thải giảm mạnh và khoảng 8% nếu lượng khí thải tăng cao trong tương lai, tiềm năng đánh bắt sẽ gia tăng ở Bắc Băng Dương.
Other aspects of food security – Các vấn đề khác về an ninh lương thực
Climate change impacts depend strongly on projected future social and economic development. As of 2019, an estimated 831 million people are undernourished.
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phần nhiều phụ thuộc vào kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai. Đầu năm 2019, ước tính có 831 triệu người bị suy dinh dưỡng.
Under a high emission scenario (RCP6.0), cereals are projected to become 1-29% more expensive in 2050 depending on the socioeconomic pathway, particularly affecting low-income consumers. Compared to a no climate change scenario, this would put between 1-181 million extra people at risk of hunger.
Trong bối cảnh khí thải gia tăng (RCP6.0), ngũ cốc dự kiến sẽ đắt hơn 1-29% vào năm 2050 phụ thuộc vào đường lối kinh tế xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến những người tiêu dùng có thu nhập thấp. So với bối cảnh không có biến đổi khí hậu, điều này khiến thêm 1-181 triệu người có nguy cơ rơi vào tình trạng đói nghèo.
Droughts and agriculture – Nông nghiệp và hạn hán
Some evidence suggests that droughts have been occurring more frequently because of global warming; and they are expected to become more frequent and intense in Africa, southern Europe, the Middle East, most of the Americas, Australia, and Southeast Asia.
Một số bằng chứng cho thấy hạn hán xảy ra thường xuyên hơn do sự nóng lên toàn cầu; người ta ước đoán rằng hạn hán sẽ nghiệm trong hơn và xảy ra thường xuyên ở Châu Phi, Nam Âu, Trung Đông, phần lớn Châu Mỹ, Úc và Đông Nam Á.
However, other research suggests that there has been little change in drought over the past 60 years. Their impacts are aggravated because of increased water demand, population growth, urban expansion, and environmental protection efforts in many areas. Droughts result in crop failures and the loss of pasture for livestock.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho rằng hơn 60 năm qua hạn hán hầu như không thay đổi. Tác động của chúng ngày càng trầm trọng là do nhu câu sử dụng nước, gia tăng dân số, mở rộng đô thị, và những nổ lực bảo vệ môi trường trong nhiều lãnh vực. Hạn hán dẫn đến mất mùa và mất đồng cỏ cho chăn nuôi.
Water security – An ninh nguồn nước
A number of climate-related trends have been observed that affect water resources. These include changes in precipitation, the cryosphere and surface waters (e.g., changes in river flows).
Người ta theo dõi một số xu thế biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước. Bao gồm những biến đổi về lượng mưa, băng quyển và bề mặt nước (như thay đổi dòng chảy).
Observed and projected impacts of climate change on freshwater systems and their management are mainly due to changes in temperature, sea level and precipitation variability.
Việc quan sát, dự đoán và quản lý những tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống nước ngọt phần lớn dựa trên những thay đổi trong nhiệt độ, mực nước biển và lượng mưa.
Changes in temperature are correlated with variability in precipitation because the water cycle is reactive to temperature. Temperature increases change precipitation patterns. Excessive precipitation leads to excessive sediment deposition, nutrient pollution, and concentration of minerals in aquifers.
Thay đổi nhiệt độ sẽ dẫn đến thay đổi lượng mưa bởi vì vòng tuần hoàn nước phản ứng với nhiệt độ. Nhiệt độ gia tăng sẽ thay đổi mô hình lượng mưa. Lượng mưa quá mức dẫn đến sự lắng đọng trầm tích quá mức, gây ô nhiễm chất dinh dưỡng và làm tập trung khoáng chất trong tầng ngậm nước.
The rising global temperature will cause sea level rise and will extend areas of salinization of groundwater and estuaries, resulting in a decrease in freshwater availability for humans and ecosystems in coastal areas. The rising sea level will push the salt gradient into freshwater deposits and will eventually pollute freshwater sources. The 2014 fifth IPCC assessment report concluded that:
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu sẽ làm mực nước biển gia tăng, mở rộng khư vực nhiễm mặn đối với mạch nước ngầm và những cửa sông, gây ra hậu quả là giảm lượng nước ngọt có sẵn cho con người và hệ sinh thái khư vực duyên hải. Mực nước biển gia tăng sẽ đẩy muối vào lớp nước ngọt và cuối cùng là gây ô nhiễm nguồn nước ngọt. Báo cáo đánh giá của IPCC lần thứ năm vào 2014 đã kết luận rằng:
-
- Water resources are projected to decrease in most dry subtropical regions and mid-latitudes, but increase in high latitudes. As stream-flow becomes more variable, even regions with increased water resources can experience additional short-term shortages.
Dự kiến nguồn nước sẽ giảm ở hầu hết khu vực có vĩ độ trung bình và cận nhiệt đới khô nhưng gia tăng ở vùng có vĩ độ cao. Khi dòng chảy trở nên bất định, dù là khư vực gia tăng nguồn nước cũng có thể bị thiếu nước trong thời gian ngắn. - Per degree warming, a model average of 7% of the world population is expected to have at least 20% less renewable water resource. Climate change is projected to reduce water quality before treatment. Even after conventional treatments, risks remain. The quality reduction is a consequence of higher temperatures, more intense rainfall, droughts and disruption of treatment facilities during floods.
Cứ mỗi độ gia tăng, ước lượng bình quân 7% dân số thế giới phải sử dụng ít nhất 20% nước tái chế. Dự kiến biến đổi khí hậu sẽ làm giảm chất lượng nước trước khi xử lý. Ngay cả sau khi qua xử lý thông thường, rủi ro vẫn tồn tại. Chất lượng nước giảm là hậu quả của sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa lớn hơn, hạn hán và sự gián đoạn của các thiết bị xử lý trong mùa lũ. - Droughts that stress water supply are expected to increase in southern Europe and the Mediterranean region, central Europe, central and southern North America, Central America, northeast Brazil, and southern Africa.
- Water resources are projected to decrease in most dry subtropical regions and mid-latitudes, but increase in high latitudes. As stream-flow becomes more variable, even regions with increased water resources can experience additional short-term shortages.
Hạn hán gây áp áp lực lên nguồn cung cấp nước, ước tính sẽ gia tăng ở khư vực Địa Trung Hải, Nam Âu, trung Âu, miền trung và nam của bắc mỹ, Trung Mỹ, đông bắc Brazil và nam Phi.
Source
To be continued
Khuyến mãi Tết:
- Đăng ký 3 tháng sẽ được 6 tháng sử dụng.
- Đăng ký 6 tháng sẽ được 1 năm sử dụng.
- ...
- Đặc biệt, tài khoản vĩnh viễn giảm ngay 50%!