5G có an toàn không?

The technology is coming, but contrary to what some people say, there could be health risks.

Công nghệ đang tiến bộ nhưng trái với một số người cho rằng có thể có rủi ro về sức khỏe.

The telecommunications industry and their experts have accused many scientists who have researched the effects of cell phone radiation of “fear mongering” over the advent of wireless technology’s 5G. Since much of our research is publicly-funded, we believe it is our ethical responsibility to inform the public about what the peer-reviewed scientific literature tells us about the health risks from wireless radiation.

Các chuyên gia của ngành công nghiệp viễn thông đã cáo buộc những nghiên cứu của các nhà khoa học về tác động của bức xạ điện thoại di động gây ra “nỗi sợ hãi” cho công chúng trước sự ra đời của công nghệ 5G không dây. Vì phần lớn nghiên cứu của chúng tôi được tài trợ công khai, chúng tôi tin rằng trách nhiệm đạo đức của chúng tôi là thông báo cho công chúng về những rủi ro sức khỏe từ bức xạ vô tuyến theo các tài liệu khoa do đồng nghiệp thẩm định (bình duyệt).

The chairman of the Federal Communications Commission (FCC) recently announced through a press release that the commission will soon reaffirm the radio frequency radiation (RFR) exposure limits that the FCC adopted in the late 1990s. These limits are based upon a behavioral change in rats exposed to microwave radiation and were designed to protect us from short-term heating risks due to RFR exposure.

Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) gần đây đã tuyên bố thông qua một thông cáo báo chí rằng ủy ban sẽ sớm tái khẳng định các giới hạn phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến (RFR) mà FCC đã thông qua vào cuối những năm 1990. Những giới hạn này dựa trên sự thay đổi hành vi ở chuột tiếp xúc với bức xạ vi sóng và được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi những rủi ro trong thời gian ngắn do phơi nhiễm RFR.

Yet, since the FCC adopted these limits based largely on research from the 1980s, the preponderance of peer-reviewed research, more than 500 studies, have found harmful biologic or health effects from exposure to RFR at intensities too low to cause significant heating.

Tuy nhiên, do FCC đã áp dụng các giới hạn này chủ yếu dựa trên nghiên cứu từ những năm 1980, hơn 500 nghiên cứu được các nhà khoa học thẩm định có uy tín, đã phát hiện ra các tác động sinh học hoặc có hại cho sức khỏe khi tiếp xúc với RFR ở cường độ quá thấp cũng gây nóng đáng kể.

Citing this large body of research, more than 240 scientists who have published peer-reviewed research on the biologic and health effects of nonionizing electromagnetic fields (EMF) signed the International EMF Scientist Appeal, which calls for stronger exposure limits. The appeal makes the following assertions:

Trích dẫn phần lớn nghiên cứu này, hơn 240 nhà khoa học đã công bố nghiên cứu đánh giá ngang hàng về tác động sinh học và sức khỏe của trường điện từ không ion hoá (EMF) đã ký vào Thỉnh nguyện thư các nhà khoa học EMF quốc tế, kêu gọi giới hạn phơi nhiễm mạnh hơn. Thỉnh nguyện thư đưa ra các khẳng định sau:

“Numerous recent scientific publications have shown that EMF affects living organisms at levels well below most international and national guidelines. Effects include increased cancer risk, cellular stress, increase in harmful free radicals, genetic damages, structural and functional changes of the reproductive system, learning and memory deficits, neurological disorders, and negative impacts on general well-being in humans. Damage goes well beyond the human race, as there is growing evidence of harmful effects to both plant and animal life.”

“Nhiều ấn phẩm khoa học gần đây đã chỉ ra rằng EMF ảnh hưởng đến các sinh vật sống ở mức độ thấp hơn hầu hết các hướng dẫn quốc tế và quốc gia. Các tác động bao gồm tăng nguy cơ ung thư, căng thẳng tế bào, tăng các gốc tự do có hại, tổn thương di truyền, thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ thống sinh sản, gây khuyết tật học tập và mất trí nhớ, rối loạn thần kinh và tác động tiêu cực đến sức khỏe ở người nói chung. Thiệt hại này ngoài loài người ra, ngày càng có nhiều bằng chứng có hại đối với cả đời sống thực vật và động vật.”

The scientists who signed this appeal arguably constitute the majority of experts on the effects of nonionizing radiation. They have published more than 2,000 papers and letters on EMF in professional journals.

Người ta cho rằng các nhà khoa học ký đơn thỉnh nguyện này là phần lớn các chuyên gia về tác động của bức xạ không ion hóa. Họ đã xuất bản hơn 2.000 bài báo và thư về EMF trên các tạp chí chuyên nghành.

The FCC’s RFR exposure limits regulate the intensity of exposure, taking into account the frequency of the carrier waves, but ignore the signaling properties of the RFR. Along with the patterning and duration of exposures, certain characteristics of the signal (e.g., pulsing, polarization) increase the biologic and health impacts of the exposure. New exposure limits are needed which account for these differential effects. Moreover, these limits should be based on a biological effect, not a change in a laboratory rat’s behavior.

Giới hạn phơi nhiễm RFR của FCC điều chỉnh cường độ phơi nhiễm, chú ý đến tần số của sóng mang, nhưng lại bỏ qua các đặc tính báo hiệu của RFR. Cùng với hình thức và thời gian tiếp xúc, một số đặc điểm nhất định của tín hiệu (ví dụ: xung, phân cực) làm tăng các tác động sinh học và sức khỏe khi phơi nhiễm. Các giới hạn phơi nhiễm mới rất cần thiết cho các hiệu ứng khác biệt này. Hơn nữa, những giới hạn này phải dựa trên hiệu ứng sinh học, chứ không phải dựa trên thay đổi hành vi của chuột trong phòng thí nghiệm.

The World Health Organization’s International Agency for Research on Cancer (IARC) classified RFR as “possibly carcinogenic to humans” in 2011. Last year, a $30 million study conducted by the U.S. National Toxicology Program (NTP) found “clear evidence” that two years of exposure to cell phone RFR increased cancer in male rats and damaged DNA in rats and mice of both sexes. The Ramazzini Institute in Italy replicated the key finding of the NTP using a different carrier frequency and much weaker exposure to cell phone radiation over the life of the rats.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại RFR “có thể gây ung thư cho người” vào năm 2011. Năm ngoái, một nghiên cứu trị giá 30 triệu USD do Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ (NTP) thực hiện đã tìm thấy “bằng chứng rõ ràng” trong hai năm tiếp xúc với điện thoại di động RFR làm tăng ung thư ở chuột đực và phá hủy DNA ở chuột đực lẫn cái. Viện Ramazzini ở Ý đã mô phỏng lại phát hiện chính của NTP bằng cách sử dụng tần số sóng mang khác nhau và mức độ tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động yếu hơn nhiều lên đời sống của chuột.

Based upon the research published since 2011, including human and animal studies and mechanistic data, the IARC has recently prioritized RFR to be reviewed again in the next five years. Since many EMF scientists believe we now have sufficient evidence to consider RFR as either a probable or known human carcinogen, the IARC will likely upgrade the carcinogenic potential of RFR in the near future.

Dựa trên nghiên cứu được công bố từ năm 2011, bao gồm các nghiên cứu về con người và động vật và dữ liệu cơ học, IARC gần đây đã ưu tiên RFR cần phải được xem xét lại trong năm năm tới. Vì nhiều nhà khoa học EMF tin rằng chúng ta hiện có đủ bằng chứng chứng minh RFR là chất gây ung thư ở người đã biết và có thể xảy ra, IARC có thể sẽ nâng cấp tiềm năng gây ung thư của RFR trong tương lai gần.

Nonetheless, without conducting a formal risk assessment or a systematic review of the research on RFR health effects, the FDA recently reaffirmed the FCC’s 1996 exposure limits in a letter to the FCC, stating that the agency had “concluded that no changes to the current standards are warranted at this time,” and that “NTP’s experimental findings should not be applied to human cell phone usage.” The letter stated that “the available scientific evidence to date does not support adverse health effects in humans due to exposures at or under the current limits.”

Tuy nhiên, FDA không thực hiện đánh giá rủi ro chính thức hoặc một cách có hệ thống về việc nghiên cứu RFR đối với sức khỏe con người, nhưng gần đây đã tái khẳng định giới hạn phơi nhiễm năm 1996 của FCC trong một lá thư gửi cho FCC, cơ quan này đã “kết luận rằng không có thay đổi nào đối với các tiêu chuẩn hiện hành tại thời điểm này”, những phát hiện “thử nghiệm của NTP không nên áp dụng cho người sử dụng điện thoại di động”. Trong thư nói rằng “các bằng chứng khoa học có sẵn cho đến nay không đủ chứng minh sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng xấu do phơi nhiễm hoặc thấp hơn giới hạn phơi nhiễm hiện tại.”

The latest cellular technology, 5G, will employ millimeter waves for the first time in addition to microwaves that have been in use for older cellular technologies, 2G through 4G. Given limited reach, 5G will require cell antennas every 100 to 200 meters, exposing many people to millimeter wave radiation. 5G also employs new technologies (e.g., active antennas capable of beam-forming; phased arrays; massive multiple inputs and outputs, known as massive MIMO) which pose unique challenges for measuring exposures.

Công nghệ di động mới nhất, 5G, lần đầu tiên sẽ sử dụng sóng milimet cùng với vi sóng đã và đang được sử dụng cho các công nghệ di động cũ hơn, 2G đến 4G. Với phạm vi tiếp cận hạn chế, 5G sẽ cần thêm Anten thu phát sóng cứ mỗi 100 đến 200 mét, khiến nhiều người tiếp xúc với bức xạ sóng milimet. 5G cũng sử dụng các công nghệ mới (ví dụ: ăng ten hoạt động có khả năng bắng thành chùm, mảng pha, nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, được gọi là MIMO khổng lồ) đặt ra những thách thức riêng khi đo độ phơi nhiễm.

Millimeter waves are mostly absorbed within a few millimeters of human skin and in the surface layers of the cornea. Short-term exposure can have adverse physiological effects in the peripheral nervous system, the immune system and the cardiovascular system. The research suggests that long-term exposure may pose health risks to the skin (e.g., melanoma), the eyes (e.g., ocular melanoma) and the testes (e.g., sterility).

Sóng milimet chủ yếu được da người và lớp bề mặt giác mạc hấp thụ trong phạm vi một vài milimet. Tiếp xúc ngắn hạn có thể gây ra tác dụng sinh lý bất lợi cho hệ thống thần kinh ngoại biên, hệ thống miễn dịch và hệ thống tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc lâu dài có thể gây tổn hại cho da (ví dụ, ung thư hắc tố), mắt (ví dụ, ung thư ác tính ở mắt) và tinh hoàn (ví dụ, hiếm muộn – vô sinh).

Since 5G is a new technology, there is no research on health effects, so we are “flying blind” to quote a U.S. senator. However, we have considerable evidence about the harmful effects of 2G and 3G. Little is known the effects of exposure to 4G, a 10-year-old technology, because governments have been remiss in funding this research. Meanwhile, we are seeing increases in certain types of head and neck tumors in tumor registries, which may be at least partially attributable to the proliferation of cell phone radiation. These increases are consistent with results from case-control studies of tumor risk in heavy cell phone users.

Vì 5G là một công nghệ mới, không có nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe, vì vậy chúng tôi đang “mò mẫm” theo cách nói của một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi có nhiều bằng chứng về tác hại của 2G và 3G. Người ta biết rất ít về những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với 4G, một công nghệ 10 năm tuổi, bởi vì các chính phủ không quan tâm việc tài trợ cho nghiên cứu này. Trong khi đó, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng ở một số loại khối u ở đầu và cổ trong các cơ quan đăng ký khối u, có thể ít nhất là một phần do sự tăng nhanh của bức xạ điện thoại di động. Những sự gia tăng này phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu bệnh chứng về nguy cơ khối u ở người dùng điện thoại di động thường xuyên.

5G will not replace 4G; it will accompany 4G for the near future and possibly over the long term. If there are synergistic effects from simultaneous exposures to multiple types of RFR, our overall risk of harm from RFR may increase substantially. Cancer is not the only risk as there is considerable evidence that RFR causes neurological disorders and reproductive harm, likely due to oxidative stress.

5G sẽ không thay thế 4G; nó sẽ đồng hành cùng 4G trong tương lai gần và có thể trong thời gian dài. Nếu tác động hiệp đồng từ phơi nhiễm đồng thời đến nhiều loại RFR xảy ra, toàn bộ nguy cơ gây hại từ RFR có thể tăng đáng kể. Ung thư không phải là nguy cơ duy nhất vì có nhiều bằng chứng cho thấy RFR gây ra rối loạn thần kinh và tổn hại hệ thống sinh sản, có khả năng là do stress oxy hóa.

As a society, should we invest hundreds of billions of dollars deploying 5G, a cellular technology that requires the installation of 800,000 or more new cell antenna sites in the U.S. close to where we live, work and play?

Là một xã hội, chúng ta có nên đầu tư hàng trăm tỷ đô la để triển khai 5G, một công nghệ di động đòi hỏi phải lắp đặt 800.000 hoặc thêm nhiều vị trí ăng ten thu phát sóng mới ở Hoa Kỳ gần nơi chúng ta sống, làm việc và vui chơi?

Instead, we should support the recommendations of the 250 scientists and medical doctors who signed the 5G Appeal that calls for an immediate moratorium on the deployment of 5G and demand that our government fund the research needed to adopt biologically based exposure limits that protect our health and safety.

Thay vào đó, chúng ta nên ủng hộ khuyến nghị của 250 nhà khoa học và bác sĩ y khoa đã ký Thỉnh nguyện thư 5G kêu gọi một lệnh cấm ngay lập tức về việc triển khai 5G và yêu cầu chính phủ tài trợ cho nghiên cứu cần áp dụng các giới hạn phơi nhiễm sinh học để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của chúng ta.

Nguồn scientificamerican

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *