Bước 6 – Chánh Tính Tấn

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

STEP 6 - Skillful Effort
Bước 6 - Chánh Tính Tấn
AT EVERY MOMENT we choose whether to embrace wholesomeness or unwholesomeness.Chúng ta chọn lựa giữa cái thiện và cái ác trong từng giây phút sống.
We are not helpless, passive victims of fate. Chúng ta không phải là những nạn nhân khốn khổ, thúc thủ trước số mệnh.
We are not pawns moved about by greater forces, nor do our experiences happen due to predetermination. Chúng ta không phải là những con rối được điều khiển bởi những quyền lực nào đó, và những gì xảy ra cho chúng ta cũng không phải do tiền định.
In this moment we choose, and then in the next moment we experience the results of that choice, along with any continuing effects of past choices. Ngay giây phút này chúng ta chọn lựa hành động, rồi giây phút kế tiếp ta phải nhận lãnh kết quả của sự lựa chọn đó, cùng với bất cứ ảnh hưởng nào còn lại của những sự chọn lựa trong quá khứ.
A wholesome choice in this moment sets up a good mental environment for happiness in the next moment. Một sự khéo chọn trong giây phút này sẽ tạo nên một môi trường tâm linh tốt đẹp cho hỷ lạc trong giây phút kế tiếp.
If the previous moment was relatively pure and clean, the current one will be, too. Nếu sự chọn lựa trong giây phút vừa qua khá trong sạch và thanh tịnh, thì giây phút hiện tại cũng sẽ được như thế.
With billions of fairly pure moments, we experience a second of happiness. Với hàng tỷ của những giây phút khá trong sạch, chúng ta sẽ có được những giây phút của hỷ lạc.
With good mental habits developing, second by second, these seconds eventually add up to make longer moments of happiness. Với sự phát triển của những thói quen tâm linh cao thượng, từ giây phút này qua giây phút khác, những giây phút này sẽ tích lũy để tạo nên những giây phút hỷ lạc dài lâu hơn.
Our lives are created out of these tiny little choices, billions of them happening in just seconds. Cuộc sống của chúng ta được tạo dựng từ những sự chọn lựa nhỏ nhặt này, hằng tỷ sự chọn lựa như thế xảy ra trong giây phút.
But these subtleties of mind are not the place to begin the practice.Nhưng những tinh tế này của tâm không phải là nơi để ta bắt đầu thực tập.
You must start where you can see clearly, with your outward behavior. Ta phải bắt đầu ở nơi ta có thể thấy rõ ràng, qua các hành động bên ngoài.
First, observe the five precepts and stop behavior deadly to spiritual progress. Trước hết, hãy giữ năm giới và dừng lại những hành động nguy hại đến sự tiến bộ tâm linh.
Once the mind no longer is shaken by the effects of unskillful behavior, it becomes easier to see what is going on inside. Một khi tâm không còn bị xáo trộn bởi ảnh hưởng của các bất thiện pháp, ta sẽ có thể dễ dàng thấy được những gì đang xảy ra trong tâm.
We can then slow down enough to see our train of thought. Lúc đó ta có thể đủ thong dong để nhìn thấy được dòng tư tưởng của mình.
Later, as we refine our ability to see how the mind moves, we may see individual mind moments arise, peak, and pass away. Sau này, khi ta rèn luyện được khả năng có thể nhìn thấy tâm chuyển động như thế nào, ta có thể thấy những giây phút tâm phát sinh, dâng trào, và rồi tàn lụi.
To begin, however, it is enough just to become aware of general trends of thought as they occur. Tuy nhiên để bắt đầu, chỉ cần chánh niệm về khuynh hướng chung của các dòng tư tưởng khi chúng phát sinh là đủ.
With that awareness, we can use Skillful Effort to make new choices.Với ý thức đó, chúng ta có thể sử dụng Chánh Tinh Tấn để tạo ra những lựa chọn mới.
The Buddha urged everyone to choose wholesome mental states over unwholesome ones and to cultivate wholesome mental states moment by moment, until the unwholesome ones stop returning. Đức Phật khuyên tất cả chúng ta nên chọn các tâm thiện để thay cho các tâm bất thiện và vun trồng các tâm thiện trong từng giây phút, cho đến khi các tâm bất thiện không còn xuất hiện nữa.
We do this, the Buddha said, by continually rousing ourselves, “making effort, stirring up energy, and exerting mind.” (D 22) Theo như Đức Phật dạy, chúng ta thực hiện điều đó bằng cách luôn tự thúc giục, “tinh tấn, tạo ra năng lực, và khơi dậy tâm.” (D 22)
In the sixth step of the path, Skillful Effort, the Buddha explained more precisely how to direct our efforts, breaking the process down for us into four parts.Trong bước thứ sáu của Bát Chánh Đạo, Chánh Tinh Tấn, Đức Phật đã giải thích một cách cụ thể làm thế nào để điều khiển nỗ lực của chúng ta, phân chia quy trình đó thành ra bốn phần.
First, with strong determination and energy, we do whatever we can to prevent the arising of painful, unwholesome states of mind, such as resentment, jealousy, or greed. Đầu tiên, với sự quyết tâm và năng lực mạnh mẽ, chúng ta làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn sự phát khởi của các tâm bất thiện, như là hờn giận, ghen tỵ, hay tham.
Since we are not yet enlightened, however, some negative mind states are going to sneak in, despite our best efforts. Tuy nhiên vì ta chưa giác ngộ, một số các tâm tiêu cực vẫn sẽ len lỏi vào, không kể ta cố gắng đến mức nào.
We then make the second effort, rousing ourselves to overcome whatever unwholesome states have taken hold. Sau đó ta sẽ nỗ lực lần thứ hai, thúc giục bản thân phải chế ngự bất cứ tâm bất thiện nào đã phát sinh.
Third, we replace those states with wholesome ones, such as loving thoughts, ideas of generosity, or feelings of compassion. Ba là, chúng ta thay thế các tâm bất thiện với các tâm thiện, như là những tư tưởng thương yêu, độ lượng, hay những tình cảm của lòng bi mẫn.
Finally, we exert effort to cultivate further these pleasing, wholesome mental states. Cuối cùng, chúng ta khơi dậy lòng tinh tấn để vun trồng sâu xa hơn nữa các tâm thiện.
The more we make these efforts, the more clear and free of pain our minds become, and the more happiness we experience as the natural result. Ta càng tinh tấn, thì kết quả tất nhiên là tâm ta càng trở nên trong sáng, bớt khổ đau, và ta càng cảm thấy an lạc, tự tại hơn.
Accomplishing anything requires effort.Muốn thành tựu được bất cứ điều gì cũng đòi hỏi sự nỗ lực.
This is true in everyday activities such as painting a house or making a sales presentation, and even more so in our spiritual endeavors. Điều này đúng đối với những sinh hoạt đời thường như là sơn nhà, kinh doanh buôn bán; đời sống tâm linh còn đòi hỏi ta nhiều nỗ lực tinh tấn hơn nữa.
Skillful Effort is woven into every step of the path. Ở từng bước của Bát Chánh Đạo luôn tiềm ẩn sự có mặt của Chánh Tinh Tấn.
When we study the Buddha’s message with the four kinds of effort, making the mind wholesome, clear, and able to comprehend, we can achieve Skillful Understanding of the path. Khi chúng ta thực hành lời dạy của Đức Phật về bốn loại tinh tấn, khiến tâm thiện toàn, trong sáng và có khả năng hiểu biết, là ta đã đạt được Chánh Kiến về con đường đạo.
Then we apply the fourfold effort to our thoughts, words, and deeds, resulting in Skillful Thinking, Skillful Speech, and Skillful Action. Rồi khi ta áp dụng bốn tinh tấn này vào ý nghĩ, lời nói, và hành động, ta sẽ đạt được kết quả trong Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, và Chánh Nghiệp.
When we make the same fourfold effort to apply moral principles to our work life, we achieve Skillful Livelihood. Và khi ta đem bốn tinh tấn này ứng dụng vào các quy luật đạo đức trong công việc, là ta đạt được Chánh Mạng.
Applying this effort to our meditation practice leads to Skillful Mindfulness and Skillful Concentration. Cuối cùng khi ta tinh tấn trong việc thực hành thiền, là ta có được Chánh Niệm và Chánh Định.
We might rightly conclude that Skillful Effort is the fuel needed to power our accomplishment of each of the steps on the Buddha’s path. Chúng ta có thể kết luận một cách chính xác rằng Chánh Tinh Tấn là năng lượng cần có để thúc đẩy sự thành công của chúng ta trên từng bước của Bát Chánh Đạo.
In fact, making a strong effort to discipline ourselves is about half the battle. Thật ra, có được một sự nỗ lực mạnh mẽ để tự kìm chế bản thân là đã thắng được nửa chiến trận.
Without a powerful effort to achieve wholesome states of mind, we won’t get far toward reaching the happiness we seek. Không có sự nỗ lực mạnh mẽ này để đạt được trạng thái tâm thiện toàn, chúng ta sẽ khó thể tiến xa trên con đường đi đến hạnh phúc tối thượng.
We may like to believe that all we have to do to progress on the Buddha’s path is pay attention.Chúng ta rất muốn tin rằng chỉ cần chú tâm là có thể đi trọn con đường đạo.
Paying attention certainly sounds easier than making strong effort. Chắc chắn là sự chú tâm nghe có vẻ dễ thực hiện hơn là phải nỗ lực tinh tấn.
But the hard truth is that simple, ordinary attention is not enough. Tiếc thay chỉ có sự chú tâm bình thường, đơn giản thì không đủ.
We must learn to pay mindful attention—both when we are engaging in meditation or other spiritual practice and when we are going about the activities of our everyday lives. Chúng ta cần phải rèn luyện sự chú tâm đầy chánh niệm - cả trong khi ta tọa thiền hay tham gia vào các sự thực hành tâm linh khác và khi ta sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
The Buddha knew that unless we make the mindful effort to eliminate negative states of mind and cultivate positive ones in every aspect of our lives, our minds will never settle down enough to allow us to progress. Đức Phật đã biết rằng chúng ta cần có sự nỗ lực đầy chánh niệm để diệt bỏ các tâm tiêu cực và vun trồng tâm tích cực trong mọi khía cạnh của đời sống, nếu không tâm ta sẽ chẳng bao giờ được an tịnh để ta có thể tiến xa hơn trên con đường đạo.
About now, you might be thinking, “I knew there was a catch! This sounds like a lot of hard work.Đến lúc này, bạn có thể nghĩ, “Tôi biết là không dễ mà.
” Of course, you’d be right. Sao nghe khó khăn quá!” Dĩ nhiên, bạn nói đúng.
It’s certainly easier to bury our negative qualities deep in the unconscious mind than to let them go. Chắc chắn là việc để các tâm tiêu cực nằm yên trong tâm thức ta còn dễ hơn là buông bỏ chúng.
Greed, anger, hatred, sloppiness, arrogance, snobbishness, spitefulness, vindictiveness, and fear may have become our familiar, everyday habits. Tham, sân, si, dễ duôi, cao ngạo, hãnh tiến, cay độc, cố chấp, sợ hãi, có thể đã trở thành những thói quen hằng ngày của chúng ta.
We’d rather not make the effort to give them up. Chúng ta không muốn nỗ lực buông bỏ chúng.
Yet, at the same time, we want to be happy and to move toward our spiritual goals. Tuy nhiên, ta vẫn muốn được an nhiên, tự tại và đạt được mục đích tâm linh của mình.
Skillful Effort is the stick-to-it quality that makes the whole path possible.Chánh Tinh Tấn là lòng kiên trì để khiến cho cuộc hành trình trên con đường đạo có thể khả thi.
It is the gumption to say, “These unwholesome habits of thought and behavior must go, now!” and the wisdom to see that only by cultivating positive and wholesome ways of thinking, acting, and speaking can we hope to achieve happiness. Đó là sự can đảm để nói: “Phải dứt bỏ những thói xấu của ý nghĩ và hành động, ngay bây giờ!”. Đó là trí tuệ để thấy rằng phải vun trồng ý nghĩ, lời nói và hành động tích cực, thiện toàn, thì ta mới có thể hy vọng đạt được hỷ lạc, hạnh phúc.
THE TEN FETTERS
Mười Kiết Sử
In order to let go of our unwholesome mind habits, we need to recognize them.Để buông bỏ được những thói quen của tâm uế nhiễm, chúng ta cần phải nhận diện được chúng.
In general terms, what we want to eliminate are any states of mind that block us from experiencing happiness. Nói chung, những gì chúng ta muốn trừ diệt là bất cứ tâm sở nào ngăn cản tâm được tự tại, an nhiên.
If you want to weed a garden, you have to be able to distinguish the weeds from the flowers. Nếu muốn nhổ cỏ dại trong một khu vườn, ta phải biết phân biệt giữa cỏ dại và bông hoa.
The same is true here. Với tâm cũng thế.
At the beginning, we find our mental gardens choked with weeds. Lúc đầu, chúng ta sẽ cảm thấy khu vườn tâm đầy cỏ dại.
We identify and remove unwholesome qualities, such as anger, and replace them with useful, skillful qualities such as loving-friendliness. Chúng ta nhận diện và nhổ bỏ các tâm sở bất thiện như là sân hận, và thay thế chúng với các tâm sở thiện toàn, hữu ích, như là tình thương yêu.
If you think about it for a moment, you’ll be able to come up with your own list of mental weeds.Nếu dành chút thời gian để suy nghĩ về vấn đề này, ta có thể liệt kê một danh sách của các loại cỏ dại tâm linh.
You’ll know that when you’re experiencing rage, jealousy, lust, or vengefulness, you can’t simultaneously be happy. Ta cũng biết khi đang trong trạng thái giận dữ, sân hận, ganh tỵ, hay ham muốn, ta không thể cùng lúc cảm thấy hạnh phúc.
Underneath these negative states, no matter how they manifest, are the same basic roots: greed (desire), hatred (the flip side of greed), and delusion (or ignorance). Bên dưới các tâm sở tiêu cực này, dầu chúng biểu hiện ở bên ngoài như thế nào, tất cả đều đến từ các cội rễ căn bản: tham, sân (mặt khác của tham), và si (hay vô minh).
You can think of greed, in combination with ignorance, as the root of all mental weeds.Tham, cùng với vô minh, là gốc của mọi loại cỏ dại tâm linh.
Greed manifests as ten deep, powerful psychic irritants called “the fetters.” These are distortions of understanding that affect your thoughts the way canals affect the flow of water. Tham thể hiện trong mười uế nhiễm tâm linh sâu xa mãnh liệt được gọi là “kiết sử. ” Chúng khiến ta có tri kiến lệch lạc, ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của ta, cũng giống như dòng kênh ảnh hưởng đến lưu lượng nước chảy.
Fetters cause your thoughts to flow directly into suffering. Các kiết sử thường mang đến cho ta khổ đau.
A difficult childhood or other bad experiences in this life do not cause the fetters. They come down to you from many lifetimes past. Không phải một thời thơ ấu khó nhọc hay quá khứ đau buồn nào tạo ra các kiết sử, mà chúng đã theo ta từ rất nhiều kiếp quá khứ.
They are the cause of each lifetime and its suffering. Chúng là nhân của mỗi kiếp sống và những khổ đau trong kiếp sống đó.
The presence of fetters prevents enlightenment and guarantees future lives. Sự có mặt của các kiết sử bảo đảm ta còn phải luân hồi nhiều kiếp nữa, và ngăn cản ta được giác ngộ.
The fetters caused this life, too. Kiếp sống này cũng do các kiết sử tạo nên.
We usually group these ten fetters to reflect the stages by which they must be overcome on the way to enlightenment.Chúng tôi thường liệt kê mười kiết sử để phản ảnh những giai đoạn ở đó chúng phải được chế ngự trên con đường đến giác ngộ.
Fetters overcome to reach the first stage of enlightenment:Các kiết sử cần được chế ngự để đạt được giai đoạn đầu của giác ngộ:
• belief in the existence of a permanent self or soul• tin vào sự hiện hữu của một cái ngã hay linh hồn thường hằng (thân kiến)
• doubt in the message of the Buddha• nghi ngờ giáo lý của Đức Phật (nghi)
• belief that one can end suffering merely by following rules and rituals• tin tưởng rằng ta có thể chấm dứt khổ đau bằng cách chỉ tuân theo các luật lệ và nghi lễ (giới cấm thủ)
Fetters overcome to reach the second and third stages:Các kiết sử cần được chế ngự để đạt đến giai đoạn thứ hai và thứ ba của giác ngộ:
• greed for sensual pleasures (gross greed)• lòng ham muốn dục lạc (tham dục)
• hatred• sân
Fetters overcome to reach the fourth stage:Các kiết sử cần được chế ngự để đạt đến giai đoạn thứ tư của giác ngộ:
• subtle desire to exist in fine material form• dục tham vi tế muốn được hiện hữu trong sắc giới (sắc ái)
• subtle desire to exist in immaterial form• dục tham vi tế muốn hiện hữu trong vô sắc giới (vô sắc ái)
• conceit, or the underlying perception of self-identity• tự phụ, hay nhận thức tiềm ẩn về ngã (mạn)
• restlessness and worry• trạo hối
• ignorance• vô minh
All ten fetters remain in the mind of an unenlightened person, at least in a dormant way, all the time.Tâm người chưa giác ngộ luôn tràn đầy các kiết sử này, ít nhất là trong trạng thái ngủ ngầm.
Sometimes one of these fetters will come to the forefront of the mind, causing the person to profoundly misunderstand reality and to suffer. Thỉnh thỏang một trong các kiết sử này sẽ phát khởi trong tâm, khiến cho ta có cái nhìn rất sai lạc về thực tại, và phải khổ đau.
Every mind moment contains at least the fetters of subtle desire and ignorance, but other fetters sometimes join with them. Mỗi sát na tâm đều hàm chứa ít nhất kiết sử của dục tham và vô minh vi tế, nhưng các kiết sử khác đôi khi cũng xuất hiện chung với chúng.
As we gain wisdom bit by bit, we weaken these fetters, finally breaking through and destroying them in stages.Khi công phu tu hành của ta dần tiến bộ, ta có thể làm suy yếu các kiết sử này, để rồi cuối cùng chế ngự và hủy diệt được chúng ở từng giai đoạn thiền định.
After each breakthrough we reach a higher level of enlightenment. Sau mỗi giai đoạn chúng ta đạt đến một tầng cao hơn của giác ngộ.
When we break the first three fetters, we attain the first stage of enlightenment. Khi chế ngự được ba kiết sử đầu tiên, hành giả đạt được sơ thiền.
When we weaken the next two, we achieve the second stage. Làm suy yếu được hai kiết sử kế tiếp, hành giả đạt đến nhị thiền.
The small amount of greed and hatred that remains is far more subtle than what has been removed. Tuy nhiên dư phần của dục tham và sân vi tế hơn tất cả những gì đã được diệt bỏ.
When we break through the remaining greed and hatred, we reach the third stage. Khi hành giả cuối cùng vượt qua được các dư phần này, thì đạt đến tam thiền.
The five last fetters are very subtle. Năm kiết sử cuối cùng rất vi tế.
With their destruction comes the fourth and final stage of enlightenment. Khi diệt trừ được chúng, hành giả đạt đến tầng thiền thứ tư và là tầng cuối cùng của giác ngộ (final stage of enlightenment).
Belief in a Permanent Self
Thân Kiến
The first fetter, belief in a permanent self or soul, causes a conviction that the aggregates of existence have some sort of relationship with a self or soul.Kiết sử đầu tiên, thân kiến là tin vào một cái ngã hay linh hồn thường hằng, khiến ta tin rằng các uẩn phần nào có liên hệ đến một cái ngã hay linh hồn.
This fetter may manifest as a belief that physical form, feelings, perceptions, thoughts, and consciousness are one and the same thing as the soul, that they are identical. Kiết sử này có thể biểu hiện qua lòng tin rằng thân, thọ, tưởng, hành, và thức là một và cũng là linh hồn, và rằng chúng giống nhau.
At other times this fetter may cause a conviction that these aggregates possess a soul (or that the soul is in possession of these aggregates). Cũng có khi kiết sử này tạo ra niềm tin rằng các uẫn có linh hồn (hay linh hồn sở hữu các uẫn này.
We may have the belief that the soul caused the combination of aggregates (or that the aggregates caused the soul).) Chúng ta có thể cũng tin rằng linh hồn tạo ra sự kết hợp của các uẫn (hay các uẫn đã tạo ra linh hồn).
Finally, it may manifest as a belief that our soul or self is one thing, and the body, feelings, perceptions, thoughts, and consciousness are a totally separatething, unrelated to the soul. Cuối cùng, kiết sử này cũng có thể biểu hiện qua lòng tin rằng linh hồn hay ngã là một, và thân, thọ, tưởng, hành, và thức là một cái gì hoàn toàn tách biệt, không liên quan gì đến linh hồn.
The most common way that this fetter manifests is in the idea that we possessed a soul in a previous life, that this soul came into this life and currently possesses our aggregates, and that it will leave our body and go to another existence after our death.Nhưng kiết sử này thể hiện thông thường nhất là qua niềm tin rằng chúng ta có một linh hồn trong kiếp sống trước, và linh hồn đó đã đến kiếp sống này, đang sở hữu các uẫn, và nó sẽ rời bỏ thân này để đi đến một sự hiện hữu khác sau khi ta chết.
In essence, this belief rests on the idea that the soul is permanent, eternal, and never changing. Nói tóm lại, niềm tin này dựa vào ý nghĩ rằng có một linh hồn thường hằng, bất biến, và bất diệt.
Doubt
Nghi
The second fetter, doubt, refers specifically to doubt that the Buddha’s practice of cultivating morality, concentration, and wisdom will bring lasting happiness.Kiết sử thứ hai, nghi, đặc biệt muốn nói đến lòng nghi hoặc rằng sự thực hành giới, định, và tuệ theo giáo lý của Đức Phật sẽ mang đến hạnh phúc lâu dài.
Doubt may become active when you stray from what you truly know in the present moment and reflect unwisely upon matters that tend to stimulate uncertainty. Kiết sử nghi sẽ phát khởi khi ta lạc bước khỏi những gì ta thực sự biết trong giờ phút hiện tại và dại dột nghĩ tưởng đến những vấn đề có khuynh hướng khơi động tâm nghi hoặc.
Certain “imponderables” are well known for their power to stimulate and strengthen the fetter of doubt. Ai cũng biết đến khả năng khơi động và củng cố thêm kiết sử nghi của một số “vấn đề không thể nghĩ bàn”.
These are speculative questions such as how and when the universe came into existence, and other such things. Đó là những câu hỏi suy đoán về vũ trụ xuất hiện như thế nào, tại sao và những vấn đề đại loại như thế.
One set of doubt-inspiring topics involves questions about the past and future: “Did I exist before birth? What kinds of past lives did I have, and what were they like? Is there life after death? Will I be annihilated? Is there a heaven or a hell? Will I be reborn? What kinds of lives will I have?”Một số các đề tài đem lại lòng hoài nghi là những câu hỏi về quá khứ và tương lai: “Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Những kiếp quá khứ của ta như thế nào? Có đời sống sau khi chết hay không? Ta có bị đoạn diệt không? Có thiên đàng hay địa ngục không? Ta có tái sinh không? Đời sống mới sẽ như thế nào?”
The present can also fill us with doubt: “Do I exist? Do I not exist? Am I okay? Who am I? How did I arrive at my present state?”Hiện tại cũng có thể đem đến cho chúng ta nhiều nghi hoặc: “Ta có hiện hữu? Hay ta không hiện hữu? Ta có bình thường không? Ta là ai? Ta từ đâu đến?”
Another set of related considerations comes to our mind from time to time and stirs up the fetter of doubt: “Do I have a self or not? Am I perceiving the self by means of the self, or by means of something that is not the self? Or am I perceiving that which is not the self by means of the self? Isn’t this surely my self which thinks and feels, and which now and then experiences the fruits of good and evil deeds? And isn’t this self something that is permanent, stable, eternal, and not subject to change?” (M 2)Một số những suy tư tương tự cũng thường phát khởi trong tâm, khiến ta sinh lòng nghi hoặc: “Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã” hay “Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã? Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại.” (M 2)
All these questions and considerations lead us down blind alleys and into the thickets of doubt and confusion.Tất cả các câu hỏi và suy tư này thường đưa chúng ta đi sâu vào những ngõ tối, sâu dầy lòng nghi hoặc, hoang mang.
Engaging in them keeps us from paying mindful attention to what is really important. Chìm đắm trong đó sẽ ngăn trở chúng ta chú tâm chánh niệm đến những gì thực sự quan trọng.
These kinds of questions can never be answered satisfactorily and just distract us. Những loại câu hỏi này không bao giờ có thể được trả lời một cách thỏa đáng mà chỉ làm chúng ta phân tâm.
But until we attain the first stage of enlightenment, they will linger in the mind. Nhưng cho đến khi chúng ta đạt được sơ thiền, chúng vẫn còn lảng vảng trong tâm.
The Buddha advised people simply to watch such questions arise and pass away. Đức Phật khuyên chúng ta chỉ nên quán sát những câu hỏi này khi chúng phát sinh và hoại diệt.
Do not follow them or worry about them. Đừng lo lắng hay chạy đuổi theo chúng.
Proceed with your attempts to understand and reflect upon what you can know by personal experience, not merely by reasoning, in this moment. Ngay trong hiện tại, cứ tiếp tục với những cố gắng tìm hiểu, dựa trên những gì ta có thể biết được qua kinh nghiệm bản thân, chứ không chỉ bằng lý luận.
Have faith in the Buddha’s path to happiness that so many people have followed to enlightenment.Hãy có lòng tin vào con đường đưa đến hạnh phúc của Phật giáo, vì đã có bao người tin theo và đạt được giác ngộ.
Faith, in Buddhist terms, means confidence—confidence based on what you have seen so far, and confidence in what you can project to be true based on what you have seen. Tín tâm, theo thuật ngữ Phật giáo, có nghĩa là lòng tin - dựa trên những gì ta đã chứng kiến và những gì ta nghĩ là đúng dựa trên kinh nghiệm đó.
For example, you have personally observed that whenever you were full of negative mental states, you suffered. Thí dụ, ta có thể tự quan sát rằng bất cứ khi nào tâm ta đầy các tâm sở bất thiện, thì ta cảm thấy đau khổ.
You recall that whenever you were full of positive states of mind, you felt happy. Ngược lại, khi nào tâm ta tràn đầy các tâm sở thiện, thì ta cảm thấy hạnh phúc.
When all these states changed you saw their impermanence. Khi tất cả các tâm sở này thay đổi, ta nhận ra được trạng thái vô thường của chúng.
These are facts. Đây là sự thật.
You can have confidence in this. Ta có thể tin tưởng như thế.
This kind of confidence keeps you on course until a deep realization of truth leaves no more room for doubt. Lòng tin này giúp ta tiến bước cho đến khi ta đạt được nhận thức sâu xa về chân lý khiến tâm ta không còn chỗ cho kiết sử nghi.
Belief in Rites and Rituals
Giới Cấm Thủ
The third fetter is an instinctive movement of the mind to find some source of assistance from outside, rather than from internal purification.Kiết sử thứ ba là một động thái đầy bản năng của tâm để tìm các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, hơn là từ sự thanh lọc nội tâm.
It manifests as clinging to belief in the efficacy of rules and rituals to bring enlightenment. Điều đó thể hiện qua sự tin chấp vào hiệu lực của những luật lệ, nghi lễ sẽ đem đến giác ngộ.
You may think that the highest happiness can be attained by performing ceremonies, engaging in celebrations, organizing processions, making offerings to the Buddha or to deities, chanting, praying, and saying mantras rather than meditating and applying the Buddha’s message to your daily life. Từ đó, ta nghĩ rằng hạnh phúc tuyệt đối có thể đạt được bằng cách thực hành các nghi lễ, tham gia vào các sự tế tụng, thiết lập các đàn tràng, cúng dường cho Phật hay cho các vị thần thánh, tụng kinh, cầu nguyện, và niệm chú, hơn là hành thiền và áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống hằng ngày.
This clinging wastes your time and blocks your ability to see the truth. Sự tin chấp này làm tổn phí thời gian và cản trở khả năng nhận biết chân lý của ta.
Thus you impede your progress along the path. Do đó ta tự làm trì trệ sự tiến bộ của mình trên con đường tâm linh.
Gross Greed
Dục Tham
The fetter of greed is the desire for any sensual pleasure.Dục tham kiết sử là lòng ham muốn các dục lạc.
It includes desire for any pleasant sights, sounds, smells, tastes, and tangibles, even the physical material body itself. Nó bao gồm lòng ham muốn đối với bất cứ cảnh tượng, âm thanh, mùi vị, và sự xúc chạm dễ chịu nào, kể cả thân xác này.
It also includes all thoughts, ideas, beliefs, and opinions. Nó cũng bao gồm tất cả những tư tưởng, ý nghĩ, quan niệm, và ý kiến mà mình ưa thích.
Hatred
Sân
The fetter of hatred is aversion to anything unpleasant, anything you don’t like.Kiết sử sân là sự ghét, ác cảm đối với bất cứ những gì khó chịu, bất cứ những gì mà ta không thích.
Subtle Desire for Existence
Ước Muốn Được Hiện Hữu
The subtle desire to exist in material or immaterial form, conceit, and the fetters of restlessness and ignorance are the most refined forms of greed.Ước muốn vi tế để được hiện hữu trong sắc giới hay vô sắc, lòng tự cao, và những kiết sử của trạo hối và vô minh là những hình thức vi tế nhất của lòng tham dục.
These five fetters form the last obstacles to full enlightenment. Năm kiết sử này hợp thành những chướng ngại cuối cùng của sự giác ngộ viên mãn.
 The subtle desire for existence in fine material or immaterial forms refers to the general will to live, to exist in some form, any form. Lòng ham muốn vi tế để được hiện hữu trong sắc giới hay vô sắc ám chỉ đến ý muốn được sống, được hiện hữu dưới hình thức nào đó, bất cứ hình thức nào.
The desire to exist “in” this physical body disappears with the removal of the grosser level of greed.Ước muốn được hiện hữu “trong” thân xác vật lý này biến mất khi ta đoạn trừ được lòng tham dục ở mức độ thô lậu hơn.
However, the desire to exist in a more refined, “fine material” form still remains, such as the desire for existence in some kind of ethereal body. Tuy nhiên, ước muốn được hiện hữu trong một hình thức tốt đẹp hơn, “siêu trần” hơn vẫn còn đó, như là ước muốn được hiện hữu trong những thân xác như thần tiên.
This is said to be the form of some of the higher gods. Người ta coi đó là hình tướng của các vị trời trên cao.
Or if not in an ethereal body, one desires to exist even with no body at all. Ngay cả khi không được có thân, ta vẫn ước muốn được hiện hữu.
This is said to be the future existence of those who have accomplished the highest level of concentration; they become the highest gods. Người ta tin đó là sự hiện hữu vị lai của các bậc đã đạt các quả vị thiền định cao nhất; họ đã trở thành các vị trời cao cả nhất.
Conceit
Mạn
Conceit refers to the experiential quality of seeming to exist as someone.Mạn kiết sử ám chỉ đến đặc tính coi mình hiện hữu như là một ai đó.
This fetter is the moment-to-moment sense of “I” from which so much misunderstanding and confusion flows. Kiết sử này là sự cảm nhận từng giây phút về “cái tôi” để từ đó sinh ra quá nhiều hiểu lầm, hoang mang.
The mind thinks “I…, I…, I…,” most of the time, never understanding that the sense of “I” is yet another impermanent and impersonal experience of the mental processes. Tâm luôn nghĩ “Ta…, Ta…, Ta…,” mà không hiểu rằng sự cảm nhận về “cái tôi” cũng chỉ là một trạng thái tâm vô thường và vô ngã trong quá trình tư duy.
For example, the mind may say, “I heard a sound,” but with wisdom comes the truth, the knowing that there was only a sound. Thí dụ, tâm có thể nói, “Tôi nghe âm thanh,” nhưng với trí tuệ là chân lý, là sự hiểu biết rằng chỉ có âm thanh.
Restlessness and Worry
Trạo Hối
The fetter of restlessness and worry is very subtle, unlike the hindrance of the same name.Kiết sử trạo hối (trạo cử và lo lắng) rất vi tế, không giống như chướng ngại có cùng tên.
Worry is a kind of fretting due to the expected future impact of having even the most subtle unwholesomeness remaining in the mind. Lo lắng là tâm trạng bức rứt do tác động của các lậu hoặc vi tế nhất còn sót lại trong tâm.
Worry causes restlessness, in which the mind cannot settle on anything. Lo lắng đưa đến trạo cử, khiến tâm không thể an trụ vào điều gì.
The fetter of restlessness and worry keeps the mind fluttering like a banner in the wind, so that it cannot stop and understand the truth of its own impermanence. Kiết sử trạo hối khiến tâm lay động giống như một tấm biển treo trước gió, vì thế nó không thể dừng lại để nhận biết sự thật về tính vô thường của bản thân.
It is as if the mind were startled again and again by fear of its nonexistence. Tâm dường như luôn lo lắng vì sợ không được hiện hữu.
Experienced meditators sometimes feel frustrated that restlessness comes up again and again.
This fetter never goes away completely until full enlightenment. Kiết sử này sẽ không bao giờ hoàn toàn mất đi cho đến khi hành giả đạt được Giác Ngộ viên mãn.
Ignorance
Vô Minh
Ignorance as a fetter refers to a persistent blindness to the nature of suffering, its source, its possible extinction, and the way to end suffering.Kiết sử vô minh ám chỉ sự mù quáng triền miên đối với bản chất của khổ, nguồn gốc của khổ, khả năng có thể đoạn diệt của khổ và phương cách để đoạn diệt khổ.
In other words, ignorance of the Four Noble Truths. Nói cách khác là vô minh về Tứ Diệu Đế.
The ten fetters are incredibly powerful.Mười kiết sử này mạnh mẽ không thể tưởng được.
When they arise in our awareness, hot as a boiling pot of water, it takes great effort to cool them down. Khi ta cảm nhận được sự có mặt của chúng, thì chúng đã sùng sục nóng như một nồi nước sôi, lúc đó ta cần nhiều nỗ lực để làm chúng nguội đi.
Why are they called fetters? Because like strong iron chains they keep us bound to suffering in this lifetime and to future repeated deaths and rebirths. Tại sao chúng được gọi là kiết sử? Vì giống như những sợi dây xích sắt cứng rắn chúng trói buộc ta vào khổ đau trong kiếp sống này và vào những sự tái sinh luân hồi không dừng dứt trong tương lai.
The functioning of these chains is subtle and insidious, but with mindfulness, we can discern how it happens.Chức năng của các sợi dây xích này rất vi tế, lắc léo, nhưng với tâm chánh niệm, chúng ta có thể biết nó vận hành như thế nào.
Let’s examine gross greed, the fourth fetter. Hãy thử quán sát kiết sử thứ tư: dục tham.
We know that we have senses—eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. Ta biết mình có các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm.
We can notice that these senses are in touch with the external world. Chúng ta cũng biết các căn này tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Because of the constant interaction between the senses and the objects of this world, pleasant feelings may arise, and then the desire for enjoying sensual pleasure arises in us. Vì sự tiếp xúc không dừng giữa các căn và các trần, dục lạc có thể phát sinh, rồi lòng ham muốn hưởng thụ các dục lạc này phát khởi trong ta.
With mindfulness, we can notice the arising of desire. Với tâm chánh niệm, ta có thể cảm nhận được sự phát khởi của ái dục.
If, for some reason, desire does not arise, we can notice this lack of desire as well. Nếu, vì lý do gì đó, ái dục không phát sinh, thì ta cũng nhận biết được sự thiếu vắng lòng ái dục.
Desire makes us want this thing or that thing, prefer this time or that time, like this person or that person—or situation, sight, sound, smell, taste, touch, thought.Ái dục khiến ta muốn thứ này hay thứ kia, thích lúc này hay lúc khác, yêu người này hay người kia - hay môi trường, cảnh vật, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm, ý nghĩ.
Because of all this liking or disliking, our mind is always either clinging or rejecting. Vì tất cả những sự thích hay không thích này, tâm ta luôn hoặc là bám víu hoặc là ghét bỏ.
Most significantly, we like life and cling to it, or we reject it. Đáng nói hơn cả là chúng khiến ta luyến ái cuộc sống này, bám víu vào đó hay chán ghét nó.
Thus gross greed for sensual pleasures strengthens the chain that binds us to repeated existence in this world. Do đó, lòng ham muốn đối với các dục lạc làm tăng thêm sức mạnh cho sợi dây xích trói buộc ta vào vòng luân hồi không dừng dứt.
Any fetter may arise at the instant of contact.Bất cứ kiết sử nào cũng có thể phát khởi ngay khi có sự tiếp xúc.
Let us look at the belief in a permanent self. Hãy xét về kiết sử thân kiến.
With contact, a feeling arises that may be pleasant, unpleasant, or neutral. Khi có sự tiếp xúc, một cảm thọ phát sinh mà có thể là dễ chịu, khó chịu, hay trung tính.
At that instant the notion of permanent selfhood arises: “This is ‘I’ that is making ‘me’ feel. Ngay lúc đó, ý thức về một cái ngã thường hằng phát sinh: Đó là ‘cái tôi’ khiến cho ‘tự ngã’ cảm nhận.
And this ‘I’ is in ‘me’ in a solid, unchanging, permanent way. Và ‘cái tôi’ này ở trong ‘tự ngã’ một cách thường hằng, bất biến và bền chắc.
” This fetter of belief in a permanent, eternal “I” binds us to seeking pleasant objects and rejecting unpleasant objects. Thân kiến kiết sử trói buộc ta vào việc tìm kiếm các đối tượng dễ chịu và chống đối các đối tượng khó chịu.
This “I” isn’t happy. “Cái tôi” không hạnh phúc.
It does not get exposed only to pleasant objects all the time, the way it wants to. Nó không thể chỉ tiếp xúc với các đối tượng dễ chịu, theo như ý nó muốn.
Objects surround us, and not all of them are pleasant. Cảnh trần bao bọc quanh ta, và không phải tất cả chúng đều dễ chịu.
If, however, we could really see that a feeling that arises is impermanent—if we could be aware of its appearance and disappearance—we wouldn’t hang onto it.Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thực sự thấy rằng một cảm thọ phát sinh là vô thường - nếu ta có thể ý thức về sự phát khởi và hoại diệt của nó - ta sẽ không bám víu vào đó.
We would move on. Ta sẽ bước tới.
If we could recognize that the nature of anything is to pass away, and let it go when it has passed, the mind would be relieved of the tension of seeking pleasant objects all the time. Nếu ta có thể nhận thức được rằng bản chất của sự vật là vô thường, để buông xả khi chúng hoại diệt, thì tâm ta sẽ thoát được khỏi sự căng thẳng của việc phải luôn tìm kiếm các đối tượng đem lại sự dễ chịu.
If we could remain mindful of whatever comes up, knowing that it must pass away, the fetter of belief in a permanent self would not appear. Nếu ta có thể duy trì chánh niệm vế tất cả các pháp sinh khởi, biết rằng chúng sẽ qua đi, thì thân kiến kiết sử sẽ không có mặt.
Let’s look at another fetter, the belief in rites and rituals.Hãy xét về một kiết sử khác: giới cấm thủ.
Perhaps you have a ritual of lighting a candle every morning and praying for relief from suffering. Có lẽ bạn có một nghi lễ là mỗi sáng phải đốt đèn cầy và cầu nguyện để được thoát khổ.
As you get up in the morning, you think, “Ah, I must do my ritual. Mỗi sáng thức dậy, bạn nghĩ, “A, tôi phải thực hiện nghi lễ của mình.
” You do not try to reduce your psychic irritants by cultivating wisdom, concentration, or wholesome states such as loving-friendliness.” Nhưng bạn không cố gắng để giảm thiểu tâm uế nhiễm bằng cách vun trồng trí tuệ, thiền định, hay các thiện pháp như là tình thương yêu.
Instead, you cling to the belief that performing this ritual in the morning will bring happiness. Thay vào đó, bạn bám víu vào niềm tin rằng thực hiện nghi lễ này mỗi buổi sáng chắc chắn sẽ mang đến hạnh phúc.
Years later, even if you never miss a day, you will not have moved an inch toward enlightenment. Làm thế thì bao năm sau, dầu bạn chẳng bao giờ bỏ qua một ngày thiếu ‘nghi lễ’, thì bạn cũng không đến gần hơn với Giác Ngộ.
When you watch your mind with attention, you can see the fetters arising when the senses make contact with the world.Khi quán sát tâm với chánh niệm, ta có thể thấy các kiết sử phát sinh khi các giác quan tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Until you reach enlightenment, each time any of the six senses contact their objects, fetters will arise. Cho đến khi ta đạt được giác ngộ, mỗi lần một trong sáu giác quan này tiếp xúc với đối tượng của chúng, các kiết sử sẽ phát khởi.
Mindfulness can help you discriminate between the senses, sensory objects, and the fetters as they arise. Chánh niệm có thể giúp ta phân biệt giữa các giác quan, đối tượng của giác quan, và các kiết sử khi chúng phát khởi.
When the fetters come up, you should use mindful effort to overcome them. Khi các kiết sử xuất hiện, ta cần sử dụng sự tinh tấn đầy chánh niệm để chế ngự chúng.
When they disappear, you should be mindful of that state, and when they do not appear, you should be aware of that state as well. Khi chúng hoại diệt, ta cũng cần chánh niệm về trạng thái này, và khi chúng không có mặt, ta cũng phải nhận thức về trạng thái đó nữa.
THE FIVE HINDRANCES
Năm Triền Cái
Out of the ten fetters come certain crude, extremely unwholesome mind states that prevent you from making any progress in your meditation or from doing things skillfully in your life.Từ mười kiết sử đó sinh ra một số các trạng thái tâm vô cùng bất thiện, cản trở ta tiến bộ trong việc hành thiền hay làm được điều gì tốt đẹp trong cuộc đời.
We call these mind states hindrances. Chúng ta gọi các trạng thái tâm đó là các chướng ngại (triền cái).
If a fetter is like wind, a hindrance would be like a tornado. Nếu kiết sử giống như là ngọn gió, thì chướng ngại là trận cuồng phong.
The hindrances create havoc for new meditators. Chướng ngại thật sự gây khó khăn cho các hành giả mới bắt đầu tu thiền.
The five hindrances are greed, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and worry, and doubt.Năm chướng ngại đó là tham, sân, hôn trầm thùy miên, trạo hối và nghi.
They arise out of the fetters according to circumstances, flaring up like flames from searing-hot coals. Chúng phát sinh từ các kiết sử trên tùy theo điều kiện, bùng phát lên giống như những ngọn lửa từ các đống than rực nóng.
But, like flames, hindrances can be doused with Skillful Effort, rightly applied. Nhưng, cũng giống như các ngọn lửa, chướng ngại có thể được dập tắt với Chánh Tinh Tấn, nếu áp dụng đúng cách.
The hindrances can be prevented by concentration or by steady mindfulness.Các chướng ngại có thể được ngăn chặn bằng thiền định hay bằng sự kiên trì chánh niệm.
Mindfulness or concentration cool the hindrances down and overcome them when they have arisen. Chánh niệm hay định tĩnh sẽ làm hạ nhiệt các chướng ngại và chế ngự chúng khi chúng phát khởi.
When the mind lacks any hindrances, it automatically becomes bright, luminous, and clear. Khi tâm không chất chứa bất kỳ chướng ngại nào, tâm tự động sẽ trở nên sáng suốt, thanh tịnh.
Such a mind is receptive to the development of wholesome states, to concentration, and to the ability to see clearly into the impermanent nature of things. Nhờ đó, tâm dễ nẩy sinh các trạng thái tâm thiện, đưa đến thiền định, đến khả năng nhận biết rõ ràng bản chất vô thường của vạn pháp.
Any of us can be rid of all these hindrances, at least temporarily. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể loại trừ các chướng ngại này, ít nhất là một cách tạm thời.
So long as the underlying ten fetters continue to exist, the hindrances may return to visit the mind, again and again. Bao giờ mà mười kiết sử cốt yếu vẫn còn hiện hữu thì các chướng ngại vẫn còn có thể quay trở lại để quấy nhiễu tâm, không lúc này thì lúc khác.
But with application of the four kinds of Skillful Effort, you can reduce and shorten their visits. Nhưng với sự thực hành bốn loại Chánh Tinh Tấn (tứ chánh cần), ta có thể giảm bớt và làm ngắn đi những sự xuất hiện của chúng.
When you become skillful in applying effort, the hindrances cause little or no problem to your meditation or to your daily life. Khi ta trở nên nhuần nhuyễn hơn trong việc áp dụng Chánh Tinh Tấn, các chướng ngại không thể gây nhiều khó khăn cho việc hành thiền hay trong cuộc sống hằng ngày của ta.
Greed
Tham
The hindrance of greed or covetousness is the desire to obtain things.Chướng ngại tham hay ái dục là ước muốn được chiếm hữu.
In meditation, this hindrance comes as greedy thoughts about food or things you want to possess, or as lust. Khi hành thiền, chướng ngại này xuất hiện như những ham muốn về đồ ăn hay vật chất mà ta muốn sở hữu, hay dục vọng.
Such thoughts can waste much of the meditation session, and indulging in them can become a difficult habit to break. Những tư tưởng đó làm mất rất nhiều thời gian hành thiền của ta, và nếu ta để bị lôi cuốn theo chúng, thì điều đó có thể trở thành một thói quen khó bỏ.
This trap of greed is not unlike the way monkeys are trapped in some cultures.Cái bẫy của lòng tham này thì không khác lắm với phương cách bẫy khỉ ở một số nước.
A trapper slices a small hole across the top of a coconut and empties out the liquid. Người đặt bẫy sẽ vạt một khoảng nhỏ ngang đầu trái dừa và đổ nước dừa ra.
He cuts some chunks of coconut flesh and leaves them in the bottom of the shell, then ties the shell tightly to a tree. Sau đó anh ta cắt một ít thịt dừa và đặt chúng dưới đáy trái dừa, rồi cột chặt trái dừa vào cây.
The monkey slips his hand into the hole and grabs the loose chunks of coconut. Con mồi, ở đây là các chú khỉ, sẽ thò tay vào trong cái lỗ nhỏ trên đầu trái dừa để lấy mấy miếng dừa.
He tries to pull out the coconut chunks, but his fist cannot come through the small hole. Nhưng bàn tay nắm đầy dừa sẽ không thể đi lọt qua được cái lỗ nhỏ này.
When the trapper returns, the greedy monkey is so attached to the bits of coconut he holds in his fist that he will not let go and withdraw his hand. Khi người đặt bẫy trở lại, anh ta sẽ dễ dàng bắt được chú khỉ tham ăn, quá bám víu vào mấy miếng dừa trong tay đến nỗi không thể buông chúng ra để thoát thân.
While the monkey is struggling, the trapper captures him.
It’s easy to feel sorry for the monkey. Chúng ta cảm thấy thương hại cho chú khỉ.
We have all been trapped by greed. Nhưng tất cả chúng ta đều đã từng bị mắc bẫy của lòng tham như thế.
Ill Will
Sân
The hindrance of ill will, including hatred, anger, and resentment, springs from the desire to avoid things we do not like.Sân chướng ngại, bao gồm cả sự hằn thù, giận dữ, và hờn trách, đều bắt nguồn từ lòng muốn trốn tránh những gì mà ta không ưa thích.
Ill will is compared to boiling water. Sân được so sánh với nước sôi.
When water is boiling, you cannot touch it without being scalded. Nor can you see the bottom of the pot. Khi nước đang sôi, chúng ta không thể nhìn thấy đáy nồi, và nếu chạm tay vào thì không khỏi bị phỏng.
In other words, ill will burns you more than it hurts someone else, and you’ll never find the true cause or “get to the bottom” of your hostile feelings while anger is boiling inside you. Nói cách khác, sân sẽ đốt cháy bản thân chúng ta chứ không phải người khiến ta sân, và ta cũng sẽ khó tìm được nguyên nhân đích thực (‘thấy được đáy nồi’) của cảm giác nóng nảy khi sân hận đang sôi sục bên trong ta.
Ill will also distorts our perceptions and sours our joys. Do sân, nhận định của ta cũng méo mó và tâm an lạc bị hủy diệt.
It is like a sickness that makes delicious food so tasteless that we cannot enjoy it. Nó giống như một loại bệnh khiến cho các món ăn ngon cũng trở thành vô vị để ta không thể hưởng thụ được.
Similarly, when our mind is filled with hatred, we cannot appreciate the fine qualities of the people around us. Tương tự, khi tâm tràn đầy lòng thù hằn, ta không thể cảm nhận được các đức tính cao đẹp của những người ở quanh ta.
Dullness and Drowsiness
Hôn Trầm Thụy Miên
During meditation it often happens that people struggle with greed and then with ill will.Trong lúc tọa thiền, hành giả thường phải tranh đấu với tâm tham, sân.
Once these are overcome, there is a moment of peace, but then the mind falls asleep! Dullness and drowsiness come out of the fetter of ignorance. Khi các chướng ngại này đã được chế ngự, hành giả vừa được có đôi giây phút bình an, thì sau đó lại cảm thấy uể oải, buồn ngủ (thụy miên, hôn trầm). Chướng ngại này phát sinh từ kiết sử vô minh.
Dullness is sluggishness of mind, while drowsiness is physical languor. Thụy miên là trạng thái tâm ù lì, đờ đẫn, trong khi hôn trầm là một trạng thái thân vật lý uể oải, buồn ngủ.
When we are feeling slothful or sleepy, it’s impossible to concentrate or to get any work done. Khi cảm thấy uể oải, buồn ngủ, ta không thể chú tâm hay làm được công việc gì.
It’s also impossible to practice mindfulness or to meditate. Cũng không thể thực hành chánh niệm hay tham thiền.
The hindrance of dullness and drowsiness is compared to being in prison. Chướng ngại hôn trầm thụy miên được so sánh với tình trạng bị tù tội.
When you are locked up, you do not know what’s happening outside the prison walls. Khi bị giam giữ, ta không thể biết việc gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài.
In the same way, when you allow your mind to sink into dullness or your body into drowsiness, you do not know what is happening around you or within you. Cũng thế, khi ta để thân tâm uể oải, muốn ngủ, ta không biết điều gì đang xảy ra chung quanh hay bên trong ta.
Restlessness and Worry
Trạo Hối
Worrying causes restlessness, so these two mental states go together.Lo lắng khiến ta không thể yên ổn (trạo cử), vì thế hai trạng thái tâm này đi chung với nhau.
Neither is conducive to clear thinking, clear understanding, or clear knowing. Cả hai (lo lắng và trạo cử) đều khiến tâm không có sự suy nghĩ sáng suốt hay sự hiểu biết, trí tuệ sáng suốt.
This hindrance is compared to slavery. Chướng ngại này được so sánh với sự bị nô lệ.
The slave works very hard to please his or her cruel master, always worrying and nervous in fear of punishment. Kẻ nô lệ làm việc vất vả để phục vụ người chủ độc ác của mình, luôn phải lo lắng, căng thẳng vì sợ bị hành phạt.
The more nervous and restless the slave gets, the more he or she will worry. Càng căng thẳng, bức rứt, thì họ càng khổ sở.
The slave never enjoys peace of mind. Họ chẳng bao giờ được hưởng tâm an lạc.
Doubt
Nghi Hoặc
The hindrance of doubt is perplexity, not knowing the right direction or where to turn.Chướng ngại nghi hoặc khiến hành giả bấn loạn, không biết phương hướng hay ngã rẽ nào để theo.
Doubt is sparked by thinking about things other than what you can observe happening in the present moment. Tâm nghi phát sinh do suy nghĩ về những điều khác hơn là những gì mà ta có thể quan sát xảy ra ngay trong giây phút hiện tại.
Doubt is like going into the desert without a map or a set of directions. Nghi được so sánh với người đi trong sa mạc mà không có bản đồ hay phương hướng gì.
When you walk through the desert, it’s easy to get confused because the landscape markings are hard to distinguish. Khi đi qua sa mạc, ta dễ bị lúng túng vì rất khó phân biệt các cảnh quang.
A given direction could be the right one or the wrong. Bất cứ phương hướng nào cũng có thể là sai hay đúng.
Just so, when doubt arises about the truth of the Buddha’s teachings, you become perplexed and have a hard time deciding what to do. Cũng thế, khi khởi tâm nghi ngờ về chân lý trong những điều Phật dạy, hành giả sẽ trở nên hoang mang, khó thể quyết định phải làm gì.
You sit there thinking, “Do people really become enlightened? Is this practice really going to help? Am I doing it right? Those other people seem to be doing it better.Người đó sẽ suy nghĩ, “Người ta có thực sự được giác ngộ? Không biết phương cách tu này có thực sự hữu ích? Ta tu hành có đúng không? Người khác hình như tu tốt hơn.
Maybe I should be doing it differently, or trying another teacher, or exploring something altogether different.” Có thể ta phải làm cái gì đó khác đi, hay thử tìm một vị thầy khác, hay khám phá điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.”
These doubts sap your energy, create confusion, and make it impossible to see anything clearly.Những mối nghi này làm tàn lụi nhiệt tâm, khiến ta hoang mang, không thể phán xét điều gì rõ ràng.
FOUR STEPS TO SKILLFUL EFFORT
Tứ Chánh Cần
Now we can discuss just how we deal with the mental weeds of hindrances and fetters and cultivate better states of mind.Giờ chúng ta có thể xét xem phải đối phó với những thứ cỏ dại triền cái và kiết sử trong tâm như thế nào, để vun trồng các trạng thái tâm tích cực hơn.
The Buddha taught a four-step approach to working with the mind. Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta một phương cách để rèn luyện tâm được như thế.
You should apply Skillful Effort to: Ta cần áp dụng Chánh Tinh Tấn để:
• prevent negative states of mind• ngăn chặn các trạng thái tâm tiêu cực
• overcome negative states of mind• chế ngự các trạng thái tâm tiêu cực
• cultivate positive states of mind• vun trồng các trạng thái tâm tích cực
• maintain positive states of mind• duy trì các trạng thái tâm tích cực
Preventing Negative States of Mind
Ngăn Chặn Các Trạng Thái Tâm Tiêu Cực
Your first line of defense is to prevent negative or unwholesome states of mind from arising in the first place.Cách đề phòng đầu tiên là ngăn chặn các trạng thái tâm tiêu cực hay các bất thiện pháp không để chúng phát sinh.
How? By maintaining unremitting mindfulness. Bằng cách nào? Bằng cách duy trì tâm chánh niệm không ngừng nghỉ.
Just that. Chỉ có vậy.
Mindfulness requires training, and training requires effort.Chánh niệm đòi hỏi sự thực hành, và sự thực hành đòi hỏi nỗ lực.
There are five points to mindfulness training: morality, mindfulness, wisdom, patience, and effort. Có năm điểm trong việc rèn luyện tâm chánh niệm: giới, chánh niệm, trí tuệ, lòng kiên nhẫn, và tinh tấn.
Effort is used with each of the other points. Tinh tấn được áp dụng với từng điểm nêu trên.
You start with good morality, which takes effort, as we saw in discussions of previous steps of the path. Ta bắt đầu với giới luật (đạo đức tốt), và việc này đòi hỏi phải có sự nỗ lực, như ta đã biết trong các chương trước về các bước trong Bát Chánh Đạo.
With morality as a stable base, you make the effort to exercise whatever mindfulness you can already remember to practice. Với giới luật làm nền tảng vững chắc, ta phải nỗ lực để thực hành bất cứ chánh niệm nào mà ta có thể nhớ.
One aspect of mindfulness is “remembering,” and this should be kept alive all the time. Một khía cạnh của chánh niệm là “nhớ,” và điều này cần phải được duy trì luôn luôn.
Again and again, you remember to reapply the mind to the present moment. Lần này đến lần khác, ta cần luôn nhớ hướng tâm đến giờ phút hiện tại.
You bring together more and more moments in which you are successfully mindful. Dần dần ta sẽ tích lũy được nhiều giây phút chánh niệm.
I’ve heard it said, “A moment of mindfulness is never wasted.” Không có giây phút chánh niệm nào là giây phút bị lãng phí.
You then apply your insights, bringing increasing wisdom to your efforts.Sau đó ta sử dụng tri kiến của mình, đem sự hiểu biết ngày càng sâu sắc vào các nỗ lực của mình.
You stop and think, “How did this go last time?” Feeling the impact of your mistakes gives you great incentive to avoid them in the future. Ta dừng lại và suy nghĩ, “Vấn đề này lần trước đã xảy ra như thế nào?” Cảm nhận được hậu quả của những sai lầm trong quá khứ khiến ta có nhiều động lực hơn để tránh chúng xảy ra trong tương lai.
You recall what you have learned and stop repeating mistakes. Quán tưởng đến những trải nghiệm của mình để không lặp lại các sai lầm đó.
This way, you mold your behavior very quickly. Bằng cách đó, ta nhanh chóng sửa đổi được cách cư xử của mình.
As your wisdom about reality deepens, you remind yourself repeatedly about your new priorities and become unwilling to let a moment go by without bringing up mindfulness and wisdom. Khi đã có thể nhìn thực tại sâu sắc hơn, ta sẽ luôn tự nhắc nhở mình về những gì là mục đích trước mắt và không để một giây phút nào qua đi một cách không chánh niệm, sáng suốt.
If you fail, you apply patience: you suffer the consequences and then patiently make the effort to be mindful again. Nếu thất bại, ta sử dụng lòng kiên nhẫn: chấp nhận hậu quả và rồi kiên trì nỗ lực lập lại tâm chánh niệm.
Developing steady mindfulness can be a lengthy process, so the Buddha gave his disciples some tips on how to protect their minds.Phát triển tâm chánh niệm vững chãi có thể là một quá trình lâu dài, vì thế Đức Phật đã chỉ bày cho chúng ta các phương cách để bảo vệ tâm.
He advised them to exercise “wise attention” and to avoid “unwise attention.” (M 2) Đức Phật khuyên chúng ta thực hành “như lý tác ý” (‘wise attention’) và để tránh “phi lý tác ý” (‘unwise attention’) (M 2).
He explained that you should stick to what you know to be true right now through the five senses. Ngài dạy rằng ta cần phải trụ vào những gì ta biết là đúng, qua năm uẩn, ngay hiện tại.
That is your own domain, your true home. Đó là lãnh địa của riêng ta, ngôi nhà thực sự của ta.
Thinking carries you away from that safe place. Tư duy có thể dẫn dắt ta xa rời nơi an toàn đó.
For instance, on hearing a sound during meditation, just know “sound,” instead of speculating about who made that sound and what it might mean. Thí dụ, trong lúc đang tọa thiền, nếu nghe một tiếng động, chỉ cần biết đó là “tiếng động,” thay vì thắc mắc ai gây ra tiếng động và tiếng động đó có ý nghĩa gì.
On noticing unpleasant sensations of coolness while at work, just observe this sensation without forming an opinion about the air-conditioning system of the building. Khi đang làm việc, cảm thấy lạnh, chỉ cần quán sát cảm giác này, không suy nghĩ, có ý kiến về hệ thống máy điều hòa trong tòa nhà.
As you wait at a bus stop, observe your thoughts as just passing phenomena, like the passing cars, without hitching a ride with them. Hãy xem dòng suy tưởng của ta giống như những chuyến xe buýt đi qua trạm đỗ, không dừng lại, đừng leo lên xe đi theo chúng.
The Buddha urged his monks to put up with the small uncomfortable realities of life without automatically trying to fix things.Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài chịu đựng những điều bất như ý nhỏ mọn trong cuộc sống mà không lập tức cố gắng sửa đổi chúng.
If you keep choosing to change things to get comfortable all the time, the mind gets fussy, and unwholesome states arise more quickly. Nếu ta luôn muốn thay đổi mọi thứ theo ý mình, thì tâm luôn bực bội, khiến cho các bất thiện pháp có thể dễ dàng phát sinh.
Let’s say you notice that the meditation room is too warm. Instead of getting up to adjust the thermostat or open the window, just notice the feeling of warmth. Thí dụ bạn nhận thấy thiền đường quá nóng, nhưng thay vì đứng dậy để điều chỉnh nhiệt kế hay mở cửa sổ, chỉ ý thức cảm giác nóng.
Notice the changes in your physical discomfort and your mind’s changing reactions to it. Quán sát sự thay đổi vật lý bên ngoài và các phản ứng thay đổi của tâm.
Learn to endure the small things. Rèn luyện chịu đựng những việc nhỏ mọn.
Of course, some people may carry this kind of advice too far. Tuy nhiên, có một số người tuân theo lời khuyên này một cách cứng nhắc.
If urgent things arise, you should mindfully take care of them! Dĩ nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, ta phải lập tức lo giải quyết chúng một cách có chánh niệm!
The Buddha also encouraged avoidance of foolish, unmindful people, since we all tend to pick up each other’s behaviors.Đức Phật cũng khuyên chúng ta tránh xa những kẻ ngu khờ, không có chánh niệm, dại dột, vì tất cả chúng ta thường có thói bắt chước theo người khác.
Associate with people who have qualities you want to emulate. Hãy giao tiếp với những người có các đức tính mà bạn muốn học tập.
Find a good spiritual friend who is upright, mindful, well restrained, and moderate in behavior. Hãy tìm một thiện hữu tri thức, có tánh thẳng thắn, kỷ luật biết kiềm chế, có chánh niệm, và cư xử điều độ.
Stick close and seek the advice of this person when needed. Hãy gần gũi và nghe theo lời khuyên của người này khi cần thiết.
The Buddha further advised his disciples not to notice the “signs and features” of any external stimulus that might give rise to unwholesome mind states.Đức Phật cũng nhắc nhở thêm cho các đệ tử của Ngài là đừng để ý đến “dấu hiệu và đặc điểm” của bất cứ các tác động ngoại tại nào mà có thể khiến các bất thiện pháp phát sinh.
“Sign” refers to the hook, the thing that catches your eye and makes you want to observe something more closely in order to rouse up some unwholesome state. “Dấu hiệu” ám chỉ đến cạm bẫy, những thứ bắt mắt chúng ta khiến chúng ta muốn quán sát chúng kỹ càng hơn để khơi dậy bất thiện pháp.
“Feature” refers to specific qualities of the object of your attention that may further stir up the unwholesome state. “Đặc điểm” ám chỉ những tính chất cá biệt của đối tượng chú ý của ta mà chúng có thể khuấy động tâm bất thiện.
For instance, a married man might be advised not to note or linger upon the coy behavior or the specific attractive features of a woman to whom he might become attracted. Thí dụ, một người đàn ông đã có gia đình có thể được khuyên đừng để ý hay vấn vương hành động quyến rũ hay nét đặc biệt hấp dẫn nào đó của người đàn bà mà anh ta có thể say đắm.
Similarly, a married woman might be well advised not to note whether a nice-looking man wears a wedding ring or allow herself to pause to admire his smile. Tương tự, người phụ nữ đã có gia đình cũng được khuyên là không nên để ý xem người đàn ông đẹp trai trước mắt mình có đeo nhẫn không hay dừng lại ngắm nụ cười của anh ta.
A story from the time of the Buddha illustrates this point. Một câu chuyện từ thời Đức Phật có thể minh họa rõ hơn điều này.
There was a monk whose vow of celibacy was threatened by recurring sexual fantasies.Có một vị tu sĩ mà lời nguyền sống độc thân của ông bị đe dọa bởi những ám ảnh về tình dục.
He practiced meditating on the body as a skeleton to rid himself of these troubling thoughts. Vị tu sĩ này quán chiếu thân như là một bộ xương để tự giải thoát mình khỏi những ý nghĩ xấu xa.
One day he was walking on a forest path. Một ngày kia ông đi trên một con đường qua cánh rừng.
A beautiful woman came along this same path, headed alone toward her parents’ house after a fight with her husband. Một phụ nữ đẹp cũng đi cùng đường, ngược hướng về nhà cha mẹ cô sau khi gây gổ với chồng.
When she saw the monk, she smiled at him as she passed. Khi thấy vị tu sĩ, bà mỉm cười chào ông.
A little while later, the woman’s husband came walking along the same path looking for his wife.Sau đó, người chồng trên đường đi tìm vợ mình, gặp vị tu sĩ.
When he saw the monk, he asked him, “Sir, did you see a beautiful young woman passing this way?” Anh ta bèn hỏi, “Thưa sư, sư có thấy một người phụ nữ trẻ đẹp đi ngang đường này không?”
“I don’t know whether it was a man or a woman,” the monk replied, “but I saw a skeleton passing this way.” (Vsm 1 [55])“Tôi không biết đó là đàn ông hay đàn bà,” vị tu sĩ trả lời, “nhưng tôi có thấy một bộ xương đi ngang qua.” (Vsm 1 [55])
The monk had prevented lustful thoughts from arising by applying Skillful Effort to his meditation practice.Vị tu sĩ đã ngăn chặn dục vọng của mình phát sinh bằng cách áp dụng Chánh Tinh Tấn trong việc hành thiền của mình.
He had thus protected his mind from unwholesome states. Do đó ông đã bảo vệ được tâm khỏi các uế nhiễm.
If you are able to maintain continuous mindfulness, nothing will upset you.Nếu ta có thể duy trì tâm chánh niệm liên tục, không có gì có thể kích động ta.
You will not become angry or agitated. Ta sẽ không giận dữ hay bực tức.
You can be patient no matter what anyone says or does. Ta có thể kiên nhẫn dầu ai đó nói gì hay làm gì.
You can stay peaceful and happy. Ta có thể vẫn giữ được sự bình tĩnh và hạnh phúc.
An unwholesome or negative state of mind cannot arise at the same moment as a moment of mindfulness. Một trạng thái tâm bất thiện, uế nhiễm không thể phát sinh cùng lúc với giây phút của chánh niệm.
Perhaps you find that preventing negative mind states is easy so long as you do not encounter unpleasant people or situations.Có thể bạn cũng thấy rằng việc kiềm chế các trạng thái tâm tiêu cực khá dễ dàng khi bạn không gặp phải người khó chịu hay hoàn cảnh khó xử.
When everything is going smoothly, it’s easy to keep your mindfulness intact. Khi mọi thứ đều xuôi buồm thuận gió, thì rất dễ giữ tâm chánh niệm không bị lung lay.
You might even congratulate yourself for being able to remain patient and accept praise for your self-control and forbearance from your family, friends, and colleagues. Bạn còn có thể tự khen mình đã giữ được bình tĩnh và đón nhận lời khen về sự tự kiềm chế, kiên nhẫn của bạn, từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
But when things start to go wrong, your patience and mindfulness may start to break down. Nhưng khi sự việc xảy ra không như ý muốn, thì lòng kiên nhẫn và chánh niệm của ta có thể bắt đầu đổ vở.
A story told by the Buddha describes how easily this can happen. Một câu chuyện được Đức Phật kể lại để minh chứng điều này có thể xảy ra một cách dễ dàng như thế nào.
Once there was a rich lady who had a dutiful and skillful servant woman.Xưa có một phụ nữ rất giàu, có một người đầy tớ rất giỏi giang và biết vâng lời.
The servant got up very early and started her work before anybody in the house woke up. Người đầy tớ luôn dậy sớm và bắt đầu công việc trước khi bất cứ ai trong nhà thức dậy.
She worked all day until very late in the evening. Cô ta làm việc cả ngày cho đến tận khuya.
Her only rest was a few hours of sleep each night. Mỗi đêm cô chỉ ngủ một vài tiếng.
Often, she heard the neighbors speaking very highly of her mistress.Cô thường nghe hàng xóm ca tụng về người chủ của mình.
They said, “This rich lady is very kind to her servant woman. Họ nói, “Vị mệnh phụ kia rất tử tế với người giúp việc.
She is very patient. Bà rất kiên nhẫn.
We never see her lose her temper. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bà giận dữ.
We wonder how she became such a wonderful person.” Chúng tôi không biết làm thế nào mà bà có thể trở nên là một người tuyệt vời như thế.”
The servant woman thought, “These people speak very highly of my mistress.Người đầy tớ nghĩ ngợi, “Những người này ca tụng chủ ta hết lời.
They do not know how hard I work to keep this house neat. Họ không biết ta đã làm việc cực nhọc thế nào để gìn giữ ngôi nhà này.
I must test for myself how kind and patient this lady is.” Ta phải tự kiểm chứng xem chủ ta tử tế và kiên nhẫn đến đâu.”
The next day, the servant woke up a little late.Hôm sau, người đầy tớ thức giấc trễ hơn mọi khi.
When the rich lady woke up, she noticed that the servant woman was still sleeping. Khi người chủ thức dậy thấy người giúp việc cho mình vẫn còn ngủ.
She scolded her, “You foolish woman! You slept until the sun came up. Get up this very minute and go back to work.” The servant woman got up. Bà la rầy cô, “Đồ hư! Mày ngủ cho tới khi mặt trời lên sao? Thức dậy đi làm việc ngay!” Người đầy tớ thức dậy.
She had not been asleep. Cô không có ngủ.
She was simply pretending to sleep. Cô chỉ giả bộ ngủ.
When she got up, she apologized to her mistress and started her work. Cô ngồi dậy, xin lỗi bà chủ và bắt đầu làm việc.
The next day, the servant woke up later than the previous day.Hôm sau nữa, người đầy tớ cố tình thức dậy trễ hơn ngày hôm trước.
The rich lady was furious. Bà chủ giận dữ.
She scolded the servant woman, using harsh words, and threatened that if the servant woman woke up late again, she would beat her. Bà rầy la người đầy tớ, dùng những lời thô tục, và đe dọa rằng nếu người đầy tớ dậy trễ lần nữa bà sẽ đánh cô.
On the third day, the servant woman woke up later still.Ngày thứ ba, người đầy tớ vẫn còn ngủ dậy trễ.
The rich lady was so enraged that she took a broom and struck the servant woman until her head was bleeding. Bà chủ quá giận đến nỗi bà lấy cây chổi và đánh người đầy tớ cho đến khi đầu cô ta chảy máu ra.
The servant woman ran out of the house with her bloody head and cried very loudly, “Look, friends! My mistress beat me up for getting up a little late today. Người đầy tớ chạy ra khỏi nhà với cái đầu đầy máu và la khóc lớn lên, “Ôi, bà con hãy nhìn đi! Bà chủ đánh tôi vì hôm nay tôi ngủ dậy hơi trễ.
Last night I worked until midnight, and I had a headache. Đêm hôm qua tôi phải làm việc tới tận nửa đêm, nên tôi bị nhức đầu.
Therefore, I slept a little later today.” Vì thế, bữa nay tôi dậy hơi trễ.”
The neighbors who had praised the rich lady for her patience and compassion quickly changed their views. (M 21)Những người hàng xóm đã khen tặng bà chủ có lòng kiên nhẫn và thương người, nhanh chóng thay đổi ý kiến. (M 21)
You may have experienced this same kind of breakdown after a long and relaxing vacation or when you return from a spiritual retreat.Có thể bạn cũng đã trải qua một sự thay đổi nhanh chóng như thế sau một kỳ nghỉ dường dài hay khi bạn vừa trở về từ một khóa an cư.
While you were away, your anger, impatience, jealousy, and fear were inactive, and you felt peaceful and happy. Trong thời gian đó, sân hận, bực dọc, ganh tỵ hay sợ hãi dường như đang ngủ yên, nên bạn cảm thấy rất bình an và hạnh phúc.
But the moment you came home, you got an upsetting phone message, or you saw a bill you forgot to pay, or someone stepped on your toe, and all your anger rushed back. In an instant, your peace of mind was gone. Nhưng ngay khi về đến nhà, bạn nhận được một tin nhắn trên điện thoại với lời lẽ cộc lốc, hay một hóa đơn phạt tiền vì bạn quên trả bảo hiểm, hay ai đó dẫm lên chân bạn; thì ngay lập tức tâm sân hận lại trổi lên, tâm bình an biến mất.
Then you wondered, “How can I maintain this happy vacation feeling or retreat feeling in everyday life?” Lúc đó bạn tự hỏi, “Làm sao để tôi có thể duy trì cảm giác như đang nghỉ hè hay cảm giác như đang tu thiền trong đời sống hằng ngày?”
The everyday answer is mindfulness.Câu trả lời là phải luôn chánh niệm.
You must remember that it is not some other person or some difficult situation that is causing your problems. It is your own past conditioning. Ta cần nhớ rằng không phải là tha nhân hay hoàn cảnh bên ngoài đem lại phiền não cho ta, mà chính là những duyên nghiệp trong quá khứ.
In addition to trying to maintain continuous awareness, learning to recognize the particular weaknesses in your mental habits can help you prevent unwholesome responses from arising. Ngoài việc cố gắng để luôn duy trì chánh niệm, việc rèn luyện để nhận ra các khuyết điểm của thói quen tâm lý cũng có thể giúp ta ngăn chặn những phản ứng tiêu cực phát sinh.
For example, suppose you go to buy a pair of gloves in an expensive store, and the salesperson is very rude.Thí dụ, bạn đi mua một đôi bao tay trong một cửa hàng sang trọng, và người bán hàng rất cộc cằn.
From past experience, you know that rude salespeople make you angry. Dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, bạn biết rằng mình sẽ nỗi giận khi người bán hàng thiếu lịch sự.
So, you take care to be especially mindful and head off any angry thoughts. Vì thế bạn cố gắng giữ chánh niệm thật kỹ, xua đuổi bất cứ ý nghĩ sân hận nào nỗi lên.
You reason with yourself by thinking: “Well, this salesperson is also a human being. Bạn tự lý giải với mình bằng cách suy nghĩ: “Thì người bán hàng này cũng là con người.
Perhaps he did not get a good night’s sleep. Có lẽ đêm qua anh ta không ngủ được.
Or he may have financial worries or family problems. Hay anh ta có những lo lắng về tiền bạc hay vấn đề gì đó trong gia đình.
Maybe he suffers from insecurities about people of my race or nationality. Có thể anh ta cảm thấy bất an đối với những người khác màu da hay quốc tịch.
Or maybe he’s not feeling very well today. Hay hôm nay anh không được khỏe.
That may be why he is unable to speak politely to his customers.” Đó có thể là lý do khiến anh ta thiếu kiên nhẫn đối với khách hàng.”
This technique may sound easy, but it’s not.Phương cách này nghe có vẻ dễ, nhưng không dễ thực hành.
Our minds have not been trained to prevent negative patterns of thinking. Tâm chúng ta chưa được rèn luyện để ngăn chặn các thói quen suy nghĩ tiêu cực.
Getting angry is very easy, criticizing others is very easy, worrying about tomorrow is very easy, desiring things is very easy. Nổi giận thì rất dễ, phê bình người khác cũng rất dễ, lo lắng về tương lai cũng dễ, ham muốn vật chất cũng rất dễ.
These habits of mind are like junk food. Những thói quen này của tâm cũng giống như là các loại thức ăn vặt.
Once you start eating a bag of potato chips, it’s hard to stop. Một khi ta đã bắt đầu mở một gói khoai tây sấy để ăn, thì ta rất khó dừng lại nửa chừng.
Preventing negative thoughts from arising is hard, too. Kiềm chế không cho các tư tưởng tiêu cực khởi lên cũng rất khó.
Once you are hooked, it is difficult to let go. Một khi ta đã dính vào đó, thì rất khó buông bỏ.
As the Buddha said: Như Đức Phật đã dạy:
Easy it is for the good to do good.Người tốt dễ làm tốt,
Difficult it is for the evil to do good.Người xấu khó làm tốt,
Easy it is for the evil to do evil.Người xấu dễ làm xấu,
Difficult it is for the good to do evil. (Ud V.8)Người tốt khó làm việc xấu.(Ud V.8)
It is very easy to do things that are harmful to oneself.Rất dễ làm những việc tự hại (cho) mình.
It is very difficult to do things that are beneficial to oneself. (Dh 163)Rất khó làm những việc lợi cho mình. (Dh 163)
Nevertheless, you should hold firmly to the knowledge that prevention is always easier than cure.Tuy nhiên, ta cần ý thức rõ ràng rằng phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.
Mindfulness practiced with Skillful Effort can prevent negative thoughts and actions from arising in the future. Chánh niệm đi đôi với chánh tinh tấn có thể ngăn chặn những suy nghĩ và hành động tiêu cực phát khởi trong tương lai.
Preventing harmful habits of body, speech, and mind is not impossible, if you train yourself in mindfulness. Việc phòng hộ các thói quen xấu nơi thân, khẩu và ý không phải là khó, nếu ta có thể tự rèn bản thân luôn chánh niệm.
When negative thoughts and actions do arise in spite of your sincere effort to prevent them, you should not be depressed or disappointed. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng hết sức mà vẫn không ngăn chặn được các tư tưởng và hành động bất thiện thì cũng không nên thất vọng hay nản lòng.
It doesn’t mean that you are a bad person, it just means you have more work to do. Không có nghĩa rằng bạn là người xấu, chỉ có nghĩa là bạn cần phải tu tập thêm.
Be happy in realizing that you have a helper to assist you: the effort to overcome negative states of mind. Hãy vui mừng trong ý thức rằng ta luôn có người phụ tá bên mình: sự nỗ lực để chế ngự các trạng thái tâm tiêu cực.
Overcoming Negative States of Mind
Chế Ngự Các Trạng Thái TâmTiêu Cực
Prior to full enlightenment, we cannot choose what thoughts will arise, so there’s no need to be ashamed or to react with aversion to whatever comes up.Trước khi đạt được giác ngộ viên mãn, chúng ta không thể chọn lựa tư tưởng nào sẽ phát khởi, vì thế không cần phải xấu hổ hay phản ứng chống lại những gì đã xảy ra.
We do choose, however, what thoughts we allow to proliferate. Tuy nhiên, chúng ta có thể chọn lựa để tư tưởng nào được phép phát triển.
Positive and wholesome thoughts help the mind. Các tư tưởng tích cực và thiện hỗ trợ tâm.
They should be cultivated. Chúng cần được vun trồng.
Negative and unwholesome thoughts, such as the five hindrances and the ten fetters, harm the mind. Các tư tưởng tiêu cực và bất thiện, như là năm chướng ngại (triền cái) và mười kiết sử, chỉ làm hại tâm.
They should be opposed immediately with Skillful Effort and overcome. Chúng cần phải được tấn công và chế ngự ngay bằng Chánh Tinh Tấn.
This is the Buddha’s own advice. Đó là lời khuyên của Đức Phật.
Overcoming the Hindrances
Chế Ngự Các Chướng Ngại
How you respond to a hindrance depends upon how entrenched it is.Chúng ta phản ứng như thế nào đối với một chướng ngại tùy thuộc vào mức độ chấp thủ của ta.
Hindrances do not arrive full-blown. Khi vừa phát khởi, chướng ngại còn yếu ớt.
They start as a single negative mind moment and then proliferate. Chúng bắt đầu bằng một sát na tâm tiêu cực lẻ loi, rồi dần tăng trưởng.
The sooner you catch this train of thought, the easier it is to stop it. Ta càng ý thức được dòng chảy này càng sớm, thì càng dễ ngăn chặn nó.
Any time hindrances are present, you cannot make progress with mindfulness or concentration. Bất cứ khi nào chướng ngại có mặt, ta không thể có tiến bộ trong chánh niệm hay thiền định.
At first it is very simple.Bước đầu rất đơn giản.
A hindrance arises, and you simply notice it. Khi một chướng ngại phát sinh, ta chỉ cần ý thức được sự có mặt của nó.
You notice, for instance, that you are having greedy, angry, confused, or worried thoughts or that your mind has become trapped in a restless, dull, or depressed state. Thí dụ ta ý thức rằng tâm tham, sân, hay nghi đang khởi lên; hoặc tâm ta đang bị rơi vào trạng thái bất an, trạo cữ, hay trầm cảm, chán chường.
At this first level, the hindrances are very weak, so the method of overcoming them is mild as well. Ở giai đoạn khởi đầu, các chướng ngại này rất yếu, vì thế phương pháp để chế ngự chúng cũng nhẹ nhàng thôi.
You simply notice the presence of the negative mind state. Ta chỉ cần nhận biết sự có mặt của chúng.
By mere attention, the negative thought fades away, and you notice its absence and how this absence gives rise to thoughts of generosity, loving-friendliness, and wise clarity. Chỉ ý thức không thôi, triền cái vừa phát khởi, sẽ tàn lụi, khiến ta ý thức được sự vắng mặt của nó và sự vắng mặt này cho phép các thiện pháp như từ bi, lòng thương yêu, và tri kiến có thể phát khởi như thế nào.
If a hindrance has developed beyond that initial stage, you have to take stronger measures.Nếu một chướng ngại đã phát triển vượt khỏi giai đoạn khởi đầu, ta cần sử dụng những biện pháp mạnh hơn.
First, look at the negative thought with complete mindfulness. Trước tiên, hãy quán sát chướng ngại đó với tâm hoàn toàn chánh niệm.
Pay it total attention. Dồn tất cả chú tâm vào đó.
Notice its impact on your mind and body. Notice how it blocks your mental development. Nhận biết ảnh hưởng của triền cái đó trên thân và tâm, biết rằng nó cản trở sự phát triển tâm linh của ta như thế nào.
Look at its impermanent nature. Nhận biết tính chất vô thường của nó.
Look at the impermanent nature of the circumstances, appearances, moods, tastes, interests, and numerous other conditions that caused the thought to arise. Sự vô thường của hoàn cảnh, hình tướng, mùi vị, cảm giác và nhiều những điều kiện khác nữa đã khiến cho chướng ngại này phát sinh.
Reflect on the harm you might cause yourself by entertaining this negative thought and the worse harm that might come from acting upon it. Quán chiếu về những tai hại mà ta có thể mang đến cho bản thân nếu ta dung dưỡng bất thiện pháp này, và nguy hiểm hơn nữa nếu ta hành động, phản ứng theo sự điều khiển của triền cái đó.
Now, reason with yourself.Bây giờ, hãy lý giải với bản thân.
Remind yourself that everything is impermanent and that the situation that caused this thought or mind state to arise will certainly change. Hãy tự nhắc nhở rằng tất cả mọi thứ đều vô thường và hoàn cảnh làm phát sinh chướng ngại này hay trạng thái tâm phát sinh chắc chắn sẽ không kéo dài.
For example, if someone has said something that angers you, remind yourself of the problems you face in your life—concerns about money or health, worries about your job or family. Thí dụ, nếu ai đó đã nói điều gì khiến ta nổi giận, hãy nghĩ đến những vấn đề mà ta phải đối mặt trong cuộc sống - lo lắng về tiền bạc, sức khỏe, ưu tư về công việc hay gia đình.
Tell yourself that this person may be experiencing similar problems. Có thể người đó cũng đang phải đối phó với những vấn đề giống như ta.
You do not really know what is going on in someone’s mind at any given moment. Ta thực sự không thể biết điều gì đang diễn biến trong tâm người khác.
Frankly speaking, you do not know even what is happening in your mind at any given moment. Đúng hơn, ta còn chưa biết điều gì đang xảy ra trong tâm mình vào bất cứ lúc nào.
Your state of mind depends on numerous conditions. Trạng thái tâm của ta tùy thuộc vào rất nhiều điều kiện.
In fact, everything that happens depends on many different causes and conditions. Thật ra, bất cứ điều gì xảy ra cũng tùy thuộc vào nhiều nhân duyên.
Reflecting in this way may cause your negative mind state to fade. Quán chiếu theo cách đó có thể khiến cho trạng thái tâm tiêu cực của ta qua đi.
Say you wake up in the morning in a bad mood.Thí dụ, một buổi sáng kia bạn thức dậy với tâm trạng không vui.
You do not know any specific reason why you feel upset, angry, depressed, edgy, or grouchy. Bạn không biết lý do tại sao bạn cảm thấy buồn bực, trầm cảm, căng thẳng, hay quạu quọ.
But if you think very carefully, you may remember that you ate some spicy food for dinner or watched TV for several hours before going to bed. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ lại, bạn có thể nhớ rằng buổi tối hôm trước bạn đã ăn nhiều chất cay hay xem truyền hình hàng giờ trước khi đi ngủ.
Yet eating spicy food or watching TV are not themselves the causes for your bad mood this morning. Nhưng chúng không phải là lý do khiến bạn bực bội như thế sáng nay.
These actions are themselves the results of other causes. Chính chúng là kết quả của những nguyên do khác.
Maybe you had an argument earlier in the day with your son or your husband and watched TV longer than usual because you were upset or anxious. Có thể ngày hôm trước đó bạn đã cãi vã với chồng, không vừa lòng với con cái, hay lo lắng điều gì đó, khiến bạn xem truyền hình lâu hơn hay ăn nhiều hơn.
Then you might remember that your argument was triggered by a bad situation at the office, which was itself the result of other causes and conditions. Rồi bạn lại nhớ bạn cãi vã với chồng là do bạn bực mình với người bạn đồng nghiệp ở sở làm, mà chuyện bực mình này, tự nó lại là kết quả của những nguyên nhân và điều kiện khác.
Thus everything we experience has causes and circumstances behind it—many more than we can analyze or even know. Tóm lại, tất cả mọi thứ mà chúng ta trải nghiệm đều có nguyên nhân, hoàn cảnh đằng sau đó - nhiều hơn những điều mà ta có thể suy đoán hay biết đến.
All of these causes are related to each other. Tất cả các nhân duyên liên hệ chồng chéo lên nhau.
No single event can cause anything else. Không có một lý do duy nhất nào có thể khiến bất cứ điều gì xảy ra.
Therefore there is no need to make your negative mind state worse by blaming yourself for it—or by blaming anyone else! Do đó không cần phải làm cho tâm thêm não phiền bằng cách tự trách mình - hay đổ lỗi cho người khác!
Moreover, you can remind yourself that, fortunately, all events and situations change.Hơn nữa, chúng ta nên nhớ rằng, may mắn thay, tất cả mọi hoàn cảnh, mọi tâm trạng đều thay đổi.
Nothing ever remains the same. Không có gì mãi mãi trường tồn.
When you feel utterly desperate, you may believe that nothing will ever change. Khi đang ở trong một hoàn cảnh tuyệt vọng hay hạnh phúc quá sức, ta có thể nghĩ rằng sẽ không có gì thay đổi.
However, when you look more closely, you can see that this belief is mistaken. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ thấu đáo, ta có thể thấy rằng niềm tin này là sai lệch.
People do change. Con người thay đổi.
Situations change. Hoàn cảnh thay đổi.
You change. Bản thân ta thay đổi.
There is nothing that does not change. Không có gì là không thay đổi.
Therefore, as time passes, that depressing mood or angry state of mind also changes. Do đó, với thời gian, trạng thái trầm cảm hay tâm sân hận gì cũng không còn.
Your feeling about an unpleasant person or situation changes. Cảm nhận về một người hay một hoàn cảnh bất như ý cũng thay đổi.
Your attitude changes. Other people’s attitudes change. Thái độ của ta, của người cũng thay đổi.
Sometimes when you are in a bad mood, or in a good one, you think that your mood will never change. This very thought of “this will never change” is also changing.
When you come to this realization, you relax a little, and your negative thoughts start to fade. Khi đã nhận thức được như thế, ta sẽ cảm thấy thư giãn hơn, và các tư tưởng tiêu cực của ta bắt đầu qua đi.
The most difficult kind of negative thought to overcome is one that you do not notice until it is deeply entrenched. Such thoughts block the mind and prevent it from developing.Loại tư tưởng tiêu cực khó chế ngự nhất là loại mà ta không ý thức được cho đến khi gốc rễ của nó đã ăn sâu trong tâm. Các vọng tưởng này che mờ tâm trí và ngăn cản nó phát triển.
You may notice the existence of such thoughts when you sit down to meditate and work with your practice of mindfulness or concentration. Bạn có thể nhận biết sự có mặt của chúng khi bạn ngồi thiền, rèn luyện tâm chánh niệm hay thiền định.
You cannot focus your mind on the breath because some negative thought whirls round and round in your head. Khi vọng tưởng luôn khởi lên trong tâm, ta không thể chú tâm vào hơi thở.
In such cases, you need to use stronger effort. This may be the time to develop insight by examining the problematic thought. Trong những trường hợp như thế, ta cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn. Đây có thể là cơ hội để ta phát triển tri giác bằng cách quán sát các vọng tưởng đó.
If so, you temporarily put aside your plan to work on concentration or to observe the rising, peaking, and falling away of sensations and mental states, and set your mind to examining thoroughly what is going on. Nếu thế, tạm thời ta sẽ để qua một bên dự định chú tâm hành thiền hay quán sát sự phát khởi, tăng trưởng và hoại diệt của các trạng thái, cảm giác nơi thân và tâm, mà để tâm quán sát thật thấu đáo những gì đang xảy ra.
The method to use for this examination is given in step two in the section on Mindfulness of Skillful Thinking. Phương pháp cần sử dụng cho sự quán sát này được nêu ra ở bước thứ hai trong phần về chánh niệm của Chánh Tư Duy.
If you would prefer to get on with your intended practice, however, there are several remedies you can use. Tuy nhiên, nếu ta thích tiếp tục với sự thực hành như đã định, có vài phương cách ta có thể sử dụng.
They are listed in order of increasing forcefulness. Chúng được liệt kê dưới đây theo thứ tự của cường độ nỗ lực.
If one fails, try the next. Nếu một phương cách thất bại, hãy thử cái kế tiếp.
• Ignore it.- Đừng chấp theo vọng tưởng.
• Divert the mind to something else.- Hãy hướng tâm đến điều gì khác.
• Replace the hindrance by its opposite.- Hãy thay thế chướng ngại đó bằng đối lực của nó.
• Reflect on fact that every hindrance arises from a great number of causes and conditions and is in flux.- Hãy quán chiếu về sự thật rằng tất cả mọi chướng ngại phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân, điều kiện và chúng luôn thay đổi.
• With clenched teeth, pressing the tongue against the upper palate, apply all your energy to overcome it.- Cắn răng lại và ép sát lưỡi vào vòm trên, dùng tất cả sức lực để chế ngự chướng ngại đó.
Let’s say, for example, that you keep thinking angrily about a dispute with your friend.Thí dụ, bạn cứ tức giận không nguôi sau khi tranh cãi với một người bạn.
Simply paying attention to the thoughts has not brought you relief. Bạn quán chiếu về sân triền cái không kết quả.
Reasoning with yourself has also failed. Tự lý giải cũng thất bại.
You have also tried ignoring the thoughts. Bạn cũng đã cố gắng không chấp theo chướng ngại đó.
(As the Buddha said: “All things arise in [your] mind only when you pay attention to them. ” (A IV (Eights) IX. (Như Đức Phật đã dạy: “Tất cả mọi thứ chỉ phát khởi trong tâm khi bạn chú tâm đến nó.” (A IV (Eights) IX.
3) When you do not pay attention to any kind of thought, it wastes away.3) Khi bạn không để ý đến bất cứ tư tưởng nào, thì nó sẽ qua đi.
Yet this method, too, has failed to overcome your angry state of mind.Tuy nhiên, nếu phương cách này cũng không thể giúp bạn chế ngự tâm sân của mình.
When you sit down to meditate, the conversation you had with your friend keeps replaying in your mind. These thoughts fuel your anger and make it impossible for your mind to settle down. Lúc hành thiền, cuộc tranh cãi lại lởn vởn trong đầu, khiến bạn thêm tức giận và tâm bạn không thể nào an.
What can you do? You can try diverting your mind to something else.Ta có thể làm gì trong trường hợp đó? Ta có thể cố gắng hướng tâm đến một điều gì hoàn toàn khác.
Switch your attention to something completely different, such as the pleasant activities you have planned for tomorrow. Thí dụ về những công việc hữu ích mà ta sắp thực hiện ngày mai.
If that fails, divert your mind to the opposite of anger, loving-friendliness. Nếu thất bại, hãy hướng tâm đến tình cảm đối nghịch với sân hận là tình thương yêu.
Recall times of peace and harmony you have had with your friend. Hãy nghĩ đến những tình cảm thân thiết mà ta và bạn đã chia sẻ.
Allow these good memories to fill your mind. Hãy để những kỷ niệm tốt đẹp này tràn đầy tâm ta.
Then try to send loving thoughts to your friend. Sau đó cố gắng hướng những tư tưởng thương yêu đến người bạn đó.
If this seems too difficult, send loving thoughts to your child or stir up loving feelings by reflecting on the qualities of your teacher or someone else whom you love. Nếu điều này có vẻ quá khó, hãy hướng tình cảm thương yêu đến con của ta hay một vị thầy nào mà ta kính ngưỡng.
When you are radiating loving thoughts, there is no room in your mind for anger. Khi trái tim tràn đầy những tình cảm thương yêu, thì không còn có chỗ cho sân hận.
If the angry thoughts still persist, take a hard look at them.Tuy nhiên, nếu sân hận vẫn chưa qua đi, thì hãy quán sát nó thật thấu đáo.
Notice how they change, arising and passing, appearing and disappearing. Nhận biết những chuyển biến của nó: phát khởi, tăng trưởng hoại diệt, có mặt, rồi biến mất như thế nào.
Consider the loss you suffer to your own peace of mind and to your spiritual development from entertaining unwholesome mind states. Hãy nghĩ đến những tổn hại ta tự gây cho tâm và sự tiến bộ tâm linh, khi ta tiếp tục dung dưỡng trạng thái tâm tiêu cực này.
If all else fails, you must crush the negative thought with all your might—according to the Buddha’s own words, “like a strong man might crush a weaker man.” Nếu tất cả đều thất bại, ta phải dồn hết sức lực của mình để hủy diệt chướng ngại đó - nói theo lời Đức Phật, “như là một kẻ mạnh có thể đàn áp người yếu hơn.”
In other words, you must never let the unwholesome thought win.Tóm lại, ta không bao giờ để các chướng ngại (triền cái) có thể thắng.
You may be thinking that this method of gritting your teeth and crushing a negative thought seems so harsh, so unlike any other instructions you may have heard for dealing with the mind. Bạn có thể nghĩ rằng phương pháp cắn răng lại, gồng mình lên, để diệt sát một trạng thái tâm tiêu cực có vẻ quá thô bạo, quá khác với những lời dạy mà bạn đã được nghe qua.
You might even think that it seems out of character with the gentle nature of Buddhism. Bạn cũng có thể nghĩ rằng phương cách này có vẻ không thích hợp với bản chất hiền hòa của Phật giáo.
But forceful effort is quite consistent with the Buddha’s life and teaching.Nhưng sự nỗ lực mạnh mẽ này hoàn toàn phù hợp với giáo lý của Đức Phật.
He taught us to strive with diligence. Ngài luôn dạy chúng ta phải tinh tấn.
As we have noted, Skillful Effort is the fuel that powers our accomplishment of every step on the path to happiness. Chánh Tinh Tấn chính là nguồn năng lượng dung nạp để giúp ta hoàn tất các bước trên con đường đến hạnh phúc.
With Skillful Effort we take precautions to prevent harmful thoughts, words, and deeds. Với Chánh Tinh Tấn chúng ta cẩn trọng, tránh các ý nghĩ, lời nói, và hành động bất thiện.
With Skillful Effort we overcome tension, anxiety, worry, fear, and resentment. Với Chánh Tinh Tấn chúng ta chế ngự lo âu, căng thẳng, sợ hãi, và oán hận.
With Skillful Effort we practice mindfulness to cultivate those wonderful qualities within us that we are not yet aware we have. Với Chánh Tinh Tấn chúng ta thực hành chánh niệm để vun trồng những đặc tính tuyệt vời bên trong ta mà ta có thể chưa từng biết đến.
Arouse your wonderful qualities and bring them to the surface of your mind.Hãy đánh thức các đặc tính tuyệt vời đó và làm chúng hiển lộ trong tâm.
With Skillful Effort, maintain them and do not forget them. Practice them repeatedly over and over. Với Chánh Tinh Tấn, duy trì và không xao lãng chúng, luôn thực hành chúng.
As the Buddha said: “Let my blood dry up! Let the flesh of my body wither away! Let my body be reduced to a skeleton! I will not get up from this meditation seat without attaining enlightenment.” (M 70) Như Đức Phật đã tuyên thuyết: “Dầu cho máu ta có khô đi! Dầu cho da thịt ta có tan rã! Dầu cho thân ta có trở thành một bộ xương khô! Ta cũng không đứng lên khỏi chỗ ngồi thiền nếu không đạt được giác ngộ.” (M 70)
From the day he attained enlightenment until he passed away, the Buddha reminded people to be similarly diligent in their spiritual efforts.Kể từ lúc chứng đắc cho đến khi nhập diệt, Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta cũng phải tinh tấn như thế trong nỗ lực tâm linh.
In spite of this teaching, sometimes people say that spiritual growth takes “effortless effort.”Trái với những lời dạy này, đôi khi người ta nói sự phát triển tâm linh chỉ cần “sự tinh tấn không gắng sức” (effortless effort).
I’m sorry to disillusion you, friends, but there is no effortless effort. Tôi rất tiếc phải làm các bạn thất vọng, nhưng không có sự tinh tấn nào mà không cần nỗ lực.
Effort must be balanced. Sự tinh tấn cần phải cân bằng, điều độ.
Too much effort or unskillful effort can cause more stress for the mind and lead to a downward spiral into unwholesome states. Quá nhiều nỗ lực hay nỗ lực không đúng chỗ có thể khiến tâm căng thẳng hơn và dẫn đến sự thôi chuyển vào các bất thiện pháp.
Yet if effort is too slack, you will become bored or tired or lose interest. Tuy nhiên nếu lơ là tinh tấn, ta sẽ trở nên chán nản, mệt mỏi hay mất hứng thú.
Then you must make unrelenting effort to bring effort back into balance with other wholesome mental factors. Lúc đó ta phải có những nỗ lực mạnh mẽ để cân bằng tinh tấn trở lại với các thiện pháp khác.
The truth is that you can never achieve anything great without effort.Sự thật là ta không bao giờ có thể đạt được bất cứ điều gì đáng kể mà không cần có sự nỗ lực.
Every great invention took effort. Tất cả mọi phát minh vĩ đại đều cần đến sự nỗ lực.
The electric light, the automobile, and the computer did not happen because someone just sat back and relaxed. Bóng đèn điện, xe hơi, và máy vi tính không thể có nếu người ta chỉ lo nghỉ ngơi, thư giãn.
The inventors worked very hard on their projects. Các nhà phát minh đã phải nỗ lực mạnh mẽ trong công trình nghiên cứu, tìm tòi của họ.
If you undertake a big project like meditation, you must be willing to make a great effort to achieve your goal. You must also be willing to discipline yourself, if necessary. Nếu bạn muốn thọ lãnh một đại nguyện như là tu thiền, thì bạn phải có ý muốn nỗ lực mạnh mẽ để đạt được mục đích của mình, cũng như một sự tự kỷ luật cao, nếu cần.
A story about the Buddha makes this point clear: Có câu chuyện kể về Đức Phật có thể làm rõ hơn điểm này.
A horse trainer asked the Buddha, “How do you train disciples?”Một người nài ngựa thưa hỏi Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn huấn luyện các đệ tử của Ngài như thế nào?”
Buddha asked him, “How do you train horses?”Đức Phật hỏi lại anh ta, “Thế người huấn luyện ngựa như thế nào?”
The trainer answered, “I apply gentle ways.Người nài ngựa trả lời, “Con áp dụng những phương cách nhẹ nhàng.
If that does not work, I apply harsh methods. Nếu không kết quả, con sử dụng bie pháp cứng rắn.
If I cannot train them by harsh methods, I kill the horses.” Nếu cũng không kết quả, con sẽ giết lấy thịt mấy con ngựa đó.”
Buddha said, “I do the same thing.Đức Phật đáp, “Ta cũng làm như thế.
I use a gentle method. Ta dùng một phương pháp nhẹ nhàng.
If by using that method, I cannot train my disciples, I use harsh methods. Nếu không kết quả, ta cũng sẽ dùng biện pháp cứng rắn.
If I cannot train them by using harsh methods, I kill them.” Nếu ta không thể rèn luyện họ bằng các phương pháp cứng rắn, ta giết họ.”
Then the horse trainer said, “You are supposed to be teaching nonviolence! How can you kill?”Lúc đó người nài ngựa nói, “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thường dạy những sự bất bạo động! Sao Ngài có thể giết hại?”
Then the Buddha explained his killing method.Lúc đó Đức Phật giải thích phương cách “giết” của Ngài.
He “killed” an offending person by boycotting or ignoring the person totally, who was then cut off from the community of monks. (A II (Fours) XII.1) Ngài “giết” một người có lỗi bằng cách tảng lờ hay hoàn toàn không để ý đến người đó, sau cùng thì người đó sẽ bị loại khỏi cộng đồng tăng già. (A II (Bốn) XII.1)
The suttas tell of a famous incident in which the Buddha used this method:Các kinh kể về một sự kiện rất nổi tiếng trong đó Đức Phật đã sử dụng phương pháp này:
The Buddha had an old friend named Channa.Đức Phật có một người hầu tên là Channa.
He had been the Buddha’s charioteer and playmate when they were children, and he was the charioteer who drove Siddhattha out of the palace to live an ascetic life. Ông là người đánh xe trong cung và từng chơi đùa với Đức Phật khi họ còn là những đứa trẻ. Ông chính là người đánh xe đưa thái tử Siddhattha rời khỏi kinh thành để sống cuộc đời của một vị sa môn.
Channa went forth as a monk when he was advanced in age. Khi luống tuổi, ông cũng trở thành một sa môn.
Because of the role he had played in the Buddha’s life, Channa took all the credit for the accomplishments of the Buddha and became very proud. Vì vai trò của ông trong cuộc đời Đức Phật, Channa coi tất cả những sự thành tựu của Đức Phật như là do công sức của ông và trở nên rất cao ngạo.
From the time of his ordination he showed disrespect for the Sangha. Sau khi xuất gia, ông thường tỏ thái độ bất kính đối với tăng đoàn.
For example, when senior monks visited him, he did not perform the customary duties such as getting up and offering them a seat or bringing them water to wash their feet and faces. Thí dụ, khi các vị trưởng lão tăng thăm viếng, ông không tuân thủ các nghi lễ như là đứng dậy chào hỏi, mời họ ngồi hay đem nước rửa mặt, rửa chân cho họ.
The Buddha told Channa that his behavior was very arrogant.Đức Phật quở rằng thái độ của Channa rất ngạo mạn.
He said to him, “You must respect these monks.” Ngài đã khuyên, “Ông phải kính trọng các vị tỳ kheo này.”
But Channa never obeyed the Buddha. Nhưng Channa chẳng bao giờ tuân lời Đức Phật.
Finally, when Buddha was going to pass away, Venerable Ananda asked the Buddha what to do with Channa.Cuối cùng, khi Đức Phật sắp nhập diệt, đại đức Ananda hỏi Đức Phật ông phải đối xử thế nào với Channa.
The Buddha asked the community to boycott him. Ananda was assigned the task of pronouncing the boycott. Đức Phật bảo tăng đoàn hãy đừng để ý đến Channa nữa, và đạo đức Ananda được giao nhiệm vụ tuyên bố điều này với tăng đoàn.
When the Buddha passed away, Channa was so shocked and grief-stricken that he began to think, “All my reputation, power, and courage came from the Buddha.Khi Đức Phật nhập diệt, Channa quá đỗi sốc và đau đớn đến nỗi ông bắt đầu suy nghĩ, “Tất cả tiếng tăm, quyền lực, và can đảm của ta đều dựa vào Đức Phật.
Now that he is gone, I have no support from anybody. Giờ Ngài đã ra đi, ta không còn ai che chở nữa.
Now the whole world is empty. Giờ cả thế giới đều trống vắng.
I have offended many monks, and they are no longer my friends.” Ta đã xúc phạm bao vị sa môn, và họ không còn là bạn ta nữa.”
When Ananda pronounced the boycott on Channa, Channa was shocked a second time, and he passed out.Khi đại đức Ananda thông báo việc Channa bị tẩy chay, Channa lại bị sốc lần thứ hai và ông ngất xỉu.
When he regained consciousness, he became very humble. Khi tĩnh lại, ông trở nên rất khiêm tốn.
The Buddha knew that Channa would respond this way. Đức Phật biết rằng Channa sẽ phản ứng như thế.
Channa practiced meditation obediently and diligently. Channa đã hành thiền miên mật và rất vâng lời tăng đoàn.
Eventually, he became enlightened. Dần dần, ông được giác ngộ.
Harsh methods are sometimes necessary. Đôi khi phương pháp cứng rắn cũng cần thiết.
Harshness sometimes works. (D 16; V ii 292) Đôi khi sự cứng rắn đem lại kết quả. (D 16; V ii 292)
You can use the same technique on your own hindrances.Ta cũng có thể dùng phương pháp này để đối trị với các triền cái (chướng ngại).
Begin with a gentle method, but be willing to use a harsh method if you have to. Bắt đầu bằng một phương pháp nhẹ nhàng, nhưng cũng phải biết sử dụng phương pháp cứng rắn hơn, nếu cần.
When you are tempted to buy another pretty sweater although your closet is full of them, discipline the mind as we have described.Thí dụ, khi ta bị cám dỗ muốn mua một cái áo ấm đẹp, mặc dầu trong tủ còn đầy áo ấm, hãy chế ngự tâm theo các phương cách mà chúng ta đã học được.
Ignore the thought; divert the mind to something else; replace the greedy thought with a generous one; reflect mindfully on the impermanent nature of sweaters and all material things. Không theo đuổi ý muốn đó; hướng tâm đến điều gì khác; thay thế tâm tham bằng tâm xả; quán chiếu với chánh niệm về tính vô thường của cái áo, cũng như của tất cả các vật chất khác.
If the mind is still whining and crying for that sweater, you may need to get harsh with yourself. Nếu tâm vẫn kiên trì kêu gào đòi chiếc áo đó, ta cần phải cứng rắn với bản thân hơn.
Tell yourself to stop, or there will be no new sweaters this season. Hãy nhắc nhở tâm phải dừng lại ngay, nếu không, mùa đông này, hay cả năm này, sẽ không được có chiếc áo mới nào.
If that doesn’t work, decide there will be no new sweaters this year. Giải pháp cuối cùng là đe dọa trong năm năm tới sẽ chỉ mua áo sida để mặc.
As a last resort, threaten that you will buy all your sweaters from the Salvation Army resale shop for the next five years! Then carry out your threat. Sau đó phải thực sự thực hiện lời đe dọa đó.
The mind learns to let go. Tâm dần dần sẽ được rèn luyện để biết buông bỏ.
There is a special situation that calls for a very strict method.Trong trường hợp đặc biệt cần phải áp dụng biện pháp thực sự cứng rắn.
Occasionally when you sit in meditation, the mind is completely chaotic. Thỉnh thỏang khi ta ngồi thiền, tâm hoàn toàn điên đảo.
This may be due to something that happened prior to the meditation session, such as excessive stimulation during the day or something that caused overwhelming anxiety. Có thể do một việc gì đó đã xảy ra trước thời khóa thiền, như là trong ngày đó ta quá phấn khích hay có việc gì khiến ta quá lo lắng.
The mind is so agitated, with images and emotions coming so quickly, that you have hardly dealt with one negative thought before you face the next. Tâm bị kích động dữ dội với những hình ảnh và xúc cảm dồn dập phát khởi, đến nỗi ta khó lòng ứng phó với tư tưởng tiêu cực này thì tư tưởng khác đã tiếp nối.
You may experience what I have heard students call a “multiple hindrance attack. Có thể lúc đó bạn đang trải nghiệm một hiện tượng mà tôi nghe các thiền sinh gọi là “cuộc tấn công của đa triền cái”.
” That is when several hindrances arise and take over the mind, one after another. Đó là khi một số chướng ngại cùng phát khởi, cái này tiếp nối cái kia, để chế ngự tâm.
If you accept the mind running around in this way, it can become a difficult habit to overcome. Nếu ta chấp nhận để tâm chạy rong như thế đó, thì nó sẽ trở nên một thói quen khó bỏ.
It is better to use everything you’ve got to calm the mind. Tốt hơn hết là dồn tất cả nội lực để kiềm chế tâm.
If all of the usual methods fail in such a case, there is another method: try counting your breaths.Trong trường hợp này nếu tất cả các phương pháp thông thường đều thất bại, thì có một phương pháp khác: đếm hơi thở.
This is a trick to get the mind focused on one thing. Đây là một cách để giữ tâm trụ trên một đối tượng.
First count the breaths from 1 to 10; then from 10 to 1. Trước hết đếm hơi thở từ một đến mười rồi từ đếm ngược lại mười đến một.
Next, count from 1 to 9 and from 9 to 1. Kế tiếp, đếm từ một đến chín, rồi từ chín đến một.
Continue counting to 8, to 7, and so forth, until you reach 1 to 2 and from 2 to 1. Tiếp tục đếm đến số tám, số bảy, và cứ thế, cho đến khi ta đạt đến từ một tới hai và từ hai tới một.
Here’s the stern part: If the mind wanders even the tiniest bit while you are counting, you must start over. Cái khó là nếu tâm thất niệm đếm sai dầu chỉ một lần trong lúc đang đếm, ta cũng phải bắt đầu trở lại.
You continue this counting until you can complete the entire cycle of counting without distraction; then you can return to your usual method of meditation. Cứ tiếp tục cách đếm này cho tới khi ta có thể hoàn tất trọn vẹn quy trình đếm mà không một phút lơ là; sau đó ta có thể trở về phương cách hành thiền bình thường.
This is a challenge. Đây là một thử thách cho tâm.
Starting over again with each distraction causes the mind to get tired of running around. Phải bắt đầu trở lại với mỗi sự lo ra khiến tâm trở nên mỏi mệt với việc phóng tâm, trở nên biết kiềm chế.
Even though this method is strong, some people may suffer too much chaos even to do the counting.Dầu phương pháp này khá khắt khe, đối với một số người, tâm họ quá điên đảo đến độ không thể nào tập trung để đếm.
In that case, make the chaos itself the object of meditation. Trong trường hợp đó, hãy lấy ngay sự điên đảo, lăng xăng làm đối tượng thiền quán.
Watch as the chaos changes. Quán sát các trạng thái tâm lăng xăng đó.
OVERCOMING THE FETTERS
Chế Ngự Các Kiết Sử
Using the techniques we just discussed, you can train yourself to recognize the fetters when they arise and take steps to overcome them.Sử dụng các phương pháp trên, chúng ta có thể tự rèn luyện để nhận diện các kiết sử khi chúng phát sinh và có biện pháp để chế ngự chúng.
With mindful attention and active opposition, the fetter that is troubling you—doubt, greed, hatred, restlessness—slowly weakens and fades from the mind. Với sự chú tâm đầy chánh niệm và các biện pháp tích cực, các kiết sử đang quấy nhiễu tâm bạn - tham, sân, nghi, trạo hối - sẽ dần dần yếu đi và phai mờ khỏi tâm trí.
That particular fetter may not arise again for some time. Một kiết sử nào đó khi đã qua đi, có thể không phát sinh trở lại trong một thời gian.
The mind knows it is gone and becomes clear. Tâm đã được giải thoát khỏi kiết sử đó.
But then, depending on your temperament and life circumstances, another fetter will surface. Nhưng rồi, tùy thuộc vào tính chất và điều kiện sống của bạn, một kiết sử khác lại có thể xuất hiện.
As you pay mindful attention to this cycle of the fetters arising, fading away, and then reappearing in some other form, you start to realize just how powerful these fetters are, just how strongly they bind you to suffering and unhappiness.Khi ta quán sát chu trình của các kiết sử: phát sinh, hoại diệt, rồi xuất hiện trở lại dưới trạng thái khác, ta bắt đầu nhận ra các kiết sử này mạnh mẽ đến thế nào, chúng trói buộc ta vào khốn khổ, đau thương chặt chẽ đến thế nào.
No matter how often you temporarily overcome the fetters, the tendencies of mind that appeared as fetters continue to exist within you, binding or trapping you again and again. Không kể rằng bạn đã thường xuyên chế ngự các kiết sử này một cách tạm thời bao nhiêu lần, chúng vẫn tiếp tục hiện hữu trong bạn, để luôn trói buộc, bẫy rập bạn.
You see that you carry a prison within yourself. Như thể bạn đang mang một nhà tù bên trong bạn.
As your mindfulness develops, you realize that these negative states of mind—greed, hatred, and delusion—not only distort your thoughts but make every aspect of your life more miserable, more painful. Khi chánh niệm đã được phát triển, ta sẽ nhận thấy rằng các trạng thái tâm tiêu cực này - như là tham, sân, si - không chỉ bóp méo cái nhìn của ta mà chúng còn khiến cho mọi khía cạnh của cuộc sống trở nên khổ sở hơn, đau đớn hơn.
The mind keeps returning to the same negative patterns. Tâm luôn quay về với những tiêu cực đã được huân tập.
You feel that you are trapped—fettered—to a never-ending cycle of birth and death. Ta cảm thấy như mình bị bẫy rập - trói buộc - vào vòng sinh tử luân hồi chẳng dừng dứt.
The truth is that mindfulness can help you suppress the fetters only temporarily.Sự thật là chánh niệm chỉ có thể giúp ta chế ngự các kiết sử này một cách tạm thời.
It takes high attainment on the Buddha’s path to enlightenment to destroy them. As we mentioned before, the fetters are destroyed in four stages. Chỉ khi ta đạt đến mức độ cao hơn trên đạo lộ, ta mới có thể hủy diệt được chúng, qua bốn giai đoạn.
How? You abandon them through five applications of effort, known as suppressing, substituting, destroying, subsiding, and escaping. Bằng cách nào? Bạn buông bỏ chúng qua năm ứng dụng của tinh tấn, được biết đến như là đè nén, thay thế, hủy diệt, tàn lụi, và giải thoát.
“Suppressing” refers to pushing all unwholesome states back, holding them at bay through mindfulness or concentration.“Đè nén” nghĩa là đẩy lùi tất cả các trạng thái tâm bất thiện lại phía sau, giữ chúng nằm yên bằng chánh niệm hay định.
Whenever you remain mindful or whenever you go into deep concentration, the fetters remain dormant. Bất cứ khi nào ta có thể giữ chánh niệm, hay đi sâu vào thiền định, thì các kiết sử ngủ yên.
When you make a habit of pushing the fetters down, the suppressed fetters are weakened. Khi ta đã tạo được thói quen đẩy lùi các kiết sử này xuống, thì chúng sẽ yếu đi.
Weakened fetters cause less trouble, moment to moment, and have less impact on your thinking processes. Chúng không còn tạo ra nhiều vấn đề, và bớt ảnh hưởng đến quá trình tư duy của ta.
The hindrances also calm down a bit. This respite creates more opportunity for insight to happen and makes it more likely that some fetters will be destroyed when wisdom arises. Các chướng ngại cũng sẽ trầm lắng xuống chút ít, do đó tạo ra nhiều cơ hội cho tri kiến có thể nảy sinh, mà khi đã có tri kiến thì ta có cơ hội để hủy diệt một số kiết sử.
“Substituting” is the effort to oppose an individual unwholesome state by cultivating its opposite.“Thay thế” là nỗ lực chống lại một bất thiện pháp nào đó bằng cách vun trồng điều ngược lại.
You substitute for anger by cultivating loving-friendliness. Ta thay thế lòng sân hận bằng cách vun trồng lòng thương yêu.
The belief in things being eternal is opposed by examining impermanence. Niềm tin rằng vạn vật bất biến được thay thế bằng cách quán chiếu về vô thường.
You counter the instinctive belief in a self by analyzing the fluctuating elements that make up your body and mind. Bạn đối nghịch lại với niềm tin bản năng vào một cái ngã bằng cách quán sát những yếu tố luôn biến chuyển, tạo thành thân và tâm của bạn.
When suppression and substitution are well developed, it becomes possible to break through some weakened fetters.Khi sự đè nén và thay thế đã phát triển tốt đẹp, thì ta có thể chế ngự một số kiết sử đã bị suy yếu.
“Destroying” is the moment when any fetter gives way, like a palm tree splitting apart when it is hit by lightening. “Hủy diệt” là giây phút khi bất cứ kiết sử nào cũng phải chào thua, giống như một thân cây đã bị sét đánh tét cành.
“Subsiding” refers to the disappearance of those fetters immediately after they are destroyed. “Tàn lụi” ý chỉ sự biến mất của các kiết sử ngay sau khi chúng bị hủy diệt.
“Escaping” refers to the release of mind that follows the destruction of any group of fetters. “Giải thoát” ý chỉ đến sự nhẹ nhõm của tâm tiếp theo sau sự hủy diệt của bất kỳ nhóm kiết sử nào.
The most dramatic escape occurs at the first of the four stages of enlightenment when one transcends ordinary life and becomes partially awakened. Sự giải thoát ấn tượng nhất xảy ra ở giai đoạn đầu trong bốn giai đoạn giác ngộ khi ta chuyển hóa từ cuộc sống bình thường và trở nên phần nào giác ngộ.
Let’s assume that you have targeted the first three fetters—belief in permanent self, doubt, and belief in the power of rites and rituals—and have deeply studied their opposites.Giả sử bạn đã nhắm đến ba kiết sử đầu tiên - thân kiến, nghi và giới cấm thủ - và đã quán tưởng sâu sắc về các pháp đối nghịch.
As you sit in meditation, observing with strong concentration the characteristics of the breath, insight may arise. Khi ngồi thiền, bạn theo dõi hơi thở với sự chú tâm mạnh mẽ thì tuệ giác có thể phát sinh.
Your examination of the impermanence, dissatisfaction, and selflessness of the breath allows you, in one great insight, to penetrate the fact that all reality shares these three characteristics. Sự quán sát của bạn về tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của hơi thở cho phép bạn, trong một giây phút đại ngộ, thấm thía thêm sự thật rằng tất cả vạn pháp đều mang ba tính chất này.
Seeing the impermanence of all things so clearly, you get it on the intuitive level that there cannot be anything permanent called “self” or “soul. Nhìn thấy được tính vô thường một cách rõ ràng nơi vạn vật, bạn sẽ với trực giác nhận biết rằng không thể có một thứ thường hằng, bất biến gọi là “ngã” hay “linh hồn”.
” Thus you break through the first fetter. Do đó bạn phá vỡ được kiết sử thứ nhất.
You also realize that there must have been a great person who figured all this out while practicing this path, which thus must truly work to uproot all negative states of mind. Bạn cũng nhận thức rằng phải có bậc Giác Ngộ nào đó đã chứng giác được tất cả những điều này khi tu tập trên con đường đạo, do đó đạo lộ này nhất định sẽ giúp bạn bứng rễ được tất cả các tâm cấu uế.
Thus you lose the second fetter, doubt. Như thế là bạn đã trừ được kiết sử thứ hai, tâm nghi.
You now know that nothing can free your mind except the cultivation of wisdom through a path that emphasizes morality, concentration, and insight. Giờ thì bạn biết rằng không có gì có thể giải thoát tâm bạn trừ việc vun trồng tuệ giác qua con đường của giới, định và tuệ.
Knowing this, you cease to believe that mere rituals have the power to save you, and so, you shake off the third fetter. Biết thế thì bạn không còn tin rằng chỉ có các nghi lễ cúng bái (giới cấm thủ) mới có quyền lực cứu bạn, có nghĩa là bạn đã rũ bỏ được kiết sử thứ ba.
Once you break away from these three fetters, you attain the first stage of enlightenment.Một khi đã chế ngự được ba kiết sử này, là bạn đã đạt đến giai đoạn đầu tiên của giác ngộ.
Now, there is no falling back. Giờ không có chuyện bạn sẽ thôi chuyển trở lại trạng thái cũ.
You will never again doubt your potential for full enlightenment or wonder how you can achieve it. Bạn không còn nghi ngờ khả năng đạt được giác ngộ của mình nữa hoặc lo lắng không biết làm sao để đạt được giải thoát.
You are guaranteed to reach your goal. Đảm bảo là bạn sẽ đạt được mục đích của mình.
You become a “stream-enterer,” because the pull of the spiritual current will carry you to enlightenment, just as a twig is carried along by the current of a stream. Bạn sẽ trở thành một “dự lưu,” vì sức hút của dòng chảy tâm linh sẽ đưa bạn đến giác ngộ, giống như một nhánh cây được cuốn chảy theo dòng nước.
From this point on, there is a new buoyancy to the mind, a sense that, no matter how difficult life’s circumstances may seem, underneath it all everything is okay.Từ lúc này trở đi, tâm trở nên phấn khởi lạ, ta có cảm giác rằng, dầu bề ngoài cuộc sống có khó khăn thế nào, bên trong nó tất cả mọi thứ đều bình an.
You know, for certain, that everything is impermanent, and this brings comfort to your heart. Ta biết, một cách chắc chắn rằng, tất cả vạn pháp đều vô thường, và điều đó mang lại niềm an ủi trong lòng ta.
You are no longer able to commit any seriously unwholesome acts, because you know too well the law of cause and effect. Ta không còn có thể phạm vào bất cứ hành động bất thiện nghiêm trọng nào, vì ta hiểu rõ luật nhân quả.
With such good behavior, there is no reason for heavy remorse to arise; thus you are freed from that burden. Với thái độ đạo đức như thế, ta không có gì phải ăn năn hối hận; do đó ta được giải thoát khỏi gánh nặng đó.
If you do slip up and, say, tell a small lie, you cannot rest until you have set things right. Thí dụ nếu ta phạm một lỗi nhỏ, như là nói dối, ta sẽ không thể nào an lòng cho đến khi ta nhận lỗi.
You may still fall into explosions of anger, grief, or greed, but these episodes do not take you down so far as before, and they pass quickly. Ta vẫn còn có thể rơi vào những cơn bùng nổ của giận dữ, khổ đau, hay tham đắm, nhưng tất cả những tình huống đó không thể khiến ta gục ngã như trước đây, và chúng sẽ qua đi nhanh chóng.
The whole path makes perfect sense to you, and you have keen, vigorous interest in continuing your training. Ta biết rõ ràng con đường phải đi và ta tràn đầy tin tưởng vào sự tu tập của mình.
You become generally more confident, less self-centered, more generous and kind, better able to concentrate, and more competent at anything you undertake. Nói chung ta trở nên tự tin hơn, bớt ngã chấp, và tử tế rộng lượng hơn, có thể hành thiền tốt hơn, và có nhiều khả năng hơn đối với bất cứ điều gì ta làm.
Your co-workers and friends notice a change in you, how much sweeter, more lighthearted, and relaxed you have become. Các đồng nghiệp và thân hữu của ta sẽ nhận ra được những sự thay đổi nơi ta, họ sẽ thấy ta trở nên dịu dàng hơn, cởi mở hơn, và thư giãn hơn.
The sparkle in your eyes opens other people’s hearts, and they begin to ask you about the source of your well-being. Ánh mắt lấp lánh của ta sẽ mở cửa trái tim của tha nhân, và họ bắt đầu hỏi về suối nguồn của sự tự tại của ta.
To show the significance of attaining stream-entry the Buddha took a little bit of dirt onto his fingernail and said, “Which is more, monks, this little bit of dirt, or all the dirt in the entire world?” Of course the monks answered that the dirt in the rest of the world was much, much more than the little bit upon his fingernail.Để diễn tả mức quan trọng của việc đạt được tầng dự lưu, Đức Phật đã nhúm ít đất cát lên tay và nói, “Này các tỷ kheo, nhúm đất cát này hay tất cả đất cát trên thế gian, cái nào nhiều hơn?” Dĩ nhiên các vị tỷ kheo trả lời rằng đất cát trên thế gian thì nhiều, rất nhiều lần hơn một nhúm cát đất trên tay Phật.
Then the Buddha said, “Similarly, monks, the amount of defilement that one destroys by the attainment of stream-entry is as much as the dirt in the rest of the world. Sau đó Đức Phật tuyên thuyết, “Cũng thế, này các vị tỷ kheo, số lượng cấu uế, nhiễm ô mà một người đã đạt đến quả dự lưu có thể hủy diệt thì cũng nhiều như cát đất trên thế gian.
And what the stream-enterer has left to destroy is like the dirt on my fingernail.” (S V.566 [1]) Và những cấu uế còn lại mà người đã đạt được quả dự lưu phải hủy diệt thì cũng ít như đất cát trên tay ta.” (S V.566 [1])
For this reason, he said, attaining stream-entry is greater than becoming a “universal monarch” ruling all other kingdoms.6 [1]) Vì lý do đó, Đức Phật nói, đạt được quả dự lưu thì còn vĩ đại hơn trở thành “vị chúa tể” thống lãnh mọi vương quốc khác.
It is greater than going to heaven to be like an angel; it is even greater than becoming a god. Điều đó còn vĩ đại hơn là được lên cõi trời làm một chư thiên; vĩ đại hơn cả việc trở thành một vị trời.
Having accomplished this breakthrough, you begin to tackle the next hurdle: the fetters of gross greed and hatred.Sau khi đã vượt qua được chặng đường này, ta bắt đầu đối phó với chướng ngại kế tiếp: kiết sử của tham và sân.
When you broke through the first three fetters, you also lightened the weight of the remaining fetters. Khi đã vượt qua được ba kiết sử đầu tiên, ta cũng đã làm nhẹ đi sức nặng của các kiết sử còn lại.
Thus the greed and hatred you now face are much less than what you experienced as an ordinary person. Do đó, tham và sân mà giờ ta phải đối mặt đã bớt nặng nề hơn nhiều so với những gì ta đã trải qua khi là một chúng sanh bình thường.
You watch for greed and hatred and use Skillful Effort to beat back these enemies again and again.Ta phòng hộ tham sân và sử dụng Chánh Tinh Tấn để tiếp tục đối trị lại với hai kẻ thù này.
You develop generosity and loving-friendliness. Ta phát triển tâm độ lượng và tình thương yêu.
You become thoroughly fed up with your mind’s clinging, whining, and grouching. Ta trở nên hoàn toàn nhàm chán với sự bám víu, đòi hỏi, than vãn của tâm.
As you cultivate deeper awareness of impermanence, seeing more clearly the changing nature of all pleasant, unpleasant, and neutral feelings, you see the futility of trying to have things your own way. Khi ta phát triển chánh niệm về vô thường một cách sâu sắc, nhìn thấy rõ ràng hơn bản chất đổi thay của tất cả những điều dễ chịu, khó chịu, và trung tính, ta sẽ thấy sự vô ích của việc cố gắng khiến mọi việc phải theo ý mình.
You let go more and more. Ta sẽ buông xả ngày càng nhiều hơn.
Finally the day comes when gross greed and hatred are greatly reduced.Cuối cùng sẽ có một ngày khi tâm tham sân thô lậu được giảm đi một cách đáng kể.
Some less obvious greed and hatred remain, holding your personality in place, but much of the job is done. Một số tâm tham sân vi tế, khó nhận biết hơn vẫn còn, khiến cho cá tính của ta dường như không thay đổi, nhưng thực ra ta đã thành tựu được rất nhiều.
You become a “once-returner,” meaning that you can be reborn in the physical world only one more time before becoming fully enlightened. Khi bạn trở thành một “nhất lai,” có nghĩa là bạn có thể phải tái sanh trở lại thế tục này một lần nữa trước khi đạt được hoàn toàn giác ngộ.
The peace that comes over the mind is indescribable.Khó thể diễn tả được sự thanh tịnh mà tâm có được lúc ấy.
All your cares, duties, and burdens fall away, forever. Tất cả những âu lo, bổn phận, phiền muộn đều được buông bỏ, mãi mãi.
No harsh words or personal misfortune rattles you. Không có sự sỉ nhục hay bất hạnh nào có thể làm bạn xao động.
You are done with being rattled. Bạn đã vượt lên trên mọi phiền não.
People may notice your purity and your unending kindness and begin to think of you as a saint. Những người quanh bạn có thể nhận thấy được sự thanh thoát, lòng từ ái bao la của bạn và bắt đầu nghĩ đến bạn như là một vị thánh.
Yet, to start out with, you were no better than anyone else. Vậy mà lúc khởi đầu bạn cũng không tốt hơn ai.
It is an impersonal process, a natural shift in the mind, that you have achieved thus far by following the Buddha’s directions. Đó là một quá trình không dành cho riêng ai, một sự chuyển hóa tự nhiên trong tâm, mà ta có thể đạt được khi miệt mài đi theo con đường Đức Phật đã hướng dẫn.
Although you no longer have any clinging or grief for your own losses, your heart is so great, and enough clinging remains, that you can still become overly involved in and saddened by the losses of others. Dầu ta không còn nuối tiếc hay khổ đau đối với những mất mát của bản thân, nhưng vì trái tim ta đầy từ ái và vẫn chưa hoàn toàn dứt sạch mọi bám víu, ta vẫn còn có thể quan tâm một cách thái quá và đau buồn vì những bất hạnh của người khác.
There is more work to be done. Vẫn còn phải tu tập, rèn luyện thêm nữa.
The remains of greed and hatred have yet to be mopped up. Những gì còn lại của sân tham cần phải được quét sạch.
When the fetters of gross greed and hatred are finally broken, you achieve the third stage of enlightenment.Khi kiết sử của tham và sân thô lậu cuối cùng bị hủy diệt, là ta đạt được bước thứ ba của giác ngộ.
A person at this stage is known as a “nonreturner,” someone who will never be born again into this world, though one rebirth in a nonmaterial plane of existence is possible. Vị hành giả đạt đến giai đoạn này được gọi là “bất lai,” chẳng bao giờ phải sanh trở lại trong thế giới này, nhưng có thể tái sinh trong cõi vô sắc.
Once the work of removing gross greed and hatred is done, then the final group, the most subtle of psychic irritants—the last five fetters—must be tackled.Một khi công việc tháo gỡ tâm tham và sân thô lậu đã hoàn tất, thì nhóm kiết sử cuối cùng, những kích thích tâm lý vi tế nhất - năm kiết sử cuối cùng - phải được đối phó.
These problems in the mind are so subtle that no ordinary person can notice them, much less feel inspired to try to remove them. Các tâm uế nhiễm này quá vi tế đến nỗi không có chúng sanh bình thường nào có thể nhận ra chúng, nói gì đến việc cảm thấy muốn hủy diệt chúng.
The nonreturner continues to experience, for example, restlessness caused by the worry of anticipating one more future rebirth. Bậc nhất lai tiếp tục cảm nhận, thí dụ, tâm trạo cử bởi lòng lo lắng về một sự tái sinh trong tương lai.
Yet for someone at this level of refinement, these remaining fetters are like a little spot of food staining a perfectly pure, white shirt. Tuy nhiên đối với một vị đã đạt được đến mức độ vi tế này, các kiết sử còn lại giống như những mẫu đồ ăn lấm tấm trên một chiếc áo hoàn toàn trắng sạch.
Continuing the training, the nonreturner removes the remaining, subtle desires for any kind of existence.Tiếp tục tu tập, vị bất lai tháo gỡ mọi ham muốn vi tế còn lại đối với bất cứ loại hiện hữu nào.
He or she gets rid of “conceit,” the experiential quality of seeming to have a self. Vị ấy diệt trừ được “mạn,” đặc tính cố hữu của niềm tin dường như có một cái ngã.
Restlessness is removed, as is the last remaining bit of ignorance. Trạo cử được tháo gỡ, như là một mảng cuối cùng còn lại của vô minh.
In one great moment, all these last fetters are ripped away, and there stands the perfected enlightened one, the arahant. Trong một sát na đại ngộ, tất cả các kiết sử cuối cùng này bị diệt trừ, và tại đó xuất hiện một vị hoàn toàn giác ngộ - một vị A La Hán.
This one can never again do any acts based upon greed, hatred, or delusion, because these things are forever banished from the mind. Vị này không bao giờ có thể thực hiện bất cứ hành động nào dựa trên tham, sân, hay si, vì tất cả những uế nhiễm này đã mãi mãi bị bứng khỏi tâm.
As the Buddha said many times, an arahant is one who has “laid down the burden.” Như Đức Phật đã nói nhiều lần, một bậc A La Hán là người đã “bỏ xuống gánh nặng.”
It may occur to you that perhaps the arahant can fall down to a lower level and be tempted into sexual intercourse, theft, or some other worldly behavior.Ta có thể nghĩ rằng một bậc A La Hán cũng có thể rơi xuống một tầng thấp hơn và bị cám dỗ bởi tà dâm, trộm cắp, hay một vài hành vi thế tục nào khác.
If you recall the nature of fetters—how fetters misguide our behaviors and how they are vanquished—you will not entertain such thoughts about the perfectly enlightened ones. Nhưng nếu ta nhớ lại bản chất của các kiết sử - chúng dẫn dắt hành động của chúng ta sai lạc như thế nào và chúng đã bị đánh bại như thế nào - thì ta sẽ không có những suy nghĩ như thế về các bậc đã hoàn toàn giác ngộ.
Arahants find even indulgence in sense pleasure unthinkable—much less any immoral actions. Bậc A La Hán biết rằng ngay việc thụ hưởng các dục lạc đã là điều không thể nghĩ đến - nói gì đến những hành động vô đạo đức.
Arahants can never again do wrong. Bậc A La Hán không bao giờ có thể làm điều gì sai trái nữa.
They continuously taste ultimate happiness, and they remain fully at peace. Họ tiếp tục thụ hưởng niềm hạnh phúc tối thượng, và giữ được tâm họ luôn thanh tịnh.
At enlightenment, we come to see clearly that everything we need to know is contained within the Four Noble Truths.Khi đã giác ngộ, hành giả sẽ thấy rõ ràng rằng tất cả những gì họ cần liễu tri đã được chứa đựng trong Tứ Diệu Đế.
We become free from any speculative views or theories about reality, about the past, present, and future, about the existence of the self, and about the universe. Hành giả được giải thoát khỏi bất cứ các suy đoán, lý luận hay lý thuyết về thực tại, về quá khứ, hiện tại, và tương lai, về sự hiện hữu của ngã và về vũ trụ.
We understand what physical reality is and how it arises and passes away. Hành giả biết thân vật chất là gì, phát sinh và hoại diệt như thế nào.
We understand what feeling is and how it arises and passes away. Hành giả biết thọ là gì, phát sinh và hoại diệt như thế nào.
And we understand perception, mental formations, and consciousness in the same way. Với tưởng, hành và thức cũng như thế.
We have won complete deliverance from all opinions and conjectures, from all inclinations to claiming or feeling the personal identification of “I” and “mine.Hành giả hoàn toàn thoát khỏi mọi ý kiến và suy luận, tất cả các xu hướng muốn chứng tỏ hay cảm nhận các yếu tố cá biệt của “cái tôi” và “cái của tôi”.
” All of the theories, views, and beliefs that boost the ego have disappeared. Tất cả những lý thuyết, quan điểm, và niềm tin dựa trên ngã chấp đã biến mất.
Being totally free from all ten fetters is the stage of full enlightenment. Được hoàn toàn giải thoát khỏi tất cả mười kiết sử này là trạng thái của sự giác ngộ viên mãn.
Cultivating Positive States of Mind
Vun Trồng Các Thiện Pháp
Most people have a tremendous amount of work to do before they can hope to achieve enlightenment.Hầu hết chúng sanh đều phải khổ công tu luyện mới có thể hy vọng đạt được giác ngộ.
Overcoming the hindrances and suppressing the fetters is a necessary first step. Chế ngự được các chướng ngại và đè nén được các kiết sử là điều tiên quyết.
But even when your efforts at temporarily overcoming negative states of mind have been successful, the mind remains vulnerable. Nhưng ngay cả khi việc ta cố gắng chế ngự chúng có tạm thời thành công, thì tâm ta vẫn còn đầy lậu hoặc.
It may sink back down into painful, obstructive states, like an airplane descending into clouds. Nó có thể lại thối chuyển trở vào các trạng thái đau đớn, chướng ngại, giống như một chiếc máy bay hạ cánh xuống các tầng mây.
Once you have temporarily cleared the mind of all unwholesome states, you must use Skillful Effort to gladden, uplift, and energize the mind in order to make progress. Vì thế, một khi ta đã tạm thời giải thoát tâm khỏi các bất thiện pháp này, ta phải sử dụng Chánh Tinh Tấn để phấn khích, làm hoan hỷ và nạp năng lượng cho tâm để ta có thể tiến bộ hơn nữa.
When an unwholesome state has been overcome, the mind goes into a neutral state.Khi một trạng thái tâm bất thiện đã được chế ngự, tâm sẽ chuyển sang trạng thái trung tính.
But it does not stay neutral for long. Nhưng nó không ở trạng thái đó lâu.
It’s much like the transmission on a car. You’ve got reverse gear, neutral, and drive. Nó rất giống như một hộp số xe, có số de (chạy thụt lùi), số chạy tới và số dừng (trung tính).
Ta không thể từ số de thẳng sang số chạy tới mà không đi qua số dừng (trung tính).
From the neutral position, the gears can shift in either direction. Từ vị thế trung tính, ta có thể gài số xe chạy tới hay chạy lùi.
Similarly, the mind cannot shift directly from wholesome to unwholesome states or back; it must go through a neutral state in between. Tương tự, tâm không thể chuyển thẳng từ thiện sang bất thiện hay ngược lại; nó phải đi qua một trạng thái trung tính ở giữa hai thái cực này.
You can use this interval of neutrality to cultivate positive states of mind.Hành giả có thể sử dụng giai đoạn trung tính này để vun trồng các thiện pháp.
Let’s say you are sitting in meditation, and a negative state of mind arises. Thí dụ ta đang ngồi thiền thì một trạng thái tâm tiêu cực phát khởi.
Your mindfulness clicks in, and you recognize the unwholesome state. Chánh niệm được kích hoạt, và ta nhận ra trạng thái tâm bất thiện đó.
You overcome it, perhaps by seeing the danger in it, and return to the breath. Ta cố gắng chế ngự nó, có thể do thấy được tác hại của nó, và trở về với hơi thở.
Since the breath is a neutral object, your mind remains neutral as you watch it. Vì hơi thở là một đối tượng trung tính, tâm ta giữ được sự trung hòa khi ta theo dõi hơi thở.
But soon your mindfulness lapses, and another painful state of mind arises. Nhưng chẳng lâu sau, khi ta buông lơi chánh niệm, thì một trạng thái tâm cấu uế khác lại phát sinh.
Again, mindfulness snaps to attention.
You overcome the unwholesome state of mind and return to the breath with a neutral state of mind.
This sequence happens again and again. Và quy trình trên lại tái diễn, hết lần này đến lần khác.
Finally you say to yourself, “This is ridiculous!” Mindfulness makes you aware that you need to stop this pattern of repetitive negativity.Nếu cứ tiếp tục như thế, ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
As you pay attention, you begin to see the sequence of your mental activity. Chánh niệm khiến ta ý thức rằng ta cần dừng quy trình tiêu cực đó lại.
You realize that rather than allowing negativity an opening in which it can take hold, you must take advantage of the time when the mind is neutral to arouse a wholesome state of mind. Khi chú tâm, ta có thể nhận biết được tiến trình của tâm hành. Ta thấy rằng thay vì để cửa mở cho tiêu cực len lỏi vào chế ngự tâm, ta cần lợi dụng thời điểm khi tâm ở trạng thái trung tính để phát khởi một trạng thái tâm thiện.
You go back to the breath and relax. Rồi trở về với hơi thở và thư giãn.
You take a few deep breaths and then begin to cultivate a wholesome state of mind. Hít một vài hơi thở sâu, rồi bắt đầu vun trồng trạng thái tâm tích cực khác nữa.
There are countless ways to bring up wholesome states of mind.Có rất nhiều cách để phát khởi các trạng thái tâm tích cực.
One of the most powerful methods to use during meditation is to remember any skillful act that you have done in the past and the pleasant states of mind that went with that action. Một trong những cách hữu hiệu nhất có thể sử dụng trong lúc tọa thiền là quán tưởng đến bất cứ hành động thiện nào mà ta đã làm trong quá khứ và trạng thái tâm hạnh phúc, dễ chịu do hành động đó mang lại.
For example, perhaps you once helped an elderly woman who was trying to cross a busy street. Thí dụ có thể bạn đã có lần giúp một người già qua đường.
She was struggling with a bag of groceries, and the cars were going by too quickly for her to cross. Bà lão phải mang nặng mà xe cộ lướt qua rất nhanh khiến bà sợ, không dám qua đường.
You did not know her, and you had no interest in any reward or even any thanks. Bạn không biết bà ấy, mà cũng không có ý muốn được khen thưởng hay ngay cả lời cám ơn nào.
With a mind free of desire for anything, with no attachment, you stepped into the road and carefully signaled the cars to stop. The lady crossed safely. Với tâm hoàn toàn không vụ lợi về bất cứ điều gì, không chấp thủ, bạn bước xuống đường và cẩn thận ra hiệu cho xe dừng lại, giúp bà lão qua đường an toàn.
At that time, your mind felt light, free, relaxed, and happy. Lúc đó tâm bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, và sung sướng.
When you think of this incident now, how do you feel? Again you feel light, free, relaxed, and happy. Giờ khi hồi tưởng lại chuyện đó, bạn cảm thấy thế nào? Lần nữa bạn lại cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, và hạnh phúc.
Having brought these feelings to mind, you reflect, “This is the state of mind I should cultivate.” S Từ đó, bạn nghĩ, “Đây là trạng thái tâm ta cần vun trồng.” S
o you use that memory to encourage positive feelings to arise and grow strong.Vì thế bạn dùng ký ức này để khơi dậy và làm tăng trưởng các thiện pháp.
You can use the memory of any good deed you’ve done, so long as there’s no attachment involved.Ta có thể sử dụng ký ức của bất cứ hành động thiện nào mà ta đã thực hiện trong quá khứ, miễn là ta không đem lòng chấp vào đó.
These kinds of acts brought you happy feelings when you did them, and you can let the same good feelings fill the mind when you think back on them. Những hành động thiện này đã mang đến cho ta cảm giác hạnh phúc khi ta thực hiện chúng, và khi hồi tưởng lại, tâm ta vẫn tràn đầy niềm vui.
Perhaps you helped a child who got separated from his mother at the grocery store, or you assisted an injured animal along the road. Có thể bạn đã giúp một em bé đi lạc tìm được mẹ ở một siêu thị, hay bạn đã giúp băng bó cho một con vật bị thương trên đường.
Maybe you saw two people in a bitter argument over some tiny matter, and you helped them resolve it. Có thể bạn thấy hai người đang tranh cãi quyết liệt về một vấn đề nhỏ mọn nào đó, và bạn giúp họ giải quyết được vấn đề.
Perhaps in your job you have caused young people to become enthusiastic about learning. Có thể trong công việc, bạn đã khiến cho các đồng nghiệp trẻ cảm thấy muốn học theo gương bạn, vân vân.
Another option is to recall with gratitude the good deeds that others have done for you, or to reflect on famous accounts of good deeds. Một phương cách khác nữa là hồi tưởng lại với lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho ta, hay quán tưởng đến những việc thiện của người khác mà ta được biết đến.
On recalling these things, your mind fills with wholesome states and you become relaxed, happy, and contented. Ta làm những điều này với tâm tràn đầy hoan hỷ, thiện hạnh, thì ta cũng thấy thư thái, tự tại và hạnh phúc.
Another method for cultivating wholesome states of mind is to recall your past successes in battling greed, hatred, or delusion.Ta cũng có thể vun trồng các thiện pháp bằng cách quán tưởng đến những lúc ta đã có thể chế ngự được tham, sân, hay si.
For instance, you remember a time when your child really upset you and you felt like smacking him. Thí dụ bạn nhớ đến một thời điểm khi con trai bạn hư quấy, khiến bạn cảm thấy muốn đánh phạt nó.
Then mindfulness came up, you recalled that acting out of anger is not what you are supposed to be doing. Nhưng tâm chánh niệm kịp thời xuất hiện, bạn nhớ lại rằng biểu hiện sự giận dữ ra ngoài không phải là điều nên làm.
Your fury abated and you calmed down and became peaceful. Do đó, cơn giận của bạn dịu xuống, bạn bình tĩnh lại và tâm bạn lắng đọng hơn.
You remember this great change from seething anger to pleasant calm, and you reflect on how good it felt. Hãy nhớ đến sự thay đổi lớn lao từ việc phát khởi tâm giận dữ đến trạng thái bình tĩnh dễ chịu khi bạn kiềm chế được cơn giận và bạn quán chiếu rằng cảm giác đó dễ chịu như thế nào.
You say to yourself, “This good feeling is something I want to cultivate.” Bạn tự nhủ, “Trạng thái tâm này là điều mà ta muốn vun trồng.”
This recollection helps you relax and fills you with quiet joy. Sự hồi tưởng này giúp ta thư giãn, mang đến cho tâm ta một niềm vui thầm lặng.
You can assemble your own toolbox of reliable methods to raise up wholesome states.Ta có thể tự góp nhặt các hoàn cảnh thích hợp để vun trồng các thiện pháp.
Perhaps you notice that whenever you recall the time that your child took his or her first steps, you get a rush of loving emotion. Thí dụ, khi nhìn con chập chững những bước đi đầu đời, lòng ta tràn đầy tình cảm yêu thương.
Tuck that memory into the box. Hãy lưu giữ ký ức đó vào một góc tâm hồn.
In the future, you can use that feeling as a springboard for cultivating wholesome states of mind. Trong tương lai ta có thể sử dụng cảm xúc đó làm chất xúc tác để vun trồng cho các trạng thái tâm thiện.
This technique of mindful effort to cultivate positive states of mind is useful not only for meditation.Phương pháp của sự tinh tấn chánh niệm để vun trồng các trạng thái tâm tích cực không chỉ lợi ích trong lúc hành thiền.
You can use it while eating, walking, working, talking. Ta còn có thể sử dụng nó trong khi ăn, đi, đứng, làm việc, chuyện trò.
You no longer have to merely hope that life will give you reasons to feel happy.Ta không còn phải dựa vào hy vọng rằng cuộc sống sẽ mang đến cho ta lý do để cảm thấy hạnh phúc.
Strategize. Apply your mind to figure out what actions create the mental states that make your life more pleasant. Phải có kế hoạch sử dụng tâm để xét xem những hành động nào tạo nên các trạng thái tâm khiến cuộc đời ta dễ chịu hơn.
Recall what worked in the past—and what failed. Hãy hồi tưởng lại những thành công và thất bại trong quá khứ.
Uncover the cause and effect of these simple mental processes. Khám phá ra nguyên nhân và hậu quả của những quá trình tâm linh đơn giản này.
Then cultivate these pleasant wholesome mental states in everything you do. Sau đó vun trồng các thiện pháp trong tất cả mọi việc ta làm.
For example, while washing dishes you can cultivate thoughts of loving-friendliness for those who will use the dishes.Thí dụ, trong khi rửa chén, ta có thể hướng tâm từ đến cho những ai sẽ sử dụng các chén đĩa này.
When starting a conversation you can stay on your toes by being mindful of possible results of positive or negative speech. Trước khi trao đổi, trò chuyện, ta có thể giữ gìn bằng cách chánh niệm về những hậu quả có thể xảy ra của lời nói tiêu cực hay tích cực.
This is called a “well-started” conversation. Đó sẽ là một cuộc trò chuyện “có khởi đầu tốt đẹp.”
By relaxing and bringing every ounce of patience, loving-friendliness, compassion, and insight into the conversation, you make it go more smoothly, benefiting yourself as well as others.Bằng thái độ bình tĩnh và cố gắng mang từng tế bào của lòng kiên nhẫn, thương yêu, bi mẫn, và trí tuệ vào trong một cuộc trao đổi, ta sẽ khiến nó trở nên trôi chảy hơn, đem lại lợi lộc cho bản thân ta cũng như người khác.
Heading off possible problems by knowing one’s own shortcomings is part of the process.Lường trước những vấn đề có thể xảy bằng cách tự nhận biết các thiếu sót của mình là một phần của quá trình này.
If you have a bad temper, for example, and you recognize it, that recognition is wholesome. Thí dụ, nếu bạn nóng tính, và bạn biết điều đó, thì nhận thức đó cũng là thiện pháp.
Then you can cultivate pleasant states that will keep your temper from arising. Sau đó bạn có thể vun trồng tâm từ ái để kiềm chế tánh nóng của bạn không phát khởi.
When a challenging situation arises, such as a visit from an irritating executive of your company, you can remind yourself of possible pleasant or unpleasant outcomes of your actions. Khi một tình huống khó xử xảy ra, như là sự viếng thăm bất ngờ của một vị lãnh đạo khó tính đến công ty, bạn có thể tự nhắc nhở về hậu quả tốt hay xấu từ hành động của mình.
Then you make a determination to remain relaxed and filled with loving-friendliness. Rồi bạn lập quyết tâm sẽ giữ bình tĩnh, và vun trồng tâm từ đối với vị ấy.
If the executive says or does something annoying, you get to enjoy your pleasant state of mind instead of engaging in a painful display of anger. Do đó khi vị lãnh đạo nói hay làm điều gì khó chịu, thay vì biểu lộ thái độ giận dữ, khó chịu, bạn tận hưởng trạng thái tâm dễ chịu mà mình đã tạo lập.
Likewise, if you know you tend to fret, prepare yourself.Cũng thế, nếu bạn biết mình thường hay lo lắng, thì hãy tự chuẩn bị.
Before your grandchild takes her first airplane flight, do whatever has worked in the past to overcome fretting and bring up good feelings. Thí dụ, trước khi cháu cưng của bạn đáp chuyến phi cơ đầu tiên đi xa nhà, hãy làm bất cứ điều gì bạn đã làm trong quá khứ để chế ngự sự lo âu và mang lại những cảm giác dễ chịu.
Then you need not suffer as result of her flight. Rồi bạn không cần phải khổ đau vì chuyến bay của cháu bạn.
You can enjoy pleasant states instead. Thay vào đó bạn có thể hưởng thụ trạng thái tâm dễ chịu.
It’s a self-taught skill.Đó là một kỹ năng có thể tự rèn luyện.
The more we deliberately bring up enjoyable states of mind, the more interesting it becomes, and the better we get at it. Chúng ta càng có chủ tâm phát khởi các trạng thái tâm thiện, thì tâm càng trở nên dễ thích ứng và ta càng hiểu nó nhiều hơn.
Every day, every moment, we can cultivate unbounded loving-friendliness, sympathetic joy, deep compassion, and profound equanimity. Chúng ta có thể vun trồng tâm thương yêu không giới hạn, tâm hoan hỷ, lòng bi mẫn sâu xa, và tâm buông xả rộng lớn trong từng ngày, từng giây phút.
These four wholesome qualities bring the mind into such a wonderful, high feeling that they are called “divine abidings.” Bốn tâm vô lượng này đưa tâm đến các trạng thái lâng lâng, tuyệt diệu đến nỗi chúng được gọi là “thiên trú.”
Someone who knows how to bring them up can enjoy heaven on earth anytime.Những ai biết làm thế nào để chúng phát sinh có thể thọ hưởng thiên đàng trên trái đất này bất cứ lúc nào.
Maintaining Positive States of Mind
Duy Trì Trạng Thái Tâm Thiện
Ideally, once you arouse a wholesome, skillful state of mind, you will maintain it and not let it disappear.Một khi trạng thái tâm thiện đã phát khởi, ta sẽ cố gắng duy trì, không để tâm đó qua đi.
You know that if you let it slip away, your mind will go back into neutral and then maybe fall into some unwholesome state. Ta biết rằng nếu để trạng thái đó qua đi, tâm ta sẽ trở về trạng thái trung tính và rồi nó có thể rơi vào trạng thái bất thiện.
So, you do whatever you can to keep that pleasant state of mind going continuously. Vì thế bằng mọi giá, ta phải giữ trạng thái tâm tốt đẹp luôn có mặt.
This moment’s wholesomeness should be the wholesomeness of the next moment, and the next hour, day, week. Tâm thiện của giây phút này phải là trạng thái thiện của giây phút kế tiếp, và giờ, ngày, tuần kế tiếp.
You try to keep your positive state of mind alive, like someone trying to keep a special candle burning. Chúng ta cố gắng để luôn duy trì trạng thái tâm tích cực, giống như người ta cố gắng để giữ một ngọn đèn đặc biệt nào đó không bao giờ tắt.
This is not easy.Điều đó không dễ thực hiện.
How often have you made wonderful promises to yourself? Remember the New Year’s resolutions or the wedding vows you made in front of the priest or friends? Remember how many times you made hopeful wishes on your birthday? How many of them did you keep? You may have promised yourself: “I will never touch another cigarette, never take another drink, never lie, never speak harshly or insult anyone.Đã bao lần bạn tự hứa với bản thân những điều tốt đẹp? Hãy nhớ đến những lời cam kết mỗi đầu năm hay những lời thệ nguyện ở đám cưới của bạn trước vị thầy tâm linh hay trước bạn bè? Bạn đã có bao ước nguyện đầy ấp hy vọng vào những lần sinh nhật? Nhưng bạn đã giữ được bao nhiêu lời hứa đó? Có thể bạn đã tự hứa với mình: “Tôi sẽ không bao giờ đụng đến điếu thuốc nào nữa, không bao giờ uống thêm ly rượu nào nữa, không bao giờ nói dối, nói lời cộc cằn hay sỉ nhục bất cứ ai.
I will never gamble again, never steal, never kill any living being.” Tôi sẽ không bao giờ đánh bạc nữa, không bao giờ trộm cắp, không bao giờ giết hại bất cứ sinh vật nào.”
Or after one good meditation session or an inspiring spiritual retreat, you may have thought, “This retreat was wonderful.Hoặc sau một thời khóa thiền hay một khóa tu đầy kết quả, có thể bạn đã nghĩ, “Khóa tu này thật tuyệt vời.
I never thought meditation was so easy. Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng việc hành thiền lại có thể dễ đến vậy.
Oh, how calm and peaceful I have been during this retreat! This is what I will do in the future.” Tôi đã được bình an và hạnh phúc biết chừng nào trong suốt khóa tu này! Tôi quyết phải luôn hành thiền trong tương lai.”
All these are positive thoughts.Tất cả đều là những tư tưởng tích cực.
But how many of them do you continuously put into action every day? These thoughts arise in your mind like the bubbles in a glass of soda water. Nhưng có bao nhiêu lời hứa này vẫn được bạn tiếp tục thực hiện mỗi ngày? Những tư tưởng này phát khởi lên trong tâm bạn giống như bọt nước trong một ly sô đa.
After a few hours, the water goes flat. Sau một vài giờ, chúng lặn tăm.
You lose your enthusiasm and return to your old habits. Bạn đánh mất lòng sốt sắng và trở về với thói quen cũ của mình.
In order to maintain your initial effort, you must develop strong mindfulness. Để duy trì sự tinh tấn ban đầu, bạn phải phát triển tâm chánh niệm mạnh mẽ.
Remember that nothing important can be perfected by doing it only once.Hãy nhớ rằng không có việc quan trọng gì có thể được thực hiện một cách hoàn hảo với chỉ một lần thử nghiệm.
You have to repeat a positive thought or action again and again until your practice becomes perfect. Ta phải lặp đi lặp lại một ý nghĩ hay hành động tích cực cho đến khi chúng trở thành một thói quen.
We marvel at the skills of Olympic athletes—did they perfect these abilities in a day? How many times did you fall from your bicycle when you first tried to ride? Perfecting good thoughts is just like that. Chúng ta tán thán những khả năng thiện xảo của các vận động viên Olympic - nhưng họ đâu có hoàn thiện các khả năng này trong chỉ vài lần tập? Khi mới tập đi xe đạp, ta đã phải té ngã biết bao lần? Muốn hoàn thiện tâm ý cũng phải như thế.
You have to practice very diligently. Chúng ta phải thực hành rất tinh tấn.
Whenever your effort slackens, recall occasions when you applied continuous effort until you achieved your goal. Bất cứ khi nào sự tinh tấn của ta hơi chùn xuống, hãy nghĩ đến những trường hợp khi ta đã nỗ lực không ngừng cho đến khi ta đạt được mục đích của mình.
Of course, there are some practical things you can do to support your practice of Skillful Effort.Dĩ nhiên, có những việc ta có thể thực hiện để hỗ trợ cho sự thực tập Chánh Tinh Tấn.
You can associate with good friends and avoid foolish people. Ta có thể kết bạn với thiện tri thức và tránh xa những kẻ ngu si.
You can live in a suitable location, read inspiring books, keep in touch with Buddhist discussions. Ta có thể sống ở những nơi thích hợp, đọc các sách hướng thiện, giữ mối liên lạc với các đạo tràng.
You can also practice mindfulness diligently. Ta cũng có thể thực hành chánh niệm một cách siêng năng.
These actions can help maintain your good thoughts. Những hành động này có thể giúp duy trì các thiện pháp.
Let me tell you a story of a monk who made a great commitment and great effort. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện về một vị sư đã lập thệ nguyện lớn và nỗ lực vĩ đại.
In ancient India, there was an elderly monk who was a great master.Ở Ấn Độ thời xa xưa, có một vị tỷ kheo lớn tuổi là một bậc đại sư.
A monk slightly junior to him failed in a duty. Một vị tỷ kheo trẻ phạm lỗi không làm tròn bổn phận.
The great master decided to discipline the junior monk by asking him to go to a certain house to collect alms food. He wanted the junior monk to make a good connection with that household, for they had a newborn child that the monks expected to become a great Buddhist leader. Vì thế, vị đại sư phạt người này bằng cách yêu cầu ông đến khất thực ở một gia đình kia, để tạo một mối liên hệ tốt với gia đình đó. Vì vợ chồng nhà ấy vừa sinh được một em bé mà các vị thầy tiên đoán sẽ trở thành một nhà lãnh đạo Phật giáo tài giỏi.
The owner of this house was well known for his stinginess and hostility toward mendicants. Chủ nhà này nổi tiếng là người keo kiệt và thường tỏ thái độ hằn hộc khi có người đến khất thực.
When this monk appeared at his house for the first time, the owner got very upset. Lần đầu tiên, khi vị tỷ kheo trẻ xuất hiện, người chủ nhà rất tức bực.
He gave a standing order to his wife, children, and servants not to give the monk anything—and not to talk to him or even look at him. Anh ta ra lệnh cho vợ con, và đầy tớ của mình không được cho vị tu sĩ kia bất cứ điều gì - và không được nói chuyện hay ngay cả nhìn vị tu sĩ đó.
The monk returned to the monastery without receiving any alms from that house. Vị tỷ kheo trẻ trở về chùa và không nhận được đồ khất thực gì từ nhà đó.
When the monk returned to the house on the second day, the same thing happened.Lần thứ hai, khi vị tu sĩ trở lại gia đình đó cũng thế.
No one gave him any food. Không ai cúng dường cho ông.
No one spoke to him or even looked at him. But this monk did not get discouraged. Không ai nói chuyện hay ngay cả nhìn ông, nhưng vị tu sĩ này không hề nản chí.
He returned to that house day after day, week after week, month after month, and year after year for seven long years. Ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, và năm này qua năm khác trong suốt bảy năm dài như thế, vị tỷ kheo trẻ vẫn trở lại ngôi nhà đó.
Then the owner of the house hired a new servant woman.Sau đó người chủ nhà mướn một người giúp việc mới.
She did not know anything about the standing order not to give alms to this monk. Cô ta không biết gì về quy định không cúng dường cho vị tu sĩ đó.
One day in the seventh year, when the monk went to this house, the new servant woman spoke to the monk, saying, “Go away. Một ngày trong năm thứ bảy đó, khi vị tỷ kheo trẻ đến nhà, cô giúp việc mới nói với ông rằng, “Hãy đi chỗ khác đi.
We don’t have anything to give you.” Chúng tôi không có gì để cúng dường thầy cả.”
The monk was very pleased to have been acknowledged at last.Vị tỷ kheo trẻ rất hoan hỷ vì cuối cùng người ta cũng biết đến sự có mặt của ông.
On his way back to the monastery, the monk passed the stingy owner of the house riding home on his horse. Trên đường trở về chùa, ông đi ngang qua chỗ người chủ nhà hạ tiện đang cưỡi ngựa về nhà.
In a contemptuous voice, the man asked the monk, “Did you receive anything from my house?” Bằng giọng kiêu hãnh, người chủ nhà hỏi, “Này, thầy có nhận được gì từ nhà tôi không?”
“Yes, sir, thank you,” the monk replied.“Thưa có, cám ơn ông,” vị tu sĩ trả lời.
“I received something today.” “Hôm nay tôi đã nhận được một thứ.”
The stingy man became very angry.Người chủ nhà keo kiệt kia rất tức giận.
He galloped to the house, leapt from his horse, ran into the house, and shouted at the top of his lungs, “What did you give to that wretched bald-headed man? Who is it that gave him anything?” Ông ta hối hả trở về nhà, nhảy xuống ngựa, chạy vào nhà, và hét lớn, “Ai đã cho gì cho kẻ trọc đầu kia? Có ai cho hắn thứ gì không?”
Everyone in the house denied having given the monk alms. But the owner was still not satisfied.Mọi người trong nhà đều trả lời không, nhưng người chủ nhà vẫn không vừa lòng.
He went around to each person individually asking the same question.Ông tra hỏi từng người.
When he came to the new servant woman, he asked her, “Did you give anything to that monk?” Khi đến lượt cô giúp việc mới, ông hỏi cô, “Cô có cho người ấy thứ gì không?”
“No, sir,” she replied.“Không có, thưa ông,” cô ta trả lời.
“Are you sure?”“Chắc không?"
“Yes, sir, I am sure.”“Dạ chắc”
“ I did not give him anything.”“Tôi không có cho ông ấy gì cả.”
“Did you speak to him?”“Cô có nói chuyện với người đó không?”
“Yes, sir.“Dạ có.”
“What did you say to him?”“Cô đã nói gì với hắn?”
“I said, ‘Go away.“Dạ, tôi nói, ‘Đi chỗ khác.”
We don’t have anything to give you. “Chúng tôi không có gì để cúng dường cho thầy cả.”
The stingy man thought that the monk had deceived him.Người đàn ông keo kiệt nghĩ rằng vị tu sĩ đã lừa dối ông.
This thought made him even more angry. Suy nghĩ này càng khiến ông giận dữ hơn.
He said, “Let this liar come tomorrow. I will scold him for playing a trick on me.” Ông nói, “Hãy để kẻ lừa dối đó đến đây ngày mai, ta sẽ trách mắng hắn vì đã lừa dối ta.
The next day, the monk appeared at the house as usual.Ngày hôm sau, vị tỷ kheo lại xuất hiện ở ngôi nhà đó như thường lệ.
The stingy owner came out and spoke to the monk in anger, “Yesterday you said that you received something from my house. Người chủ nhà keo kiệt đi ra và nói với vị ấy một cách giận dữ, “Hôm qua thầy bảo rằng đã nhận được một thứ gì đó từ nhà tôi.
I checked with everybody and found that no one gave you anything. Tôi đã tra hỏi mọi người.
You lied to me, you miserable trickster. Tôi biết rõ không có ai cho thầy một thứ gì cả. Thầy đã nói dối với tôi.
Tell me what you received from my house.” Thầy cho tôi biết đã nhận được gì nào.”
“Sir, I came to your beautiful house for seven years and received nothing.“Thưa ngài, trong bảy năm qua, mỗi ngày tôi đều ghé qua ngôi nhà đẹp đẽ của ngài mà không nhận được thứ gì.
But yesterday, one kind lady came out and said, ‘Go away. Nhưng hôm qua, một phụ nữ tử tế đã bước ra và nói, ‘Hãy đi đi.
We have nothing to give you.’ Chúng tôi không có gì để cúng dường cả.’
That was what I received from your house.Đó là những gì tôi đã nhận được từ ngôi nhà của ngài.
The stingy man felt so embarrassed.Người đàn ông keo kiệt cảm thấy quá xấu hổ.
In that instant, he saw the spark within himself of loving-friendliness and generosity. Trong giây phút đó, ông thấy trong ông bùng lên tia sáng của tình thương và tâm bố thí.
This monk must be a saint, he thought. Vị tu sĩ này chắc là một vị thánh, ông suy nghĩ.
He is so grateful for receiving our servant’s words of rejection, how much more grateful would he be if he received a little food from my house? Vị tu sĩ này đầy lòng biết ơn khi chỉ nhận được những lời từ chối của người hầu của ta. Ông ta sẽ biết ơn đến chừng nào nếu ông ta nhận được một ít đồ ăn từ nhà của ta?
The owner immediately changed his order and asked the people in his house to give the monk some food.Người chủ nhà lập tức thay đổi quy định, và bảo mọi người trong gia đình ông phải cúng dường thực phẩm cho vị tu sĩ.
After that, the monk continued to receive alms from that house. Sau đó, vị tỷ kheo vẫn tiếp tục nhận được sự cúng dường từ gia đình đó.
His determination, his Skillful Effort to maintain his patience, and his positive state of mind paid off in the end. Lòng quyết tâm, sự Chánh Tinh Tấn của ông để duy trì tâm kiên nhẫn và tâm tích cực cuối cùng đã được đền bù.
The newborn child in that house later became an arahant and one of the most important Buddhist leaders of that time. (Mhvs V) Đứa trẻ sơ sinh trong gia đình đó sau này trở thành một vị A La Hán và là một trong những người lãnh đạo Phật giáo quan trọng nhất vào thời đó. (Mhvs V)
You may wonder why we make so much effort in our practice and in our lives, when everything is impermanent anyway, and even the highest mental states eventually fall away.Có thể bạn tự hỏi tại sao chúng ta phải bỏ nhiều công sức tu tập và lo liệu cho cuộc sống, khi mọi thứ dầu gì cũng là vô thường và ngay cả các trạng thái tâm cao thượng nhất cũng dần qua đi.
You’re right, of course. Dĩ nhiên là bạn nói rất đúng.
Everything is impermanent. Vạn pháp đều vô thường.
Moreover, there is no permanently existing “you” to experience things. Hơn thế nữa, không có một “cái tôi’ nào luôn hiện hữu để trải nghiệm mọi thứ.
Yet suffering and happiness do happen. Tuy nhiên đau khổ và hạnh phúc vẫn có mặt.
If you step on a wasp and are stung, you don’t think “I” am hurting. Nếu bạn đụng đến một chú ong và bị chích, bạn không nghĩ, “tôi” đang đau.
It’s owww! Even without the awareness of “I” in that moment, suffering nonetheless exists. Chỉ có tiếng kêu ui! Mặc dù trong giây phút đó, không có sự nhận thức về ‘cái tôi”, sự đau đớn vẫn có mặt.
Some people get confused when they hear the doctrine of no-self.Một số người cảm thấy khó hiểu khi họ nghe về thuyết vô ngã.
They tend to believe that for suffering to happen there must be “someone” who suffers. Họ thường nghĩ rằng để đau khổ có thể xảy ra thì phải có “một ai đó” chịu khổ đau.
Yet this assumption is mistaken. Tuy nhiên cách hiểu như thế là sai lầm.
So long as there are aggregates of body and mind, suffering inevitably exists—until enlightenment is reached. Một khi còn có những chướng ngại nơi thân và tâm, thì không thể tránh được việc đau khổ có mặt - cho đến khi đạt được giác ngộ.
It is said, Có lời nói rằng,
It is only suffering that arises,Chỉ có đau khổ phát sinh,
Suffering that persists, and suffering that passes away.Đau khổ kéo dài, và đau khổ qua đi.
Nothing but suffering comes to be,Không có gì ngoài sự đau khổ có mặt,
And nothing but suffering ceases.(S I.5 10)Và không có gì ngoài sự đau khổ chấm dứt.(S I.5 10)
Another misconception is the idea that since there is no one to feel the suffering, suffering does not matter.Một tà kiến khác nữa là có ý nghĩ rằng, vì không có ai để cảm nhận đau khổ, thì đau khổ không quan trọng.
When people raise this point I try to bring them out of their intellectual concepts and back to reality.
I say, “Whether there is a self or not, you suffer. Sự thật là dầu ngã có hiện hữu hay không, ta vẫn khổ đau.
Do you enjoy suffering? Is that the purpose of living? Whether there is self or not, this is what you don’t want: suffering! Therefore of course it matters, very much, whether you suffer.” Có ai thích khổ đau không? Đó có phải là mục đích sống không? Dầu có một cái ngã hay không, bạn vẫn không muốn phải đau khổ! Do đó, việc bạn có đau khổ hay không, là một vấn đề rất quan trọng.
After all, suffering is why, after his enlightenment, the Buddha devoted himself to teaching others for the rest of his life. Chính đau khổ là lý do tại sao, sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật đã dành trọn cuộc đời còn lại để truyền dạy cho các chúng sanh khác phương cách thoát khỏi khổ đau.
 Out of great compassion, he showed others the mental training that removes all suffering states. Vì lòng từ bi vô hạn, Đức Phật đã chỉ bày cho chúng ta những phương cách rèn luyện tâm để thoát khỏi khổ đau.
It is true, too, that even the higher, more pleasant and refined mental states fall away at some point.Các trạng thái tâm cao thượng, thanh tịnh và vi tế hơn, tới một lúc nào đó cũng phải qua đi; điều đó cũng đúng.
That is why once we cultivate skillful states, we must put them to work while we’ve got them. Đó là lý do tại sao ta cần phải sử dụng tâm thiện mà ta đã vun trồng được ngay khi chúng còn có mặt trong ta.
Skillful states of mind are the necessary means for uprooting suffering, and maintaining skillful states yields benefits lasting long beyond any temporary relief and joy. Tâm thiện là phương tiện cần thiết để bứng rễ khổ đau, và duy trì được các trạng thái tâm thiện này mang lại lợi ích dài lâu hơn bất cứ những niềm vui hay giải thoát tạm thời nào.
Clear, wholesome states of mind are the basis for developing insight into impermanence, so that we can uproot craving and ignorance once and for all. Những trạng thái tâm thiện hảo, sáng suốt, là nền tảng cho việc phát triển tuệ giác đối với vô thường, để chúng ta có thể bứng rễ tham, và vô minh một lần và mãi mãi.
REMEMBER THE BIG PICTURE
Cái Nhìn Toàn Diện
Using Skillful Effort to pull the mind out of unwholesome states and to cultivate wholesome states is a critical part of the Eightfold Path—no less important than mindfulness.Dùng Chánh Tinh Tấn để đem tâm ra khỏi các bất thiện pháp và để vun trồng các thiện pháp là một phần quan trọng trong Bát Chánh Đạo - không kém quan trọng hơn chánh niệm.
However, people often overlook the skillful part of Skillful Effort. Tuy nhiên, ít ai quan tâm đến điều này.
They forget the big picture and get caught up in interesting details of the Buddha’s teaching. Họ thường quên cái nhìn toàn diện, để chỉ bám vào một số chi tiết hấp dẫn trong Phật giáo.
Many times such people understand the path only partially. Những người như thế chỉ hiểu được một phần nào đó của con đường đạo.
They take some idea they have heard and run with it, to the point of absurdity, and then do self-defeating, unskillful things. Họ chỉ lấy đôi ý tưởng họ nghe được và chấp chặt vào đó, đôi khi đến độ thái quá, để rồi tự thực hiện những việc không thiện xảo, tự hại mình.
Instead of becoming happier, they increase their suffering. Do đó, thay vì trở nên hạnh phúc hơn, họ lại đau khổ hơn.
I know a young woman who became uncomfortably aware of the craving underlying most of her actions, particularly around eating.Tôi biết một phụ nữ trẻ, ý thức được tâm tham ẩn chứa trong mọi hành động của mình, nhất là trong việc ăn uống.
Instead of becoming mindful, she tried to oppose her feelings directly. Nhưng thay vì trở nên chánh niệm, cô cố gắng đè nén các cảm xúc của mình.
At meal times she tried not to feel greediness. Ở các bữa ăn, cô kiềm chế để không cảm thấy tham ăn.
She even tried to eat less than she needed and supplemented her diet with protein drinks. Cô còn cố gắng để ăn ít hơn nhu cầu và bù đắp bằng các thức uống có chứa protein.
So instead of ordinary greed, she developed a neurotic aversion and became despondent. Vì thế thay vào tâm tham bình thường, cô phát triển một sự dị ứng thần kinh và trở nên trầm cảm.
A good friend reminded her that she should remember the big picture and cultivate wholesome states of mind. May thay cô được một thiện hữu nhắc nhở cô nên có một cái nhìn toàn diện và vun trồng các trạng thái tâm thiện.
The friend suggested ways to break out of the despondency: reading a good book, taking hikes, doing good deeds, or keeping busy with work. Người bạn hướng dẫn những phương cách để thoát khỏi sự trầm cảm: đọc sách, đi dã ngoại, làm điều thiện, hay bận rộn với công việc.
This young lady responded fiercely, “But I don’t want to escape reality!” Doing what is needed to break the grip of unwholesome states is not escaping reality. Nhưng cô phản ứng quyết liệt, “Tôi không muốn trốn tránh thực tại!” Làm những gì cần thiết để thoát khỏi gọng kìm của bất thiện pháp không phải là trốn tránh thực tại.
It is escaping a worsening of suffering. Đó là trốn tránh một nỗi đau lớn hơn.
If you just end up with more unwholesome states that bring suffering, what is the point of all the work you have been doing to follow the Buddha’s path? You must reflect repeatedly on your actions and on the results your actions bring.Nếu cuối cùng bạn còn tạo thêm nhiều phiền não, khổ đau hơn, thì liệu tất cả mọi cố gắng của bạn để đi theo con đường của Phật có ý nghĩa gì? Bạn phải luôn quán chiếu về hành động và hậu quả của những hành đông đó.
You must continually ask yourself, “What, in this moment, am I cultivating?” Bạn phải không ngừng tự vấn, “Ngay giây phút này tôi đang vun trồng điều gì?”
One time the Buddha’s aunt, the nun Maha Pajapati Gotami, asked the Buddha for brief advice to guide her practice.Một lần kia người dì của Đức Phật, tỳ kheo ni Maha Pajapati Gotami, xin Đức Phật cho bà những lời khuyên ngắn để hướng dẫn sự tu tập của bà.
The Buddha told her to do whatever she knew from her own experience and common sense to lead to good qualities in herself. Đức Phật dạy bà hãy làm bất cứ gì bà biết từ kinh nghiệm bản thân, từ sự hiểu biết thông thường, từ những đức tính nơi bà.
The things you do, he said, should lead to: Đức Phật dạy những việc cần làm phải đưa đến:
• dispassion, not passion• không tham ái
• disentangling, not entanglement• không vướng mắc
• dispersion (of causes of suffering), not accumulation• buông bỏ (các nhân của khổ đau), không chấp chứa
• wanting little, not much• thiểu dục, không ham muốn nhiều
• contentment, not discontent• tự tại, không bất mãn
• peaceful solitude, not gregariousness• độc cư an tịnh, không tụ họp, đàn đúm
• effort, not laziness• tinh tấn, không lười nhác
• being easily supportable, not fussy and demanding (A IV (Eights) VI.3)• dễ được hỗ trợ, không đòi hỏi, lựa chọn (A IV (Eights) VI.3)
This list offers us a good guide for making sure that our efforts are useful according to the big picture.Những điều kể trên là một bảng hướng dẫn tiện ích để đảm bảo rằng các nỗ lực của ta phù hợp với giáo lý nói chung.
Here is another rule of thumb we can use to judge our efforts.Đây là một nguyên tắc khác mà ta có thể dùng để đánh giá sự nỗ lực của mình.
As the Buddha told us, the basic teaching of all Buddhas has always been, “Do good, do no evil, and purify the mind.” (Dh 183) Như Đức Phật đã tuyên thuyết, lời dạy cốt yếu của tất cả chư Phật luôn là, “Làm điều thiện, không làm điều ác, và thanh tịnh tâm.” (Dh 183)
MINDFULNESS OF SKILLFUL EFFORT
Chánh Niệm Về Chánh Tinh Tấn
When the mind is plagued by negative thoughts, meditation practice is very difficult.Khi tâm bị uế nhiễm bởi các bất thiện pháp, thì việc hành thiền rất khó khăn.
When some certain people sit down to meditate, they are restless and agitated, wiggling, coughing, scratching, twisting, turning here and there, looking at other meditators, changing their postures very often. Một số hành giả khi ngồi tọa thiền, không thể nào giữ được yên tĩnh. Họ cựa quậy, ho, gãi, xoay trở, quay bên này, bên kia, theo dõi các thiền sinh khác, hay thường thay đổi thế ngồi.
Other people tend to yawn and feel that they can’t stay awake. Số khác thì lại hay ngáp và họ cảm thấy không thể nào tĩnh thức.
Those in the habit of anger may feel resentment or nagging hatred while they try to meditate. Những người có thói hay sân giận, có thể cảm thấy bất mãn, phàn nàn trong tâm khi họ cố gắng để thiền.
Others may be overwhelmed by sensual desires. Still others are besieged by doubts. Người khác nữa lại có thể bị chế ngự bởi ái dục, hay nghi hoặc.
Over years of practice, meditators have developed strategies known to have special power for overcoming particular blocks to mindfulness meditation practice.Qua bao năm tu tập, thiền giả đã phát triển được những phương cách được coi như là có năng lực đặc biệt để chế ngự các chướng ngại cản trở việc thực hành thiền chánh niệm.
• When desire for sensual pleasure troubles your mind, mentally dissect the object to which you are attracted.• Khi ái dục quấy nhiễu tâm ta, hãy mổ sẻ đối tượng của ái dục trong tâm.
If your desire is for a piece of chocolate cream pie, remind yourself that the pie is composed of elements and that it will decay. Thí dụ nếu bạn đang thèm một miếng bánh chocolate. Hãy nhắc nhở bản thân rằng miếng bánh đó được tạo nên bởi nhiều yếu tố và nó sẽ bị hư hoại.
Think of how the pie will look after it has been digested. Sau khi ăn, nó sẽ trở thành gì.
Reflect on these things over and over again until your desire fades. Hãy cứ quán tưởng những điều này cho đến khi lòng ham muốn của bạn không còn nữa.
The same technique can be effective if your desire is for a person. Phương thức này cũng hữu hiệu nếu đối tượng của lòng ham muốn của bạn là một con người.
Consider the compound nature of the body—its bones, intestines and other organs, phlegm and other body fluids. Hãy tưởng đến những thành phần cấu tạo của thân - xương, ruột và các nội tạng khác, máu mủ và các chất lỏng khác trong thân.
Keep reflecting on these parts, or consider how this person will look as a corpse, until lust has faded. Hãy cứ quán tưởng những điều này, hay thử hình dung xem người đó sẽ như thế nào nếu là một bộ xương khô, cho đến khi lòng ham muốn của bạn qua đi.
But if this technique somehow inflames your desire, stop immediately and concentrate upon the breath. Nhưng nếu phương pháp này lại làm tăng thêm lòng ham muốn của bạn, thì phải dừng ngay lập tức và chú tâm vào hơi thở.
• When anger arises, apply the antidotes we have discussed, such as becoming aware of your anger, recognizing the impermanent nature of all emotions, contemplating the benefits of patience, reasoning with yourself to see a different perspective, and cultivating feelings of loving-friendliness.• Khi sân nổi lên, ứng dụng những cách đối trị mà chúng ta đã bàn qua, như là ý thức về tâm sân của ta, nhận biết tính chất vô thường của mọi cảm thọ, quán chiếu về những lợi ích của lòng kiên nhẫn, hãy tự lý giải để có một cái nhìn khác, và vun trồng tình cảm thương yêu.
• When dullness or sleepiness arises, visualize a bright light.• Khi hôn trầm hay buồn ngủ kéo đến, hãy hình dung ra một nguồn ánh sáng chói lọi.
If that doesn’t work, try these remedies: Pinch your earlobes with your thumb and index finger (not using the fingernails). Open your eyes, roll your eyeballs for a few seconds, and then close your eyes again. Nếu không thành công, hãy thử những cách sau đây: kéo lỗ tai, mở to mắt ra, đảo mắt trong vài giây, và nhắm mắt trở lại.
Take a deep breath and hold it as long as you can, then slowly breathe out; repeat several times if necessary until your heart pounds and you break into a sweat. Hãy hít vào thật sâu và giữ lại càng lâu càng tốt, sau đó thở ra chậm rãi; nếu cần, lặp lại hành động này vài lần, cho đến khi mạch tim đập mạnh, và bạn có thể đổ mồ hôi.
Meditate with your eyes slightly open. Không nhắm kín mắt.
Get up and practice standing meditation, or do walking meditation. Đứng dậy và thực hành thiền đứng, hay thiền hành.
Go wash your face with cold water. Rửa mặt với nước lạnh.
If nothing works, go have a short nap. Nếu không có điều gì hữu hiệu, thì hãy đi ngủ.
• When restlessness or worry arises, reflect on tranquillity, calmness, or peace.• Khi trạo cử hay lo âu phát khởi, quán chiếu về trạng thái tĩnh lặng, thanh tịnh, hay bình an.
Bring your mind back to the breath and anchor it there. Đem tâm trở về với hơi thở và trụ vào đó.
Take a few deep breaths and feel the breath at your nose and in your body. Hít thở sâu và cảm nhận hơi thở ở mũi, vào trong thân.
Take another. Hãy thở một hơi thở nữa.
Direct your attention to your buttocks or the bottoms of your feet and feel the weight of your body. Hướng sự chú tâm đến phần mông hay lòng bàn chân và cảm nhận sức nặng của thân.
• When doubt arises, reflect on the Buddha’s enlightenment, the timeless nature of his teachings, and the attainment of enlightenment by his disciples.• Khi nghi phát khởi, hãy quán chiếu về sự giác ngộ của Đức Phật, về tính chất vô thời hạn của Phật pháp và sự đạt được giác ngộ của các đệ tử của Đức Phật.
If you have been engaged in speculative thinking, drop the useless topic and reflect upon some aspect of the Buddha’s teaching. Nếu bạn đắm chìm trong một suy tưởng nào đó, hãy buông bỏ việc làm vô ích đó và quán tưởng đến một khía cạnh nào đó trong giáo lý của Đức Phật.
Focus on what you know to be true about impermanence, about suffering, about your lack of control of anything. Chú trọng vào những gì bạn biết là đúng về vô thường, về khổ đau, về sự không có khả năng làm chủ được bất cứ điều gì.
Keep your attention on the present moment. Hãy chú tâm vào giây phút hiện tại.
When your greed fades away, you feel as though you have paid off a debt.Khi tâm ái dục đã qua đi, bạn cảm thấy như mình đã trả được một món nợ.
When your hatred fades away, you feel as though you have recovered from an illness. Khi sân hận đã tàn lụi, bạn cảm thấy như vừa thoát khỏi một căn bệnh.
When your sleepiness and drowsiness fade away, you feel as though you have been released from prison. Khi cơn buồn ngủ không còn, bạn cảm thấy như được giải thoát khỏi ngục tù.
When your restlessness and worry fade away, you feel as though you have been freed from slavery. Khi trạo hối hoại diệt, bạn cảm thấy như được giải thoát khỏi kiếp nô lệ.
And when your doubt fades away, you feel as though you are no longer lost in a desert and have arrived at a safe and secure place. Và khi tâm nghi hoặc không còn nữa, bạn cảm thấy như đã đến được một nơi an toàn, chắc chắn, không còn lạc lối giữa sa mạc.
You feel happy at the moment when your negative mind states disappear, and you feel happy later on whenever you think about their disappearance.Không những bạn cảm thấy hạnh phúc ngay giây phút tâm bất thiện biến mất, mà cả sau này khi bạn nghĩ đến sự vắng mặt của chúng.
When you remember how much pain and suffering your hindrances and fetters caused you in the past, you feel happy to see that they no longer make you feel uncomfortable. Khi nhớ đến bao khổ đau mà các chướng ngại và kiết sử đã mang đến cho bạn trong quá khứ, bạn sẽ cảm thấy thật hạnh phúc khi nhận ra rằng chúng không phiền nhiễu bạn nữa.
Your mind is peaceful and calm. Tâm bạn thư thái, thanh tịnh.
You looked forward to this state of mind. Bạn đã đi tìm trạng thái tâm này.
Now you have achieved it, and you are very happy. Giờ bạn đã đạt được, và bạn rất hạnh phúc.
When negative thoughts fade away, the mind is ready to cultivate positive thoughts.Khi các tâm hành ác đã mờ nhạt, tâm sẵn sàng để vun trồng các tư tưởng tích cực.
When wholesome thoughts arise during meditation, watch them mindfully without getting attached to them. Khi tâm hành thiện phát sinh trong lúc tọa thiền, hãy quán sát chúng một cách đầy chánh niệm mà không bám víu vào chúng.
Thoughts that should be encouraged during meditation include friendliness, compassion, generosity, appreciative joy, understanding, peace, tolerance, determination, patience, and service to all living beings. Những tâm thiện cần được vun trồng, tưới tắm trong thiền quán bao gồm tình thương yêu, bi mẫn, hỷ, xả, sự thông cảm, chịu đựng, hòa nhã, kiên nhẫn và phục vụ đối với tất cả mọi chúng sanh.
When such thoughts fade, renew your effort to cultivate them, remembering why they arose in the first place. Khi các tâm hành thiện này qua đi, hãy nỗ lực để vun trồng chúng trở lại, hãy nhớ lý do trước hết tại sao chúng có mặt.
The roots of all these good thoughts are in your mind. Nguốn gốc của mọi thiện pháp đều ở trong tâm ta.
 They have simply been suppressed by negative conditioning. Chỉ là chúng thường bị các hoàn cảnh tiêu cực che lấp.
Using Skillful Effort to prevent and overcome negative states of mind and to cultivate and maintain positive states is like climbing a mountain.Dùng Chánh Tinh Tấn để ngăn cản, chế ngự các tâm hành bất thiện, và để vun trồng, duy trì tâm hành thiện thì cũng giống như ta đang leo núi.
Before you begin your climb, you take precautions to prevent problems from arising on the way. Trước khi bắt đầu vào cuộc, ta phải cẩn thận để tránh những vấn đề phát sinh trên đường.
You make sure that you are fit physically and psychologically. Ta phải chắc rằng cơ thể và tâm lý ta thích hợp cho hành động này.
You pack some medicine in case of sudden illness. Ta cần mang theo một ít thuốc phòng trường hợp bị bệnh bất thình lình.
You put on sturdy hiking boots. You take a rope, a walking stick, food, water, and suitable clothing. Ta phải mang giày thể thao, mang theo dây, gậy, thức ăn, nước uống, và y phục thích hợp.
These measures are like the Skillful Effort of preventing negative states of mind from arising. Những phương tiện này thì cũng giống như Chánh Tinh Tấn để ngăn trở các trạng thái tâm tiêu cực không phát sinh.
Despite your precautions, however, problems will arise.Mặc dầu đã chuẩn bị chu đáo như thế, vẫn sẽ có vấn đề xảy ra.
You get hungry, so you eat. When you get thirsty, you stop to drink. When you need to answer the call of nature, you do so. Khi đói khát, ta dừng lại để ăn uống; khi cần đi nhà vệ sinh, ta cũng làm thế.
When you are tired, you rest. Khi mỏi mệt, ta nghỉ ngơi.
If you get a high fever, you take the medicine that you have brought along. Khi bị sốt cao, ta phải uống thuốc đã mang theo người.
These actions are like overcoming unwholesome states of mind as they arise. Những hành động này thì giống như là cách ta chế ngự các tâm hành bất thiện khi chúng phát sinh.
You keep your energy up by resting, eating right, drinking plenty of water, and avoiding overexertion.Ta duy trì năng lượng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, uống nhiều nước, và tránh làm việc gì quá độ.
These positive activities are like cultivating wholesome mental states. Các hoạt động tích cực này cũng giống như là vun trồng các thiện pháp.
When, after great difficulty, you reach the summit, you feel great relief, satisfaction, and joy.Sau muôn vàn khó khăn, ta cũng lên đến đỉnh, ta cảm thấy thật sự giải thoát, vui mừng, hài lòng.
You rejoice that you have, with effort, managed to achieve your goal. Ta vui mừng vì đã đạt được mục đích của mình, với nhiều nỗ lực.
You may say, “I am glad that is over,” or, “I am glad that I was able to overcome all difficulties.” Ta có thể nói, “ Tôi rất mừng là mọi việc đã qua rồi” hay “Tôi rất mừng là tôi đã có thể chiến thắng được mọi chướng ngại.”
Similarly, when you cultivate wholesome mental states and maintain them, you rejoice that your struggle is over and that you will never have to struggle with unwholesome states again.Tương tự, khi bạn vun trồng thiện pháp và duy trì được chúng, bạn vui mừng vì cuộc chiến đấu của mình đã kết thúc và bạn sẽ không bao giờ phải chiến đấu với bất thiện pháp nữa.
This is how Skillful Effort leads to joy. Chánh Tinh Tấn có thể mang đến niềm vui như thế đó.
Happiness is right there when you make the effort to achieve it.Khi ta nỗ lực để đạt được hạnh phúc, là nó đã có mặt.
Remember your goal, and do not abandon your efforts until you become totally happy. Hãy nhớ đến mục đích của mình, và đừng bao giờ lơ là tinh tấn cho đến khi ta đạt được hạnh phúc tuyệt đối.
Say to yourself: Hãy tự nhủ:
Happy, indeed, we live, friendly amidst the hateful.Hạnh phúc thay ta được sống an ổn giữa những oán thù.
Amidst hostile men, we dwell free from hatred.Giữa những kẻ hung ác, ta không có oán thù.
Happy, indeed, we live, in good [mental] health amidst the ailing.Hạnh phúc thay ta được sống (với tâm) không bệnh giữa những bệnh tật.
Amidst ailing men, we dwell free from ill.Giữa những người đau yếu, ta thoát khỏi bệnh hoạn.
Happy, indeed, we live, free from greed amidst the greedy.Hạnh phúc thay ta sống không tham đắm giữa bao ham muốn.
Amidst greedy men, we dwell free from greed.Giữa những kẻ san tham, chúng ta thoát khỏi san tham.
(Dh 197–199 [translated by Bhikkhu Buddharakkhita])(Dh 197 - 199) [Tỳ kheo Bhikkhu Buddharakkhita])
KEY POINTS FOR MINDFULNESS OF SKILLFUL EFFORT
Tóm Lược Về Chánh Tinh Tấn
• Although rarely emphasized, Skillful Effort is essential to your spiritual progress.• Chánh Tinh Tấn rất quan trọng trong việc phát triển tâm linh, dầu ít được nhấn mạnh đến.
• Skillful Effort has four parts: preventing negative states of mind, overcoming negative states of mind, cultivating positive states of mind, and maintaining positive states of mind.• Chánh Tinh Tấn có bốn (Tứ chánh cần) : Ngăn cản tâm bất thiện sanh khởi, chế ngự tâm bất thiện nếu đã sanh khởi, vun trồng tâm thiện, và duy trì tâm thiện.
• Fetters are deeply entrenched unwholesome tendencies of mind that arise out of greed and keep beings fettered to suffering states.• Kiết sử là những khuynh hướng bất thiện đã hằn sâu trong tâm, sanh khởi do tham và khiến những người bị uế nhiễm sống trong đau khổ.
The ten fetters are belief in a permanent self/soul, doubt, belief in the efficacy of rules and rituals, greed, hatred, desire for rebirth in material form, desire for rebirth in immaterial form, conceit, restlessness and worry, and ignorance. Mười kiết sử là thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân, ước muốn được tái sinh trong cõi sắc giới, ước muốn được tái sinh trong cõi vô sắc giới, kiêu mạn, trạo hối, và vô minh.
• Hindrances are intense, gross manifestations of fetters.• Chướng ngại là biểu hiện của kiết sử dưới dạng thô tháo, cao độ.
You should use Skillful Effort to prevent and overcome the five hindrances: greed, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and worry, and doubt. Ta cần sử dụng Chánh Tinh Tấn để kiềm chế và điều phục năm chướng ngại là: tham, sân, thùy miên hôn trầm, trạo cử lo âu và nghi.
• The ways to overcome a hindrance are: to ignore it, to divert your attention, to replace the hindrance with its opposite quality, to reason with yourself, and, if all else fails, to crush it with all your might.• Các phương cách để chế ngự một chướng ngại là: đừng chủ ý đến nó, hướng sự chú tâm đến chỗ khác, thay thế chướng ngại bằng một đặc tính trái ngược với nó, tự lý giải, và cuối cùng, nếu tất cả mọi các cách đều thất bại, thì phải hủy diệt nó với tất cả sức lực của mình.
• Until they are destroyed, the fetters can only be suppressed.• Ta chỉ có thể đè nén được các kiết sử, nếu không thể hủy diệt chúng.
Fetters are weakened by mindfulness and concentration; development of their opposites weakens them more. Các kiết sử có thể bị làm yếu đi bằng tâm chánh niệm và định; hay sự phát triển của các đặc tính đối nghịch với chúng cũng sẽ làm chúng yếu hơn nhiều.
When fetters are finally broken, this brings about the stages of enlightenment. Khi các kiết sử cuối cùng bị phá vỡ, là ta đạt được giác ngộ.
• To prevent negative thoughts from arising, maintain mindfulness.• Duy trì chánh niệm để ngăn cản tâm bất thiện phát sinh.
Mindfulness is developed through morality, the practice of mindfulness, wisdom, patience, and effort. Chánh niệm được phát triển qua giới luật, sự thực hành chánh niệm, tri giác, kiên nhẫn, và nỗ lực.
• To overcome arisen negative thoughts, just notice them.• Để chế ngự tâm bất thiện đã sanh khởi, chỉ nhận biết chúng.
• If you fail to notice negative thoughts quickly, they gather strength, and you must drop everything and pay total attention to them.• Nếu ta không thể nhận diện được tâm bất thiện một cách nhanh chóng, thì chúng sẽ tích lũy thêm sức mạnh; lúc đó, ta phải buông bỏ tất cả, để dồn mọi sự chú tâm vào chúng.
Try reflecting on the harm they cause and the impermanence of whatever triggered them, or replace them with positive thoughts. Cố gắng quán chiếu về sự nguy hại mà chúng có thể mang đến và tính vô thường của bất cứ nhân duyên gì đã phát sinh ra chúng, hay thay thế chúng với các tâm thiện.
• When negative thoughts have faded away, cultivate wholesome thoughts by recalling how helpful such thoughts are and by deliberately creating thoughts of friendliness, determination, patience, and so forth.• Khi tâm bất thiện đã qua đi, hãy vun trồng tâm thiện bằng cách hồi tưởng lại các tâm thiện này hữu ích như thế nào và bằng cách chủ tâm tạo ra các tâm về tình thương, kiên định, bi mẫn, vân vân.
Use whatever methods you know to develop wholesome states of mind. Hãy sử dụng bất cứ phương pháp nào ta biết để phát triển tâm thiện.
• Don’t get lost in the details of practice and forget the big picture.• Đừng lạc vào trong các chi tiết của việc thực hành mà quên đi cái nhìn toàn diện.
Always make sure your efforts actually bring more wholesome states. Phải luôn đảm bảo rằng sự nỗ lực của ta thực sự mang lại nhiều thiện pháp hơn.
• Adjust your lifestyle to support maintaining wholesome thoughts, being sure to do such things as gathering with like-minded friends and reading Buddhist texts.• Hãy điều chỉnh cách sống để hỗ trợ cho việc duy trì thiện pháp, nên làm những việc như là kết bạn với thiện hữu tri thức, học hỏi, tham khảo kinh sách Phật.
• Without strong mindfulness, your mind quickly reverts to its old habits; thus you must diligently repeat your efforts to maintain the wholesome thinking that will make you happy.Không có chánh niệm mạnh mẽ, tâm ta sẽ nhanh chóng trở về với những thói quen cũ; do đó ta phải luôn nỗ lực duy trì tâm thiện hầu giúp ta được hạnh phúc.
Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *