Lời Hứa Khả Của Đức Phật

The Promise of the BuddhaLời Hứa Khả Của Đức Phật
THE DIVISION of the Buddha’s path into eight steps does not imply that it’s a vertical ladder.Sự phân chia con đường đạo của Đức Phật ra tám bước không có nghĩa là ta phải bước từng bậc.
It’s not necessary to master one step before moving on to the next. Không cần phải làm chủ được bước này trước khi tiến đến bước khác.
The path is more like a spiral. Đạo lộ đó giống như một vòng xoắn ốc.
When you set out on the path, you have a certain amount of understanding of all eight steps. Khi đã bắt đầu bước trên đường, là bạn đã có một số hiểu biết về tất cả tám bước.
As you keep practicing, the steps become clearer and clearer in your mind, and you progress to the next stage. Khi bạn tiếp tục thực hành, các bước này ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong tâm bạn, và bạn có thể tiến lên giai đoạn kế tiếp.
There are, however, several useful ways to think about the path as a whole.Tuy nhiên, có một số phương cách có thể giúp ta nghĩ về đạo lộ đó như là một tổng thể.
For one thing, it’s clear that greed, hatred, and delusion are the three most powerful unwholesome factors and the source of all kinds of suffering. Rõ ràng là tham, sân, và si, là ba pháp bất thiện độc hại nhất và là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau.
Opposing these are the three most powerful aspects of the path: Skillful Understanding of the Buddha’s teaching; Skillful Effort to overcome greed, hatred, and delusion; and the practice of Skillful Mindfulness as the means of overcoming those states. Đối nghịch với chúng là ba ngành quan trọng nhất của đạo lộ: Chánh Kiến về giáo lý của Đức Phật; Chánh Tinh Tấn để chế ngự tham, sân, si; và sự thực hành Chánh Niệm như là phương tiện để chế ngự các pháp bất thiện này.
These three factors—understanding, effort, and mindfulness—support each other and work together to move you along the path. Ba ngành này - Chánh Kiến, Chánh tinh tấn và Chánh niệm - hỗ trợ lẫn nhau, vận hành cùng nhau để giúp ta tiến bước trên đạo lộ.
Understanding the Buddha’s teaching takes effort.Muốn thấu hiểu được giáo lý của Đức Phật, hành giả cần có nhiều nỗ lực.
It is certainly much easier not to strive, not to change, just to take life for granted, and to continue in whatever patterns of thought and behavior have become your comfortable habits. Chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nếu ta không phải cố gắng, không cần thay đổi, cứ sống dễ dãi và tiếp tục suy nghĩ, hành động theo như các thói quen mà ta đã huân tập.
Yet the Buddha taught that as long as people do not understand the truth, they will pretend they have no problems, or despair that their problems are unsolvable. Tuy nhiên Đức Phật đã dạy rằng một khi chúng sanh không nhận biết chân lý, họ sẽ nghĩ rằng họ không có vấn đề gì hoặc vấn đề của họ không thể giải quyết được.
Yet, if you make the effort, you will understand much.Tuy nhiên, nếu bạn có nỗ lực, bạn sẽ hiểu nhiều hơn.
Mindfulness can help. Chánh niệm có thể hỗ trợ bạn.
In fact, without mindfulness, you will never understand anything! You can make effort; you can struggle; but if you do not have mindfulness, you will never progress in your understanding. Thật ra, nếu không có chánh niệm, bạn sẽ không bao giờ hiểu gì hết! Bạn có thể nỗ lực; bạn có thể tranh đấu; nhưng nếu không có chánh niệm, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ trong sự hiểu biết của mình.
Through mindfulness you can understand the truth of dissatisfaction, its cause, its end, and the path leading to its end. Với chánh niệm, bạn có thể nhận biết chân lý về khổ, nguồn gốc của nó, sự tận diệt của nó và con đường dẫn đến sự tận diệt đó.
Moreover, when you practice mindfulness, you make the effort to keep the mind clear of greed, hatred, and delusion. Hơn thế nữa khi thực hành chánh niệm, bạn sẽ nỗ lực để giải thoát tâm khỏi tham, sân, và si.
Thus practicing mindfulness requires effort, and the combination of mindfulness and effort frees the mind from misunderstanding. Do đó thực hành chánh niệm đòi hỏi phải có nỗ lực, và sự kết hợp của chánh niệm và nỗ lực giải thoát tâm khỏi tà kiến.
The other steps of the Buddha’s path also rely on these three factors.Các chi ngành khác trong Bát Chánh Đạo cũng dựa trên ba yếu tố này.
Skillful Thinking, Skillful Speech, Skillful Action, Skillful Livelihood, and Skillful Concentration can be cultivated only with the support of understanding, effort, and mindfulness. Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh định chỉ có thể được vun trồng với sự hỗ trợ của chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm.
Without Skillful Understanding, you will not see why it is important to work on improving these other aspects of your life. Không có chánh kiến, bạn sẽ không thể hiểu tại sao việc tu tập để chuyển hóa cuộc đời bạn là quan trọng.
Without Skillful Effort, you will find it impossible to progress toward your goal of positive change. Không có chánh tinh tấn, bạn sẽ không thể nào tiến đến mục đích chuyển đổi tích cực.
And Skillful Mindfulness is the supreme tool of awareness and attention that helps you combat your negativities and strive toward perfection. Và chánh niệm là công cụ hoàn hảo bậc nhất của ý thức và chú tâm để giúp bạn chế ngự tâm bất thiện, và phấn đấu đến giải thoát.
Another way of thinking about how the eight steps of the path work together is to group them into three clusters: morality, concentration, and wisdom.Một cái nhìn khác về cách mà tám bước của Bát Chánh Đạo vận hành với nhau như thế nào là chia chúng thành ba nhóm: giới, định, và tuệ.
Each cluster pushes you toward the practice of the next and toward a more comprehensive understanding of the path as a whole. Mỗi nhóm thúc đẩy bạn tiến đến việc thực hành nhóm kế tiếp tới và tiến đến sự thông suốt hơn về Bát Chánh Đạo như là một tổng thể.
How does this work? Làm thế nào để được như thế?
The first cluster begins with a certain amount of understanding.Nhóm đầu tiên bắt đầu với một số hiểu biết nào đó.
You understand, for instance, how greed causes dissatisfaction, so you begin to practice generosity. Thí dụ, ta hiểu rằng tham khiến ta thất vọng như thế nào, vì thế ta bắt đầu thực tập xả.
You also understand how hatred and cruelty cause suffering to you and to others, so you decide to practice loving-friendliness and compassion. Ta cũng hiểu sân hận mang đến đau khổ cho ta và người khác như thế nào, vì thế ta quyết định thực hành thương yêu và bi mẫn.
These three thoughts—generosity, loving-friendliness, and compassion—are skillful thoughts. Ba tư duy này - xả, tình thương, và lòng bi mẫn - là chánh tư duy.
You have to be wise to cultivate these positive thoughts. Muốn vun trồng những tư duy tích cực này, ta phải có trí tuệ.
That wisdom comes from Skillful Understanding. Trí tuệ này phát xuất từ chánh kiến.
Therefore, Skillful Understanding and Skillful Thought are grouped together as the wisdom aspect of the path. Do đó, chánh kiến và chánh tư duy kết hợp với nhau như là một khía cạnh trí tuệ của Bát Chánh Đạo.
The second cluster grows out of the first.Nhóm thứ hai phát sinh từ nhóm thứ nhất.
When you look at your life with wisdom, you see how peaceful and happy you are when you think and act in positive ways. Khi quán sát cuộc đời mình với con mắt trí tuệ, ta sẽ thấy hạnh phúc và an bình biết bao khi ta biết suy nghĩ và hành động thiện.
Your wisdom also helps you understand that the dissatisfaction you experience is caused by your greed and attachment and that when you eliminate these causes, your dissatisfaction ends. Trí tuệ cũng giúp ta hiểu rằng những đau khổ mà ta phải hứng chịu là do tham ái, bám víu mà ra, và rằng khi ta hủy diệt được những nguyên nhân này thì khổ sẽ chấm dứt.
This understanding motivates you to improve various aspects of your outward behavior. Sự hiểu biết này thúc đẩy ta sửa đổi hành động của mình.
Since you see that lying, malicious words, harsh language, and gossip cause pain, you avoid these types of negative speech and resolve to speak politely and meaningfully. Vì ta thấy rằng nói dối, nói lời ác độc, nói lời thô tục và nói xấu đem lại đau khổ, ta tránh các loại ác ngữ và quyết định chỉ nói những lời lễ phép và đầy ý nghĩa.
Since you see how much pain and dissatisfaction is caused by killing, stealing, drinking, and sexual misconduct, you avoid these negative actions. Vì ta thấy rằng đau đớn và thương tâm là do các hành động giết, trộm cắp, sử dụng các chất gây mê, và tà dâm, ta tránh những hành động tiêu cực này.
Instead, you appreciate the lives of other beings and try to spare them; you respect other people’s property; you avoid alcohol and act appropriately in your sexual behavior. Thay vào đó, ta tôn trọng sự sống của những chúng sinh khác và cố gắng để cứu họ; ta tôn trọng tài sản của người khác; ta tránh sử dụng những chất gây mê và không quan hệ tình dục bừa bãi.
Since you understand the suffering caused by wrong livelihood, you seek a wholesome way of making your living that supports your spiritual practice. Vì ta hiểu có những khổ đau, tai họa gây ra do các phương tiện kiếm sống không lành mạnh, ta cố gắng kiếm sống một cách lương thiện để hỗ trợ cho sự tu tập tâm linh của mình.
The outward changes implied by Skillful Speech, Skillful Action, and Skillful Livelihood are clustered together as the morality aspect of the path. Những sự thay đổi bên ngoài do ảnh hưởng của chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng được nhóm lại với nhau như là một khía cạnh đạo đức (giới) của đạo lộ.
The third cluster is based on your understanding that outward changes alone will not end your dissatisfaction and suffering.Nhóm thứ ba dựa trên sự hiểu biết rằng nếu chỉ có những sự thay đổi bên ngoài thôi, ta sẽ không thể chấm dứt được khổ.
You see that actions begin with thoughts and that unwholesome thoughts themselves cause you tremendous suffering. Ta cũng biết rằng hành động bắt đầu bằng ý nghĩ và những ý nghĩ bất thiện tự chúng sẽ đem đến cho ta rất nhiều khổ đau.
Therefore, you try to train and discipline your mind. Do đó ta cố gắng để rèn luyện, kỷ luật tâm.
When you start to watch your mind, you see that in spite of your good intentions, harmful thoughts of greed, hatred, delusion, and doubt arise again and again in your consciousness. Khi bắt đầu quán sát tâm mình, ta thấy rằng dầu ta có ý hướng thiện, nhưng các bất thiện pháp như tham, sân, si, và nghi vẫn khởi lên trong tâm thức ta.
You see further that the only way to combat these mental traps is to apply sincere and diligent effort to avoid negative thought patterns, to overcome them when they do arise, and to cultivate and maintain positive thoughts. Ta cũng nhìn thấy xa hơn nữa rằng phương cách duy nhất để chống lại các cạm bẫy của tâm là áp dụng sự tinh tấn miên mật và thành khẩn để tránh các thói quen suy nghĩ tiêu cực, để chế ngự chúng khi chúng phát khởi, và để gieo trồng, duy trì các thiện pháp.
Moreover, you see that mindfulness is essential for positive change, both external and internal. Hơn thế nữa, ta thấy rằng chánh niệm rất cần thiết cho sự chuyển hóa tích cực, ở ngoại tại cũng như nội tâm.
Developing mindfulness is not easy without concentration, for it is concentration that helps you see things as they really are. Nếu không có định, ta khó phát triển được tâm chánh niệm, vì chính định giúp ta nhìn thấy sự việc như chúng thật sự là.
These three—Skillful Effort, Skillful Mindfulness, and Skillful Concentration—are grouped as the concentration aspect of the path. Ba yếu tố này - chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định - kết hợp lại với nhau như là khía cạnh định Bát Chánh Đạo.
So, round and round you go, practicing the eight steps of the path.Vì thế, hết lần này tới lần khác, chúng ta luôn thực hành tám bước của con đường đạo này.
With each round, your greed, hatred, and delusion are reduced. Với mỗi lần thực hành, lòng tham, sân, và si của ta lại giảm bớt.
With each round, your understanding of the truths of dissatisfaction, its cause, its end, and the way to end it deepens. Với mỗi lần thực hành, sự hiểu biết của ta về sự thật của khổ, nguyên do của khổ và cách để tận diệt khổ sẽ thâm sâu hơn.
No matter where you start the path, the steps link up and support one another. No matter what your level of understanding at the beginning, the result of the path is the same—the end of suffering and, ultimately, the highest degree of peace and happiness. Không cần biết lúc bắt đầu, trình độ hiểu biết của bạn ra sao, kết quả của con đường đạo vẫn không khác - chấm dứt khổ đau, và cuối cùng, là mức độ cao nhất của hạnh phúc và bình an.
ENLIGHTENMENTGiác Ngộ
Some people ridicule the idea of enlightenment.Nhiều người không tin có giác ngộ.
In Internet chat rooms where the Dhamma is discussed, I have observed that people use derogatory terms—even angry and profane words—to describe enlightenment. Trên các diễn đàn trong internet (chat room) thảo luận về Phật pháp, tôi nhận thấy có một số người dùng lời lẽ mạ lỵ - những lời thô tục, giận dữ - để nói về giác ngộ.
Perhaps they misunderstand what enlightenment is. Có thể họ đã hiểu sai về giác ngộ.
Enlightenment is nothing less than extinguishing the burning pain caused by greed, hatred, and delusion. Giác ngộ không gì hơn là sự đoạn diệt niềm đau cháy bỏng do tham, sân, si tạo nên.
It is putting out once and for all the fire of birth, growth, decay, death, sorrow, lamentation, grief, and despair. Giác Ngộ dập tắt đi một lần và mãi mãi ngọn lửa của sinh, già, bệnh, chết, buồn, khổ, đớn đau, và thất vọng.
The people who ridicule enlightenment may fear that when they extinguish this fire, they will be left with nothing to live for, in the cold darkness of despair.Có thể người ta chế diễu sự giác ngộ vì sợ rằng khi họ dập tắt ngọn lửa đó, họ sẽ không còn gì để sống tiếp trong bóng tối lạnh lẽo của thất vọng.
They may be confusing this painful internal fire with the fire that initiated civilization, or with the fire of electricity. Có thể họ đã lẫn lộn ngọn lửa nội tâm đau đớn với ngọn lửa đã khơi dậy nền văn minh, hay với ngọn lửa của điện lực.
But when the painful fire of delusion is extinguished, what prevails is not the frigid air of a pitch-black winter night. Nhưng khi ngọn lửa khổ đau của ảo tưởng được dập tắt, những gì hiện ra sau đó không phải là không khí lạnh lẽo của một đêm đông đen tối.
It is not a grim, lifeless state. Đó không phải là một trạng thái u ám, thiếu sinh khí.
Not at all. Không như thế chút nào.
When the fire of greed, hatred, delusion, birth, growth, decay, death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair is extinguished, the result is total peace, total calm, total tranquillity, total inexpressible happiness, while the mind and senses are, at the same time, 100 percent clear, pure, and energized. Khi ngọn lửa của tham, sân, si, sinh, già, bệnh, chết, đau đớn, khóc than, phiền não . đã được dập tắt, kết quả là sự an bình trọn vẹn, thanh tịnh trọn vẹn, và hạnh phúc không thể diễn tả, trong khi tâm và các giác quan, cùng lúc, một trăm phần trăm trong sáng, thanh cao, đầy sinh lực.
Enlightenment is inner light, inner brightness, inner warmth. Giác ngộ là ánh sáng của nội tâm, sự chiếu sáng, sự ấm áp của nội tâm.
From having laid down the burden of all the psychic irritants—greed, hatred, and delusion—the mind and body feel buoyant.Khi đã đặt xuống gánh nặng của tất cả mọi phiền não trong tâm - tham, sân, si - thân và tâm sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn.
We are not accustomed to feeling so light. Chúng ta không quen với cảm giác nhẹ nhàng này.
We are used to having a heavy head, a heavy heart, a heavy body. Chúng ta đã quen có một cái đầu đông cứng, một trái tim trĩu nặng, một thân thể phục phịch.
The prospect of having such a light heart makes us feel a little nervous. Viễn ảnh có được một trái tim thanh thoát như thế khiến chúng ta e dè.
We’re afraid that this lightness will make us light-headed. Chúng ta sợ rằng sự nhẹ nhàng thanh thoát đó sẽ khiến đầu ta lơ lửng.
Our heaviness, our suffering, is so familiar that we fear becoming disoriented if we let go. Sự nặng nề, sự đau khổ đã quá quen thuộc đến nỗi chúng ta sợ rằng mình sẽ cảm thấy mất phương hướng nếu ta buông bỏ chúng.
Something like that happened to a friend of mine.Điều này đã xảy ra cho một người bạn của tôi.
His job transferred him to another office and he moved to an apartment next to a busy train station. Do công việc anh ta phải chuyển nhiệm sở và dọn đến một căn hộ cạnh một ga xe lửa ồn ào.
When he first moved to this new apartment, he could not sleep for many nights because of the noise of the trains and the crowds of people coming and going. Lúc đầu, anh không thể ngủ được vì sự ồn ào nơi nhà ga.
A few years later he was transferred to another office and had to move again. Một vài năm sau anh lại phải dọn nhà lần nữa.
His new apartment was very quiet. Căn hộ mới của anh rất yên tĩnh.
Again, for many nights, he could not sleep. Lần nữa, trong nhiều đêm, anh ta không thể ngủ.
He had grown so used to the noise and commotion that he actually needed it to relax and fall asleep! Like my friend, we get so used to our heavy and uncomfortable habits of mind that we fear we will miss them when they’re gone. Anh đã trở nên quá quen thuộc với tiếng động, với sự ồn ào mà anh thực sự cần để thư giãn và đi vào giấc ngủ! Tương tự, chúng ta cũng đã quá quen thuộc với tâm phiền não, khổ đau đến nỗi chúng ta sợ sự thay đổi.
Our situation also reminds me of a man I read about when I lived in Washington, D.Điều này cũng khiến tôi nhớ đến câu chuyện về một người mà tôi đã đọc được trong báo khi tôi sống ở Washington D.
C.C.
This fellow was serving a life sentence for committing murder. Người này phải chịu án chung thân vì tội giết người.
Because of his good conduct in prison, after ten years, he became eligible for parole. Nhờ chấp hành kỷ luật nghiêm túc, sau mười năm, anh ta được ân xá.
One day, a newspaper reporter interviewed him. Một phóng viên phỏng vấn anh.
“You must be very happy that you are eligible for parole,” the reporter commented. “Chắc ông rất hạnh phúc khi biết mình được ân xá?”
“No, no, please don’t talk about parole,” the man replied with some agitation.“Không. Đừng nói với tôi về việc ân xá,” người đàn ông trả lời một cách bực bội.
He said that he felt comfortable with life in prison. Anh nói rằng anh đã cảm thấy rất thoải mái với cuộc sống trong tù.
He enjoyed privileges such as watching television, and prison life did not have the insecurities of life outside. Anh ta tận hưởng những quyền lợi như được coi ti vi, và cuộc sống trong tù không có những sự bất an như bên ngoài.
But, I asked myself, had he really become so accustomed to the violence of prison life, the endless restrictions, the tyranny of the guards? Had he forgotten the joy of living beyond the prison walls, the feeling of fresh air, the beautiful open spaces, the good food, and the freedom to meet other free people? Had he become so attached to conditions inside that freedom seemed strange and unappealing? Nhưng, tôi tự hỏi, có phải anh đã thực sự trở nên quá quen thuộc với sự bạo động trong tù, sự hà khắc, sự tàn nhẫn của những người cai tù? Có phải anh đã quên niềm vui được sống bên ngoài bức tường tù tội, cảm giác của không khí mát mẻ, không gian rộng mở thông thoáng, những món ăn ngon, sự tự do được gặp gỡ những người tự do khác, có phải anh đã trở nên quá bám víu vào những điều kiện bên trong tù đến nỗi được tự do có vẻ xa lạ và không hấp dẫn?
People who ridicule enlightenment are like that man in jail.Những người chế diễu, mạ lỵ giác ngộ hẳn cũng giống như người đàn ông trong tù kia.
They cling to what they have. Họ bám víu vào những gì họ đang có.
They don’t want to leave the comforting familiarity of their discomfort. Họ không muốn xa rời sự quen thuộc dễ chịu của khổ đau.
But they don’t know what they’re missing. Nhưng họ không biết họ thiếu sót, mất mát điều gì.
Enlightenment is not something you wish for.Giác ngộ không phải là một điều gì đó ta muốn là có được.
It is the state that you end up in when all your wishes come to an end. Đó là một trạng thái mà bạn có được khi tất cả mọi ham muốn đã không còn.
As the Buddha said, Như Đức Phật đã dạy,
What use is there for a wellNếu nước ở khắp nơi,
If there is water everywhere?ta cần gì đào giếng?
When craving’s root is severedNếu đã bứng sạch rễ tham,
What should one go about seeking?ta còn tìm kiếm gì?
(Ud VII. 9 [translated by Ireland])(Ud VII. 9 [Do Ireland dịch])
When you know you are missing something, you keep looking for it.Khi biết mình còn thiếu thốn điều gì đó, ta sẽ luôn đi tìm.
When you have each and every thing you ever wished for, you don’t seek any more. Trái lại, khi đã có tất cả mọi thứ mình mong muốn, ta sẽ thôi không tìm kiếm.
Because you have attained perfect peace, perfect harmony, you are content to allow everyone else to live in peace and harmony. Vì đã đạt được hạnh phúc tuyệt đối, sự hòa hợp hoàn toàn, bạn cảm thấy bằng lòng để cho mọi người khác cũng được sống trong hạnh phúc và hòa hợp.
At the end of the Great Discourse on the Four Foundations of Mindfulness (Maha-Satipatthana Sutta), the Buddha guaranteed that if somebody practices mindfulness meditation exactly in the manner it is prescribed, then that individual attains enlightenment within this lifetime.Ở cuối bài kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta), Đức Phật đã đảm bảo rằng bất cứ ai thực hành thiền chánh niệm theo lời chỉ dạy của Đức Phật thì người đó chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ ngay trong kiếp sống này.
If not fully enlightened because of some subtle fetters holding the person back, then he or she will at least become a nonreturner, reaching the third stage of enlightenment. (D 22) Nếu không được hoàn toàn giác ngộ vì còn một số kiết sử vi tế cản trở, thì người đó ít nhất cũng trở thành một vị Bất lai (non - returner), đạt được tam thiền. (D 22)
The Buddha did not mean to imply that enlightenment can be achieved by a person who practices only some limited part of the path.Đức Phật không hàm ý rằng vị hành giả chỉ thực hành một phần giới hạn của đạo lộ mà có thể đạt được Giác Ngộ.
Enlightenment requires that you develop thoroughly every aspect of morality, concentration, and wisdom. Muốn được giác ngộ bạn phải phát triển toàn vẹn mọi khía cạnh của giới, định, và tuệ.
Moreover, in making this rather astonishing promise, the Buddha did not mean that casual, occasional practice—working at it every now and then—would be sufficient. Hơn thế nữa, trong lời hứa khả đáng ngạc nhiên này, Đức Phật không chủ ý nói rằng một sự tu tập dễ dãi, không thường xuyên - lúc có lúc không - là đủ.
He meant that to achieve enlightenment, your practice must be characterized by relentless dedication, energy, and perseverance. Trái lại, Ngài có ý dạy rằng để đạt được giác ngộ, ta phải tu tập một cách tinh tấn, kiên trì và tự nguyện.
In order for you to gain concentration, your efforts must be supported by perfectly clear morality. Để đạt được định, sự nỗ lực của bạn phải được hỗ trợ bằng giới đức hoàn toàn trong sáng.
Your concentration must be wholesome and one-pointed. Thiền chứng của bạn phải thiện và nhất tâm.
This powerful concentration must be cultivated with equally powerful mindfulness. Tâm định mãnh liệt này phải được vun trồng bởi tâm chánh niệm cũng mãnh liệt không kém.
Then, supported by pure morality and skilled concentration, the wisdom that brings liberation takes place. Rồi thì trí tuệ giải thoát sẽ xuất hiện với sự hỗ trợ của giới luật thanh tịnh và chánh định.
Still, some people find the Buddha’s words to be an unrealistic promise.Tuy nhiên, một số người vẫn còn nghĩ rằng những lời của Đức Phật là những lời hứa không thực tế.
I wonder what grounds they have to challenge it. Tôi không biết họ dựa vào đâu để nghi ngờ nó.
Are they like a person who hates to have wet feet and doubts that anyone can swim as fast as Olympic swimmers? Or like someone who has never run even a step and doubts that anyone can finish a twenty-six-mile marathon? Of course the Buddha’s promise must seem unrealistic to someone who has never sat on a meditation cushion or tried to watch the breath for one minute! And it may seem like a hollow promise to those who have sat in meditation for many years but have never practiced all of the eight steps comprising morality, skilled concentration, and wisdom. Họ có giống như người ghét xuống nước lại nghi ngờ rằng làm gì có ai lội nhanh như các vận động viên Olympic? Hay giống như người chưa bao giờ chạy một bước lại nghi ngờ rằng làm sao có ai chạy được hai mươi sáu dặm marathon? Dĩ nhiên lời hứa khả của Đức Phật có vẻ không thực tế đối với những kẻ chưa từng ngồi trên gối thiền hay cố gắng quán sát hơi thở mình trong một phút! Và lời hứa đó cũng không chắc chắn đối với những ai đã ngồi thiền nhiều năm nhưng chẳng bao giờ thực hành cả tám bước của Bát Chánh Đạo bao gồm giới, định, và tuệ.
Meditation requires sincere discipline.Thực hành thiền quán đòi hỏi những giới luật khắt khe.
You undertake the discipline of meditation not to impress anybody but to free your mind from the suffering caused by your own negativities. Bạn chấp nhận các giới luật này không phải để gây ấn tượng đối với ai, mà là để giải thoát tâm khỏi những đau khổ gây ra bởi chính những sự bất thiện của bạn.
If you approach the Buddha’s path like a hobby or a game, it will not work. Nếu bạn đến với đạo lộ như một thú tiêu khiển, hay một sự sưu tầm, thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
The eight steps of the Buddha’s message are not something that you learn about and then put into practice only when you need them. Tám ngành của Bát Chánh Đạo không phải là những điều mà bạn chỉ nghiên cứu, tìm hiểu, rồi chỉ đem ra thực hành khi cần.
… Come to think about it, you do use the eight steps only when you need them—but you need them every single moment of your life! Đúng là bạn chỉ thực hành Bát Chánh Đạo khi cần - nhưng bạn cần đến chúng mỗi giây phút trong cuộc đời bạn!
Your mindfulness of the eight steps of the Buddha’s path, however, does not have to be perfect in order for you to start the practice.Tuy nhiên, sự chánh niệm của bạn về tám bước trên con đường của Phật, không cần phải hoàn thiện trước khi bạn có thể bắt đầu thực tập.
If your mindfulness of the path should lapse, don’t worry. Nếu sự chánh niệm của bạn về Bát Chánh Đạo có thể bị suy giảm, đừng lo lắng.
Simply become mindful of the unmindfulness as soon as you are able. Chỉ cần chánh niệm về sự không chánh niệm đó ngay khi bạn có thể.
Your success as you begin to walk the path depends on whether you maintain a strong intention to be mindful at all times, not whether you are actually able to do so. Sự thành công trên bước đường tu tập của bạn tùy thuộc vào việc bạn có giữ được ý chí mạnh mẽ để luôn chánh niệm, chứ không phải là việc bạn thực sự có khả năng làm được như thế hay không.
As you keep reminding yourself to be mindful, your lapses become fewer and fewer, until mindfulness of the path becomes automatic. Khi bạn tiếp tục nhắc nhở bản thân phải chánh niệm, thì sự xao lãng càng ngày càng ít hơn, cho tới một ngày, sự chánh niệm về con đường đạo trở nên tự động.
If you make that kind of effort, you will progress quickly. Nếu bạn có được sự nỗ lực như thế, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Then you’ll be the kind of student the Buddha had in mind when he made his promise. Lúc đó bạn sẽ là loại đệ tử mà Đức Phật đã nghĩ đến trong tâm khi Ngài lập lời hứa khả này.
“COME AND SEE”Hãy Đến Để Thấy
This book offers only the essential guidelines for following the path.Quyển sách này chỉ đưa ra những lời hướng dẫn căn bản để giúp bạn đi theo con đường đạo.
As your practice deepens, if you refer back to it again and again, you may find that it continues to serve as a useful guide at any level of understanding. Khi đã tiến bộ trong việc thực hành, nếu bạn thỉnh thỏang xem lại, bạn có thể thấy là nó vẫn còn hữu ích cho bất kỳ trình độ hiểu biết nào.
But, it has not explained everything you will need to know about the Dhamma, about practice, about your own experience, and about what you will achieve. Nhưng quyển sách này không thể giải thích tất cả những điều bạn muốn biết về Phật pháp, về sự tu tập, về kinh nghiệm của bạn và về những gì bạn sẽ đạt được.
Different individuals have different backgrounds, education, intuitions, understandings of the Dhamma, and levels of spiritual growth. Mỗi cá nhân sẽ có căn bản giáo dục, ý thức, sự hiểu biết về Pháp, và những trình độ tiến bộ tâm linh khác nhau.
Moreover, the questions that you have tomorrow will be very different from the ones you have today. Hơn thế nữa, ngày mai các câu hỏi của bạn sẽ rất khác với những câu hỏi của ngày hôm nay.
Even the Buddha could not come up with one discourse that covered every exigency for every person.Ngay chính Đức Phật cũng không thể trong một bài kinh có thể nói hết về mọi khía cạnh cho mọi người.
That is why he gave many thousands of Dhamma sermons. Đó là lý do tại sao Ngài đã có hàng ngàn bài pháp.
This book has presented a summary of these and some explanation of their most significant points. Quyển sách này chỉ là một bảng tóm tắt của những điều này và một vài giải thích về những điểm quan trọng nhất của chúng.
You will fill in the rest through your practice. Những gì còn lại bạn sẽ phải thêm vào qua sự thực tập của mình.
The present moment is your teacher. Giây phút hiện tại là thầy của bạn.
Turn it into your own personal laboratory. Hãy biến nó thành một phòng thí nghiệm cho chính cá nhân bạn.
Pay attention. Hãy chú tâm.
Investigate. Hãy quán sát.
You alone can generate wisdom in yourself. Chỉ có bạn mới có thể mang lại trí tuệ cho bản thân.
You do this by pursuing what is skillful. Bạn thực hiện được điều đó bằng cách theo đuổi các thiện pháp.
A rather skeptical audience once demanded that the Buddha tell them why they should believe him, when they had heard so many other holy men claiming to possess all the truth.Những thính giả có lòng nghi hoặc đã có lần hỏi Đức Phật rằng tại sao họ cần phải tin Ngài, khi họ đã nghe quá nhiều những vị đạo sĩ khác, ai cũng tự nhận mình nắm được chân lý.
The Buddha responded that they should not believe anything just because someone somewhere said it is true. Đức Phật trả lời rằng họ không nên tin bất cứ điều gì chỉ vì một ai đó, ở đâu đó, đã nói rằng đó là chân lý.
Sources such as hearsay, documented reports, traditional beliefs passed down over many generations, scriptures considered to be holy, words of a highly respected and credible teacher, and teachings from someone you think of as your guru—all lack any guarantee of truth. Những nguồn tin được nghe qua, được báo cáo, những niềm tin lưu truyền qua nhiều thế hệ, kinh sách được coi là thánh điển, lời của một vị thầy được kính tin, và giáo huấn từ một ai đó mà bạn nghĩ là rất thông thái - tất cả đều không có sự bảo đảm của chân lý.
The Buddha said that these things should not be accepted on faith. Đức Phật đã dạy rằng tất cả những điều này không nên được chấp nhận chỉ dựa trên lòng tin.
The Buddha then said that truth cannot be uncovered through reasoning, either.Đức Phật cũng dạy rằng ta không thể chỉ dùng lý trí để khám phá ra chân lý.
He said you should not believe something just because it appears to be logical, or seems to take you closer to your goal, or appeals to your inclinations, or appears true after you have engaged in reflective reasoning. Ngài thuyết rằng không nên tin một điều gì đó chỉ vì nó có vẻ logic, hoặc dường như mang ta đến gần với mục đích của mình hơn, hoặc thích hợp với chí hướng của ta hay có vẻ đúng sau khi ta đã suy nghĩ về nó.
Why? Because the Dhamma still has an aspect that none of these things, not even reflective reasoning, can catch: your own experience. Tại sao? Vì Pháp vẫn còn một khía cạnh mà không có gì, ngay cả sự suy luận quán chiếu, có thể nắm bắt được: sự trải nghiệm của bản thân ta.
The Buddha gave one general standard for what we should accept.Đức Phật đưa ra một quy luật tổng quát đối với những gì chúng ta nên chấp nhận.
This standard is not based on any kind of faith or reasoning. Quy luật này không dựa trên bất cứ loại lòng tin hay lý luận nào.
Rather, he said, when contemplating an action, ask yourself whether, based on your own experience, such an action would be harmful to anyone, including yourself. Đúng hơn, Đức Phật dạy, khi quán chiếu một hành động, hãy tự hỏi, dựa vào kinh nghiệm bản thân, rằng một hành động như thế có tổn hại cho ai không, kể cả bản thân ta.
If it is harmful, it is not skillful, and the action should not be done. Nếu nó tổn hại, bất thiện, thì hành động đó không nên làm.
If it is beneficial to everyone, including you, and if people who are wise would approve it, then it is skillful, and the action should be done. (A I (Threes) VII. 65) Nếu nó hữu ích cho mọi người, kể cả bản thân ta, và nếu người trí cũng chấp nhận thì nó là thiện và hành động đó nên làm. (A I (Threes) VII. 65)
The Buddha later elaborated that once a deed is done, you should reexamine it.Sau đó Đức Phật dạy thêm rằng ta cần phải quán sát lại sau mỗi hành động đã thực hiện.
You should ask yourself, “How well did that deed actually go? Was it really skillful?” If not, and you “reap the results with tearful eyes,” the action should be avoided in the future. Ta nên tự hỏi, “Hành động đó thực sự xảy ra như thế nào? Nó có thiện xảo không?” Nếu không, và ta “phải nhận lãnh hậu quả với nước mắt,” thì hành động đó cần phải được tránh trong tương lai.
If it is skillful, and you “reap the results with cheerful eyes,” the action should be done repeatedly. Trái lại, nếu hành động đó thiện xảo, và ta “gặt được kết quả với niềm vui trong mắt,” thì hành động đó cần phải được làm lặp lại.
(Dh 67–68) If you pay close attention and stay honest with yourself about what you know to be true, then—without having to believe anything anybody else has said—you begin to choose actions that develop your purity and wisdom and that bring increasing happiness. (Dh 67 - 68) Nếu ta chú tâm đủ và thành thật với bản thân về những gì ta biết là đúng, thì - không cần phải tin vào bất cứ điều gì người khác nói - ta có thể chọn lựa hành động để phát triển tâm thanh tịnh và trí tuệ, và điều đó mang đến nhiều hạnh phúc cho ta.
Only you hold the key to your liberation. Chỉ có ta là người giữ chìa khóa đi vào cửa giải thoát của mình.
The key is your willingness to look within and decide what actions are skillful for bringing happy results. Chìa khóa đó là lòng quyết tâm để quán chiếu nội tâm và quyết định hành động nào là thiện, mang đến cho ta những kết quả tốt đẹp.
Do you want to see the Dhamma? Look at your experience.Bạn có muốn được thấy Pháp không? Hãy quán chiếu những trải nghiệm của mình.
Use your experience as a mirror reflecting the Dhamma. Hãy sử dụng kinh nghiệm bản thân như là một tấm gương phản chiếu Pháp.
All the impersonal patterns of the universe are there. Tất cả bản tánh của mọi chúng sanh cũng phản chiếu qua đó.
In your day-to-day life and in your moment-to-moment existence, you can see all there is to see anywhere: cause and effect, impermanence revealed by the constant flow of changes on every level, suffering wherever there is clinging, and the fact that no matter how hard you try to track it down, no self can be found in any of them. Trong cuộc sống hằng ngày và trong từng giây phút hiện hữu, ta có thể thấy tất cả những gì ta cần thấy ở bất cứ nơi đâu: nhân quả, vô thường được biểu hiện qua dòng chuyển đổi không dừng ở mọi mức độ, đau khổ có mặt ở bất cứ nơi nào có tham ái, chấp ngã, và sự thật rằng dầu ta có cố gắng để tìm kiếm tự ngã một cách khổ sở như thế nào, ta cũng không thể tìm thấy gì.
Do you want to know about your experience? Look at the Dhamma.Bạn có muốn biết về kinh nghiệm của mình không? Hãy quán tưởng Pháp.
There you see all the impersonal elements and patterns that make up “you.” Qua đó bạn sẽ thấy tất cả các thành phần và mẫu mực chung, không của riêng ai để tạo ra “con người bạn.”
There, too, you see that what you experience is the same, in its essence, as what is experienced by any other being. Ở đó bạn cũng thấy rằng những gì bạn đã trải qua, trên căn bản, cũng giống như những gì mà mọi chúng sanh khác đã trải qua.
Dhamma is thrust in your face everywhere you turn. Pháp có mặt ở khắp mọi nơi.
Even watching a bug struggling in a pot of water, for example, can spark your insight into the reality of the fear of death shared by you and all beings. Thí dụ, ngay cả khi quán sát một con bọ đang vẫy vùng trong tô nước, có thể cũng bừng lên trong tâm trí bạn về thực tại của sự sợ chết mà bạn cũng như tất cả mọi chúng sanh khác đều cảm thấy.
The entire Dhamma is revealed in every experience in your life, every moment, every day. Vạn pháp đều hiển lộ trong tất cả mọi mặt của cuộc sống, trong từng giây phút, từng ngày.
It is right there to be seen, with no blind faith or theoretical reasoning necessary. Nó có mặt ngay đó để ta nhận dạng, không cần có một niềm tin mù quáng hay một lý thuyết luận giải nào.
From this kind of rigorous observation, you gain confidence in the practice and proceed along the path. Từ việc quán sát rốt ráo này, ta có được tự tin trong việc tu tập và tiến bước trên con đường đạo.
Until you have become deeply familiar with the path and see the Dhamma in your own experience, the knowledge gained from this book will remain theoretical.Nếu ta không trở nên quen thuộc, thành thạo với đạo lộ và nhận ra được chân Pháp từ chính kinh nghiệm bản thân, thì tri thức ta thu thập được từ quyển sách này sẽ chỉ là lý thuyết suông.
If I were pointing up toward the North Star, you might stare at me and wonder, “Why is he pointing like that? Shouldn’t he point over here? Or maybe over there?” How would you explain a star to someone who has never looked upward at night? Until you tilt your head enough to be able to see the stars and then follow the directions for examining the sky until you manage to pick out the North Star, there will be doubt in your mind. Nếu tôi chỉ về hướng sao Bắc Đẫu, bạn có thể trố mắt nhìn tôi và tự hỏi, “Tại sao ông ta chỉ về hướng đó? Lý ra ông phải chỉ về hướng kia mà?” Làm sao ta có thể giải thích một ngôi sao với người chẳng bao giờ ngước mắt nhìn lên trời vào ban đêm? Cho đến khi bạn có thể ngửa đầu để nhìn các ngôi sao và theo dõi các phương hướng để quán sát bầu trời, hay cho đến khi bạn có thể chỉ ra sao Bắc Đẫu, thì nghi hoặc vẫn còn trong tâm bạn.
This doubt gives rise to all kinds of questions. Tâm nghi hoặc sẽ dẫn đến đủ loại câu hỏi.
But when you catch sight of the North Star and observe for yourself the way everything else revolves around it, then you have no such doubt. Nhưng khi bạn đã nhìn ra được sao Bắc Đẫu và tự quán sát cách mà mọi thứ khác vận hành quanh nó, thì bạn không còn nghi ngờ gì nữa cả.
Similarly, until you glimpse the goal, you will have many questions about the path, about the teaching, about your own practice, and about why I have said certain things in this book.Tương tự, trước khi đến đích của con đường, bạn sẽ còn nhiều câu hỏi về đạo lộ, về giáo lý, về sự thực hành của bạn, và về lý do tại sao tôi đã nói một số điều như thế trong quyển sách này.
How can words explain what Nibbana is like, given that Nibbana is nonexperiential? Experience happens through our senses, and whatever labels we could use to describe nonexperiential states are misleading, as they are based on sensory experience. Làm sao có thể dùng từ ngữ để diễn giải được Niết bàn là như thế nào, khi Niết bàn không phải là điều có thể thử nghiệm được? Kinh nghiệm ta có được qua các giác quan, mà khi dùng bất cứ tên gọi nào để diễn tả những trạng thái không thể trải nghiệm được, cũng đều sai lạc, vì chúng dựa vào kinh nghiệm giác quan.
We just have to follow the steps of the path all the way to the end and see for ourselves. Chúng ta đành phải bước theo các bước của Bát Chánh Đạo đến tận cùng, để tự mình được thấy.
Have you ever tried to point at something for a cat to see? The more you point, the more the cat will want to sniff your finger. The cat will never look beyond the finger.Bạn đã từng thử chỉ cho con mèo thấy một vật gì từ xa chưa? Bạn càng cố đưa tay chỉ, con mèo càng muốn gậm ngón tay bạn, và không bao giờ muốn nhìn xa hơn ngón tay chỉ.
If you finish this book and say, “Is that all there is? Where is ultimate truth? I didn’t get anything out of this,” you are like that cat. Nếu bạn đọc xong quyển sách này và nói, “Chỉ có vậy thôi sao? Còn chân lý tuyệt đối thì ở đâu? Quyển sách này không giúp được gì cho tôi”, thì bạn cũng đã làm giống như chú mèo rồi.
Look beyond the words of this book. Hãy nhìn xa hơn những gì đã được nói trong sách.
Use the kinds of actions suggested by the Buddha to propel yourself into another way of understanding. Hãy hành động theo lời Đức Phật dạy để tìm ra một cách để hiểu khác.
Walk the path for yourself. Hãy tự mình bước trên đạo lộ.
This path is spread across all the experiences of your life as you cultivate increasing skillfulness in thought, word, and deed. Đạo lộ này trải dài xuyên suốt mọi kinh nghiệm sống của bạn khi bạn gieo trồng sự thiện xảo ngày càng nhiều hơn trong ý nghĩ, lời nói và hành động.
When you have skillfully and thoroughly followed the steps for purifying your mind, you will finally catch sight of the truth of the impermanence of all experience, of the suffering that follows from clinging to what is impermanent, and of the lack of self in all things subject to impermanence and suffering.Khi bạn đã bước những bước vững chãi, khéo léo trên đạo lộ để thanh tịnh hóa tâm, cuối cùng bạn sẽ nắm bắt được chân lý về tính vô thường của vạn pháp, về khổ do tâm bám víu vào các pháp vô thường, và về sự thiếu vắng một tự ngã trong tất cả những gì vô thường và khổ.
You will see how greed holds together all suffering experience. Bạn sẽ thấy tham ái sâu kết mọi khổ đau như thế nào.
At that moment you see for yourself, and all your questions cease. Lúc đó bạn sẽ tự mình thấy, và tất cả mọi nghi hoặc đều chấm dứt.
If you don’t believe in the greater goals described in this book, that is okay; it still may be useful to you.Nếu bạn không tin vào những mục đích lớn hơn được nói đến trong sách, cũng chẳng sao; quyển sách vẫn có thể ích lợi cho bạn.
Just use this book to help you keep asking questions about your own experience. Hãy sử dụng quyển sách này để nó có thể giúp bạn tự vấn về những trải nghiệm trong đời mình.
Try to learn something from everything that happens to you. Bất cứ điều gì xảy ra cho bạn cũng đem lại một bài học.
The Buddha often said, “Come and see!” He meant, come and look inside your own body and mind to see the truth, the Dhamma. Đức Phật thường dạy, “Hãy đến để thấy!” Qua đó, Ngài muốn khuyên ta hãy tự quán sát thân và tâm để tìm ra chân lý, đó là Pháp.
You won’t find it anywhere else. Bạn sẽ không thể tìm được ở bất cứ nơi nào khác.

Hiệu Đính & Tài Liệu Tham Khảo

A Anguttara Nikaya, Gradual Sayings, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 7, Số 65.
Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo
D Dighta Nikaya The Long Discourses of the Buddha, Trường Bộ Kinh
Thí dụ D 22 ý chỉ Kinh số 22)
Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo
Dh Dhammapada, hay Word of the Doctrine, Kinh Pháp Cú
(Thí dụ: Dh 5 ám chỉ Kệ số 5)
Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo
DhA Dhammapada Atthakatha, hay Dhammapada Commentary, Chú Giải Pháp Cú (Thí dụ: DhA 124 ý chỉ phần 124 của Chú Giải, giải thích Kệ số 124)
J Jataka, hay Jataka Story, Chuyện Tiền Thân Đức Phật.
( Thí dụ: J 26 ý chỉ chuyện số 26)
M Majjhima Nikaya, hay The Middle Length Discourses of the Buddha, Kinh Trung Bộ ( Thí dụ: M 80 ý chỉ Kinh số 80)
Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo
MA Majjhima Nikaya Atthakatha, hay Commentary to the Middle Length Discourses Buddha, Chú Giải Tăng Chi Bộ Kinh (Thí dụ: MA i 225 ý chỉ Bộ 1, trang 225 Bản Kinh Pali.)
Mhsv Mahavamsa, hay the Great Chronicle of Ceylon (Bộ Ký của Ceylon).
(Thí dụ: Mhvs V ý chỉ Chương 5.)
Miln Milindapanho, hay The Questions of King Milinda, Kinh Na Tiên Vấn Đáp.
(Thí dụ: Miln 33 [V], ý chỉ trang số 33; Chương 5 được thêm vào để giúp tìm ra câu kệ.)
S Samyutta Nikaya, hay The Connected Discourses of the Buddha (Tương Ưng Bộ Kinh). Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo
Sn Sutta Nipata, hay the Group of Discourses II. ( Thí dụ: Sn 657 ý chỉ câu số 657)
Thag Theragatha, hay Poems of Early Buddhist Monks, (Các Bài Kệ Của Các Trưởng Lão Tăng). (Thí dụ: Thag 303 ý chỉ câu số 303)
Thig Thergatha, hay Poems of Early Buddha Nuns, (Các Bài Kệ Của Các Trưởng Lão Ni). (Thí dụ: Thig 213 ý chỉ câu số 213)
Ud Udana, hay Verses of Uplift. (Thí dụ: Ud VI.2 ý chỉ Chương 6, chuyện số 2.)
V Vinaya, hay Book of the Discipline (Luật Tạng).
(Thí dụ: V ii 292 ý chỉ Bộ số 2, trang 292, bản kinh tiếng Pali)
Vsm Visuddhimagga, hay The Path of Purification, Thanh Tịnh Đạo.
(Thí dụ Vsm I [55] ý chỉ chương 1, đoạn số 55.)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *