Tháng 7 năm 1997, Chu nữ sĩ là giáo sư đại học cùng chồng lên Ngũ Đài Sơn bái Phật. Trong dịp tình cờ, nghe đồn Hòa thượng tu hành uyên thâm liền đến thỉnh giáo.
Chu nữ Sĩ khoảng 32-33 tuổi, người cao vừa tầm, da trắng ngần, trên sóng mũi đeo một cặp kiếng gọng vàng, phong độ thanh nhã.
Chu nữ sĩ kể đôi mắt cô từ nhỏ không được tốt, luôn có cảm giác nóng như bị lửa đốt, cơn đau cứ ẩn hiện hành hạ. Vì đôi mắt này mà song thân cô đã ưu tư rầu lo rất nhiều, tốn biết bao tiền bạc, nhưng không trị khỏi.
Sau đó trong thời gian qua Mỹ du học cồ cũng đi khắp nơi tìm thầy, nhưng không cách chỉ trị hết.
Nghe Chu nữ sĩ kể bịnh tình xong, sư phụ nhắm mắt lại. Một lúc sau, Ngài kể ra câu chuyện rất thú vị mà ngay cả tôi cũng không dám tin.
Sư phụ hỏi:
– Các con biết câu chuyện truyền thuyết Bạch Xà, “Nước tràn Kim Sơn Tự” chứ hả?
Chúng tôi đáp:
– Dạ biết ạ. Hồi nhỏ chúng con đã xem qua tác phẩm này, sau đó còn xem phim nữa
Sư phụ nói:
– Người ta ai cũng cho rằng đây chỉ là câu chuyện thần thoại hư cấu viết ra, nhưng trong lịch sử quả thực có chuyện này! Nhiều loài vật trải qua năm dài tháng rộng tu hành sẽ phát thần thông, nhất là loài sống lâu năm, đây tuyệt chẳng có gì kỳ lạ.
Bạch xà hóa hiện thành cô vợ họ Bạch là bởi trong quá trình tu luyện, ả chưa đoạn trừ tâm dâm, nên lầm rơi vào đường tà. Cứ bám chấp vào mục tiêu truy cầu tình yêu nam nữ ở nhân gian. Nhưng quy luật thiên nhiên không cho phép người và súc sống chung, có hành vi loạn luân như vậy. Cho dù xã hội hiện nay có văn minh tân tiến, quan niệm thoáng đến đâu chẳng nữa thì luân lý cũng khó dung.Trong ‘Truyện Bạch Xà” Hòa thượng Pháp Hải ngăn cản Bạch Xà là do phát xuất từ tâm đại từ đại bi, bởi nếu Bạch xà không chấm dứt ngay hành vi loạn luân, thì ngày sau sẽ phải hối hận thống thiết (vì tương lai ả sẽ bị hủy hết đạo nghiệp ngàn năm và phải đọa vào địa ngục).
Sư Pháp Hải đem Bạch xà nhốt dưới tháp Lôi Phong, thực tế là để giúp ả tiêu trừ tâm dâm, cho ả bế môn tu hành, tự kiểm điểm, nhìn ra lỗi mình!
Nhưng trong “Truyện Bạch Xà” tác giả đã viết hoàn toàn sai lệch: vị sư Pháp Hải từ bi lại bị diễn tả thêu dệt thành giống như ác ma, tác giả biến Phật Bồ-tát thành kẻ bất thông tình lý, tận sức hủy Pháp, báng Tăng, gieo rắc ái tình diễm ảo trong nhân gian, ca ngợi quỷ tà, tô hồng tình yêu, sùng bái ái luyến cực độ. Hoàn toàn không lưu tâm giữa người và súc sinh có khác biệt hẳn hòi. Tác giả đã dùng ngòi bút bất minh lý, làm chánh tà điên đảo, hướng dẫn người phí báng Phật giáo, khiến họ mê muội theo… Đây chính là làm trái nhân quả, phải quấy chẳng phân, uốn thẳng thành cong. Người mắt sáng vừa xem là thấy rõ ngay!
Hòa thượng ngưng một chút rồi nói tiếp -Vì sao tôi nhắc lại câu chuyện này cùng quỷ vị? Bởi vì đôi mắt bịnh của Chu nữ sĩ có liên quan đến cổ sự này.
Cô ta đã từng tu niệm theo pháp Phật nhờ đức hạnh hộ trì Phật giáo mà chiêu cảm quả báo tốt, rất cần hiểu rõ nghiệp tội của minh đã làm. Câu chuyện “Nước tràn Kim Sơn Tự” kể là Bạch xà, Thanh xà vì không nghe lời hòa thượng Pháp Hải khuyên răn nên đã hỗn chiến cùng ông, dùng thần chú kêu gọi Thủy thần nổi gió dâng sóng, làm nước ngập Kim Sơn Tự.
Thuở đó, Thủy thần không hiểu sự lý, nên làm sai, lại nhè trợ ác hành nghịch, dâng nước ngập lụt chùa, khiến thiên thần hộ pháp nổi giận. Thiên thần bèn dùng lôi quang đánh Thủy thần, khi hỏa châu sắp đánh vào mặt, Thủy thần thân thủ vốn nhanh nhẹn nên đã kịp lặn xuống nước đào nạn, nhưng đồi mắt cũng bị tổn vì lôi quang đả thương, đau đớn khó chịu…
Bộ hạ của Thủy thần vội lấy vải băng mắt cô lại, gấp rút hộ tống đưa cô đến ngôi tiểu am trên núi, van cầu một vị hòa thượng có công phu, giỏi trị bịnh, chữa giúp giùm cho.
Nhưng khi Thủy thần tháo băng mắt ra, vị Hòa thượng tu hành nhiều năm này bị nét kiều mỵ tuyệt diễm của thủy thần hớp hồn (khiến ông ngất ngây rồi cứ nhìn sững như hóa đá), lập tức tâm ái luyến phát sinh… Một niệm khởi sai là công phu tiêu hết, do vậy Hòa thượng trị bịnh không thành công.
Thủy thần trong cổ sự chính là Chu nữ sĩ đời nay, do đôi mắt kiếp trước bị nạn dẫn đến nguyên nhân bịnh mắt đời này. Vị Hỏa thượng kiếp xưa nhìn thấy Thủy thần bỗng khởi phàm tâm, nay là chồng cô. Chẳng phải bây giờ phu quân rất yêu thương, quan tâm lo cho cô hay sao?
Nghe những lời Hòa thượng Diệu Pháp nói, mọi người đều hưng phấn, nhìn chăm chăm vào đồi phu thê này. Chu nữ sĩ có vẻ rất kích động khi biết rõ câu chuyện. Giờ nghe Hòa thượng hỏi, cô quay qua nhìn chồng thật lâu, thật đằm thắm và cười cười, xác nhận:
– Đúng vậy! ông xã rất quan tâm lo cho con, giống hệt như chăm con nít vậy.
Người chồng có vẻ lúng túng, ông khẽ mỉm cười rồi cúi mặt xuống, không nói gì.
Kế đó, sư phụ bảo hai vợ chồng họ:
– Hai con phải đến đại điện sám hối tội nghiệp xưa. Làm nước ngập Kim Sơn Tự cho dù không phải chủ ý của Thủy thần, nhưng vì vô tri mà thành ra trợ ác, tội không nhỏ đâu. Từ nay về sau phải thường lạy “Lương Hoàng Sám”, và năng tụng “Kinh Địa Tạng”, đôi mắt nhất định sẽ lành.
Sư phụ lại quay qua bảo chồng nữ sĩ.
– Con vốn là một người chơn chất, tu hành đàng hoàng, nhưng mỗi lần đến thế gian đều không buông được tâm ái dục, nên công phu xem như bị thiệt. Đời này hai con đã nối tiếp tiền duyên, kết làm vợ chồng, càng phải cùng phát tâm, ngay một đời này nhất định phải siêng tu giới, định, huệ, chứng đắc vô thượng Bồ-đề!
Ngưng một lát Hòa thượng nói tiếp:
Có thể con chẳng tin chút gì về cổ sự ta kể. Thế nhưng khi về, chỉ cần làm y theo những lời ta nói, thành tâm sám hối thì sẽ có hiệu quả.
Một tuần sau, vợ chồng Chu nữ sĩ đến bái kiến Hòa thượng. Vừa gặp mặt, tôi đã thấy đôi mắt cô sáng long lanh, nhìn rất có thần, các mạch máu trong tròng trắng cũng không còn nữa, trông cô hết sức tươi tắn, rạng rỡ.
Dù hai vợ chồng nảy đối với câu chuyện sư phụ kể lòng rất hoài nghi, nhưng họ vẫn quyết định sám hối chân thành y như lời Ngài khuyên Nào dè lúc đến trước Phật đường sám hối, thì cô bỗng cảm giác có một luồng khí mát mẻ xâm nhập vào mắt, làm cho mắt cô rất dễ chịu. Từ nhỏ đến giờ đôi mắt cô chưa từng có qua cảm giác tuyệt vời như thế. Cảm thọ này khiến cô nhận ra mình chính xác đang được Phật lực gia trì, do vậy mà cô vững tin cổ sự sư phụ kể lả có thực. Chồng cô cũng bị chấn động sâu sắc, Hai người ngay tối đó tại “Tân Quán Khách” đã cùng chí thành tụng “Kinh Địa Tạng”, sám hối tội lỗi của mình.
Sáng ra, khi mở mắt cô thấy nhãn thần của mình không còn nóng đau nữa. Điều này làm họ kinh ngạc và vui mừng vô kể.
Thế là hai vợ chồng hằng ngày tụng “Kinh Địa Tạng”, tha thiết sám hối.
Hiện nay mắt cô Chu đã lành hoàn toàn. Thời gian quay về cũng đã đến, họ đặc biệt tới cảm tạ và bái biệt sư phụ, còn bày tỏ rằng sau khi về Đài Loan sẽ mỗi ngày dành thời gian lễ tụng Lương Hoàng Sám.
Chu nữ sĩ còn một vấn đề nan giải xin thỉnh giáo sư phụ. Cô thưa:
– Nếu như khi về, con bị người hỏi làm sao trị lành được đôi mắt, thì con phải đáp sao đây? Vì con không thể nói mình chữa trị ở y viện nào, lại càng không thể thố lộ đời trước mình là Thủy thần trong “Truyện Bạch Xà” từng dâng nước làm ngập Kim Sơn Tự. Nếu con giải thích như vậy, thiên hạ mà không nói con điên mới là lạ!
Câu này khiến mọi người tại hiện trường đều bật cười. Sư phụ đáp:
– Rất đơn giản, con cứ nói mình tại Ngũ Đài Sơn tụng kinh bái Phật mà được lành.
Dù đối với sư phụ tôi tin tưởng trăm phần trăm, nhưng khi nghe ngài kể cổ sự này, lòng tôi không thể không có chút hoài nghi. Bởi thời thơ ấu tôi từng nghe người lớn nói “Truyện Bạch xà” chẳng qua chỉ là một truyền thuyết, sao giờ đây lại có thực được? Không những vậy, hiện thời còn có một Thủy thần tái thế, bằng xương bằng thịt đang ở ngay trước mắt tôi nữa chứ!
Thế nhưng, mấy ngày sau kết quả thực tế đã khiến tôi tiêu tan nghi hoặc, bằng chứng là đôi mắt Chu nữ sĩ rõ ràng đã hoàn toàn hồi phục.
Lúc đó người biết việc này tối đa chỉ có 6-7 vị. Tôi mong rằng một ngày nào đó nếu Chu nữ sĩ tỉnh cờ xem đến cuốn sách này, sẽ không đem lòng giận tôi, được vậy là quý lắm rồi. Cho dù khi tường thuật lại sự kiện này, các tên thật đều được tôi thay đổi, nhưng rốt ráo là tôi chưa có xin phép, chưa có chút đồng ý nào của cô mà đã mạo muội tiết lộ.
Nếu như câu chuyện này khiến các bạn có được nhận thức tốt và hiểu biết sâu hơn đối với nhân quả và Phật pháp – thì công đức này là của vợ chồng cô – Cầu mong hai người sớm chứng thánh quả.
Ngay đây tôi cũng hi vọng các cư sĩ đại đức có văn tài cao, có thể dùng ngòi bút tuyệt vời của mình viết mới lại “Truyện Bạch Xà” theo quan điểm Phật giáo và ghi thêm câu chuyện tái thế tình duyên của Thủy thần. Nếu như không hiểu rõ về Bạch Xà, Thanh Xà, Hứa Tiên, chúng ta sẽ cầu giúp đỡ nơi Hòa thượng Diệu Pháp và cũng có thể đem câu chuyện chân thực (chứ không phải sai lệch) này dựng thành phim truyền hình nhiều tập, như điện ảnh Đài Loan đã từng công diễn chuyện đời “Ngọc Lâm Quốc Sư” trong “Tái Thế Tình Duyên” vậy.
Hi vọng “Truyện Bạch Xà” viết lại này sẽ là tác phẩm tốt giáo dục người, đồng thời cũng khôi phục lại danh vị xứng đáng cho Hòa thượng Pháp Hải, đây cũng là một việc công đức vô lượng. Đến như lai lịch Hòa thượng Pháp Hải, rốt cuộc ngài là ai, là vị Bồ-tát nào chuyển thế? Nếu sau này có dịp thì chúng ta sẽ bàn thêm.