Bốn chu kỳ sinh diệt của Vũ trụ

Kinh điển của người Ấn Độ cổ quan niệm: một thế giới hình thành, tồn tại và hủy diệt đi phải qua bốn chu kỳ là Satya Yuga, Treta Yuga, Dvapara Yuga và Kali Yuga. Các chu kỳ này kết nối và đi theo hướng giảm dần về sau cho đến khi tan rã hoàn toàn; và trên đống tro tàn của đổ nát, sự sống lại nảy mầm chuẩn bị cho sự tái sinh; cứ thế, vòng quay vũ trụ tiếp nối nhau đến vĩnh hằng. Họ xác định, vòng tròn vũ trụ có thời gian từ 4,1 đến 8,2 tỷ năm; tương đương một ngày Phạm Thiên, trong khi cuộc đời của một Brahma là 311 nghìn tỷ và 40 tỷ năm.

Từng chu kỳ Yuga liên quan đến một giai đoạn đạo đức tâm linh của con người, sự chi phối này do sự lôi kéo bởi chuyển động của các vì sao xung quanh mặt trời. Từ đó nền văn minh đạo đức con người, và các biển chuyển về vũ trụ đi theo xu hướng từ cao đến thấp. Người Ấn tượng trưng đạo đức (Pháp) bằng hình ảnh một con bò đực. Vào chu kỳ Satya Yuga, con bò có 4 chân; và xuống đến các chu kỳ kế tiếp, nó mất dần từng chân một; cho đến thời điểm cuối cùng, Kali Yuga, nó chỉ còn một chân.

– Satya Yuga: Cực thịnh (gold)
– Treta Yuga: Thịnh (sliver)
– Dvapara Yuga: Suy tàn (bronze)
– Kali Yuga: Đồi trụy và tan rã (iron)

* Bốn chu kỳ của Yuga có tổng thời gian là 12.000 năm Thiên Thần (Devas), tương đương với 1 cung; trong khi đó để hoàn thành một vòng tròn, cần thời gian 24.000 năm Thiên Thần.

– Satya Yuga = 4.800 năm Thiên Thần
– Treta Yuga = 3.600 năm Thiên Thần
– Dvapara Yuga = 2.400 năm Thiên Thần
– Kali Yuga = 1.200 năm Thiên Thần

* Một năm của Thiên Thần bằng 360 năm Âm Lịch:

– Satya Yuga = 4.800 * 360 năm AL = 1.728.000 năm AL
– Treta Yuga = 3.600 * 360 năm AL = 1.296.000 năm AL
– Dvapara Yuga = 2.400 * 360 năm AL = 864.000 năm AL
– Kali Yuga = 1.200 * 360 năm AL = 432.000 năm AL

* Mỗi chu kỳ Yuga dài trung bình 432.000 năm * thời gian giảm dần từng chu kỳ:

– Satya Yuga = 4 * 432.000 năm = 1.728.000 năm.
– Treta Yuga = 3 * 432.000 năm = 1.296.000 năm.
– Dvapara Yuga = 2 * 432.000 = là 864.000 năm.
– Kali Yuga = 1 * 432.000 = là 432.000 năm

* Khi mỗi chu kỳ thay đổi, có sự suy giảm dần về đạo đức, trí tuệ, kiến thức, năng lực trí tuệ, tuổi thọ, tình cảm và sức mạnh thể chất.

– Satya Yuga: Đạo đức tinh khiết; chiều cao trung bình: 9,6 mét; tuổi thọ: 400 năm.
– Treta Yuga: Còn ¾ đức hạnh, 1 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 6,4 mét; tuổi thọ: 300 năm.
– Dvapara Yuga: Còn 1 đạo đức, ½ tội lỗi; chiều cao trung bình: 3,2 mét; tuổi thọ: 200 năm.
– Kali Yuga: Còn 1 đạo đức, 3 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 1,6 mét; tuổi thọ: 100 năm.

Người Ấn Độ cổ sử dụng cả cách tính lịch theo mặt trăng và mặt trời, Âm lịch của họ trung bình một năm 354,36 ngày, còn Dương lịch là 365,24 ngày.

Cách tính chu kỳ Yuga như trên được Đại Đức Yukteswar Giri (thầy của Yogananda Paramahansa) giải thích vào thế kỷ 19, trong quyển “The Holy Science”. Ông cho biết thời điểm suy giảm của Kali Yuga đã bắt đầu vào tháng 9 năm 499 TCN, và thời điểm tiến lên khi đi của chu kỳ Dwapara đã bắt đầu vào tháng 9 năm 1699. Ông viết, “Hoàng đế Maharaja Yudhisthira nhìn thấy bóng tối Kali Yuga bắt đầu giăng phủ đất trời, Ngài truyền ngôi cho Thái tử, và cùng với những nhà Thông thái đi ẩn cư ở dãy Himalaya. Do đó, không ai trong hoàng cung biết rõ nguyên tắc nào xác định cách tính Yuga”.

Yukteswar nói, chu kỳ Yuga này được tính trên sự chuyển động của các thiên thể. Ví dụ: Trái đất quay quanh trục và ảnh hưởng bởi ánh sáng Mặt trời; hay sự thay đổi mùa màng do Trái đất quay quanh Mặt trời. Sự chuyển động của toàn bộ Thái Dương Hệ tạo ra một điểm năng lượng cực lớn (gọi là Vishnunabhi), mà Mặt Trời quay quanh nó. Đây là trung tâm của quyền năng sáng tạo của Thượng Đế, nó tạo ra sức hút ảnh hưởng đến đạo đức tinh thần của thế giới.

Hiện có nhiều tranh cải về cách tính thời gian của chu kỳ Yuga, cũng như chu kỳ cuối Kali. Hai ông Yukteswar Giri và Sri Aurobindo, nhận định chúng ta đang ở trong chu kỳ Dwapara Yuga, và thời gian của chu kỳ Kali Yuga là 2.400 năm Thiên Thần. Còn ông Kullu Bhatta cho biết, chu kỳ Kali Yuga là 432.000 năm, tính đến năm 1894 đã qua 4.994 năm, và còn lại 427.600 năm.

Còn trong quyển thuật chiêm tinh Siddhanta Surya, nền tảng của cách tính lịch Phật và lịch Ấn có ghi: Chu kỳ Kali Yuga bắt đầu vào lúc nửa đêm (00:00), tính từ ngày 28/2/3102 TCN (theo lịch Julian), hoặc 23/1/3102 TCN (lịch Gregorian).



VÒNG TRÒN MỘT CHU KỲ YUGA


VÒNG TRÒN YUGA


Ma Vương Asuras tái sinh vào chu kỳ Kali Yuga

Kinh sách Ấn Độ nói, khi vào chu kỳ Kali Yuga Đức Krishna rời trái đất trở về cõi Thiên, cũng trong thời điểm này Ma Vương Asuras đội mồ sống dậy, tham gia trong cuộc ác đấu kinh hoàng với nữ thần Kali.

Đại diện cho chu kỳ Kali là vị thần Kali hủy diệt, tay cầm thanh kiếm, là hóa thân cuối cùng của thần Vishnu, người hiện thân của sự hủy diệt vũ trụ. Nhiều người tin rằng, cuối chu kỳ này Kali sẽ trở lại trên một con ngựa trắng cùng với bộ hạ của mình để gây chiến. Thế giới sẽ phải chịu một trận chiến bốc lửa, tất cả điều ác bị tiêu diệt, kỷ nguyên thịnh vượng Satya Yuga sẽ bắt đầu.

Kali mặc dù được gọi là thần, nhưng Ngài cũng là chúa tể của ác ma, người cai trị cai trị địa ngục và quyết định vận mệnh con người.

Các vị thần và lực lượng hắc đạo tham gia một trận chiến lớn. Nhưng với sức lực yếu hơn, các vị thần nhỏ đã bị đánh bại. Durga, mẹ của các nữ thần đã được kêu gọi đến để trợ giúp. Với gương mặt Ngài tĩnh lặng vô cùng, từ cõi Thiên Ngài cởi con sư tử xuống trợ chiến, mười cánh tay Ngài cầm mười bảo bối huyền môn, Ngài trở thành trung tâm của một lực xoáy chứa sự hủy diệt.

Trong cuộc giao chiến, Durga làm Ma Vương bị thương, từ những giọt máu chảy xuống của tên ác ma, chúng sinh ra vô vàn những tiểu ma khác; Nhưng với sức mạnh của vị Thần tối cao, Ngài nhanh chóng định đoạt số mạng của chúng.

Ngài chiến đấu với kẻ thù trong sự hứng khởi mạnh mẽ, khi sức mạnh tinh thần đạt đến đỉnh cao, từ trán Ngài phát ra Kali của hủy diệt. Kali có nghĩa là bóng tối của ánh sáng, nó khoát lớp áo bên ngoài của một con hổ, đeo chiếc vòng cổ xâu bằng những hộp sọ. Với sự giận dữ hoang dại, và cơn thịnh nộ của một bạ mẹ điên cuồng trong lúc bảo vệ con, Ngài bắt đầu nhai ngấu ngiến đội quân ma. Trong cơn đói dữ dội, và sự ham muốn nhuộm máu để tô màu chiến thắng, Ma vương bị bà nhai sống. Đội quân ma bị đánh bại và tinh thần hoản loạn, chúng bỏ chạy và hòa bình được khôi phục trên vương quốc các vị thần.

Khi hoa nở trong hoa, trái sinh trong trái, thì Yuga kết thúc. Những cơn mưa trái mùa xuất hiện. Thần Vishnu sẽ tái sinh, Ngài trở lại Trái đất, và mọi thứ lại bắt đầu.

NỮ THẦN HỦY DIỆT KALI

Kali Yuga, ngày tận thế của Đạo Đức

Người Hindu tin tưởng con người đang ở thời điểm Kali Yuga, thời điểm suy đồi tâm linh, xa rời Thượng đế. Theo tiếng Phạn, “Kali” có nghĩa là xung đột, bất hòa, cãi nhau, hoặc tranh chấp”

Trong quyển Mahabharata, ông Markandeya lý giải về chu kỳ Kali Yuga như sau:

* Sự thay đổi thể chế chính trị:

– Sự cai trị trở nên bất hợp lý: sự công minh dần biến mất.
– Người cai trị không ý thức được nhiệm vụ của mình, họ không quan tâm đến thúc đẩy phát triển tâm linh, ngược lại để bảo vệ quyền lợi của mình: họ trở thành nguy hiểm cho thế giới.
– Con người bắt đầu di cư đến những vùng đất có nguồn lương thực chủ yếu.

* Mối quan hệ với con người:

– Con người trở nên tham lam và hung hăng, họ công khai thể hiện thái độ thù địch nhau.
– Sự vô minh và thiếu niềm tin vào chánh pháp xảy ra.
– Thói dâm ô được ưa chuộng, và người ta cho rằng tình dục là lý tưởng sống.
– Tội ác tăng theo cấp số nhân, trong khi đạo đức con người mờ dần và người ta bắt đầu điên loạn.
– Người ta hãi hùng và bắt đầu cầu nguyện Thượng Đế.
– Con người đắm chìm trong cơn say sưa chè chén.
– Người ta thấy đầu óc mình sắp tan chảy, họ mong ước tìm đến sự tĩnh tâm.
– Những bậc Đạo Sư không còn được tôn trọng, và các môn đồ liều lĩnh làm sai giáo huấn của thầy mình.

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *