Từ kinh thành tửu sắc Pompeii nhìn lại thế giới chúng ta đang sống

Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Pompeii đã từng là một thành phố cảng xinh đẹp tràn đầy ánh mặt trời và khí hậu dễ chịu, là nơi giao thương giữa La Mã và Hy Lạp, nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý. Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì. Tuy nhiên, ngay khi thời thịnh vượng, cư dân thành Pompeii lại sống một cuộc sống xa đoạ. Pompeii có 20.000 nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện lớn nhỏ khác nhau dành cho giới quý tộc và thương nhân sống một cuộc sống xa hoa, ăn chơi, hưởng lạc, phóng túng dâm dục. Kết cục gì đã đến với thành phố cảng xinh đẹp này?

Núi lửa Vesuvius

Bí ẩn về vụ hủy diệt thành cổ Pompeii

Thành phố Pompeii là thành phố cổ có lịch sử lâu đời, nằm phía Tây Nam nước Italia, dưới chân núi lửa Vesuvius. Theo sử sách, thành Pompeii được 10 bộ lạc lớn có tên Aus cùng nhau xây dựng. Đến năm 79, nơi đây đã trở thành câu lạc bộ của những người giàu. Tầng lớp quý tộc thương gia giàu có kéo nhau đến đây tìm lạc thú, bởi vậy thành Pompeii đã trở thành một Thủ đô Tửu Sắc. Núi lửa Vesuvius là ngọn núi lửa đang hoạt động. Đến đầu Công nguyên, nhà địa lý học nổi tiếng Strabo căn cứ vào đặc trưng mẫu đất Vesuvius xác định rằng núi lửa này đã ngừng hoạt động. Người dân Pompeii lúc đó hoàn toàn tin vào lời suy luận, phán đoán của Strabo nên rất an tâm sinh sống dưới chân núi lửa Vesuvius. Hai bên sườn ngọn núi lửa, người ta trồng những cánh đồng màu xanh ngát, trên bình nguyên đi đâu cũng thấy rừng chanh, quất và các loại cây khác như nho… Họ đâu ngờ “ngọn núi lửa đã chết” kia vẫn đang chuẩn bị gây ra một tai họa lớn mang tính hủy diệt.

Người chết ngồi ôm mặt

Vào năm 62, ở đây đã xảy ra một trận động đất cực mạnh tàn phá thành phố Pompeii, nhiều công trình kiến trúc bị đổ nát. Những tàn tích kiến trúc thấy hiện nay ở thành phố Pompeii là kết qủa của trận động đất này gây ra. Sau trận động đất, người Pompeii tiếp tục bắt tay vào xây dựng lại thành phố, thậm chí họ còn muốn xây dựng một thành phố hào hoa hơn.

Nhưng thành phố Pompeii mới chưa chịp phục hồi thì ngày 24 tháng 8 năm 79, ngọn núi lửa Vesuvius lại bất ngờ phun nham thạch. Hồi đó toàn thành phố Pompeii có 25 nghìn dân. Tuy phần lớn chạy thoát những vẫn có hơn 2000 người bị vùi dưới tro bụi và dung nham của núi lửa. Sau khi núi lửa ngừng hoạt động, một số người sống sót đã quay trở lại thành cổ dưới chân núi Vesuvius để tìm kiếm tài sản khi tháo chạy không kịp mang theo; nhưng họ đã không tìm thấy một thứ gì. Cùng với dòng chảy của thời gian, mọi người dần quên lãng thành phố Pompeii và thành phố cũng mất tích từ đó.

Năm 1594, một người nông dân xây dựng kênh dẫn nước trên vùng đất thuộc thành cổ Pompeii năm xưa tình cờ phát hiện thấy một mảnh đá cẩm thạch lớn bị vỡ và cả tiền đá. Năm 1689, một người ở ngoại ô Napoli trong khi đào giếng đã nhặt được vài mảnh đá khắc chữ, trong đó có một mảnh khắc tên Pompeii. Căn cứ vào các phát hiện đó có người dự đoán thành phố Pompeii được xây dựng tại khu vực này.

Năm 1748, nông dân địa phương tiếp tục phát hiện thấy một số di vật ở di chỉ thành cổ Pompeii. Và công các tìm kiếm thành cổ Pompeii của các nhà khảo cổ được bắt đầu. Dưới đống tro núi lửa chỗ cây cọ đỏ, người ta tìm thấy bức họa kỳ diệu và khai quật được bộ hài cốt đầu tiên, bên cạnh rơi một vài đồng tiền vàng, tiền bạc cổ đại. Từ dấu vết để lại trên nền đất có thể thể suy đoán người này đang vội vàng nhặt những đồng tiền vàng rơi vãi không may bị ngã chết.

Năm 1763, John Winckeman – người Đức (1717-1768) phụng lệnh làm tổng giám sát những văn vật trong thành Rome và khu vực lân cận. Với chức vụ này, John Winckeman đã đến thăm Vesuvius và Herculaneun. Ông đã đánh gá rất cao những văn vật được tìm thấy trong thành cổ Pompeii. Ông còn bỏ công chỉnh lý lại trật tự các văn vật bị thất lạc, phác họa hình dáng lịch sử của Pompeii.

Năm 1808 – 1815, học giả người Pháp đã chỉ đạo công tác khai quật thành phố chết Pompeii. Nhưng phải đến 1860 người ta mới bắt đầu tiến hành khai quật có hệ thống. Năm 1890, nhà khảo cổ học Usepi – Fuaurouli chính thức đưa công tác khai quật đi vào hoạt động. Ông đã nghiên cứu ra kỹ thuật khai quật mới giúp người chết bị chôn vùi, động vật, đồ dùng gia đình và các kiến trúc bằng gỗ đều được tái hiện diện mạo vốn sẵn có. Du khách có thể nhìn thấy hàng trăm tư thế của người bị nạn trước khi chết: Hai tay ôm đầu người co tròn thành một cục; hoặc tay ôm mặt gục đầu xuống đất; hoặc tay ôm túi tiền tháo chạy hoảng hốt; hoặc người mẹ bồng con cùng chết; hoặc những đấu sỹ nô lệ tìm cách phá khóa nhưng không được nên khi chết vẫn còn bị nằm trong dây xích… Đây quả là một màn thảm kịch ghê rợn. Trong tư dinh hào hoa phú quý, căn phòng đang được tu sửa, khi cả chủ nhân và đám thợ mộc gặp nạn trốn dưới hành lang đều bị chết. Một biệt thự khác ở ngoại ô, chủ nhân và hai mươi nô lệ khi gặp nạn cùng bị chết khi đang trốn dưới hầm ngầm.

Đến nay, thành cổ Pompeii mới chỉ có 3/5 diện tích được khai quật. Cũng giống như Herculaneun, ở đây vẫn còn nhiều người bị nạn và các khí cụ bị chôn sâu dưới đống đổ nát trong lòng đất. Nhưng sự huy hoàng tráng lệ xưa kia của thành cổ Pompeii cũng được được bày ra một cách khá rõ ràng.

Toàn cảnh thành cổ Pompeii

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Tường thành được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp hoành tráng; 4 con phố lớn rải đá cắt ngang, dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau, ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa vừa đi qua.

Nhà hát

Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân. Máng nước thông với tháp nước được dẫn từ nguồn nước của một ngọn núi cao ngoài thành bằng một máy treo xây bằng đá. Sau đó, các tháp nước này phân phối nước đến những máng nước công cộng ở các ngã tư. Suối phun và ao cá của các gia đình quý tộc, thương gia giàu có cũng đều dựa vào hệ thống cung cấp nước này. Người Pompeii còn xây dựng hai rạp hát. Rạp hát lớn nhất nằm ở phía Đông Nam thành phố được xây năm 70 trước Công nguyên có sức chứa 2 vạn người. Rạp này còn được dùng làm sân thi đấu vật giữa người với người và người với dã thú.

Ở sườn Đông của rạp hát lớn có một sân thể thao, mỗi góc dài khoảng 130m. Sân thể thao này rất hào hoa tráng lệ, có bể bơi đặt ở giữa. Theo dự đoán, sân có thể chứa được hơn một vạn người và cũng có thể ở đây thường xuyên diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị và tôn giáo của toàn thành phố Pompeii. Phía Tây Nam thành phố có một quảng trường hình chữ nhật, xung quanh xây dựng dinh thự, tòa án, miếu thần và chợ.

Có ít nhất 3 phòng tắm công cộng gồm phòng tắm nóng lạnh, tắm hơi và phòng trang điểm. Trên tường những phòng tắm đó được trang trí các bức bích họa và điêu khắc bằng đá.

Di chỉ thành cổ Pompeii phản ánh đầy đủ sự suy đồi đạo đức của xã hội La Mã cổ đại. Thời bấy giờ, ở đây đã có một bộ phận người đắm chìm trong tửu sắc với lối sống dâm ô đồi bại, xa hoa lãng phí. Chẳng thế mà trong thành phố Pompeii có rất nhiều kỹ viện và quán rượu. Trên tường các kỹ viện vẽ đầy những cảnh dâm đãng. Các quán rượu có lò và quầy rượu đặt ở ngay lối vào để khách có thể đứng ngoài quầy mà vẫn uống được rượu. Trên tường một số quầy rượu đặt còn lưu lại những dòng văn ngoệch ngoạc do chính tay các bợm rượu viết và tẩy xóa. Cho đến nay, các dòng chữ đó vẫn còn lờ mờ có thể phân biệt được. Do thành Pompeii bảo tồn những tư liệu quý và toàn bộ diện mạo của đời sống xã hội thời La Mã cổ đại nên nó đã trở thành Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên hiếm thấy trên thế giới.

sưu tầm

Nguồn: khoahoc.tv​

PDF: https://drive.google.com/file/d/13_JrRupvogadxLSqXxXfJyA92dv84hxA/view?usp=sharing

Mọi người hãy liên hệ ở đây để khôi phục audio không thể phát.

1 comment / Add your comment below

  1. Năm 79 sau công nguyên, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam nước Ý phun trào, tro núi lửa cực độc phủ trùm khắp nơi với nhiệt độ lên đến 5000 độ C. Dòng dung nham tuôn chảy cùng những trận động đất kinh hồn, mọi người thấy trời đất như trong ngày tận thế.
    Đối với người Pompeii, một thành phố ở gần đó thì đó không phải “như”, mà đúng là tận thế thực sự. Chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã bị thiên nhiên tiêu diệt, khoảng 20.000 người bị nhấn chìm trong dung nham và tro núi lửa.
    Hàng ngàn năm sau, các nhà khảo cổ vào năm 1738 mới khai quật được các tàn tích, và phát hiện ra câu chuyện bí ẩn bị chôn vùi dưới lớp đá núi lửa đã nguội lạnh.
    Vì đâu có thảm kịch này ? Chỉ là ngẫu nhiên, hay đằng sau đó là một quy luật ?
    Ngay sau đây, bạn sẽ có đáp án.
    Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, bởi người Oscan. Pompeii có khi là một quốc gia độc lập, có khi thuộc sự cai trị của La Mã.
    Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương, lại có khí hậu quanh năm nắng ấm dễ chịu, thiên nhiên ưu đãi phong phú sản vật, Pompeii nhanh chóng phát triển kinh tế, trở thành một hải cảng cực kì giàu có, phồn thịnh. Nó thu hút những người thượng lưu giàu có, quyền lực ở mọi nơi đến xây dựng những chốn ăn chơi, nghỉ dưỡng, giải trí, vậy nên dân cư ngày càng trở nên đông đúc, sung túc hơn.
    Mọi thứ đến đây có vẻ rất tuyệt vời, chẳng phải bao nhiêu người vẫn luôn mơ ước được như thế sao ? Vậy ta cùng xem khi giàu có rồi thì người dân Pompeii nghĩ gì? Và làm gì?
    Có một quy luật được cài đặt sẵn trong tâm lý con người, đó là : khi con người ta quá đầy đủ về vật chất, họ sẽ lao vào hưởng thụ sung sướng. Hưởng chán dục lạc này, họ sẽ đi tìm dục lạc mạnh hơn, mới hơn để hưởng thụ tiếp, hết ăn đến uống, hết uống, đến tình dục, hết tình dục đến giết chóc … cấp độ ngày càng tăng dần để tìm cảm giác khoái trá, cứ thế nối tiếp bất tận. Đó là một quy luật.
    Và nếu như không có một GIÁO LÝ MANG TÍNH TRÍ TUỆ đủ sức mạnh để ảnh hưởng, để răn dạy, kìm hãm dục vọng, con người ta tự nhiên sẽ bị dục vọng nhấn chìm, khiến cho đạo đức suy đồi không phanh.
    Rất tiếc, người dân Pompeii đã không có một hệ thống giáo lý như vậy. Họ vô thần, không tin, không quan tâm đến quy luật vũ trụ, tâm linh thần thánh, nhân quả nghiệp báo, đạo đức tu dưỡng… gì hết.
    Điều dân Pompeii tôn thờ duy nhất là: HƯỞNG THỤ CHO TRỌN VẸN HẾT HÔM NAY.
    Trên các hiện vật được khai quật, người ta tìm thấy những câu khẩu hiệu được khắc trên đồ vật, trên tường… khắp nơi như sau :
    “ Hãy tận hưởng cuộc sống, vì ngày mai nào ai biết được”
    “Kiếm tiền là niềm vui”
    “ Rượu vang và phụ nữ hủy hoại cơ thể chúng ta, nhưng ngoài những điều đó ra, cuộc sống còn có ý nghĩa gì ?”
    Họ nghĩ như vậy, và đây là những gì người dân Pompeii đã làm, hãy xem để thấy quy luật tôi vừa nói trên có đúng không ?
    Đầu tiên phải nói đến việc ăn uống.
    Dân Pompeii đặc biệt chú trọng việc thỏa mãn vị giác. Khi đã quá no đủ, mà tiền bạc thì vẫn còn thừa mứa, dân Pompeii đã ra sức sưu tầm và chế biến đủ loại sơn hào hải vị độc – lạ như : lưỡi cò, gan chim dạ oanh, nhím biển Tây Ban Nha, hươu cao cổ Bắc Phi, hồng hạc Địa Trung Hải .v.v…
    Họ ăn bất chấp mọi thứ, miễn là cái lưỡi thấy thỏa mãn. Thậm chí, họ còn cho lươn biển ăn thịt những người nô lệ bị giết, vì cho rằng như thế thịt lươn sẽ ngon hơn.
    Nhà hàng mọc lên chi chít khắp nơi, các bữa tiệc vương giả nối nhau không ngớt. Người người, nhà nhà thi nhau ăn uống, đổ dồn tâm huyết vào việc chế tạo rượu ngon cùng những của lạ. Khiến Pompeii một thời được coi là “kinh đô rượu” của Địa Trung Hải.
    Xong chưa hết, dân Pompeii còn chế ra cả tư thế ăn riêng, sao cho thật sung sướng, đó là trào lưu “nằm ăn”.
    Những người giàu có, quyền thế sẽ nằm nghiêng trên những phiến đá cẩm thạch, lót nệm êm, xung quanh là đầy nô lệ đứng phục vụ, để tận hưởng những bữa tiệc xa hoa thâu đêm suốt sáng, ngày này qua tháng khác.
    Nếu đã ăn uống quá no nê mà tiệc chưa muốn tàn, họ lại tìm nhiều cách nôn ói hết thức ăn ra, để có thể tiếp tục ăn uống.
    Và họ ăn với một sự lãng phí khủng khiếp để thế hiện đẳng cấp, một chùm nho cắn một trái rồi vứt cả chùm, một tảng thịt quý hiếm chế biến công phu, cắn một miếng rồi vứt cả tảng xuống đất.
    Tiếp đến, người Pompeii còn khiến thế giới kinh ngạc về độ dâm loạn.
    Khi khai quật tàn tích, các nhà khảo cổ tìm thấy đủ các loại tranh bích họa, tượng điêu khắc miêu tả các cảnh khiêu dâm trắng trợn, tục tĩu được bài trí ở khắp mọi nơi, từ trên tường nhà, đến xưởng sản xuất, đến nhà hàng, nhà trọ, đến cả đèn đường, ly rượu… Chúng miêu tả những cảnh dâm loạn tập thể, từ già trẻ nam nữ, đến đồng tính, thậm chí cả người giao hợp với thú vật.
    Nó cho thấy dân Pompeii đã không còn một chút e ngại, dè dặt nào, mà với họ, sự dâm loạn đã trở thành một điều tự hào để họ phô trương và bảo tồn thông qua các bức điêu khắc.
    Cảnh trụy lạc dường như không ngớt tại 25 nhà thổ (lầu xanh) từ xa hoa đến bình dân, cùng rất nhiều các phòng tắm xông hơi chung cả nam lẫn nữ, chưa kể nhà riêng. Các nhà khảo cổ khi nghiên cứu di thể của dân Pompeii, họ ngạc nhiên khi thấy ngay cả những đứa trẻ Pompeii cũng mắc bệnh giang mai, đủ để thấy tình trạng dâm loạn ở xã hội Pompeii nghiêm trọng như thế nào.
    Và đỉnh điểm, khi các thú vui xác thịt không còn làm người ta thỏa mãn, thì dục vọng sẽ bị đẩy lên đến mức độ nghiêm trọng nhất, tàn ác nhất : vui sướng trên đau khổ của người khác.
    Một đấu trường với sức chứa 12.000 người được dựng lên, đủ để chứa 60% dân số Pompeii, nó còn có trước cả đấu trường La Mã nổi tiếng đến 50 năm.
    Đây không phải chỗ thi đấu thể thao gì cả, mà là đấu trường chém giết sinh tử giữa các tù nhân, nô lệ và thú dữ. Dân Pompeii thường tụ họp về đây để xem những trận đấu đẫm máu “một sống một chết”, hò reo khoái trá, và coi đó là một thú vui, một phần quan trọng của cuộc sống.
    Từ đó các hoạt động buôn bán nô lệ càng trở nên nhộn nhịp, những người nô lệ bị giam nhốt, tra tấn, bị đem ra hành hạ nhằm mua vui, bị đối xử không khác gia súc.
    Đọc đến đây, hẳn nhiều người phải thốt lên kinh ngạc trước mức độ suy đồi đạo đức nghiêm trọng của dân Pompeii.
    Đừng nói đến những người tôn sùng những giới luật, các điều răm cấm của Đạo Phật, Đạo Nho… ngay cả những người vô thần, dễ dãi nhất trong xã hội hiện nay cũng cảm thấy bàng hoàng trước những kỉ lục của Pompeii.
    Tham lam – lãng phí – dâm loạn – sa đọa – tàn ác – ngu muội… mọi thứ đều được dân Pompeii phá kỉ lục thế giới. Họ cứ thế sống trong một thời gian dài hàng thế kỉ, xa hoa và sa đọa. Khiến cho không ít người có lương tri phải hoài nghi về quy luật công bằng của vũ trụ, phải ngửa mặt lên trời than thở : “Vì sao trời không có mắt ?”
    Thực ra, quy luật Nhân quả nghiệp báo của vũ trụ thì không có sai, “ông trời thì vẫn luôn có mắt”, xong mọi thứ cần có thời gian, rồi việc gì phải đến sẽ đến.
    Vào ngày 8/2 năm 62 sau công nguyên, một trận động đất mạnh đã xảy ra, phá hủy nhiều tóa nhà. Xong dân Pompeii không thấy đó là vấn đề gì cả. Họ xây dựng lại và tiếp tục cuộc vui bất tận của họ.
    Những trận động đất nhỏ ngày càng diễn ra nhiều hơn, thậm chí ngọn núi Vesuvius cách thành phố 10 km về phía Bắc đã tỏa ra một làn khói trắng như một lời cảnh báo cuối cùng, xong mọi người còn bận vui chơi hưởng thụ, nên chẳng ai quan tâm.
    Ngày 24/8 năm 79, khi ngọn núi lửa Vesuvius vỡ òa trong sự giận dữ, dân Pompeii mới thực sự biết như thế nào là “Nghiệp quật”.
    Những dòng dung nham nóng bỏng tuôn trào, tro núi lửa bốc lên mù mịt, che kín trời, bao phủ toàn bộ mặt đất hàng chục km quanh đó, với nhiệt độ thiêu đốt lên đến 5000 độ C.
    Bầu trời tối sầm lại, sấm chớp đùng đoàng, mặt đất rung chuyển, những tiếng nổ ầm ĩ, đất đá lẫn dung nham rơi xuống từ bầu trời như những cơn mưa, cảnh tận thế cực kì đáng sợ ập đến nhanh không tưởng.
    Tất cả mọi người không kịp chạy đi đâu cả, tro bụi núi lửa với nhiệt độ khủng khiếp vụt đến, bao vây mọi ngóc ngách, mọi kẽ hở, phủ lên từng người một lớp tro bụi nóng, rồi đông cứng mọi người dân Pompeii ở tư thế cuối cùng của họ.
    Hiện nay, người ta tìm thấy thi hài của họ được phủ một lớp đá núi lửa, như những bức tượng xi măng, người nằm co quắp, người quỳ xuống như van xin, người ôm con giãy giụa. Và người ta còn tìm thấy một thi hài, trong phút cuối, anh ta đã nhanh tay viết vội mấy dòng chữ lên tường : “Tội ác dẫn đến diệt vong”
    Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, mọi con người, mọi vật, mọi sự xa hoa tráng lệ đã bị dung nham, đất đá, tro bụi thiêu đốt và nhấn chìm. Pompeii bị xóa sổ khỏi dòng lịch sử, phải đến hàng ngàn năm sau mới nhân loại mới khai quật được tàn tích của họ.
    Đối với đa số, kết cục này đã là quá khủng khiếp. Xong với những ai hiểu được quy luật nhân quả luân hồi, thì họ biết, thảm cảnh trên chỉ là khởi đầu cho những hình phạt khủng khiếp và dài hạn hơn trong địa ngục, một cái chết trong tích tắc chưa thế xóa sạch được nghiệp quả của họ đã tạo.
    Tuy nhiên, câu chuyện về những người dân Pompeii Quang Tử kể với các bạn hôm nay, không phải là để chúng ta lên án họ. Việc kết án, hãy để dành cho các quy luật vũ trụ. Họ đã chịu trách nhiệm với những sai lầm đã phạm.
    Ngược lại, chúng ta cần phải cảm ơn họ, vì những bài học quý giá mà hết sức sống động họ đã để lại cho hậu thế, cho chúng ta.
    NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng : quả nhiên, trên đời có tồn tại quy luật NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO. Quy luật này đến rất chậm, nó không xảy ra ngay lập tức, không phải khi dân Pompeii tạo bao nhiêu nghiệp tà dâm, giết chóc… thì ngay hôm sau, tháng sau sẽ có ngay khổ đau đến với họ. Mà kết cục xảy đến sau rất nhiều năm, nhiều chục năm, nhiều trăm năm. Thời gian quả báo đến rất khó biết, xong ta có thể biết rằng : chắc chắn nó sẽ đến. Với người dân Pompeii, nó đã đến thật kinh hoàng.
    NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng vật chất trên thế gian này thật Vô thường, phù phiếm. Nay vẫn còn đang giàu có, với thành quách nguy nga, vật chất thừa mứa, sung sướng phủ phê, thì mai người Pompeii đã bị nhấn chìm trong nham thạch, xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nếu lại lấy cái vật chất phù phiếm ấy làm mục tiêu sống, thì thật là sai lầm.
    NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng : ĐAM MÊ HƯỞNG THỤ LÀ ĐẦU MỐI TAI HỌA, nó kích thích lòng tham phát triển, mà khi lòng tham trong con người ta đã được kích phát, rất khó mà kiềm chế lại. Từ tham ăn, tham uống, đến tham dâm dục, rồi biến thể dần thành những thú vui trụy lạc, tàn ác.
    Như người dân Pompeii, họ không phải là những người có tâm lý khác với chúng ta đâu, chỉ là họ có đủ phước báo, có đủ cơ hội để phát triển, đẩy sự hưởng thụ thăng cấp lên dần, đến những cấp độ cao nhất, cuối cùng, chỉ những cuộc dâm loạn tập thể, những đấu trường đẫm máu mới khiến họ cảm thấy thỏa mãn.
    Đừng trách họ, vì rằng nếu ta sinh vào hoàn cảnh đó, chưa chắc ta đã thoát ra khỏi vòng xoáy hưởng lạc, mà thanh cao hơn đâu. Vậy nên, nếu bạn thấy cuộc sống còn nhiều khó khăn, cố gắng mãi mà chưa thành triệu phú, tỉ phú, bạn hãy hiểu rằng, xét trên khía cạnh kìm hãm dục lạc, điều đó lại đang có lợi cho bạn.
    NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng : có được những PHƯỚC BÁO như giàu sang, quyền quý, thiên nhiên ưu đãi, cuộc sống sung sướng… thực ra là là một điều RẤT NGUY HIỂM.
    Trừ khi con người ta được giáo dục, được rèn luyện mà có được một cái Đức rất lớn, đủ mạnh để kiểm soát những khối phước báu, những tài sản, những quyền lực … nếu không, phước báo sung sướng sẽ biến con người ta thành những kẻ sa đọa, mê mờ, ngạo mạn không còn nghe theo lương tri gì nữa.
    Và từ đó, ta cảm thấy biết ơn, vì trong xã hội chúng ta đang sống vẫn còn có Đạo Phật, để dạy cho ta biết về quy luật Nhân quả, về những hậu quả thảm khốc khi ta làm sai, dạy ta những phương pháp, những con đường đi chân chính.
    Và ta cảm thấy biết ơn, vì xã hội, nhà trường, nhà nước và rất nhiều con người vẫn đang cố gắng, duy trì không để đạo đức biến mất như người dân Pompeii đã bị. Họ vẫn hàng ngày đấu tranh với cái ác, với những thế lực ngầm đang tìm cách làm suy đồi đạo đức xã hội qua những phim đồi trụy, những game độc hại, những trào lưu buông thả, sa đọa, những cuốn sách, video tuyên truyền sai lệch .v.v… tất cả nhằm để tránh một thảm cảnh đã xảy ra với Pompeii.
    Rất tiếc rằng, không phải ai cũng học được những bài học mà người Pompeii để lại. Suốt dòng lịch sử , vẫn không ngừng có những dân tộc, những nhóm người, những con người sa đọa vào hưởng thụ, dâm dục, giết chóc… để rồi có những kết cục thê thảm.

    Quang Tử

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *