Tác động môi trường của việc sản xuất thịt

The environmental impact of meat production varies because of the wide variety of agricultural practices employed around the world. All agricultural practices have been found to have a variety of effects on the environment. Some of the environmental effects that have been associated with meat production are pollution through fossil fuel usage, animal methane, effluent waste, and water and land consumption. Meat is obtained through a variety of methods, including organic farming, free range farming, intensive livestock production, subsistence agriculture, hunting, and fishing.

Tác động môi trường của việc sản xuất thịt rất khác nhau do sự đa dạng của các phương pháp canh tác nông nghiệp được sử dụng trên toàn thế giới. Tất cả các hoạt động nông nghiệp đều đã được chứng minh là có nhiều ảnh hưởng khác nhau đến môi trường. Một số tác động môi trường có liên quan đến sản xuất thịt là ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khí metan từ vật nuôi, chất thải, và việc tiêu thụ nước và đất. Thịt được sản xuất thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi thả vườn, chăn nuôi công nghiệp, nông nghiệp tự cung tự cấp, săn bắn và đánh bắt cá.

Meat is considered one of the prime factors contributing to the current sixth mass extinction. The 2019 IPBES Global Assessment Report on Biodiversity and Ecosystem Services found that industrial agriculture and overfishing are the primary drivers of the extinction crisis, with the meat and dairy industries having a substantial impact. The 2006 report Livestock’s Long Shadow, released by the Food and Agriculture Organization (FAO) of the United Nations, states that “the livestock sector is a major stressor on many ecosystems and on the planet as a whole.

Thịt được coi là một trong những yếu tố chính góp phần vào đại tuyệt chủng lần thứ sáu hiện nay. Báo cáo đánh giá toàn cầu năm 2019 của IPBES về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cho thấy ngành công nghiệp nông nghiệp và đánh bắt quá mức là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tuyệt chủng, cùng với ngành công nghiệp thịt và sữa có tác động đáng kể. Báo cáo năm 2006 của Livestock’s Long Shadow, do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc công bố, nói rằng “ngành chăn nuôi là một yếu tố gây sức ép lớn đối với nhiều hệ sinh thái và trên toàn hành tinh.

Globally it is one of the largest sources of greenhouse gases (GHG) and one of the leading causal factors in the loss of biodiversity, and in developed and emerging countries it is perhaps the leading source of water pollution.” (In this and much other FAO usage, but not always elsewhere, poultry are included as “livestock”.)

Trên toàn cầu, đây là một trong những nguồn khí nhà kính lớn nhất (GHG) và là một trong những yếu tố nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học, và ở các nước phát triển và mới nổi, đây có lẽ là nguồn gây ô nhiễm nước hàng đầu. “(Trong đây và nhiều cách sử dụng khác của FAO, nhưng không phải lúc nào cũng luôn như thế, gia cầm được đưa vào mục “gia súc”.)

A 2017 study published in the journal Carbon Balance and Management found animal agriculture’s global methane emissions are 11% higher than previous estimates based on data from the Intergovernmental Panel on Climate Change. Some fraction of these effects is assignable to non-meat components of the livestock sector such as the wool, egg and dairy industries, and to the livestock used for tillage. Livestock have been estimated to provide power for tillage of as much as half of the world’s cropland. A July 2018 study in Science asserts that meat consumption will increase as the result of human population growth and rising individual incomes, which will increase carbon emissions and further reduce biodiversity.

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Cân bằng và quản lý carbon cho thấy lượng phát thải khí mê-tan toàn cầu của ngành chăn nuôi cao hơn 11% so với ước tính trước đây dựa trên dữ liệu từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu. Một số trong những tác động này có thể được cho là các thành phần không phải thịt của ngành chăn nuôi như len, trứng và các ngành công nghiệp sữa, vật nuôi sử dụng cho trồng trọt. Ngành chăn nuôi được ước tính cung cấp năng lượng cho đất canh tác bằng một nửa diện tích đất trồng trọt của thế giới. Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2018 trên tạp chí Science khẳng định rằng tiêu thụ thịt sẽ tăng lên do kết quả của sự gia tăng dân số và thu nhập cá nhân, điều này sẽ làm tăng lượng khí thải carbon và làm giảm đa dạng sinh học.

On August 8, 2019, the IPCC released a summary of the 2019 special report which asserted that a shift towards plant-based diets would help to mitigate and adapt to climate change.[12] According to a 2018 study in the journal Nature, a significant reduction in meat consumption will be “essential” to mitigate climate change, especially as the human population increases by a projected 2.3 billion by the middle of the century.

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2019, IPCC đã công bố bản tóm tắt báo cáo đặc biệt năm 2019, khẳng định rằng việc thay đổi chế độ ăn uống sang thực vật sẽ giúp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Nature, việc giảm mạnh tiêu thụ thịt sẽ là điều “thiết yếu” để giảm thiểu biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi dân số loài người tăng thêm 2,3 tỷ vào giữa thế kỷ.

In November 2017, 15,364 world scientists signed a Warning to Humanity calling for, among other things, drastically diminishing our per capita consumption of meat. A similar shift to meat-free diets appears also as the only safe option to feed a growing population without further deforestation, and for different yields scenarios.

Vào tháng 11 năm 2017, 15.364 nhà khoa học thế giới đã ký một Cảnh báo cho Nhân loại kêu gọi nhiều điều, trong đó phải giảm mạnh mức tiêu thụ thịt trên đầu người của chúng ta. Sự thay đổi tương tự với chế độ ăn không có thịt dường như là lựa chọn an toàn duy nhất để nuôi sống dân số ngày càng tăng mà không cần phá rừng và cho kết quả sản lượng khác nhau.

Giá trị dinh dưỡng và tác động môi trường của các sản phẩm động vật, so với nông nghiệp nói chung

 Thể loại
 Đóng góp của sản phẩm chăn nuôi [%]
 Calories
 18
 Proteins
 37
 Đất sử dụng
 83
 Khí nhà kính
 58
 Ô nhiêm nước
 57
 Ô nhiễm không khí
 56
 Lượng nước tiêu thụ
 33

Consumption and production trends – Xu hướng tiêu thụ và sản xuất

Changes in demand for meat may change the environmental impact of meat production by influencing how much meat is produced. It has been estimated that global meat consumption may double from 2000 to 2050, mostly as a consequence of increasing world population, but also partly because of increased per capita meat consumption (with much of the per capita consumption increase occurring in the developing world).

Thay đổi nhu cầu ăn thịt có thể thay đổi tác động môi trường của ngành sản xuất thịt bằng cách ảnh hưởng đến số lượng thịt được sản xuất. Người ta ước tính rằng lượng thịt tiêu thụ trên toàn cầu có thể tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2050, chủ yếu là do hậu quả của việc tăng dân số thế giới, nhưng cũng một phần là do thịt tiêu thụ trên đầu người tăng (trong đó phần lớn mức tăng tiêu thụ thịt bình quân đầu người xảy ra ở các nước đang phát triển).

Global production and consumption of poultry meat have recently been growing at more than 5 percent annually. According to an article written by Dave Roos “industrialized Western nations average more than 220 pounds of meat per person per year, while the poorest African nations average less than 22 pounds per person.” Trends vary among livestock sectors. For example, global per capita consumption of pork has increased recently (almost entirely due to changes in consumption within China), while global per capita consumption of ruminant meats has been declining.

Gần đây sản xuất và tiêu thụ thịt gia cầm trên toàn cầu đã tăng trưởng hơn 5% mỗi năm. Theo một bài báo được viết bởi Dave Roos, “các quốc gia công nghiệp hóa phương Tây ăn trung bình hơn 100 kg thịt mỗi người mỗi năm, trong khi các quốc gia nghèo nhất châu Phi trung bình ăn ít hơn 10 kg mỗi người.” Xu hướng thay đổi giữa các ngành chăn nuôi. Ví dụ, gần đây việc tiêu thụ thịt lợn trên đầu người trên toàn cầu đã tăng (gần như hoàn toàn là do thay đổi lượng tiêu thụ ở Trung Quốc), trong khi mức tiêu thụ thịt động vật nhai lại trên đầu người trên toàn cầu đang giảm.

Grazing and land use – Chăn thả và đất sử dụng

In comparison with grazing, intensive livestock production requires large quantities of harvested feed, this overproduction of feed can also hold negative effects. The growing of cereals for feed in turn requires substantial areas of land.

So với chăn thả, chăn nuôi thâm canh đòi hỏi một lượng lớn thức ăn thu hoạch, việc sản xuất quá nhiều thức ăn cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Việc trồng ngũ cốc làm thức ăn lần lượt đòi hỏi diện tích đất đáng kể.

It takes seven pounds of feed to produce a pound of beef (live weight), more than three pounds for a pound of pork, and less than two pounds for a pound of chicken. Assumptions about feed quality are implicit in such generalizations. For example, production of a pound of beef cattle live weight may require between 4 and 5 pounds of feed high in protein and metabolizable energy content, or more than 20 pounds of feed of much lower quality.

Phải mất bảy pound thức ăn để sản xuất một pound thịt bò (trọng lượng sống *), hơn ba pound cho một pound thịt lợn, và ít hơn hai pound cho một pound thịt gà. Giả định về chất lượng thức ăn được ngầm định trong những khái quát như vậy. Ví dụ, sản xuất một pound thịt bò trọng lượng sống có thể cần từ 4 đến 5 pound thức ăn giàu protein và hàm lượng năng lượng chuyển hóa, hoặc hơn 20 pound thức ăn với chất lượng thấp hơn nhiều.

About 85 percent of the world’s soybean crop is processed into meal and vegetable oil, and virtually all of that meal is used in animal feed.Approximately six percent of soybeans are used directly as human food, mostly in Asia.[22] In the contiguous United States, 127.4 million acres of crops are grown for animal consumption, compared to the 77.3 million acres of crops grown for human consumption.

Khoảng 85% sản lượng đậu nành trên thế giới được chế biến thành khô dầu và dầu thực vật, và hầu như toàn bộ lượng khô dầu đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Khoảng 6% đậu nành được sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho người, chủ yếu ở châu Á. Tại Hoa Kỳ lục địa, 127,4 triệu mẫu (tương đương khoảng 51,5 triệu hecta) cây trồng được trồng để phục vụ chăn nuôi, so với 77,3 triệu mẫu (khoảng 31,3 triệu hecta) cây trồng được trồng để phục vụ nhu cầu của con người.

Where grain is fed, less feed is required for meat production. This is due not only to the higher concentration of metabolizable energy in grain than in roughages, but also to the higher ratio of net energy of gain to net energy of maintenance where metabolizable energy intake is higher.

Khi sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, sẽ cần ít thức ăn hơn để sản xuất ra cùng một lượng thịt. Điều này không chỉ do ngũ cốc có hàm lượng năng lượng chuyển hóa cao hơn thức ăn thô, mà còn do tỷ lệ giữa năng lượng thuần để tăng trưởng và năng lượng thuần để duy trì cao hơn khi lượng năng lượng chuyển hóa được hấp thụ cao hơn.

Free-range animal production requires land for grazing, which in some places has led to land use change. According to FAO, “Ranching-induced deforestation is one of the main causes of loss of some unique plant and animal species in the tropical rainforests of Central and South America as well as carbon release in the atmosphere.”

Sản xuất thịt chăn thả tự do đòi hỏi phải có đất để chăn thả, ở một số nơi đã dẫn đến thay đổi việc sử dụng đất. Theo FAO, “Phá rừng do chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm biến mất một số loài thực vật và động vật độc nhất trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ cũng như giải phóng carbon trong khí quyển.”

Raising animals for human consumption accounts for approximately 40% of the total amount of agricultural output in industrialized countries. Grazing occupies 26% of the earth’s ice-free terrestrial surface, and feed crop production uses about one third of all arable land. More than one-third of U.S. land is used for pasture, making it the largest land-use type in the contiguous United States.

Chăn nuôi động vật để con người tiêu thụ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng nông nghiệp ở các nước công nghiệp. Chăn thả chiếm 26% diện tích mặt đất không có băng trên trái đất và sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng khoảng một phần ba diện tích đất trồng trọt. Hơn một phần ba đất đai của Hoa Kỳ được sử dụng cho đồng cỏ, làm cho nó trở thành loại đất được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ.

Land quality decline is sometimes associated with overgrazing, as these animals are removing much needed nutrients from the soil without the land having time to recover. Rangeland health classification reflects soil and site stability, hydrologic function, and biotic integrity. By the end of 2002, the US Bureau of Land Management (BLM) had evaluated rangeland health on 7,437 grazing allotments (i.e., 35 percent of its grazing allotments or 36 percent of the land area contained in its grazing allotments) and found that 16 percent of these failed to meet rangeland health standards due to existing grazing practices or levels of grazing use.

Sự suy giảm chất lượng đất đôi khi có liên quan đến chăn thả quá mức, vì những động vật này đang loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết ra khỏi đất mà đất không có thời gian để phục hồi. Phân loại tình trạng đất phản ánh sự ổn định của đất và vị trí, chức năng thủy văn và tính toàn vẹn sinh học. Đến cuối năm 2002, Cục Quản lý đất đai Hoa Kỳ (BLM) đã đánh giá tình trạng của đất chăn thả trên 7.437 địa điểm chăn thả (tức là 35% trong số các khu vực chăn thả hoặc 36% diện tích đất chứa các bãi chăn thả) và phát hiện rằng 16% trong số này không đáp ứng các tiêu chuẩn y tế của đất chăn thả do hiện thực hành chăn thả hoặc mức độ sử dụng chăn thả.

This led the BLM to infer that a similar percentage would be obtained when such evaluations were completed. Soil erosion associated with overgrazing is an important issue in many dry regions of the world. On US farmland, much less soil erosion is associated with pastureland used for livestock grazing than with land used for production of crops. Sheet and rill erosion is within estimated soil loss tolerance on 95.1 percent, and wind erosion is within estimated soil loss tolerance on 99.4 percent of US pastureland inventoried by the US Natural Resources Conservation Service.

Điều này khiến BLM suy ra rằng sẽ có được một tỷ lệ tương tự khi hoàn thành các đánh giá như vậy. Xói mòn đất liên quan đến chăn thả quá mức là một vấn đề quan trọng ở nhiều vùng khô hạn trên thế giới. Đất nông nghiệp Hoa Kỳ, ít nhiều việc xói mòn đất có liên quan đến đồng cỏ được sử dụng để chăn thả gia súc so với đất được sử dụng để sản xuất cây trồng. Xói mòn bề mặt và rãnh nằm trong khả năng chịu mất đất ước tính trên 95,1% và xói mòn do gió nằm trong khả năng chịu mất đất ước tính trên 99,4% đất trồng trọt Hoa Kỳ do Dịch vụ Bảo tồn Tài nguyên Hoa Kỳ kiểm kê.

Environmental effects of grazing can be positive or negative, depending on the quality of management, and grazing can have different effects on different soils and different plant communities. Grazing can sometimes reduce, and other times increase, biodiversity of grassland ecosystems. A study comparing virgin grasslands under some grazed and nongrazed management systems in the US indicated somewhat lower soil organic carbon but higher soil nitrogen content with grazing.

Tác động môi trường của chăn thả có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào chất lượng quản lý, và chăn thả có thể có tác động khác nhau trên các loại đất khác nhau và các cộng đồng thực vật khác nhau. Chăn thả đôi khi có thể làm giảm và đôi khi tăng, đa dạng sinh học của hệ sinh thái đồng cỏ. Một nghiên cứu dưới hệ thống quản lý của Mỹ so sánh đồng cỏ nguyên sinh không được chăn thả hoặc ít chăn thả đã chỉ ra rằng carbon hữu cơ trong đất thấp hơn một chút nhưng đất chăn thả có hàm lượng nitơ cao hơn.

In contrast, at the High Plains Grasslands Research Station in Wyoming, the top 30 cm of soil contained more organic carbon as well as more nitrogen on grazed pastures than on grasslands where livestock were excluded. Similarly, on previously eroded soil in the Piedmont region of the US, pasture establishment with well-managed grazing of livestock resulted in high rates of both carbon and nitrogen sequestration relative to results obtained where grass was grown without grazing. Such increases in carbon and nitrogen sequestration can help mitigate greenhouse gas emission effects. In some cases, ecosystem productivity may be increased due to grazing effects on nutrient cycling.

Ngược lại, tại Trạm nghiên cứu đồng cỏ cao nguyên ở bang Utah, 30 cm đất trên cùng của đồng cỏ chăn thả chứa nhiều carbon hữu cơ cũng như nhiều nitơ hơn trên đồng cỏ không cho chăn nuôi. Tương tự như vậy, trên vùng đất bị xói mòn trước đây ở vùng Piemonte của Hoa Kỳ, thiết lập đồng cỏ với chăn thả gia súc được quản lý tốt dẫn đến tỷ lệ cô lập cả carbon và nitơ cao hơn so với kết quả thu được khi trồng cỏ mà không có chăn thả. Việc tăng lượng cô lập carbon và nitơ như vậy có thể giúp giảm thiểu hiệu ứng phát thải khí nhà kính. Trong một số trường hợp, năng suất hệ sinh thái có thể tăng lên do hiệu ứng chăn thả trên chu kỳ dinh dưỡng.

The livestock sector is also the primary driver of deforestation in the Amazon, with around 80% of all converted land being used to rear cattle. 91% of land deforested since 1970 has been converted to cattle ranching.

Ngành chăn nuôi cũng là động lực chính của nạn phá rừng ở Amazon, với khoảng 80% diện tích đất được chuyển đổi bị sử dụng để chăn nuôi gia súc. 91% đất rừng bị phá từ năm 1970 đã được chuyển đổi sang chăn thả gia súc.

Water use – Sử dụng nước

Almost one-third of the water used in the western United States goes to crops that feed cattle. This is despite the claim that withdrawn surface water and groundwater used for crop irrigation in the US exceeds that for livestock by about a ratio of 60:1. This excessive use of river water distresses ecosystems and communities, and drives scores of species of fish closer to extinction during times of drought.

Gần một phần ba lượng nước ở miền tây Hoa Kỳ được sử dụng cho cây trồng làm thức ăn gia súc. Việc này bất chấp tuyên bố việc nước mặt và nước ngầm được rút để sử dụng cho việc tưới tiêu cây trồng ở Mỹ vượt quá tỷ lệ 60:1 đối với ngành chăn nuôi. Việc sử dụng nước sông quá mức làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và cộng đồng, và đẩy số lượng loài cá đến bờ tuyệt chủng trong thời gian hạn hán.

Irrigation accounts for about 37 percent of US withdrawn freshwater use, and groundwater provides about 42 percent of US irrigation water. Irrigation water applied in production of livestock feed and forage has been estimated to account for about 9 percent of withdrawn freshwater use in the United States. Groundwater depletion is a concern in some areas because of sustainability issues (and in some cases, land subsidence and/or saltwater intrusion).

Thủy lợi chiếm khoảng 37 phần trăm lượng nước ngọt được rút và sử dụng, nước ngầm cung cấp khoảng 42 phần trăm nước tưới tiêu của Hoa Kỳ. Nước tưới tiêu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn thô xanh được ước tính chiếm khoảng 9% lượng nước ngọt được rút ở Hoa Kỳ. Thiếu nước ngầm là mối quan tâm ở một số khu vực vì các vấn đề bền vững (và trong một số trường hợp, gây sụt lún đất và / hoặc xâm nhập mặn).

A particularly important North American example where depletion is occurring involves the High Plains (Ogallala) Aquifer, which underlies about 174,000 square miles in parts of eight states, and supplies 30 percent of the groundwater withdrawn for irrigation in the US. Some irrigated livestock feed production is not hydrologically sustainable in the long run because of aquifer depletion.

Một ví dụ điển hình là ở Bắc Mỹ nơi đang xảy ra cạn kiệt nguồn nước do Tầng ngậm nước High Plains (Ogallala), là nền tảng cho khoảng 174.000 dặm vuông trong nhiều vùng của tám tiểu bang, và nguồn cung cấp 30 phần trăm nước ngầm được rút phục vụ tưới tiêu ở Hoa Kỳ. Một số ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tưới tiêu không bền vững về mặt thủy văn trong thời gian dài vì làm cạn kiệt tầng nước ngầm.

Rainfed agriculture, which cannot deplete its water source, produces much of the livestock feed in North America. Corn (maize) is of particular interest, accounting for about 91.8 percent of the grain fed to US livestock and poultry in 2010. About 14 percent of US corn-for grain land is irrigated, accounting for about 17 percent of US corn-for-grain production, and about 13 percent of US irrigation water use, but only about 40 percent of US corn grain is fed to US livestock and poultry.

Nông nghiệp nhờ nước mưa, sản xuất nhiều thức ăn chăn nuôi ở Bắc Mỹ nhưng không làm cạn kiệt nguồn nước. Ngô (bắp) được đặc biệt quan tâm, chiếm khoảng 91,8% ngũ cốc được làm thức ăn cho gia súc và gia cầm Hoa Kỳ trong năm 2010. Khoảng 14% đất trồng ngô của Hoa Kỳ được tưới tiêu, chiếm khoảng 17% sản lượng ngô của Hoa Kỳ và sử dụng nước tưới tiêu khoảng 13%, nhưng chỉ có khoảng 40% hạt ngô của Hoa Kỳ làm thức ăn cho gia súc và gia cầm Hoa Kỳ.

Effects on aquatic ecosystems – Ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh

In the Western United States, many stream and riparian habitats have been negatively affected by livestock grazing. This has resulted in increased phosphates, nitrates, decreased dissolved oxygen, increased temperature, turbidity, and eutrophication events, and reduced species diversity. Livestock management options for riparian protection include salt and mineral placement, limiting seasonal access, use of alternative water sources, provision of “hardened” stream crossings, herding, and fencing.

Ở miền Tây Hoa Kỳ, nhiều vùng ven sông, suối đã bị ảnh hưởng trầm trọng bởi việc chăn thả gia súc dẫn đến tăng phốt phát, nitrat, giảm lượng oxy hòa tan, tăng nhiệt độ, độ đục, sự kiện phú dưỡng và giảm sự đa dạng loài. Các phương án quản lý chăn nuôi nhằm bảo vệ khu vực ven sông bao gồm sắp đặt muối khoáng, hạn chế tiếp cận theo mùa, sử dụng các nguồn nước thay thế, cung cấp các dòng chảy “cứng”, giữ gia súc và rào lại.

In the Eastern United States, a 1997 study found that waste release from pork farms have also been shown to cause large-scale eutrophication of bodies of water, including the Mississippi River and Atlantic Ocean (Palmquist, et al., 1997). In North Carolina, where the study was done, measures have since been taken to reduce the risk of accidental discharges from manure lagoons; also, since then there is evidence of improved environmental management in US hog production. Implementation of manure and wastewater management planning can help assure low risk of problematic discharge into aquatic systems.

Ở miền Đông Hoa Kỳ, một nghiên cứu năm 1997 cho thấy chất thải từ các trang trại nuôi lợn cũng đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng cho các vùng nước, bao gồm cả sông Mississippi và Đại Tây Dương (Palmquist, et al., 1997). Ở Bắc Carolina, nơi thực hiện nghiên cứu, thực hiện các biện pháp giảm nguy cơ xả thải đột ngột từ các đầm phân; cũng kể từ đó, môi trường được chứng minh cải thiện trong việc sản xuất thịt lợn tại Hoa Kỳ. Thực hiện quy hoạch quản lý phân và nước thải có thể giúp đảm bảo giảm rủi ro xả thải có vấn đề vào hệ thủy sinh.

Greenhouse gas emissions – Khí thải nhà kính

At a global scale, the FAO has recently estimated that livestock (including poultry) accounts for about 14.5 percent of anthropogenic greenhouse gas emissions estimated as 100-year CO2 equivalents.

Ở quy mô toàn cầu, FAO gần đây đã ước tính rằng gia súc (bao gồm cả gia cầm) chiếm khoảng 14,5% lượng thải khí nhà kính do con người gây ra, ước tính tương đương lượng CO2 trong 100 năm.

The indirect effects contributing to the percentage include emissions associated with the production of feed consumed by livestock and carbon dioxide emission from deforestation in Central and South America, attributed to livestock production.

Các tác động gián tiếp góp phần vào tỷ lệ phần trăm khí thải nhà kính bao gồm các ngành liên quan đến sản xuất thức ăn chăn nuôi. Và khí cacbonic thải ra từ việc phá rừng ở Trung và Nam Mỹ do hoạt động chăn nuôi .

Using a different sectoral assignment of emissions, the IPCC has estimated that agriculture (including not only livestock, but also food crop, biofuel and other production) accounted for about 10 to 12 percent of global anthropogenic greenhouse gas emissions (expressed as 100-year carbon dioxide equivalents) in 2005 and in 2010. According to a 2022 study quickly stopping animal agriculture would provide half the GHG emission reduction needed to meet the Paris Agreement goal of limiting global warming to 2 °C.

Sử dụng dữ liệu lượng khí thải phân bổ trong các ngành khác, IPCC đã ước tính rằng nông nghiệp (không chỉ có chăn nuôi, mà còn có cả cây lương thực, nhiên liệu sinh học và các ngành sản xuất khác) chiếm khoảng 10 đến 12% lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu (được biểu thị tương đương với lượng cacbon trong 100 năm) vào năm 2005 và năm 2010. Theo một nghiên cứu năm 2022, để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2°C, cần phải nhanh chóng ngừng chăn nuôi để giảm một nửa mức phát thải KNK.

Methane emissions – Khí thải mêtan

A 2017 study published in the journal Carbon Balance and Management found animal agriculture’s global methane emissions are 11% higher than previous estimates based on data from the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC).

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Carbon Balance and Management cho thấy lượng khí thải mê-tan toàn cầu của ngành nông nghiệp chăn nuôi cao hơn 11% so với các ước tính trước đó dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC).

In the US, methane emissions associated with ruminant livestock (6.6 Tg CH4, or 164.5 Tg CO2e in 2013)[83] are estimated to have declined by about 17 percent from 1980 through 2012.[84] Globally, enteric fermentation (mostly in ruminant livestock) accounts for about 27 percent of anthropogenic methane emissions, and methane accounts for about 32 to 40 percent of agriculture’s greenhouse gas emissions (estimated as 100-year carbon dioxide equivalents) as tabulated by the IPCC.

Tại Hoa Kỳ, phát thải khí mê-tan liên quan đến gia súc nhai lại (6,6 Tg CH4, hay 164,5 Tg CO2e vào năm 2013) được ước tính đã giảm khoảng 17% từ năm 1980 đến năm 2012. Trên toàn cầu, quá trình lên men đường ruột (chủ yếu ở gia súc nhai lại) chiếm khoảng 27% lượng khí thải mê-tan do con người gây ra, và mê-tan chiếm khoảng 32 đến 40% lượng khí thải nhà kính của ngành nông nghiệp (ước tính tương đương với lượng carbon dioxide trong 100 năm) như IPCC đã phân loại.

Methane has a global warming potential recently estimated as 35 times that of an equivalent mass of carbon dioxide.[85] The magnitude of methane emissions were recently about 330 to 350 Tg per year from all anthropogenic sources, and methane’s current effect on global warming is quite small. This is because degradation of methane nearly keeps pace with emissions, resulting in a relatively little increase in atmospheric methane content (average of 6 Tg per year from 2000 through 2009), whereas atmospheric carbon dioxide content has been increasing greatly (average of nearly 15,000 Tg per year from 2000 through 2009).

Gần đây, người ta ước tính khí mê-tan có khả năng gây nóng lên toàn cầu gấp 35 lần so với một khối lượng tương đương với carbon dioxide. Mức độ phát thải khí mê-tan gần đây vào khoảng 330 đến 350 Tg mỗi năm từ tất cả các nguồn do con người gây ra, và ảnh hưởng hiện tại của khí mê-tan đối với sự nóng lên toàn cầu là khá nhỏ. Điều này là do sự suy giảm khí mê-tan gần như theo kịp tốc độ phát thải, dẫn đến hàm lượng khí mê-tan trong khí quyển tăng lên tương đối ít (trung bình 6 Tg mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2009), trong khi hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên rất nhiều (trung bình gần 15.000 Tg mỗi năm từ 2000 đến 2009).

In climate change mitigation – Trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu

According to a 2018 study in the journal Nature, a significant reduction in meat consumption will be “essential” to mitigate climate change, especially as the human population increases by a projected 2.3 billion by the middle of the century.[32] A 2019 report in The Lancet recommended that global meat consumption be reduced by 50 percent to mitigate climate change.

Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Nature, việc giảm đáng kể lượng tiêu thụ thịt sẽ là “điều cần thiết” để giảm thiểu biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi dân số dự kiến tăng thêm 2,3 tỷ người vào giữa thế kỷ này. Một báo cáo năm 2019 trên tạp chí The Lancet khuyến nghị rằng tiêu thụ thịt toàn cầu nên giảm 50% để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

On August 8, 2019, the IPCC released a summary of the 2019 special report which said that a shift towards plant-based diets would help to mitigate and adapt to climate change.

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2019, IPCC đã công bố bản tóm tắt báo cáo đặc biệt năm 2019 trong đó nói rằng việc chuyển hướng sang chế độ ăn thực vật sẽ giúp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

In November 2017, 15,364 scientists worldwide signed a “Warning to Humanity” calling for, among other things, drastically diminishing humanity’s per capita consumption of meat.

Vào tháng 11 năm 2017, 15.364 nhà khoa học trên toàn thế giới đã ký một “Cảnh báo đối với nhân loại”, cùng với những điều khác, kêu gọi giảm đáng kể mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người của nhân loại.


https://en.wikipedia.org/wiki/Environmental_impact_of_meat_production

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *