HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.
Nguồn text tiếng Anh tại đây
Sachsongngu.top sắp text
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
Hanoi, November 25, 2015
———
THE NATIONAL ASSEMBLY
Law No. 95/2015/QH13
BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM | VIETNAM MARITIME CODE |
---|---|
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; | Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; |
Quốc hội ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam. | The National Assembly hereby promulgates the Vietnam Maritime Code. |
Chương I | Chapter I |
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG | GENERAL PROVISIONS |
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh | Article 1. Scope of application |
1. Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. | 1. This Code provides for maritime operations, including regulations on sea-going ships, seafarers, seaports, navigational channels, inland ports, marine transportation, maritime safety and security, environmental protection, state administration of maritime and other operations relating to use of ships for economic, cultural, social, sports, official duty and scientific research purposes. |
Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này. | Military vessels, official duty ships, fishing vessels, inland watercraft, submarines, submersibles, hydroplanes, floating warehouses, movable platforms, floating docks, military ports, fishing ports and harbors, and inland waterway terminals, shall only be subject to this Code in the event that this is specifically provided for by this Code. |
2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng quy định của Bộ luật này. | 2. Where there is any difference between regulations enshrined in this Vietnam Maritime Code and other regulations on the same content relating to maritime operations, the first shall prevail. |
Điều 2. Đối tượng áp dụng | Article 2. Applicable entities |
Bộ luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam. | This Code shall apply to Vietnamese organizations or individuals; overseas organizations or individuals engaging in maritime operations within the territory of Vietnam. |
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật | Article 3. Rules of application of laws in case of conflict of laws |
1. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. | 1. Any legal relation concerning the ownership of property onboard a ship, ship charter-party, seafarer employment contract, passenger and baggage carriage contract, division of remunerations paid for rescue service between the owner of a rescue vessel and all crew members working onboard such rescue vessel who save and salvage property sunk in international waters, or cases that may happen onboard a ship underway in international seas, shall be governed by laws of the country of which the national ensign is flown on that ship. |
2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó. | 2. Any legal relation concerning a common loss shall be subject to the laws effective in the location where a ship ends its journey immediately after such loss occurs. |
3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó. | 3. Any legal relation concerning a maritime accident, collision or emergency case, remuneration paid for rescue and salvage of property sunk in internal or territorial waters of a country shall be governed by the laws of this country. |
Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp. | Any legal relation concerning a maritime accident, collision or emergency case, or rescue activities that take place in international waters shall be governed by the laws of the country of which the Arbitral Body or Tribunal first handles dispute settlement proceedings. |
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch. | Any maritime accident or collision that occurs in international waters between ships of the same nationality shall be governed by the laws of the country whose national ensign is flown by these ships. |
4. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng. | 4. Any legal relation concerning a freight shipping contract shall be governed by the laws of the country to which freight is shipped as agreed upon in this contract. |
Điều 4. Giải thích từ ngữ | Article 4. Definition |
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: | For the purposes of this Code, terms used herein shall be construed as follows: |
1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ. | 1. Watercraft refers to means operating above or under water surface, including ships, vessels and boats, and others with or without any engine. |
2. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại. | 2. Official duty ship refers to purpose-built watercraft used for performing state-assigned public duties without serving commercial purposes. |
3. Tàu ngầm là phương tiện có khả năng hoạt động độc lập trên mặt nước và dưới mặt nước. | 3. Submarine refers to a means capable of independently operating above and under water surface. |
4. Tàu lặn là phương tiện có khả năng hoạt động dưới mặt nước phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị trên mặt nước hoặc trên bờ. | 4. Submersible refers to a means capable of underwater operations assisted by another means or equipment operating above water surface or on the shore. |
5. Kho chứa nổi là cấu trúc nổi chuyên dùng để chứa, sơ chế dầu phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí. | 5. Floating warehouse refers to a floating structure specially designed to contain and preliminarily treat oil for the purpose of petroleum exploration, extraction and processing. |
6. Giàn di động là cấu trúc nổi chuyên dùng phục vụ thăm dò, khai thác và hoạt động trên biển. | 6. Movable platform refers to a floating structure specially designed to serve the purpose of exploration, extraction activities and marine operations. |
7. Ụ nổi là cấu trúc nổi không tự hành dùng để nâng, hạ tàu thuyền phục vụ cho mục đích đóng mới, sửa chữa, kiểm tra tàu thuyền. | 7. Floating dock refers to a floating structure which is not self-propelled one and is used for lifting and commissioning watercraft to serve the purpose of ship building, repair and overhaul. |
8. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. | 8. Port land area refers to an enclosed area of land used for constructing wharves, warehouses, storage yards, facilities, work offices, service establishments, traffic, communications, electricity and water supply systems, and other auxiliary facilities as well as installing necessary equipment. |
9. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác. | 9. Port water area refers to an enclosed area of water used for forming the sea space facing against wharves, or used as turning basin, anchorage, transhipment, storm shelter, pilot embarkation or disembarkation, phytosanitary inspection area, navigational channel, and for construction of other auxiliary facilities. |
10. Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. | 10. Port terminal refers to an area which is composed of an area of land and an area of water in a seaport and is used for constructing wharves, warehouses, storage yards, facilities, work offices, service establishments, traffic, communications, electricity and water supply systems, and an area of water facing against wharves, navigational channels and other auxiliary facilities. A port terminal includes one or a lot of wharves. |
11. Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. | 11. Wharf refers to a fixed or floating component of a port terminal which is used for anchoring vessels, handling cargoes, embark and disembark passengers as well as providing other maritime services. |
12. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển. | 12. Dry port refers to a component of traffic infrastructure system which plays its role as a center of transportation activities associated with operations of seaports, airports and inland ports, rail terminals, land bordergates, and concurrently functions as the port of departure or arrival of goods transported by sea. |
13. Khu neo đậu là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập kho chứa nổi, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ khác. | 13. Anchorage refers to an area of water which is formed and made known to the public in order for ships to anchor before landing at the wharf, floating warehouse, entering into the transhipment area or passing the navigable channel or rendering other services. |
14. Khu chuyển tải là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ khác. | 14. Transhipment area refers to an area of water which is formed and made known to the public as well as serves the purpose of cargo and passenger transhipment and rendering of other maritime services. |
15. Khu tránh bão là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu tránh trú bão và thiên tai khác. | 15. Storm shelter refers to an area of water which is formed and made known to the public in order for ships to be protected from storms and other natural disasters. |
16. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền đón, trả hoa tiêu. | 16. Pilot embarkation and disembarkation area refers to an area of water which is formed and made known to the public in order for ships to carry out pilot embarkation and disembarkation. |
17. Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật. | 17. Phytosanitary inspection area refers to an area of water which is formed and made known to the public in order for ships to anchor to perform phytosanitary inspection activities in accordance with laws and regulations. |
18. Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở. | 18. Turning basin refers to an area of water which is formed and made known to the public in order for ships to turn around. |
19. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng. | 19. Navigational channel refers to a limited section of an area of water which is determined by maritime signaling systems and other auxiliary facilities to ensure safety for operations of ships and other watercraft. A navigational channel is composed of public and dedicated navigational channels. |
20. Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải. | 20. Public navigational channel refers to the navigational channel which is invested in, developed, managed and operated to serve the purpose of marine operations. |
21. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng. | 21. Dedicated navigational channel refers to the navigational channel which is invested in, developed, managed and operated for the purpose of dedicated port activities. |
22. Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn. | 22. Marine signaling system refers to marine instructional facilities or equipment, including warning or cautious images, lights, sounds and radio signals, which are formed and operated in order to provide safety instructions for ships. |
23. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển Việt Nam. | 23. Inland sea transportation refers to carriage of cargoes, passengers, baggage by sea between the point of departure and the point of arrival of cargoes, passengers and baggage located within the territorial waters of Vietnam. |
24. Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ và các công trình hàng hải khác được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam để phục vụ hoạt động hàng hải. | 24. Maritime infrastructure includes infrastructural systems of seaports, offshore oil ports, navigational channels, maritime support systems, marine signaling systems, electronic marine information systems, sea wave and sand prevention embankments, flow redirection embankments and other marine structures which have been invested in, constructed or established within seaport water areas and territorial waters of Vietnam to serve the purpose of marine operations. |
25. GT là ký hiệu viết tắt của tổng dung tích của tàu biển được xác định theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969. | 25. GT refers to an abbreviated symbol of total tonnage of a ship determined under the 1969 International Convention on Tonnage Measurements of Ships. |
Điều 5. Quyền thỏa thuận trong hợp đồng | Article 5. Negotiating rights in contracts |
1. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế. | 1. Parties to contracts concerning marine operations have rights to enter into private negotiations, unless otherwise restricted by this Code. |
2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp. | 2. Parties to contracts relating to marine operations under which there is at least one party that is an overseas organization or individual shall have rights to negotiate which foreign law or international maritime practice governs contractual relations, and to decide on the Arbitral Body or Tribunal in either of countries or in a third country for dispute settlement purposes. |
3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. | 3. If stipulated by this Code or agreed upon by parties in contracts, foreign laws may be applied in Vietnam with respect to contractual relations pertaining to marine operations provided that such laws are not inconsistent with basic rules of Vietnamese laws. |
Điều 6. Nguyên tắc hoạt động hàng hải | Article 6. Marine operation rules |
1. Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. Marine operations must comply with regulations enshrined in this Code, other regulations of Vietnamese laws and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. |
2. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 2. Marine operations must ensure maritime safety and security; national defence and security; protection of interests, sovereignty, sovereignty right and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam. |
3. Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải. | 3. Marine operations must be consistent with the national socio-economic development strategy and the scheme, planning and proposal for traffic and transportation development. |
4. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên. | 4. Marine operations must ensure economic effectiveness in collaboration with protection, regeneration and sustainable development of natural environment and landscape. |
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải | Article 7. Regulatory policies on marine development |
1. Nhà nước có chính sách phát triển hàng hải phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ tổ quốc. | 1. The State shall adopt regulatory policies on marine development for marine economic development and national defence purposes. |
2. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thông qua chính sách ưu tiên trong quy hoạch cảng biển và thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải. | 2. Prioritize development of maritime infrastructure by adopting preferential policies applied to the seaport planning and attraction of capital invested in construction and operation of such maritime infrastructure. |
3. Ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn trong đầu tư phát triển đội tàu và trong hoạt động vận tải biển. | 3. Prioritize development of the fleet of ships for sea transportation through incentive policies on taxes and loan interest rates imposed for investment in development of such fleet and sea transportation activities. |
4. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hàng hải; phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế thông qua các chính sách về đào tạo, huấn luyện thuyền viên; tiêu chuẩn, chế độ lao động của thuyền viên. | 4. Prioritize development of marine workforce; development of crew members that can meet domestic and international demands by adopting seafarer training and education policies; employment standards and benefits of seafarers. |
5. Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc tham gia các tổ chức quốc tế về hàng hải, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hàng hải. | 5. Enhance international cooperation, promote participation in international maritime organizations, and sign, join and implement international maritime agreements. |
6. Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực hàng hải. | 6. Stimulate research into and transfer of advanced and modern scientific and technological applications in the maritime sector. |
7. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đội tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy; tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng hải và thực hiện các hoạt động hàng hải khác theo quy định tại Việt Nam. | 7. Encourage every organization or individual to invest in developing the fleet of ships, seaports and shipbuilding industry; involvement in provision of public services in the maritime sector and perform other marine operations in accordance with Vietnamese laws and regulations. |
Điều 8. Quyền vận tải biển nội địa | Article 8. Inland sea transportation rights |
1. Hàng hóa, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam. | 1. Cargoes, passengers and baggage carried within inland areas by sea shall be transported by Vietnamese ships. |
Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển nội địa bằng đường biển phải đáp ứng điều kiện do Chính phủ quy định. | Organizations or individuals participating in inland sea transportation shall conform to the Government’s stipulated conditions. |
2. Việc vận chuyển nội địa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây: | 2. Inland transportation which is not subject to regulations laid down in paragraph 1 of this Article shall be allowed under the following circumstances: |
a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này không có đủ khả năng vận chuyển; | a) Carry overmass and oversized freight or other cargoes by dedicated ships; ease cargo, passenger and baggage congestion in ports when Vietnamese ships stipulated in paragraph 1 of this Article do not have capacity for transporting them; |
b) Vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó; | b) Carry passengers and baggage from cruise ships to the mainland and in the opposite direction by using feeder ships of these cruise ships. |
c) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. | c) Serve the purpose of preventing and mitigating natural disasters and epidemics, or providing urgent humanitarian aids. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thẩm quyền, thủ tục cấp phép cho tàu biển quy định tại khoản 2 Điều này. | 3. The Minister of Transport shall set regulations on licensing authority and procedure for ship operations as referred to in paragraph 2 of this Article. |
Điều 9. Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải | Article 9. Elements of state port authority |
1. Xây dựng, phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải theo quy định của pháp luật. | 1. Draw, approve, adopt and direct implementation of the scheme, plan, strategy and policy for marine development in accordance with laws. |
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải. | 2. Introduce and conduct implementation of documents on legislation, standards and national technical regulations as well as maritime economic—technical norms. |
3. Quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng biển và luồng, tuyến hàng hải theo quy định của pháp luật. Công bố mở, đóng cảng biển, vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước và các công trình hàng hải khác vào sử dụng. | 3. Manage investment, construction and conduct operation of seaports, navigational channels or routes in accordance with laws and regulations. Announce the opening and closure of seaports, port water areas and areas under the management of the Port authority; announce port terminals, wharves, water regions or areas as well as other maritime facilities are put into operation. |
4. Quản lý hoạt động vận tải biển; kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải. | 4. Manage sea transportation activities; examine and oversee operations of sea transport service enterprises, seaports and maritime service enterprises. |
5. Tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu biển và đăng ký các quyền đối với tàu biển. Quản lý việc thiết kế, đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và các trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động hàng hải. | 5. Conduct registration and inspection of ships and registration of rights to ships. Manage design, shipbuilding, ship repair, demolition, operation, export and import of ships and equipment or materials used for marine operations. |
6. Cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển, cảng biển và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng hải. | 6. Issue, recognize and revoke professional certificates of seafarers, certificates of maritime technical safety and security, labor and environmental pollution prevention of ships, seaports and other relevant documents or materials relating to marine operations. |
7. Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn nhân lực hàng hải. | 7. Administer the work of training and drilling for maritime workforce development. |
8. Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng hải; bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng hải. | 8. Manage scientific and technological activities in the marine area; protect environment; environmental protection, natural disaster prevention and sheltering as well as response to climate change in marine operations. |
9. Quản lý giá, phí và lệ phí trong lĩnh vực hàng hải. | 9. Manage price, fee and charge in the maritime sector. |
10. Tổ chức cứu hộ hàng hải, cứu nạn trên biển; trục vớt tài sản chìm đắm; điều tra, xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển. | 10. Conduct the work of marine rescue and life-saving activities; salvage of sunken property; investigation and handling of maritime accidents and emergencies, assurance of maritime safety and security and sea environment pollution prevention. |
11. Hợp tác quốc tế về hàng hải. | 11. Establish maritime cooperations. |
12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật. | 12. Inspect, examine and resolve complaints or accusations as well as handle violations in marine operation in accordance with laws and regulations. |
Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải | Article 10. Responsibilities for state port authority |
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng hải. | 1. The Government shall carry out consistent state port authority. |
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải. | 2. The Ministry of Transport shall take responsibility to the Government for carrying out its state port authority. |
3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải theo quy định của pháp luật. | 3. Competent maritime regulatory authorities directly affiliated to the Ministry of Transport shall assist the Minister of Transport in carrying out state port authority in accordance with laws and regulations. |
4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải. | 4. Ministries, Ministry-level bodies shall, within their assigned duties and delegated powers, cooperate with the Ministry of Transport in state port authority. |
5. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải tại địa phương. | 5. The People’s Committees at all levels shall, within their assigned duties and delegated powers, carry out state port authority duties at their localities under their management. |
Điều 11. Thanh tra hàng hải | Article 11. Maritime inspectorate |
1. Thanh tra hàng hải trực thuộc Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng hải. | 1. The maritime inspectorate directly affiliated to a competent state regulatory agency must perform its function of specialized maritime inspection. |
2. Thanh tra hàng hải có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: | 2. Maritime inspectorate shall be assigned and vested with respectively duties and powers as follows: |
a) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; | a) Inspect compliance with regulations enshrined in maritime laws and related international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory; |
b) Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hàng hải; | b) Prevent, detect, terminate and settle violation acts that may arise in marine operations; |
c) Tạm giữ tàu biển; | c) Impound ships; |
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. | d) Implement other duties and powers in accordance with laws. |
3. Thanh tra viên hàng hải được cấp thẻ thanh tra, trang bị đồng phục, phù hiệu, phương tiện và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. | 3. Inspectors of the maritime inspectorate shall be issued inspector's identity card, provided with uniforms, badges, support equipment and instruments in accordance with laws. |
4. Thanh tra hàng hải hoạt động theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về thanh tra và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 4. The maritime inspectorate shall operate under the provisions of this Code, laws on inspection and related international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. |
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải | Article 12. Prohibited acts in marine operations |
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia. | 1. Harm or pose threatened harms to national sovereignty and security. |
2. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật. | 2. Carry people, goods, baggage, weapons, radioactive substances, hazardous discarded substances and narcotics in contravention of laws. |
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải. | 3. Intentionally create obstacles which can pose dangers or obstructions to marine traffic. |
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm. | 4. Use and operate ships which have not been registered or inspected or exceed the validity duration of registration and inspection; use counterfeit registration and inspection. |
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép. | 5. Refuse to participate in marine search and rescue activities if practical conditions permit. |
6. Gây ô nhiễm môi trường. | 6. Cause environmental pollution. |
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn. | 7. Infringe upon life, health, honor and dignity of persons aboard ships; embezzle and intentionally damage or ruin property aboard ships; take flight after causing any shipwreck. |
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển. | 8. Cause the public disorder, impede or react against implementation of duties of law enforcers onboard ships and at seaports. |
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải. | 9. Destroy, damage, disassemble or steal components, parts, raw materials, building materials and equipment of marine construction works. |
10. Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải. | 10. Damage, destroy and intentionally move or reduce the efficacy of marine signaling systems. |
11. Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | 11. Explode bombs or other explosive materials within the boundaries of a seaport, port water area or navigational channel without authorization granted by competent authorities. |
12. Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải. | 12. Illegally build and operate seaports and other structures within the planned boundaries of approved seaports, navigational channels and within the protective enclosure of marine structures. |
13. Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải. | 13. Develop construction projects which may reduce or eliminate effects of marine structures. |
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải. | 14. Commit abuse of title, position and authority to contravene regulations on port authority; abet and screen persons who commit violations against maritime laws from any punitive measures. |
Chương II | Chapter II |
TÀU BIỂN | SEA-GOING SHIP (hereinafter referred to as ship) |
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG | Section 1. GENERAL PROVISIONS |
Điều 13. Tàu biển | Article 13. Sea-going ship |
Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. | Ship refers to floating movable means specially designed for operations at sea. |
Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi. | Ship referred to in this Code shall not include military ships, official duty ships, fishing ships, inland watercraft, submarines, submersibles, hydroplanes, floating warehouses, movable platforms and floating docks. |
Điều 14. Tàu biển Việt Nam | Article 14. Vietnamese ship |
1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. | 1. Vietnamese ships are ships which have been registered into the national register of ships of Vietnam, or which have been licensed for temporary flying of Vietnamese national ensign aboard by Vietnam’s overseas representative offices. |
2. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. | 2. Vietnamese ships shall have the right and obligation to fly Vietnamese national ensign. |
3. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam. | 3. Only Vietnamese ships are entitled to fly Vietnamese national ensign. |
Điều 15. Chủ tàu | Article 15. Ship owner |
1. Chủ tàu là người sở hữu tàu biển. | 1. Ship owner refers to the person who owns a ship. |
2. Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu. | 2. Bareboat manager, operator or charterer shall be allowed to exercise rights and fulfill obligations as a ship owner prescribed by this Code as agreed upon with a ship owner. |
3. Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu. | 3. An organization authorized by the State to manage and operate ships shall be entitled to apply regulations laid down in this Code and others set forth in relevant laws, which is the same as a ship owner. |
Điều 16. Treo cờ đối với tàu thuyền | Article 16. Flying of ensign aboard vessels |
1. Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 1. A Vietnamese ship must fly the national flag of the Socialist Republic of Vietnam as an ensign aboard it. |
Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | Other watercraft operating within the boundary of Vietnam’s seaports must fly the national flag of the Socialist Republic of Vietnam as an ensign aboard it. |
2. Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thực hiện theo quy định. | 2. A watercraft with the national ensign of an overseas country operating within the boundary of a Vietnam’s seaport must comply with applicable regulations of Vietnam when it desires to fly its national flag or blow its horn on its national celebrations. |
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. | 3. The Government shall provide detailed provisions on this issue. |
Mục 2. ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN | Section 2. SHIP REGISTRATION |
Điều 17. Đăng ký tàu biển Việt Nam và hình thức đăng ký tàu biển | Article 17. Registration of Vietnamese ship and registration form |
1. Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 1. Ship registration is the work of recording and storing information about ships in the national register of ships of Vietnam and issue of the Certificate of registration of Vietnamese ship under the provisions of this Code and other relevant laws and regulations. |
2. Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây: | 2. Forms of registration of Vietnamese ship shall be included as follows: |
a) Đăng ký tàu biển không thời hạn; | a) Indefinite registration of ship; |
b) Đăng ký tàu biển có thời hạn; | b) Definite registration of ship; |
c) Đăng ký thay đổi; | c) Registration of information change; |
d) Đăng ký tàu biển tạm thời; | d) Temporary registration of ship; |
đ) Đăng ký tàu biển đang đóng; | dd) Registration of ship under construction; |
e) Đăng ký tàu biển loại nhỏ. | e) Registration of small-sized ship. |
Điều 18. Nguyên tắc đăng ký tàu biển | Article 18. Rules of ship registration |
1. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: | 1. Registration of Vietnamese ship must be carried out according to the following rules: |
a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó. | a) A ship of a Vietnamese organization or individual is registered in the national register of ships of Vietnam, including registration of flying of the Vietnamese national ensign and registration of ownership of such ship. In the event that a ship is owned by more than two organizations or individuals, owners and ownership ratios of such ship should be specified in such registration. |
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam. | A ship of a foreign organization or individual conforming to conditions defined in Article 20 of this Code is registered in the national register of ships of Vietnam. Registration of a Vietnamese ship owned by a foreign organization or individual includes registration of flying of the Vietnamese national ensign and registration of ownership of such vessel or registration of flying of only Vietnamese national ensign. |
Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam; | A foreign ship hired by a Vietnamese organization or individual under the bareboat charter and ship hire-purchase agreement can be allowed to register flying of Vietnamese national ensign; |
b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa; | b) A ship which has been already registered in overseas countries shall not be allowed to register flying of Vietnamese national ensign, except when the preexisting registration has been temporarily ceased or permanently erased; |
c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí. | c) The registry of Vietnamese ships shall publicly disclose and collect fee for registration of a Vietnamese ship; an organization or individual applying for such registration shall be entitled to request registration excerpts or copies from the national register of ships of Vietnam, and shall be liable for such fee. |
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài. | 2. A ship owned by a Vietnamese organization or individual may be allowed to register flying of the foreign ensign. |
Điều 19. Các loại tàu biển phải đăng ký | Article 19. Types of ships subject to registration |
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam: | 1. Types of ships subject to registration recorded in the national register of ships of Vietnam include: |
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên; | a) Engine-powered ship that has the capacity of main engine of more than 75 kilowatt (KW); |
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên; | b) Ship without engine which has the total capacity of more than 50 GT, or gross tonnage of more than 100 tonnes, or has the design waterline length of more than 20 meters (m); |
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài. | c) Ships which have smaller sizes than those stipulated in subparagraph a and b of this paragraph, but operate on international navigation routes. |
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. | 2. Registration of types of ships which are not governed under paragraph 1 shall be stipulated by the Government. |
Điều 20. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam | Article 20. Eligibility requirements for registration of Vietnamese ships |
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây: | 1. Ships must meet the following requirements to be eligible for registration: |
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển; | a) Legitimate written proof of ownership of a sea vessel; |
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; | b) Certification of capacity and certification of ship classification; |
c) Tên gọi riêng của tàu biển; | c) Ship’s name; |
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời; | d) Certification of temporary suspension or removal of registration, which is applicable to ships that have been registered abroad except for temporary registration; |
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; | dd) Ship owner's business office, branch or representative office located within the territory of Vietnam; |
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ; | e) With respect to the initial registration or reregistration of a foreign second-hand ship in Vietnam, its age must be corresponding to the Government’s stipulated age of specific ships; |
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. | g) All statutory fees or charges have been paid. |
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu. | 2. With respect to registration of flying of Vietnamese national ensign for a foreign ship hired by a Vietnamese organization or individual under the bareboat charter or hire-purchase agreement, in addition to conditions stipulated in subparagraph a, b, c, d, e and g paragraph 1 of this Article, this bareboat charter or hire-purchase agreement must be submitted. |
Điều 21. Đặt tên tàu biển Việt Nam | Article 21. Naming of Vietnamese ship |
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây: | Vietnamese ship must be named and this naming process must adhere to the following rules: |
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; | 1. Name of a ship must be given by its owner and is not allowed to be the same as other vessels' names which appear in the national register of ships of Vietnam; |
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; | 2. Do not use name of the state agency, armed force unit, political organization or socio-political organization to create the whole or partial name of ship, unless approved by this agency, unit or organization; |
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. | 3. Do not use words or signs in breach of historical, cultural, moral and traditional values. |
Điều 22. Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam | Article 22. Ship owner’s responsibilities for registration of Vietnamese ship |
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 20 và Điều 24 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam. | 1. The ship owner shall be responsible for submitting a full amount of documents, adequate and accurate information about the ship which has been registered under Article 20 and 24 hereof to apply for registration to the registry of Vietnamese ships. |
2. Trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển theo quy định. | 2. If the ship is newly constructed, purchased, gifted or donated to, or inherited by a Vietnamese organization or individual, its owner shall take responsibility for registering the ship in accordance with applicable regulations. |
3. Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật. | 3. The ship owner shall be liable for the registration fee in accordance with laws. |
4. Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó. | 4. After completion of such registration, the certificate of Vietnamese ship registration shall be issued. This kind of certificate is considered as the proof of this ship's flying of Vietnamese national ensign and its ownership status. |
5. Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. | 5. The ship owner shall be responsible for notifying the registry of Vietnamese ship of all changes made to registration information recorded in the national register of ships of Vietnam in an accurate, sufficient and timely manner. |
6. Các quy định tại Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần, thuê mua tàu. | 6. Regulations laid down in this Article shall apply to any Vietnamese organization or individuals entering into a bareboat charter or hire-purchase agreement. |
Điều 23. Đăng ký tàu biển đang đóng | Article 23. Registration of ship under construction |
1. Chủ tàu biển đang đóng có quyền đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng. Giấy chứng nhận này không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. | 1. The owner of a ship under construction shall be vested with the right to apply for registration of this under-construction ship in the national register of ships of Vietnam and shall be issued the certificate of under-construction ships. This certificate shall not have legal value to replace the certificate of Vietnamese ships. |
2. Tàu biển đang đóng khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây: | 2. A ship under construction must meet the following requirements to be eligible for registration: |
a) Có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng; | a) Contract for construction, sale or purchase of under-construction ship must be available; |
b) Tên gọi riêng của tàu biển đang đóng; | b) The ship under construction must have its name; |
c) Tàu đã được đặt sống chính. | c) The keel of the ship under construction must be completely constructed. |
Điều 24. Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam | Article 24. Basic contents of the national register of ships of Vietnam |
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây: | 1. The national register of ships of Vietnam must have the following basic contents: |
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng; | a) Old and new name of a ship; office name and address of the ship owner; name and address of the branch or representative office of the foreign ship owner located in Vietnam; name and address of the office of the bareboat charterer or ship hire-purchaser; name of the ship operator (if any); type of ship and its useful purpose; |
b) Cảng đăng ký; | b) Port of registration; |
c) Số đăng ký; | c) Registration number; |
d) Thời điểm đăng ký; | d) Registration date; |
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển; | dd) Name and address of shipbuilding factory and shipbuilding year; |
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển; | e) Main technical specifications of ship; |
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu; | g) Ownership status and ownership-related changes; |
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký; | h) Registration removal date and reasons; |
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển. | i) Information about registration of a ship mortgage. |
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. | 2. All changes to the registration contents referred to in paragraph 1 of this Article must be clearly entered into the national register of ships of Vietnam. |
Điều 25. Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam | Article 25. Removal of registration of Vietnamese ships |
1. Tàu biển Việt Nam phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong trường hợp sau đây: | 1. A Vietnamese ship shall be subject to removal of registration from the national register of sea vessels of Vietnam under the following circumstances: |
a) Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được; | a) It is demolished, disassembled, wrecked or sunken without possibility of salvage; |
b) Mất tích; | b) It has gone missing; |
c) Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam; | c) It fails to meet conditions for flying of Vietnamese national ensign; |
d) Không còn tính năng tàu biển; | d) It has no longer had sea-going capability; |
đ) Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển. | dd) This removal is requested by the ship owner or the person bearing the name in the application for registration of ship. |
2. Trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này, tàu biển đang thế chấp chỉ được xóa đăng ký tàu biển Việt Nam, nếu người nhận thế chấp tàu biển đó chấp thuận. | 2. For the purposes of regulations laid down in subparagraph d and dd paragraph 1 of this Article, the mortgaged ship shall be allowed to remove its registration from the register of ships of Vietnam only if this removal is approved by the mortgagee. |
3. Khi xóa đăng ký tàu biển hoặc xóa đăng ký tàu biển đang đóng, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký. | 3. When removing the registration of ship or removing the registration of ship under construction, the registry of Vietnamese ships shall revoke the certificate of registration of Vietnamese ship or the certificate of registration of ship under construction as well as issue the certificate of removal of registration. |
Điều 26. Quy định chi tiết về đăng ký, xóa đăng ký tàu biển Việt Nam | Article 26. Specific provisions on registration and removal of registration of Vietnamese ship |
Chính phủ quy định chi tiết về thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tàu biển Việt Nam; trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài; trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam. | The Government shall provide detailed provisions on procedures for registration or removal of registration of Vietnamese ship; cases in which a ship owned by a Vietnamese organization or individual is allowed for registration of its flying of the foreign ensign; cases in which a ship owned by an overseas organization or individual is allowed for registration of its flying of Vietnamese national ensign. |
Điều 27. Đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động | Article 27. Registration of official duty ship, submarine, submersible, floating warehouse and movable platform |
Tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động được đăng ký theo quy định tại Mục này. | Official duty ship, submarine, submersible, floating warehouse and movable platform shall be registered in accordance with regulations laid down in this Section. |
Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký tại Điều này. | The Government shall provide detailed provisions on such regulation in this Article. |
Mục 3. ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN VIỆT NAM | Section 3. INSPECTION OF VIETNAMESE SHIPS |
Điều 28. Đăng kiểm tàu biển Việt Nam | Article 28. Inspection of Vietnamese ships |
1. Tàu biển Việt Nam phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm định, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. Vietnamese ships must be inspected, graded and issued the certificate of technical maritime safety, security and conformity with conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention by Vietnam’s inspecting organization or overseas inspecting organization authorized by the Minister of Transport in accordance with Vietnamese laws and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy chuẩn về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển; quy định và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam. | 2. The Minister of Transport shall adopt statutory regulations on regulatory maritime safety and security and conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention applied to ships; introduce regulations on and conduct implementation of inspection of Vietnamese ships. |
Điều 29. Nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam | Article 29. Rules of inspection of Vietnamese ships |
1. Tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. Vietnamese ships must be inspected, graded, evaluated and issued the certificate of technical maritime safety and security and conformity with conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention when being newly constructed, imported, converted, repaired or restored to normal working conditions and during the operational process, which serves the purpose of ensuring technical conditions in compliance with laws and regulations and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Việc kiểm định, đánh giá tàu biển Việt Nam được thực hiện tại nơi tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, neo đậu hoặc đang hoạt động. | 2. Inspection and evaluation of Vietnamese ships shall be conducted at the location where such vessels are constructed, converted, repaired or restored to normal working conditions, anchored or currently operated. |
3. Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. | 3. Vietnamese ships which do not operate on international routes shall be inspected, graded and accredited by certification in accordance with laws, technical regulations and standards of Vietnam. |
4. Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 4. Vietnamese ships which operate on international routes shall be inspected, graded and accredited by certification in accordance with laws and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
Điều 30. Các loại tàu biển phải đăng kiểm | Article 30. Types of ships subject to inspections |
1. Các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ luật này phải được đăng kiểm. | 1. Types of ships referred to in paragraph 1 Article 19 hereof shall be subject to inspections. |
2. Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. | 2. Inspection of ships which are not prescribed in paragraph 1 of this Article shall be subject to regulations adopted by the Minister of Transport. |
Điều 31. Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển | Article 31. Responsibilities regarding ship inspections |
1. Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. The ship owner shall be responsible for implementing regulations on ship inspection when these vessels are constructed, imported, converted, repaired or restored to normal working conditions and currently operated; ensure they conform to requirements of technical maritime safety, security and conditions for maritime labor and environmental pollution prevention during the interval period between two inspections or evaluations under the provisions of laws and related international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Tổ chức đăng kiểm khi thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá. | 2. Inspecting organization when on duty must comply with regulations of Vietnamese laws and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. The head of an inspecting organization and persons who directly take charge of inspections and evaluations must assume responsibilities for inspection and evaluation results. |
Điều 32. Giám sát kỹ thuật đối với tàu biển Việt Nam | Article 32. Technical supervision of Vietnamese ships |
Tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, phải chịu sự giám sát kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt và cấp giấy chứng nhận có liên quan. | Ships which are newly constructed, converted, repaired or restored to normal working conditions must be subject to the technical supervision of technical quality and safety to ensure their conformity to requirements set out in approved design documents, and relevant certification, of an inspecting organization. |
Tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phải được thực hiện tại cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. | Construction, reconstruction, repair or restoration of ships must be carried out at accredited facilities in accordance with laws. |
Điều 33. Đăng kiểm tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động | Article 33. Inspection of official duty ship, submarine, submersible, floating warehouse and movable platform |
1. Tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn được đăng kiểm theo quy định tại Mục này. | 1. Official duty ship, submarine and submersible shall be subject to inspection under the provisions of this Section. |
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc kiểm định, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động. | 2. The Minister of Transport shall adopt regulations on inspection and grant of the certificate of technical maritime safety, security and conformity with conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention in accordance with Vietnamese laws and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party with respect to floating docks, storage warehouses and movable platforms. |
Mục 4. GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TÀI LIỆU CỦA TÀU BIỂN | Section 4. CERTIFICATION AND DECUMENTATION OF SHIPS |
Điều 34. Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển | Article 34. Certification and documentation of ships |
1. Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bản chính của các giấy chứng nhận này phải mang theo tàu trong quá trình tàu hoạt động. Trường hợp giấy chứng nhận được cấp theo phương thức điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. | 1. Ships must be accredited by the certificate of sea-going registration, certificates in technical maritime safety and security and conformity with conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention in compliance with Vietnamese laws and regulations and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. Original copies of such certificates must be carried along aboard ships underway at sea. Where these certificates are issued in an electronic form, laws and regulations on electronic transactions shall be applied. |
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển Việt Nam. | The Minister of Transport shall provide detailed regulations on certification and documentation of Vietnamese sea vessels. |
2. Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là 90 ngày, nếu tàu biển thực sự không có điều kiện đến nơi được chỉ định để kiểm định và điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thời hạn được kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đến cảng được chỉ định để kiểm định. | 2. The validity period of each certificate in technical maritime safety and security and conformity with conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention must be specified. This validity period may be extended to a maximum of 90 days in the event that these ships are not, in fact, able to turn up at the designated location of inspection but their actual technical conditions remain conformable to standards of maritime safety and security and conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention. This extended period shall end immediately once these ships arrive at the designated port for inspection. |
3. Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mất hiệu lực nếu tàu biển có những thay đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. | 3. Certificates in technical maritime safety and security and conformity with conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention shall be annulled if any critical change that causes serious impacts on the capability of ships of assuring maritime safety, security and conformity to conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention may be made to these vessels. |
4. Trường hợp có căn cứ cho rằng tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải có quyền tạm đình chỉ hoạt động của tàu biển, tự mình hoặc yêu cầu tổ chức đăng kiểm Việt Nam kiểm định kỹ thuật của tàu biển. | 4. In the event that it is established that a ship has failed to ensure maritime safety and security and conformity to conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention, maritime inspectorate and port authority shall be vested with authority to temporarily suspend operations of ships, autonomously carry out or request Vietnam’s inspecting organization to carry out technical inspections of ships. |
Điều 35. Giấy chứng nhận dung tích tàu biển | Article 35. Certificate of capacity of ship |
1. Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đo dung tích tàu biển có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Giấy chứng nhận dung tích tàu biển phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. In order to operate within port water area and Vietnamese waters, a Vietnamese and foreign ship must have the certificate of capacity granted by an accredited Vietnamese inspecting organization or foreign ship capacity measuring organization. The certificate of capacity of ship must be consistent with Vietnamese laws and regulations and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của Giấy chứng nhận dung tích tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tự mình hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan quyết định tiến hành kiểm tra lại dung tích tàu biển. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì chủ tàu phải thanh toán chi phí liên quan đến việc kiểm tra lại dung tích tàu biển. Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự quyết định kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm tra phải chịu chi phí liên quan đến việc kiểm tra lại dung tích tàu biển. | 2. Where there is any suspicion as to the authenticity of the certificate of capacity of ship as defined in paragraph 1 of this Article, competent authorities of Vietnam shall autonomously decide or, upon the request of other relevant organizations or individuals, decide re-examination of capacity of that ship. Once the result of such re-examination is not consistent with the certificate of capacity of ship, the ship owner must pay costs incurred by such re-examination. Once the result of such re-examination is consistent with the certificate of capacity of ship, the competent authority vested with authority to autonomously decide such examination, or relevant organizations or individuals requesting such examination, must pay costs incurred by such re-examination. |
Mục 5. CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU VÀ THẾ CHẤP TÀU BIỂN | Section 5. SHIP OWNERSHIP TRANSFER AND SHIP MORTGAGE |
Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tàu biển | Article 36. Transfer of ownership of ship |
1. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu biển. | 1. Transfer of ownership of ship must be expressed in writing under the provisions of Vietnamese laws or laws of the country where transfer of such ownership takes place. |
2. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. | 2. Transfer of ownership of a Vietnamese ship shall become effective if such transfer is recorded in the national register of ships of Vietnam. |
3. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu thì toàn bộ tàu biển và tài sản của tàu biển thuộc quyền sở hữu của người nhận quyền sở hữu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. | 3. Upon completion of ship ownership transfer, a ship and property aboard such vessel shall be assigned to the ownership transferee, unless otherwise agreed by contracting parties. |
Tài sản của tàu biển là các đồ vật, trang thiết bị trên tàu biển mà không phải là các bộ phận cấu thành của tàu biển. | The aforesaid property includes physical objects and equipment aboard such vessel but exclude constituent parts of such vessel. |
4. Các quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển được áp dụng đối với việc chuyển quyền sở hữu cổ phần tàu biển. | 4. Regulations on ship ownership transfer shall be applied to transfer of ownership of share of a ship. |
5. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu biển dưới hình thức mua, bán tàu biển. | 5. The Government shall adopt regulations on conditions and procedures for transfer of ownership of a ship in the form of ship sale and purchase. |
Điều 37. Thế chấp tàu biển Việt Nam | Article 37. Vietnamese ship mortgage |
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp. | 1. Ship mortgage refers to a ship owner’s putting up his own ship as security for fulfillment of civil obligations to the mortgagee without having to transfer such ship to that mortgagee. |
2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 2. The ship owner shall have the right to provide the mortgagee with a Vietnamese ship under his ownership in accordance with regulations enshrined in this Code and other relevant laws or regulations. |
3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. | 3. Agreement on Vietnamese ship mortgage must be in writing. The ship mortgage must be consistent with Vietnamese laws and regulations. |
4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng. | 4. Regulations on ship mortgage shall also be applied to mortgaging of a ship under construction. |
Điều 38. Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam | Article 38. Rules of ship mortgage |
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển. | 1. Transfer of ownership of a mortgaged ship shall not be allowed, unless otherwise approved by the mortgagee. |
2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác. | 2. The shipowner must buy insurance for mortgaged ship, unless otherwise agreed upon in the mortgage agreement. |
3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng. | 3. If the mortgagee has transferred the whole or a part of ownership of the debt secured by a ship secured by a mortgaged ship to other person, such ship mortgage shall also be transferred in an equivalent manner. |
4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. | 4. One ship may be mortgaged to secure a lot of obligations if value of the mortgaged ship is greater than total value of such obligations, unless otherwise agreed. |
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. | Priority order of ship mortgages shall be determined, based on the order of registration of an equivalent ship mortgage recorded in the national register of ships of Vietnam. |
5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. | 5. The mortgaging of a ship owned by two or more owners must be unanimously agreed by these owners, unless otherwise agreed. |
6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây: | 6. The ship mortgage shall be terminated under the following circumstances: |
a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; | a) Obligations secured by such mortgage come to an end; |
b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; | b) Such ship mortgage is cancelled or replaced by other security alternatives; |
c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật; | c) The mortgaged ship has been treated under laws and regulations; |
d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ; | d) The mortgaged ship is subject to total loss; |
đ) Theo thỏa thuận của các bên. | dd) As agreed upon by contracting parties. |
7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp. | 7. The mortgagee shall only keep a copy of the certificate of registration of the mortgaged ship. |
Điều 39. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam | Article 39. Registration of Vietnamese ship mortgage |
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây: | 1. Registration of Vietnamese ship mortgage shall include the following basic contents: |
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu; | a) Name, place of office of the mortgagee and the shipowner; |
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp; | b) Name and nationality of the mortgaged ship; |
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ. | c) Mortgage sum, interest rate and debt repayment due date. |
2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. | 2. Mortgaging of a Vietnamese ship shall become effective if such mortgaging is recorded in the national register of ships of Vietnam. |
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu. | 3. Information about registration of the mortgaged Vietnamese ship shall be provided for persons who request such information. |
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. | 4. Persons who register the ship mortgage and those who use information about the ship mortgage shall be liable for statutory fees. |
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam. | 5. The Government shall provide specific provisions on registration of mortgaging of Vietnamese ship. |
Mục 6. QUYỀN CẦM GIỮ HÀNG HẢI | Section 6. MARITIME LIEN |
Điều 40. Quyền cầm giữ hàng hải | Article 40. Maritime lien |
1. Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải. | 1. Maritime lien refers to the right of the maritime claimant under Article 41 hereof which gives this claimant a privilege to submit a claim for compensation against the owner, charterer and operator of a ship in the event that there is any maritime claim in connection with that sea–going vessel. |
Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải. | Maritime claim refers to a party requesting another party to secure any obligation that may arise out of marine operations. |
2. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác. | 2. Any maritime claim that leads to the maritime lien defined in Article 41 hereof shall hold higher position in the priority order than other maritime claims secured by the ship mortgage and other secured transactions. |
3. Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. | 3. The maritime lien shall be exercised by the competent court’s decision to impound a ship in connection with any maritime claim that leads to the maritime lien. |
4. Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng. | 4. The maritime claimant shall be vested with the right to keep custody of a ship to meet any maritime claim referred to in Article 41 hereof even though such sea-going has been mortgaged or the ship owner has performed other secured transactions to ensure other agreed-upon obligations are secured. |
5. Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. | 5. The maritime lien over a ship shall not be influenced by any change to the owner, charterer and operator of that ship, given that the buyer of that ship has been informed or has not been informed of the fact that that ship is involved in any maritime claim leading to the maritime lien. |
Điều 41. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải | Article 41. Maritime claim leading to maritime lien |
1. Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển. | 1. Maritime claims on salary, repatriation cost, social insurance contribution cost and other monetary amount paid to the master, officer and other seafarers that belong to crew members aboard a ship. |
2. Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển. | 2. Maritime claims on compensation for life, disability or other injury to human health in association with operations of a ship. |
3. Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác. | 3. Maritime claims on deadweight tonnage charge, marine safety charge and other seaport fees or charges. |
4. Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển. | 4. Maritime claims on ship rescue remuneration. |
5. Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển. | 5. Maritime claims on non-contractual property loss and damage directly relating to operations of a ship. |
Điều 42. Thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải | Article 42. Priority order of handling of maritime claims leading to the maritime lien |
1. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được ưu tiên giải quyết theo thứ tự các khiếu nại quy định tại Điều 41 của Bộ luật này; trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải khác thì xếp ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải đó. | 1. Maritime claims leading to the maritime lien shall be handled in the priority order stated in Article 41 hereof; in the event that any claim on remuneration paid for rescue of a ship comes after other maritime claims leading to the maritime lien, it shall take higher position than these maritime claims. |
2. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải trong cùng một khoản quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được xếp ngang nhau; trường hợp khoản tiền phân chia không đủ để thanh toán giá trị của mỗi khiếu nại hàng hải thì được giải quyết theo tỷ lệ giá trị giữa các khiếu nại hàng hải đó. | 2. Maritime claims leading to the maritime lien provided for by the same paragraph in Article 41 hereof shall take equal positions in the priority order; in the even that distributed remuneration amount is not affordable to pay for value of each maritime claim, the ratio of value of a maritime claim to value of all claims shall be considered as the basis for such payment. |
3. Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một sự kiện được coi là phát sinh trong cùng một thời điểm. | 3. Maritime claims that may arise out of the same event shall be considered as those which arise at the same time. |
4. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển liên quan đến chuyến đi cuối cùng được ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến các chuyến đi khác. | 4. Maritime claims leading to the maritime lien against a ship in relation to its final voyage shall be given priority to be settled prior to maritime claims leading to the maritime lien in relation to other voyages. |
5. Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều chuyến đi được giải quyết cùng với các khiếu nại hàng hải liên quan đến chuyến đi cuối cùng. | 5. Maritime claims that may arise out of the same employment contract in relation to multiple voyages shall be settled along with those in relation to the final voyage. |
6. Trong trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ quy định tại khoản 4 Điều 41 của Bộ luật này thì khiếu nại hàng hải phát sinh sau được giải quyết trước các khiếu nại hàng hải khác. | 6. With respect to maritime claims on rescue remuneration amount as defined in paragraph 4 Article 41 hereof, the maritime claim that may arise after others shall be settled prior to other maritime claims. |
Điều 43. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải | Article 43. Statute of limitations for the maritime lien |
1. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. | 1. The statute of limitations for the maritime lien shall be 01 year after the date of creating the maritime lien. |
2. Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau: | 2. The date of generating the maritime lien as defined in paragraph 1 of this Article shall be determined as follows: |
a) Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ; | a) From the date of completion of a rescue operation with respect to claims on rescue remuneration amount; |
b) Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại gây ra do hoạt động của tàu biển; | b) From the date of incurring any loss with respect to claims on any loss and damage incurred by marine operations; |
c) Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải khác. | c) From the date of fulfilling payment obligations with respect to other maritime claims. |
3. Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên quan; nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thay mặt chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên quan đến các khiếu nại hàng hải đó thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực. | 3. The maritime lien shall be terminated from the date on which the ship owner, charterer or operator repays debts incurred from relevant maritime claims; if the payment amount is in the custody of the ship master or persons authorized to act on behalf of the ship owner, ship charterer or operator to serve the purpose of repaying debts relating to such maritime claims, the maritime lien shall remain in effect. |
4. Trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi nội thủy, lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam thì thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. | 4. If the Tribunal is not capable of impounding a ship within the inland or territorial waters of Vietnam to protect interests of maritime claimants who permanently reside or whose main offices are located within the territory of Vietnam, the statute of limitations stipulated in Article 1 of this Article shall expire after 30 days from the date of its first arrival at a Vietnamese seaport, but not exceed 02 years from the date of generating that maritime lien. |
Mục 7. ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU BIỂN | Section 7. CONSTRUCTION AND REPAIR OF SHIP |
Điều 44. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển | Article 44. Ship building and repair industry development plan |
1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và xu thế phát triển hàng hải thế giới. | 1. The ship building and repair industry development plan must be based on the strategy for socio-economic development; national defence and security tasks; the scheme for developing auxiliary industries and world maritime development trends. |
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. | 2. The Prime Minister shall approve the master plan for development of ship building and repair industry. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: | 3. The Minister of Transport shall assume the following responsibilities: |
a) Lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển; chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu biển trong nước; | a) Formulate and report to the Prime Minister to approve and decide adjustment of the master plan for development of ship building and repair industry; priority policies for domestic ships and ship repair services; |
b) Lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển; | b) Draw and approve the detailed plan for ship building and repair establishments; |
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nội dung đào tạo, dạy nghề phục vụ ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển; | c) Prepare the program and plan for high-quality human resource development; contents of vocational training and education programs that assist the ship building and repair industry; |
d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đóng mới và sửa chữa tàu biển. | d) Adopt the national technical regulation for ship building and repair activities. |
4. Việc đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan. | 4. Investment in construction of ship building and repair establishments must be consistent with the scheme for developing ship building and repair industry and regulations of laws on investment, construction as well as relevant laws. |
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm dành quỹ đất thích hợp tại địa phương phục vụ phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển theo quy hoạch. | 5. The People’s Committee at the provincial level shall be responsible for reserving proper local unoccupied land lots to support ship building and repair industry according to the predetermined scheme. |
Điều 45. Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển | Article 45. Ship building and repair establishments |
1. Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm các điều kiện sau đây: | 1. Ship building and repair establishment refers to an enterprise which is established and operates under legal regulations and must meet the following conditions: |
a) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ tàu biển được đóng mới, sửa chữa; | a) Have appropriate facilities and equipment; have the production and business plan to meet the demands for construction and repair of different nature and size of ships; |
b) Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; | b) Establish a supervision and quality control department in order to ensure that products must meet all quality, technical safety and environmental protection standards and requirements in accordance with laws and regulations; |
c) Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh; | c) Have an adequate number of personnel to meet production and business requirements; |
d) Có phương án bảo đảm phòng, chống cháy, nổ, an toàn, vệ sinh lao động và kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. | d) Have the plan to fire and explosion prevention, employment safety and sanitation, and the plan for environmental pollution prevention which have been approved in accordance with laws. |
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. | 2. The Minister of Transport shall adopt the national technical regulation applied to ship building and repair establishments. |
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển hoạt động trên địa bàn. | 3. The People’s Committee at the provincial level shall, within their permitted functions, duties and powers, take responsibility to perform the state administration of operations of ship building and repair establishments located within its locality in accordance with prevailing regulations. |
4. Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết về kế hoạch phòng, chống cháy, nổ, ô nhiễm môi trường đối với cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. | 4. The Ministry of Public Security, and the Ministry of Natural Resources and Environment, shall be responsible for cooperating with the Ministry of Transport in provision of detailed guidance on the plan for fire and explosion and environmental pollution prevention with respect to ship building and repair establishments. |
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này. | 5. The Government shall provide detailed regulations of paragraph 1 of this Article. |
Mục 8. PHÁ DỠ TÀU BIỂN | Section 8. SHIP DEMOLITION |
Điều 46. Quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển | Article 46. Plan for development of ship demolition establishments |
1. Quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và bảo vệ môi trường. | 1. The plan for development of ship demolition establishments must be based on natural and socio-economic conditions; must take into account existing facilities and environmental protection. |
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển. | 2. The Prime Minister shall approve the plan for development of ship demolition establishments. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: | 3. The Minister of Transport shall assume the following responsibilities: |
a) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển; | a) Take charge of cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant local authorities to draw up and request the Prime Minister to approve and decide to revise the plan for development of ship demolition establishments; |
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở phá dỡ tàu biển. | d) Adopt the national technical regulation for ship demolition establishments. |
4. Việc đầu tư xây dựng cơ sở phá dỡ tàu biển phải phù hợp với quy hoạch và phải bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường. | 4. Investment in construction of a ship demolition establishment must be consistent with the specified plan and must conform to requirements of fire and explosion safety and environmental prevention. |
Điều 47. Nguyên tắc phá dỡ tàu biển | Article 47. Rules of ship demolition |
1. Việc phá dỡ tàu biển phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. | 1. The ship demolition must take into account assurance of national defence, security, maritime safety and security, labor safety, fire and explosion prevention, and human health and environmental protection. |
2. Việc phá dỡ tàu biển chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định. | 2. The ship demolition must only be conducted at the licensed ship demolition establishment in accordance with effective regulations. |
3. Tàu biển phá dỡ không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải. | 3. The ship to be demolished is not mortgaged or subject to any maritime claims. |
Điều 48. Cơ sở phá dỡ tàu biển | Article 48. Ship demolition establishment |
Cơ sở phá dỡ tàu biển là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm điều kiện sau đây: | Ship demolition establishment refers to an enterprise which is established under legal regulations and must meet the following conditions: |
1. Được xây dựng và hoạt động theo quy hoạch đã được phê duyệt. | 1. Be constructed and operate according to the approved plan; |
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho việc phá dỡ tàu biển. | 2. Have technical facilities and equipment which facilitate the ship demolition; |
3. Hoàn thành các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. | 3. Complete environmental impact assessment tasks in ship demolition activities under the provisions of laws on environmental protection. |
Điều 49. Quy định chi tiết về phá dỡ tàu biển | Article 49. Detailed provisions on ship demolition |
Chính phủ quy định chi tiết về việc phá dỡ tàu biển. | The Government shall introduce detailed provisions on ship demolition. |
Chương III | Chapter III |
THUYỀN BỘ VÀ THUYỀN VIÊN | CREW MEMBERS AND SEAFARERS |
Mục 1. THUYỀN BỘ | Section 1. CREW MEMBERS |
Điều 50. Thuyền bộ | Article 50. Crew members |
Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển. | Crew members refer to seafarers subject to the manning requirements of a ship, including ship master, officers and other professionals working onboard the ship. |
Điều 51. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền bộ | Article 51. Responsibilities of the ship owner to crew members |
1. Bố trí đủ thuyền viên theo định biên của tàu biển và bảo đảm thuyền viên phải có đủ điều kiện làm việc trên tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 59 của Bộ luật này. | 1. Arrange an adequate number of seafarers to meet the manning requirements of a ship and ensure that seafarers must be provided with acceptable working conditions aboard the ship in accordance with regulations laid down in paragraph 2 Article 59 hereof. |
2. Quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên, trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. | 2. Define ranks and rank-based roles of seafarers, except for ranks decided by the Minister of Transport. |
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của pháp luật. | 3. Ensure standard working and living conditions of seafarers aboard a ship in accordance with laws and regulations. |
4. Mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định của pháp luật. | 4. Buy accident insurance and other compulsory insurance policies for seafarers working aboard a ship in accordance with laws and regulations. |
Điều 52. Địa vị pháp lý của thuyền trưởng | Article 52. Legal status of the ship master |
1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng. | 1. The ship master is the person vested with the supreme command of the ship as an organization’s head. All people onboard the ship must observe the ship master’s commands. |
2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu. | 2. The ship master works under the direction of the ship owner or charterer, operator; in certain necessary cases, with a view to ensuring maritime safety and security and environmental protection during marine operations, the ship master can make his own decision, but has to report to the ship owner, charterer and operator. |
Điều 53. Nghĩa vụ của thuyền trưởng | Article 53. Obligations of the ship master |
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật. | 1. Manage and operate a ship in accordance with laws. |
2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình. | 2. Take charge of ensuring that the ship fully meets maritime safety and security requirements, and necessary conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention, and conforms to professional standards and regulations relating to equipment, ship hull, storage and quality of crew members and other matters relating to maritime safety and security, conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention for ships and humans aboard a ship before and during the time when the ship is underway at sea. |
3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện. | 3. Regularly carry out supervisory activities to ensure that freight are loaded aboard the ship, stowed and stored onboard the ship, unloaded from the ship in a proper manner, even though such work duties have been assigned to responsible persons. |
4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa. | 4. Employ methods of preventing freight onboard ships from any damage or loss; apply necessary measures to protect interests of persons who are offered benefits from such freight; summon up all of his capabilities of notifying persons who are granted relevant benefits of special events in relation to such freight. |
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển. | 5. Apply all necessary measures to protect ships, humans and other property aboard ships; prevent illegal carriage of humans or goods aboard ships. |
6. Đưa tàu biển đến cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong tỏa, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác. | 6. Navigate a ship to the nearest safe seaport and implement all necessary measures to protect that ship, humans and property aboard such ship and documentation of such ship in the event that port of freight unloading or passenger disembarkation has been blocked, or exposed to war threats or faced with other emergency conditions. |
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ. | 7. Summon up all of his capabilities of rescuing passengers and then seafarers in the event of threat of shipwreck or damage. |
Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển. | The ship master must be the last person leaving ships after finding all possible ways to collect maritime logbooks, nautical charts and other significant materials aboard ships. |
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết. | 8. Do not abandon ships when the ship is faced with danger, except when leaving the ship is absolutely necessary. |
9. Trực tiếp điều khiển tàu biển đến, rời cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm. | 9. Directly maneuver a ship when it is entering or leaving a port, canal, navigational channel, and when it operates in a port water area or when a serious emergency or danger happens. |
10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong trường hợp do pháp luật quy định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển. | 10. Employ maritime pilots, tugboats if this is stipulated by laws or if this is necessary to ensure safety for the ship. |
Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không loại trừ nghĩa vụ của thuyền trưởng quy định tại khoản 9 Điều này. | Employing maritime pilots shall not be grounds for exempting obligations of the ship master defined in paragraph 9 of this Article. |
11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp. | 11. Show dedication to his assigned duties in a manner to respect the standard of professional conscience. |
12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản này. | 12. Conduct search and rescue of persons whose lives are endangered at sea provided that fulfillment of his obligations cause no serious danger to the ship and humans aboard his ship. The ship owner shall not be charged with responsibility for the ship master’s breach of obligations defined in this paragraph. |
13. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. | 13. Fulfill other obligations in accordance with laws. |
Điều 54. Quyền của thuyền trưởng | Article 54. Rights of the ship master |
1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển. | 1. Act on behalf of the ship owner and persons who are offered freight-related benefits when dealing with work duties relating to operation and management of the ship and cargoes carried aboard the ship. |
2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hóa tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó. | 2. Act in the name of the ship owner and persons who are offered freight-related benefits to perform judicial acts within his scope of work duties stipulated in paragraph 1 of this Article, and possibly initiate a lawsuit or participate in the arbitral proceedings in front of a Court or Arbitrary Tribunal when his ship is outside of the registered port, except when the ship owner or persons whose benefits relate to freight declares partial or total restriction on that right of representation. |
3. Không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. | 3. Prevent the ship from sailing at sea if (s)he realizes that it does not meet conditions of maritime safety, security, employment and environmental pollution prevention. |
4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. | 4. Reward or discipline seafarers under his management; have the right to refuse to accept or force unqualified seafarers who fail to meet rank-based requirements or those who offend laws or regulations to leave the ship. |
5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi. | 5. Act in the name of the ship owner to take out a credit or cash loan when necessary. Such loan must be within a statutory limit to repair the ship, employ more seafarers and provide necessary supplies for the ship or serve other demands in order for the ship to continue its voyage. |
6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được. | 6. Sell a part of the ship's property or abundant reserve amount aboard the ship within the scope of application stipulated by paragraph 5 of this Article in the event that expecting the ship owner to send money or give directions may cause disadvantage or may be impossible. |
7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa. | 7. In the course of the ship’s making a voyage, if there is no other way to meet conditions for termination of a voyage, the ship master shall be vested with the right to pledge or sell a part of the ship’s freight after failing to take an order from the shipper and the ship owner even though all possible actions have been taken. In such case, the ship master must ensure that any loss or damage suffered by the ship owner or the consignor and persons who have relevant interests in such freight must be reduced to the absolute minimum. |
8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng. | 8. When the ship is underway at sea without any emergency food supplies, the ship master shall be entitled to decide to use a part of food freight aboard the ship; in case this is found urgent, the ship master shall be allowed to decide to use food supplies of persons onboard the ship. Such use must be documented. The ship owner must pay for the number of food supplies which have been so used. |
9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thỏa thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ. | 9. If the ship is in distress at sea, the ship master shall be entitled to send a distress call and, after entering into negotiations with ships providing rescue services, shall exercise his right to make a final decision on a ship which is eligible for rescue operations. |
Điều 55. Trách nhiệm của thuyền trưởng về hộ tịch trên tàu biển | Article 55. Responsibilities of the ship owner regarding civil status |
1. Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của tàu biển, hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và các sự kiện có liên quan; bảo quản thi thể, lập bản kê và bảo quản tài sản của người chết để lại trên tàu biển. | 1. Make a nautical logbook and record with participation of the medical staff and two witnesses pertaining to any birth or death that happens onboard the ship and other relevant events; preserve corpses, make a manifest of and keep custody of property of a dead person onboard the ship. |
2. Thông báo về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và chuyển di chúc, bản kê tài sản của người chết cho cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng biển nước ngoài. | 2. Report on any birth or death that happens aboard the ship and send testaments or manifest of property items of a dead person to a competent register office located at the first port within the territory of Vietnam where this ship enters, or to the nearest representative agency if the ship arrives at an overseas seaport. |
3. Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của thân nhân người chết, thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ chức mai táng. Mọi chi phí liên quan đến việc mai táng được thanh toán theo quy định của pháp luật. | 3. After making every effort to receive the ship owner's order and consult with a dead person’s relatives, the ship master shall act in the name of the ship master to complete all required procedures for and arrange a funeral to take place. All costs of such funeral shall be paid in accordance with applicable laws and regulations. |
Điều 56. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển | Article 56. Responsibilities of the ship owner regarding the arrest and detainment of persons onboard the ship |
1. Khi phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên tàu biển khi tàu đã rời cảng, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây: | 1. Once discovering any offence that an offender commits in the act, or any wanted person, or in case of emergency detainment of any person aboard the ship which has left a seaport, the ship master shall assume the following responsibilities: |
a) Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã; giữ người trong trường hợp khẩn cấp; | a) Arrest or order an arrest of an offender caught in the act of committing any crime or any wanted person; detain any person in case of emergencies; |
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật; | b) Impose any necessary crime control and prevention and make a record in accordance with laws and regulations; |
c) Bảo vệ chứng cứ và tùy theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người bị bắt, giữ và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài. | c) Protect evidence and, depending on specific conditions, deliver arrested or detained persons and available documents or records to a competent authority located at the first seaport of Vietnam where the ship arrives or to a public duty ship of Vietnam that such ship comes across at sea, or report to the nearest representative agency of Vietnam and follow all instructions of this agency if this ship enters into an overseas seaport. |
2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hóa vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang chuẩn bị phạm tội, người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã trên tàu biển tại một phòng riêng. | 2. Whenever necessary, in order to ensure safety and security for a ship, humans and cargoes onboard a ship, the ship master shall be vested with authority to detain any crime suspects, persons caught in the act of committing any crime or any wanted person aboard a ship at a private room. |
Điều 57. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam | Article 57. Responsibilities of the ship master for reporting to a representative agency of Vietnam |
1. Khi tàu biển đến cảng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết thuyền trưởng phải thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất. | 1. When a ship arrives at an oversea seaport, the ship master must report to the nearest representative agency of Vietnam whenever this reporting is necessary. |
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu biển nếu cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước đó yêu cầu. | 2. The ship master shall be charged with responsibilities to present certificates and documents regarding the ship upon the request of the representative agency of Vietnam located within the territory of the country where the ship enters. |
Điều 58. Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải | Article 58. Responsibilities of the ship master for reporting in case of marine accidents and incidents |
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện tai nạn hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định. | Whenever a marine accident and incident occurs, or any accident or other cases relating to maritime safety and security is discovered, the ship master shall be responsible for promptly notifying a competent authority and reporting on such marine accident and incident in accordance with prevailing laws and regulations. |
Mục 2. THUYỀN VIÊN | Section 2. SEAFARERS |
Điều 59. Thuyền viên làm việc trên tàu biển | Article 59. Seafarers aboard a ship |
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam. | 1. A seafarer must meet eligibility requirements and standards for holding ranks onboard a Vietnamese ship. |
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây: | 2. A seafarer working aboard a Vietnamese ship must meet the following eligibility requirements: |
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam; | a) Be a Vietnamese citizen or an overseas citizen authorized to work aboard a Vietnamese ship; |
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định; | b) Meet health standards, working age requirements and achieve professional qualifications in accordance with applied regulations; |
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển; | c) Be assigned to hold professional ranks aboard the ship; |
d) Có sổ thuyền viên; | d) Hold a discharge book; |
đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế. | dd) Possess a passport as a requirement to enter or exit a country, if a seafarer is arranged to work onboard an international ship. |
3. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài. | 3. A Vietnamese citizen who meets statutory eligibility requirements shall be entitled to work aboard an overseas ship. |
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam. | 4. The Minister of Transport shall adopt detailed regulations on professional ranks and rank-based roles of a seafarer; minimum manning requirements; professional standards and qualifications of each seafarer; registration of a seafarer and a seafarer’s discharge book; required conditions that a seafarer who is an alien must meet to work onboard a Vietnamese ship. |
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. | 5. The Minister of Health shall provide detailed regulations on health standards of a seafarer licensed to work aboard a Vietnamese ship. |
Điều 60. Nghĩa vụ của thuyền viên | Article 60. Obligations of a seafarer |
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây: | 1. A seafarer working aboard a Vietnamese ship must take on the following obligations: |
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động; | a) Strictly observe Vietnamese laws and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party along with laws of the country within which the Vietnamese ship is operating; |
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó; | b) Demonstrate hard work and dedications to their assigned duties and be held accountability to the ship master for these duties; |
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng; | c) Execute the ship master’s orders in a timely, strict and accurate manner; |
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó; | d) Prevent any accidents or incidents against the ship, cargoes, humans and baggage onboard the ship. When discovering any dangerous emergency, a seafarer must promptly report to the ship master or any watchstanding officer, and simultaneously take necessary measures to prevent any accident or incident that may arise from such dangerous emergency; |
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách. | dd) Manage and utilize certificates, documents, equipment items, instruments and other property aboard the ship which have been assigned. |
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài. | 2. A Vietnamese seafarer working aboard an overseas ship shall be obliged to comply with employment contracts signed with the ship owner or foreign employers. |
Điều 61. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên | Article 61. Employment policies and benefits of a seafarer |
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. Employment policies and benefits of a seafarer working onboard a Vietnamese ship shall be consistent with Vietnamese legislation and relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu. | 2. In the event that the ship owner or the ship master orders a seafarer to abandon the ship, the ship owner shall be responsible for covering all living and travel costs which are necessary to be repatriated; in the event that the ship master orders a seafarer to leave the ship, the ship owner must be advised of this. |
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó. | 3. In the event that any legal personal property of a seafarer have been subject to any loss or damage due to any marine accident or incident, the ship owner must compensate for such loss or damage at the market price determined at the time and location of settlement for such accident or incident. A seafarer whose property is lost or damaged at his own faults, (s)he shall have no rights to submit any claim against such loss or damage. |
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động. | 4. Employment policies and benefits of a Vietnamese seafarer working aboard an overseas ship and of a foreign seafarer working aboard a Vietnamese ship must be consistent with employment contracts. |
Điều 62. Hợp đồng lao động của thuyền viên | Article 62. Employment contract of a seafarer |
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động. | Before working onboard a ship, both of a seafarer and ship owner must enter into an employment contract. |
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây: | 2. An employment contract of a seafarer must include basic contents prescribed by laws on employment contracts and must include but not limited to the followings: |
a) Việc hồi hương của thuyền viên; | a) Repatriation of a seafarer; |
b) Bảo hiểm tai nạn; | b) Accident insurance; |
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm; | c) Payment for annual leave; |
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động. | d) Terms and conditions under which an employment contract is terminated. |
Điều 63. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên | Article 63. Work and rest hours of a seafarer |
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết. | 1. Work hours shall be arranged within 24 consecutive hours, including weekly days-off or national holidays. |
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau: | 2. Rest hours shall be stipulated as follows: |
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ; | a) Minimum rest hours are 10 hours within any 24 hours, and 77 hours within any 07 days; 77 hours within any 07 days; |
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ. | b) The number of rest hours within a period of 24 hours may be divided into the maximum of two stages, either of which lasts at least 06 hours, and an interval between two consecutive stages of rest lasts the maximum of 14 hours. |
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. | 3. If any emergency likely to threaten safety and security for the ship, humans, cargoes aboard the ship occurs, or in order to assist other ships or people in distress at sea, the ship master shall be vested with the right to require any seafarer to be ready to work at any time. Upon completion of emergency duties, the ship master shall be responsible for arranging an adequate amount of rest hours for a seafarer as per subparagraph a paragraph 2 of this Article. |
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu. | 4. The chart of assigned duties specifies work and rest hours of seafarers and is posted in a conspicuous place onboard the ship. |
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động của thuyền viên theo nguyên tắc sau đây: | 5. In case of mustering seafarers, practicing statutory fire, life-saving or other drills, the ship master can make other rest hour arrangement as stipulated by subparagraph a paragraph 2 of this Article provided that such arrangement is likely to cause minimum impacts on rest hours and does not make a seafarer feel exhausted and is agreed under a collective bargaining agreement or an employment contract with this seafarer according to the following rules: |
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn 02 tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó; | a) Minimum rest hours are 10 hours within a period of 24 hours, and within a period of 07 days. An exception shall not apply for more than 02 consecutive weeks. An interval between two stages when such exception applied shall not be twice less than the time length of the previous stage in which the previous exception applied; |
b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có thể được chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ; | b) Minimum rest hours stated in subparagraph a paragraph 2 of this Article may be divided into the maximum of three stages, one of which shall not be allowed to last less than 06 hours, and the remaining two of which shall not be allowed to last less than 01 hour; |
c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ; | c) An interval between two consecutive rest stages shall not be allowed to exceed 14 hours; |
d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. | d) An exception shall be allowed to apply in less than two 24-hour stages within a period of 07 days. |
6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi và cung cấp cho thuyền viên. | 6. The ship master or persons authorized by the ship master shall be responsible for making the record of rest hours and provide it to all of seafarers. |
Điều 64. Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết của thuyền viên | Article 64. Paid annual leaves and public holidays of seafarers |
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Trường hợp thuyền viên chưa được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù. | A seafarer working aboard a ship shall be entitled to paid annual leaves and public or national holidays and received their full salary payments. If a seafarer has yet to go on any annual leave or public or national holidays, such seafarer shall be offered a compensatory time-off. |
2. Số ngày nghỉ hàng năm được tính theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hàng năm. | 2. The number of paid annual leaves and days-off shall be calculated in accordance with laws and regulations as well as relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. Days-off on the occasion of national, public holidays, those for personal reasons or unpaid ones as prescribed by laws shall not be included in the number of paid annual leaves and days-off. |
3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không được nghỉ hàng năm. | 3. Any agreement under which a seafarer is not entitled to paid annual leaves shall be prohibited. |
Điều 65. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên | Article 65. Wage, allowance and other income of a seafarer |
1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hàng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp. | The ship owner shall be responsible for paying monthly wage, allowance directly to a seafarer or any person legally authorized by such seafarer. |
2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thỏa thuận với thuyền viên về chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định. | 2. Wage, allowance and other income of a seafarer shall be paid in cash or deposited in a personal account of this seafarer or any of such seafarer’s authorized person. In case of making such payment via a bank account, the ship owner must enter into an agreement with a seafarer on costs incurred from account opening, maintenance and money transfer in accordance with applicable laws and regulations. |
3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hàng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác. | 3. The ship owner shall be responsible for making and providing a seafarer with a monthly income statement which specifies wage, allowance and other income that such seafarer receives. |
Điều 66. Hồi hương thuyền viên | Article 66. Repatriation of a seafarer |
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây: | 1. The ship owner shall be responsible for arranging repatriation of a seafarer and pay costs incurred under the following circumstances: |
a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn; | a) Such seafarer’s employment contract has expired; |
b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương; | b) Such seafarer is suffering from any illness or marine occupational accident, which results in his inevitable repatriation; |
c) Tàu bị chìm đắm; | c) Such seafarer’s ship is wrecked or sunken; |
d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu; | d) The ship has been sold or its registration has been changed; |
đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu; | dd) The ship operates within a war zone, which makes such seafarer refuse to continue his work duties aboard the ship; |
e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. | e) Other cases are agreed upon between two contracting parties. |
2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu. | 2. Where a seafarer unilaterally terminates an employment contract in a illegal manner, or a seafarer is subject to any disciplinary actions in the form of dismissal, the ship owner shall stay responsible for arranging to return this seafarer to the place agreed upon in an employment contract with this seafarer but such seafarer shall be liable, at the own expense, for all costs incurred to the ship owner. |
3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm: | Costs incurred from repatriation of a seafarer shall be covered by the ship owner, including: |
a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng; | a) Costs paid for making a voyage to the place of repatriation as agreed upon in an employment contract; |
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương; | b) Meal and accommodation cost of this seafarer which is calculated from the date of disembarkation from the ship to the date of arrival at the place of repatriation; |
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương; | c) Salary and travel cost of this seafarer which are calculated from the date of disembarkation from the ship to the date of arrival at the place of repatriation; |
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kilôgam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương; | d) Cost of carrying the maximum of a maximum baggage allowance of 30 kilos (kg) to the repatriation place; |
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương. | dd) Necessary medical cost which is calculated till such seafarer is healthy enough to make a voyage to the repatriation place. |
4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú. | 4. The ship owner shall be responsible for arranging repatriation of a seafarer by an appropriate and convenient means of transport. The repatriated seafarer shall be moved to the place agreed upon in an employment contract with such seafarer or the place where such seafarer resides. |
5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm kể từ ngày hồi hương. | 5. Statute of limitations for any claim regarding the seafarer repatriation shall be 01 year from the date of repatriation. |
6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương. | 6. The ship owner shall be responsible for keeping copies of legal documents on repatriation and providing them for seafarers. |
7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật. | 7. The ship owner shall be responsible for ensuring financial capability to pay seafarers for their repatriation in accordance with laws and regulations. |
8. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó. | 8. Where a competent authority of Vietnam has to make any arrangement for the seafarer repatriation, the ship owner shall be liable for reimbursement for costs incurred. |
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này. | 9. The Minister of Finance shall provide guidance on regulations laid down in paragraph 7 and 8 of this Article. |
Điều 67. Thực phẩm và nước uống | Article 67. Food and drink |
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên. | 1. The ship owner shall be responsible for providing free food and drink which must ensure an adequate amount, nutritional value, accepted quality standards, diverse nature, and conformity to food safety and hygiene requirements for seafarers onboard a ship; must accord with religious beliefs, values and cultural identities of seafarers. |
2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây: | 2. The ship owner or any person appointed by the ship owner must regularly carry out checking and keeping a record of the following contents: |
a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống; | a) Supply of food and drink; |
b) Kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống; | b) Storage warehouse, barrel and other devices used for storage and preservation of food and potable water; |
c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn. | c) Galley and other appliances used for preparing and serving meals. |
3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng. | 3. The ship owner shall be responsible for assigning a chief cook and catering attendants who serve seafarers with meals. Where there are fewer than ten seafarers aboard a ship, appointment of a chief cook is not compulsory but that of a catering attendant is required. |
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển. | 4. The Minister of Health shall adopt regulations on food and potable water hygiene and safety criteria, and food and drink serving per each meal for each seafarer working onboard a ship. |
Điều 68. Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên | Article 68. Medical care for seafarers |
1. Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng khi tàu ghé vào. | 1. Seafarers shall have access to regular, timely and free medical care during the period of their work onboard a ship and at the port where this ship arrives. |
2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây: | 2. The ship owner shall be responsible for providing medical care services for seafarers onboard the ship in accordance with the following provisions: |
a) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế; | a) Protect and take care of health of seafarers working onboard a ship in a similar manner to medical care services provided for inland employees in terms of medicines, medical equipment and supplies, healthcare manuals, healthcare information and medical consultation; |
b) Bảo đảm cho thuyền viên được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào; | b) Ensure that all seafarers shall have access to medical examination and treatment at healthcare service providers or dental centers located at the port where the ship docks; |
c) Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên. | c) Take measures to prevent marine occupational accidents and illnesses through dissemination and education of healthcare knowledge for seafarers. |
3. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau: | 3. The ship owner shall be responsible for implementing regulations on employment of doctors on board a ship as follows: |
a) Đối với tàu biển có từ một trăm người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 03 ngày phải bố trí ít nhất một bác sĩ; | a) As for a ship carrying at least one hundred of persons and taking more than 3 days’ international voyage, at least one doctor must be available; |
b) Đối với tàu biển có dưới một trăm người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc một thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế. | b) As for a ship carrying fewer than one hundred of persons and having none of doctors onboard, at least 01 seafarer must take charge of medical care and medicines management duties, or one seafarer competent to give first aid must be assigned. |
Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế, sơ cứu y tế phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên. | The seafarer tasked with providing medical care and first aid service must be completely trained in such medical care and first aid service in conformance to the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers. |
4. Thuyền trưởng hoặc người có nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế theo quy định. Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ. Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho việc chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho thuyền viên. | 4. The ship master or any person in charge of medical care on board the ship shall be responsible for creating forms or templates of a medical report in accordance with laws and regulations. Forms or templates of a medical report shall be used for exchanging information with inland healthcare service providers. Information provided in a form or template of a medical report must be treated with complete confidentiality and shall be used for diagnosis, care and treatment purposes only. |
5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: | 5. The Minister of Transport shall assume the following responsibilities: |
a) Công bố các cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên; | a) Announce the list of seafarer healthcare service providers; |
b) Quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển, biểu mẫu báo cáo y tế. | b) Provide regulations on medicine cabinets, medical equipment and medical care manuals on board, and medical care report forms or templates. |
Điều 69. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp | Article 69. Responsibilities of the ship owner to seafarers suffering from marine occupational accidents or diseases |
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm: điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu cho đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là bệnh mãn tính. | 1. Make co-payment for relevant costs and those which are not covered by health insurance, including medical treatment, surgery, hospitalization, medicine types, equipment necessary for medical treatment, meal and accommodation cost of a seafarer calculated from the date of first aid to the date of recovery or till the date of determination of chronic disease. |
2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị. | Pay a full amount of salary as agreed upon in an employment contract with a seafarer within the medical treatment period. |
3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu. | 3. Pay burial costs in the event that a seafarer dies onboard the ship or ashore while such seafarer is employed to work aboard that ship. |
4. Vận chuyển thi thể hoặc tro cốt của thuyền viên bị tử vong về địa điểm hồi hương. | 4. Carry dead seafarer’s corpse or cremated remains to the place of repatriation. |
5. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây: | 5. The ship owner shall not be liable for costs paid to a seafarer under the following circumstances: |
a) Bị thương, bị bệnh xảy ra ngoài thời gian đi tàu; | a) Such seafarer has been injured or has contracted an illness which happens at any time rather than the time when this seafarer is employed to work aboard the ship; |
b) Bị thương, bị bệnh do hành vi cố ý của thuyền viên. | b) Such seafarer has been injured or has contracted an illness due to this seafarer's intentional acts. |
6. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong. | 6. Protect and return any property aboard the ship to such seafarer or his relatives in the event that such seafarer has left the ship by reason of illness, injury or death. |
Điều 70. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp | Article 70. Providing an account of, investigating, enumerating and reporting marine occupational accidents and diseases |
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây: | 1. If a marine occupational accident occurs, the ship owner or the ship master shall be responsible for providing an account of such accident as per the law on employment for any of the following competent authorities: |
a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển; | a) Port authority, if the ship is currently operating within the port water area; |
b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế; | b) Maritime state regulatory agency, if the ship is currently operating within Vietnamese territorial waters and international waters; |
c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài. | c) Vietnam's representative agency, if the ship is operating within the overseas waters. |
2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động. | 2. Investigating, enumerating and reporting marine occupational accidents and diseases shall be consistent with the law on employment and occupational safety. |
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải. | 3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall adopt regulations on providing an account of, investigating, enumerating and reporting marine occupational accidents. |
Điều 71. Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp | Article 71. Prevention of marine occupational accidents and diseases |
1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm: | 1. The ship owner shall be responsible for developing and applying measures consistent with effective regulations on assurance of safety and sanitation for seafarers’ marine occupations and occupational diseases, including: |
a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc công việc có mức độ rủi ro cao hơn; | a) Instruct and train seafarers in occupational safety and sanitation before assigning them to work aboard a ship or other work duties or any other work activities which have higher level of risk; |
b) Huấn luyện định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; | b) Train seafarers in occupational safety and sanitation in a periodic manner as per prevailing laws and regulations; |
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên; | c) Examine, evaluate hazardous or harmful elements; propose measures to eliminate and minimize dangers or harms; improve working conditions and medical care for seafarers; |
d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu; | d) Define specific responsibilities of each seafarer for occupational safety and sanitation activities onboard the ship; |
đ) Đối với tàu có từ năm thuyền viên trở lên, phải thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban an toàn lao động; | dd) With respect to a ship carrying at least five seafarers, the ship owner must set up and define roles or powers of the occupational safety board; |
e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và các thiết bị khác để phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định; | e) Provide seafarers with a full amount of personal safety and protective equipment as well as other devices to prevent occupational accidents from occurring, and provide them with instructions for use for these equipment or devices. Personal protective equipment must meet statutory quality standards; |
g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; | g) Ensure that machines, devices and materials available on board the ship which must conform to strict occupational safety requirements must be technically inspected before being brought into operation, and must be periodically inspected during the period of use in accordance with laws and regulations; |
h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn; | h) Ensure that unauthorized persons shall not be allowed to enter into ship areas which may cause impacts on human health and safety; |
i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hàng năm. | i) Outline the plan for emergency response in respect of marine occupational accidents relating to seafarers and conduct annual drills. |
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển. | 2. The ship owner shall be responsible for purchasing accident insurance or civil liability insurance, and any binding compulsory insurance for seafarers during the period when they are employed to work on board the ship. |
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu. | 3. The ship owner shall be responsible for regularly and periodically expediting and inspection implementation of measures to assure occupational safety and sanitation for seafarers adopted by the ship owner; taking remedial actions against any insecurity aboard the ship and reporting to the ship owner. |
4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra. | 4. Seafarers shall be responsible for complying with measures to assure occupational safety and sanitation adopted by the ship owner. |
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị của tàu biển có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. | 5. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall introduce the list of machines and devices onboard the ship which must conform to strict occupational safety and sanitation requirements upon the request of the Ministry of Transport. |
Điều 72. Đào tạo, huấn luyện thuyền viên | Article 72. Training and drilling seafarers |
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên theo quy định của Chính phủ. | 1. Seafarer training and drilling center must ensure that requirements of facilities and teaching staff are met as prescribed by the Government’s regulations. |
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 2. Seafarer training and drilling programs must be consistent with Vietnamese laws and regulations, and relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
3. Chủ tàu có quyền và trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực tập trên tàu biển. | 3. The ship owner shall have rights and responsibilities to admit and provide favorable conditions for trainees to work as apprentices on board the ship. |
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này. | 4. The Minister of Transport shall adopt detailed provisions of paragraph 2 and 3 of this Article. |
Chương IV | Chapter IV |
CẢNG BIỂN | SEAPORT |
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG | Section 1. GENERAL PROVISIONS |
Điều 73. Cảng biển | Article 73. Seaport |
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. | 1. Seaport refers to an area enclosing port land and water areas of which infrastructure facilities are constructed and equipment necessary for incoming and outgoing ships is installed in order to load or unload goods, embark or disembark passengers as well as to render other services. A seaport may include one or two port terminals. A port terminal includes one or a lot of wharves. |
Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác. | Offshore oil port refers to a facility constructed and installed at the offshore oil production area for the ship to enter or leave for loading and unloading of cargoes and rendering of other services. |
2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng. | 2. Port infrastructure includes wharves, an area of water facing against wharves, warehouses, storage yards, facilities, work offices, service establishments, traffic, communications, electricity and water supply systems which are engineered and installed at fixed positions within a port land area and an area of water. |
3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển. | 3. An area or region of water includes pilot embarkation and disembarkation area, phytosanitary inspection area, turning basin, anchorage area, transhipment area and storm shelter area within a port water area. |
4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 4. Military port, fishing port and inland port and port terminal located within a port water area shall be subject to the state administration for maritime safety and security, fire and explosion protection and environmental pollution prevention under the provisions of this Code and other relevant laws and regulations. |
Điều 74. Tiêu chí xác định cảng biển | Article 74. Criteria for determination of a seaport |
1. Có vùng nước nối thông với biển. | 1. Have a water area thoroughly connecting to a sea. |
2. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn. | 2. Have natural geographical conditions to meet requirements relating to construction of a wharf, port terminal, anchorage area, transhipment area and navigational channel for the ship to enter, leave and operate in a safe manner. |
3. Có lợi thế về giao thông hàng hải. | 3. Have advantages in marine transportation. |
4. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển. | 4. Act as the center of the traffic network to facilitate inland freight transport, carriage and transhipment of exporting and importing goods by sea. |
Điều 75. Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển | Article 75. Classification of seaports and advertisement of the list of seaports |
1. Cảng biển được phân loại như sau: | 1. Seaports are classified into the followings: |
a) Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; | a) Special seaports mean large-scale seaports which are aimed at nationwide or inter-regional socio-economic development, and perform their functions as international transshipment or gateway ports; |
b) Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; | b) Grade-I seaports mean large-scale seaports which serve the purpose of nationwide or inter-regional socio-economic development; |
c) Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng; | c) Grade-II seaports mean medium-scale seaports which serve the purpose of regional socio-economic development; |
d) Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. | d) Grade-III seaports mean small-scale seaports which serve the purpose of local socio-economic development. |
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. | 2. The Prime Minister shall decide classification of seaports and advertisement of the list of seaports after considering the request of the Minister of Transport. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. | 3. The Minister of Transport shall advertise the list of port terminals that belong to Vietnam's seaport system after considering the request of maritime state regulatory agencies. |
Điều 76. Chức năng cơ bản của cảng biển | Article 76. Fundamental functions of a seaport |
1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng. | 1. Provide vessel traffic services for ships which enter and leave a seaport. |
2. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách. | 2. Provide transports, equipment and workforce necessary for ships to anchor, load or discharge goods and embark or disembark passengers. |
3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng. | 3. Provide freight transportation, loading, discharge, warehousing and storage services within the territory of a seaport. |
4. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển. | 4. Play its role as the center to help different traffic networks outside of the seaport to get connected together. |
5. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. | 5. Be designed provide shelter, repair and maintenance or other indispensable services for ships in case of emergencies. |
6. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa. | 6. Provide other services for ships, humans and cargoes. |
Điều 77. Nguyên tắc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước | Article 77. Rules for naming a seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region |
Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây: | Seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region must be named according to the following rules: |
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước được đặt tên khi lập quy hoạch phát triển, lập dự án đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức liên quan. | 1. Seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region must be given a name during the process of developmental plan or construction project formulation. Such name must be utilized as requested by the project owner or relevant agencies or organizations. |
2. Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đó. | 2. Names of seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas, and water regions, shall not be allowed to coincide with each other or be misleading, or there may be an inconsistency between designated names and functions of these seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas, and water regions. |
3. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. | 3. Names of state agencies, armed force units, political organizations or socio-political organizations shall not be used as whole or partial particular names of these seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas, and water regions, unless otherwise approved by these agencies, units or organizations. |
4. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên. | 4. Words or signs which offend against historical, cultural, moral and traditional values shall not be allowed to use for naming purposes. |
Điều 78. Thẩm quyền đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước | Article 78. Authority to name a seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region |
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên cảng biển và cảng dầu khí ngoài khơi. | 1. The Minister of Transport shall be vested with authority to decide to give names to seaports and offshore oil ports. |
2. Người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải quyết định đặt tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước. | 2. Heads of maritime state regulatory agencies shall be accorded authority to decide names given to port terminals, wharves, floating terminals, water areas and water regions. |
Điều 79. Công bố mở, đóng cảng biển và vùng nước cảng biển | Article 79. Public notice of opening or closing of a seaport and port water area |
Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục công bố mở, đóng cảng biển, cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, vùng nước cảng biển, quản lý luồng hàng hải và hoạt động hàng hải tại cảng biển. | The Government shall adopt regulations on authority, conditions and procedures in relation to the opening and closing of a seaport, wharf, port terminal, floating terminal, water area, water region, port water area, and management of a navigational channel and marine operations that take place at a seaport. |
Điều 80. Tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước | Article 80. Temporary refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region |
1. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh hoặc thiên tai, dịch bệnh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước. | 1. In order to ensure maritime safety, security and environmental protection, national defence and security, or prevent natural disasters or epidemics, the Director of Port authority shall make a decision on temporary refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region. |
2. Khi không còn lý do không cho tàu thuyền đến, rời, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định hủy bỏ việc tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước. | 2. If there is none of reasons for refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region, the Director of Port authority shall make a decision to cancel such temporary refusal. |
3. Ngay sau khi quyết định tạm thời không cho phép hoặc hủy bỏ quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải báo cáo ngay Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải; đồng thời, thông báo cho chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển. | 3. Promptly after grant of the decision on temporary refusal or cancellation of temporary refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region, the Director of Port authority must report to a maritime state regulatory agency; simultaneously, notify the ship owner or an agent of the ship owner and other relevant specialized state regulatory agencies located at a seaport. |
Điều 81. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển | Article 81. Plan for development of a seaport system |
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nhu cầu và nguồn lực; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới. | 1. The seaport system development plan must be based on the strategy for socio-economic development; national defence and security tasks; demands and resources; the scheme for developing transportation, other industries, characteristics of each locality and trends of maritime development in the world. |
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải. | Whilst preparing the scheme for executing construction projects relating to a seaport, Ministries and provincial People’s Committees must seek written advice from the Ministry of Transport. |
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển. | 2. The Prime Minister shall approve the master plan for seaport system development. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng biển. | 3. The Minister of Transport shall ratify the detailed plan for seaport system development. |
Điều 82. Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển | Article 82. Responsibilities for drawing and managing the seaport system development plan |
1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải: | 1. The Minister of Transport shall assume the following responsibilities: |
a) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt; | a) Formulate and submit the master plan for Vietnam’s seaport system development to the Prime Minister for ratification purposes, and suggest modification of the approved master plan; |
b) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; | b) Publicly disseminate and provide guidance on and conduct inspection of implementation of the approved plan; |
c) Phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước; quyết định điều chỉnh cụ thể đối với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không trái với chức năng, quy mô trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. | c) Ratify the detailed plan for a cluster of seaports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas or water regions; grant a decision on detailed modifications of the detailed plan for such cluster which is not inconsistent with functions or scale referred to in the master plan for Vietnam's seaport system development. |
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: | 2. Ministries, Ministry-level bodies and provincial People's Committee shall assume the following responsibilities: |
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; | a) Collaborate with the Ministry of Transport in conducting administration of the plan for seaport system development under the provisions of this Code and other regulations of relevant laws; |
b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt. | b) Reserve an adequate amount of land lots and water areas for seaport system development according to the approved plan. |
Điều 83. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải | Article 83. Investment in construction, management and operation of seaports and navigational channels |
1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của Bộ luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 1. Investment in construction of seaports and navigational channels must be consistent with the plan for development of seaports and navigational channels in accordance with this Code and other provisions of laws on investment, construction and other relevant legal regulations. |
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của pháp luật. | 2. Domestic or foreign organizations or individuals shall be allowed to invest in construction of seaports or navigational channels in accordance with laws. |
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải. | Organizations or individuals investing in construction of seaports or navigational channels shall decide the modality of management and operation of seaports and navigational channels. |
3. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải. | 3. Before approving an investment project, a competent authority must obtain a written consent from the Ministry of Transport. |
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng quyết định hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật. | 4. Organizations or individuals investing in construction of seaports, port terminals and wharves shall decide the proper management and operation modality which must be consistent with laws and regulations. |
Điều 84. Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải | Article 84. Nautical chart of port water area, navigational channel and route |
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. | The Ministry of Transport shall take charge of collaborating with the Ministry of National Defense in conducting construction and publication of the nautical chart of a port water area, navigational channel or route for the purpose of ensuring maritime safety after considering the request of a maritime state regulatory agency. |
Điều 85. Quy định chi tiết về cảng biển | Article 85. Detailed provisions on seaports |
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển. | 1. The Minister of Transport shall adopt detailed provisions on conduct of operations of ships at seaports, inland terminals and fishing ports within the territory of a port water area. |
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại cảng biển; đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển; trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước. | 2. The Government shall promulgate detailed provisions on criteria for classification of seaports; investment in construction, management and operation of seaports and navigational channels, and eligibility requirements for seaport operation business; processes and procedures for naming or change of names of seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas or water regions. |
Mục 2. QUẢN LÝ CẢNG BIỂN | Section 2. SEAPORT ADMINISTRATION |
Điều 86. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước | Article 86. Administration of operation of port infrastructure projects financed by the state budget |
1. Kết cấu hạ tầng cảng biển đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật. | 1. The part or whole of a port infrastructure project financed by the state budget shall be leased for operation in accordance with laws. |
2. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 2. Leasing a port infrastructure project for operation purposes shall be carried out in accordance with laws on procurement and other relevant legal regulations. |
3. Cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển quyết định việc cho thuê khai thác khác kết cấu hạ tầng cảng biển. | 3. The authority that makes a decision to invest in a port infrastructure project shall decide the leasing of such port infrastructure project for operation purposes. |
4. Bên nhận thuê khai thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: | 4. Lessee must meet all of the following requirements: |
a) Có tư cách pháp nhân; | a) Have the legal entity; |
b) Có phương án tổ chức, khai thác hiệu quả, đúng mục đích; | b) Have the plan for conduct and operation of such leased project in a manner of effectiveness and right purpose; |
c) Có năng lực về tài chính. | c) Have the financial competence. |
5. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và việc sử dụng nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển. | 5. The Government shall adopt detailed regulations on leasing of port infrastructure for operation purposes and utilization of revenues generated from such leasing. |
Điều 87. Ban quản lý và khai thác cảng | Article 87. Port management and operation authority |
Ban quản lý và khai thác cảng do Chính phủ thành lập, được giao vùng đất, vùng nước cảng biển để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng. | The port management and operation authority shall be established by the Government, and shall be assigned a port land or water area for the purpose of planning and investing in construction, development and operation of port infrastructure facilities and post-port logistics service area. |
Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng | Article 88. Duties and powers of the port management and operation authority |
1. Xây dựng trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. | 1. Formulate and submit the master plan for development of assigned port land and water area to the Ministry of Transport for review before reporting to the Prime Minister to apply for ratification. |
2. Xây dựng và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. | 2. Formulate and submit the detailed plan for development of assigned port land and water area to the Ministry of Transport to apply for its ratification. |
3. Đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch được phê duyệt. | 3. Invest in construction and development of port infrastructure facilities in conformance to the approved plan. |
4. Đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư khu hậu cần sau cảng tại vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. | 4. Apply for investment registration, and inspect, grant, revise and revoke the investment certificate in respect of projects for investment in post-port logistics service area located at such assigned land and water area. |
5. Ban hành các quy chế quản lý các hoạt động trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. | 5. Introduce regulations on management of operations that take place within such assigned port land and water area. |
6. Tổ chức quản lý việc đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hậu cần sau cảng. | 6. Conduct administration of investment in and operation of port infrastructure facilities and post-port logistics infrastructure systems. |
7. Tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cầu cảng, bến cảng biển. | 7. Implement the procurement procedure for operating lease of wharf and port terminal infrastructure system. |
8. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà khai thác tại cảng biển, khu đất hậu cần sau cảng. | 8. Examine and supervise operations performed by operators of seaports and post-port logistics service area. |
9. Kiểm soát, cung cấp trang thiết bị và bảo đảm an toàn trong các hoạt động của cảng và đi lại của tàu thuyền trong khu vực quản lý. | 9. Take control of and supply equipment, and ensure safety for port operations and ship’s movements under its management. |
10. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, logistics và các dịch vụ liên quan khác trong khu vực vùng đất, vùng nước được giao. | 10. Provide pilotage, towage. logistics and other relevant service within these assigned port land or water area. |
11. Bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa kết cấu hạ tầng cảng biển trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. | 11. Maintain, overhaul and repair port infrastructure facilities located within such assigned port land and water area. |
12. Quyết định mức thu phí dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung phí dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định. | 12. Decide on amounts of charges paid for services rendered within such assigned land and water area on the basis of the service charge schedule issued by competent authorities. |
Quyết định mức giá dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung giá dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. | Determine levels of charges paid for services rendered within such assigned port land and water area on the basis of the service price schedule issued by the Minister of Transport. |
13. Nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ giao. | 13. Be given other duties and powers by the Government. |
Điều 89. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý và khai thác cảng, khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng | Article 89. Organizational structure of the port management and operation authority, areas to which the model of a port management and operation authority is applied |
1. Hội đồng thành viên của Ban quản lý và khai thác cảng bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. | 1. The Board of Members of a port management and operation authority (the Board) is composed of a President, Vice President and commissioners. |
2. Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc của Ban quản lý và khai thác cảng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong đó phải có đại diện các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng. | 2. President, members of the Board and General Director of the port management and operation authority shall be appointed by the Prime Minister upon the request of the Minister of Transport. It must include representatives of organs such as the Ministry of Transport, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment, People’s Committees of the provinces to which the model of a port management and operation authority is applied. |
3. Chính phủ quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng. | 3. The Government shall adopt detailed regulations on the organizational structure, duties and powers of the port management and operation authority, and areas to which the model of a port management and operation board is applied. |
Điều 90. Phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ tại cảng biển | Article 90. Maritime fees, charges and port service charges |
1. Các loại phí, lệ phí và việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. | 1. Maritime fees or charges and collection, payment, management and utilization of maritime fees or charges shall be consistent with laws and regulations on fees and charges. |
2. Giá dịch vụ tại cảng biển bao gồm: | 2. Port service charges shall include: |
a) Giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ hoa tiêu; giá sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ lai dắt; | a) Charges paid for services relating to container handling, pilotage and utilization of wharf, terminal and floating dock, and towage; |
b) Giá dịch vụ khác tại cảng biển. | b) Charges paid for other port services. |
3. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định. | 3. Service enterprises shall, at their discretion, decide on specific port service charges referred to in subparagraph a paragraph 2 of this Article which are subject to the price range decided by the Ministry of Transport. |
4. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. | 4. Service enterprises shall, at their discretion, decide on specific port service charges referred to in subparagraph b paragraph 2 of this Article. |
5. Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai giá dịch vụ tại cảng biển với cơ quan có thẩm quyền và niêm yết theo quy định của pháp luật về giá. | 5. Service enterprises shall prepare the list of port service charges for submission to competent authorities and make it known to the public in accordance with laws on price. |
Điều 91. Cảng vụ hàng hải | Article 91. Port authority |
1. Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao. | 1. The port authority refers to an organ directly affiliated to a maritime state agency which is assigned to perform its marine state administration duties at a seaport and other areas that fall under its management. |
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải. | 2. The Director of a port authority is the ultimate commander in this port authority. |
3. Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải. | 3. The Ministry of Transport shall adopt regulations on organization and operation of a port authority. |
Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải | Article 92. Duties and powers of the Director of a port authority |
1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. | 1. Get involved in formulating the plan and proposal for development of seaports under his delegated powers and conduct oversight of implementation of such plan and proposal after obtaining approval from competent authorities. |
2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý. | 2. Conduct implementation of regulations on management of marine operations that take place at seaports and areas that fall under his management; examine and oversee navigational channels and marine signaling systems; check marine operations of organizations or individuals that take place at seaports and areas that fall under his management. |
3. Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. | 3. Authorize and oversee ships which enter, leave and operate within a seaport; prevent ships from entering or leaving seaports if necessary conditions relating to maritime safety and security, marine occupation and environmental pollution prevention have not been met. |
4. Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý. | 4. Take charge of coordination in navigational operations that take place at seaports and areas that fall under his management. |
5. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | 5. Implement any decision to impound ships granted by competent state agencies. |
6. Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này. | 6. Temporarily impound any ship as stipulated by Article 114 of this Code. |
7. Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường. | 7. Take charge of searching and rescuing people in distress at sea within the territory of the port water area under his management; mobilize necessary personnel and equipment for such search and rescue or for environmental pollution response. |
8. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật. | 8. Conduct sea-going ship registration or seafarer registration which is assigned by competent authorities; collect, manage and use port fees and charges in accordance with laws. |
9. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý. | 9. Conduct marine inspection, and investigate and handle, within his jurisdiction, marine accidents that occur at seaports and areas under his management. |
10. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển. | 10. Take charge of or direct the operational cooperation between state regulatory agencies operating at seaports. |
11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền. | 11. Impose administrative penalties for any violation that may arise in the maritime area within his jurisdiction. |
Điều 93. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển | Article 93. Collaboration on state administration operations at seaports |
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa, thể thao và du lịch, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng biển theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp hoạt động và chịu sự điều hành trong việc phối hợp hoạt động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. | 1. Marine state regulatory agencies, and security, phytosanitary inspection, customs, taxation, culture, sports and tourism, fire and explosion prevention, environmental protection, and other authorities, shall implement duties and powers at seaports as per laws and regulations. Within their assigned duties and delegated powers, these authorities shall be responsible for collaborating on their operations and putting their collaboration under control of the Director of the port authority. |
2. Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng biển được đặt trụ sở làm việc trong cảng. Doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. | 2. State regulatory agencies which have regular operations at seaports shall be allowed to establish their work offices within the territory of such seaports. Port enterprises shall be charged with responsibility to provide favorable conditions for such agencies to implement their duties and powers. |
Mục 3. THỦ TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN VÀ RỜI CẢNG BIỂN | Section 3. PROCEDURE FOR SHIPS’ PORT ARRIVAL AND DEPARTURE |
Điều 94. Yêu cầu đối với tàu thuyền đến cảng biển | Article 94. Requirements for ships’ port arrival |
1. Tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải và mục đích sử dụng chỉ được phép đến cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, bảo vệ môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. | 1. All of ships, regardless of their nationality, tonnage and purpose of use, shall be allowed to enter into a seaport if they meet maritime safety, security, occupation, environmental protection and other conditions in accordance with laws and regulations. |
2. Tàu thuyền chỉ được hoạt động tại cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã được công bố đưa vào sử dụng và phù hợp với công năng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó. | 2. A ship shall be allowed to operate at seaports, port terminals and wharves which have been advertised for use, and must be relevant to their designed functions. |
3. Trường hợp tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển, phải tiến hành thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển tại Cảng vụ hàng hải quản lý khu vực đó. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm giám sát hoạt động của tàu thuyền bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. | 3. In the event that foreign ships are underway at Vietnamese sea outside of the port water area, procedures for ships’ entering and leaving a seaport must be completed at the port authority in charge of managing that seaport. The port authority shall be responsible for overseeing operations of a ship in order to ensure maritime safety, security and environmental pollution prevention. |
Điều 95. Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam | Article 95. Rules for foreign military vessels’ arrival in Vietnam |
1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. | 1. A foreign military vessel must be authorized to enter into Vietnam by competent state regulatory authorities in accordance with laws and regulations. |
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam. | 2. The foreign military vessel that arrives in Vietnam must comply with regulations of Vietnamese laws, unless otherwise diplomatically agreed upon between the country whose national ensign is flown by that vessel and the competent state regulatory agency of Vietnam prior to such vessel's arrival in Vietnam. |
3. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận; trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. | 3. The work schedule and members working onboard that vessel must be consistent with specified arrangements; where there is any change or supplementation to the schedule or members, such change and supplementation must be subject to the permission granted by Vietnam’s competent authorities. |
4. Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây: | 4. In order to be allowed to enter into a Vietnamese seaport, a foreign military vessel that is heading toward Vietnam's territory waters must comply with the following regulations: |
a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ; | a) A submarine and any other submersible must operate above the water surface and fly the national ensign of the Socialist Republic of Vietnam at the position which is as high as that of its national ensign, unless otherwise permitted by the Government of Vietnam or agreed upon between the Government of Vietnam and the Government of the country whose national ensign is flown by such submarine or submersible; |
b) Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu; | b) Ship identification numbers and ship name must be inscribed onto the ship's body; |
c) Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản; | c) All weapons taken onboard that vessel must be placed in a rest or unmounted position or kept in locked storage; |
d) Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam; | d) That vessel must stop at the pilot embarkation and disembarkation area in order to complete procedures for entry and any procedure under the instructions of the port authority or pilotage in Vietnam; |
đ) Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký; | dd) Only necessary maritime safety equipment or registered frequencies used for marine communications shall be allowed for use. |
e) Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định. | e) That vessel must enter into the right seaport by sailing along the stipulated navigational route and corridor. |
5. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. | 5. If a foreign military vessel heading toward Vietnam wishes to move from this seaport to the other within the territory of Vietnam, it must apply for approval granted by Vietnam's competent authority. |
Điều 96. Thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển | Article 96. Time limit for completion of statutory procedures for a ship’s entering and leaving a seaport |
1. Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển. | 1. No later than 02 hours after the time of a ship’s anchoring at a wharf or before the proposed time of a ship’s leaving a seaport, the responsible persons are required to complete stipulated procedures for the ship’s entering or leaving a seaport. |
2. Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển. | 2. No later than 01 hour after completion of such procedures and submission of all required documents, the port authority must make a decision to grant permission for such ship's entering and leaving its seaport. |
3. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh. Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cấp để quyết định cho tàu thuyền đến hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan có liên quan nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật. | 3. After completion of procedures for a ship's entering and leaving a Vietnamese seaport, that ship shall be exempted from the entry procedures at another Vietnamese seaport. The port authority in charge of managing the seaport where a ship arrives shall be subject to the permit for departure from a seaport issued by the port authority in charge of managing the seaport that such ship has left in order to allow such ship to operate at its seaport. Then, other specialized state regulatory agencies shall refer to the port movement dossier (if any) provided by a relevant port authority in charge of managing the seaport where the ship has left in order to perform regulatory operations in accordance with laws and regulations. |
Điều 97. Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt | Article 97. Provisions on exemption or reduction on procedures for ship arrival and departure in certain special cases |
1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục đến, rời cảng theo quy định nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác. | 1. Public duty ships when on duty, ships used for embarking and disembarking pilots, those specially designed for search and rescue operation, assurance of maritime safety, fire and explosion prevention or for other emergency duties shall be exempted from statutory arrival and departure procedures, but these ships’ masters are required to report on this to the port authority in writing, in or by any other relevant form or communications means. |
2. Tàu thuyền đến cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần. | 2. Ships arriving in a seaport to deliver rescued humans, property and ships and only staying at a seaport within a period of less than 12 hours shall be allowed to complete only one-time arrival and departure procedures. |
Điều 98. Nguyên tắc tàu thuyền rời cảng biển | Article 98. Rules of a ship’s departure from a seaport |
1. Tàu thuyền rời cảng biển sau khi đã hoàn thành thủ tục theo quy định. | 1. A ship shall be allowed to leave a seaport after all required procedures have been completed. |
2. Tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây: | 2. A ship shall not be allowed to leave a seaport under the following circumstances: |
a) Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định; | a) That ship fails to meet required maritime safety, security, occupation and environmental pollution prevention conditions; |
b) Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trong thời hạn quy định; | b) Maritime fees or charges have not been completely paid by the stated deadline; |
c) Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển; | c) Any other threat to safety for that ships, humans or cargoes onboard that ship and sea environment has been discovered; |
d) Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. | d) That ship is subject to the ship detention and temporary impounding order issued by the court or competent authority in accordance with laws and regulations. |
3. Trường hợp không cho tàu thuyền rời cảng biển quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho thuyền trưởng và các cơ quan liên quan biết lý do và phải làm thủ tục cho tàu thuyền rời cảng biển ngay khi lý do nêu trên không còn. | 3. In the event of refusing to allow a ship to depart from a seaport under the provisions of subparagraph a, b and c paragraph 2 of this Article, the Director of the port authority or authorized organizations or individuals must notify the ship master and any relevant agencies of reasons for such refusal, and must allow such ship to complete departure procedures promptly after such reasons no longer persist. |
Điều 99. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho tàu thuyền đến, rời cảng biển | Article 99. Authority to grant permission, processes and procedures for a ship’s entering and leaving a seaport |
Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền và trình tự, thủ tục cho tàu thuyền đến, rời cảng biển và tàu thuyền quân sự nước ngoài đến Việt Nam. | The Government shall adopt detailed regulations on Authority to grant permission, processes and procedures for a ship’s entering and leaving a seaport and for a foreign military vessel's arrival in Vietnam. |
Mục 4. CẢNG CẠN | Section 4. INLAND PORT |
Điều 100. Chức năng của cảng cạn | Article 100. Functions of an inland port |
1. Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container. | 1. Receive and deliver goods carried by containers. |
2. Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container. | 2. Load and unload cargoes into and out of shipping containers. |
3. Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại. | 3. Gather freight containers transported to a seaport and in opposite direction. |
4. Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. | 4. Inspect and complete customs procedures for exporting or importing goods. |
5. Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container. | 5. Consolidate and deconsolidate goods of multiple owners loaded in the same container. |
6. Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container. | 6. Temporarily store exporting and importing goods and containers. |
7. Sửa chữa và bảo dưỡng container. | 7. Repair and maintain containers. |
Điều 101. Tiêu chí xác định cảng cạn | Article 101. Criteria for determination of an inland port |
1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt. | 1. An inland port must conform to the plan for inland port system development which has already been approved. |
2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng. | 2. It must be connected to main transportation corridors and seaports, which serve the purpose of regional economic development. |
3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao. | 3. It must have at least two transport modes in order to provide favorable conditions for multimodal transport organizations, or must be directly connected to one mode of transport which has high competency. |
4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan. | 4. It must provide sufficient space to locate work offices of relevant agencies or organizations. |
5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. | 5. It must meet fire and explosion prevention and environmental protection requirements in accordance with laws and regulations. |
Điều 102. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn | Article 102. Plan for development of an inland port system |
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển giao thông vận tải. | 1. The plan for inland port system development must be based on the strategy for socio-economic development; national defence and security tasks; the scheme for developing transportation. |
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. | 2. The Prime Minister shall ratify and revise the master plan for inland port system development after considering the request of the Minister of Transport. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn. Công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. | 3. The Minister of Transport shall ratify the detailed plan for inland port system development. Publicly disseminate and conduct provision of guidance on and inspection of implementation of the approved plan. |
4. Các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: | 4. Ministries and provincial People's Committee shall assume the following responsibilities: |
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; | a) Collaborate with the Ministry of Transport in conducting administration of implementation of the plan for inland port system development under the provisions of this Code and other regulations of relevant laws; |
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được phê duyệt. | b) Reserve an adequate amount of land lots for inland port system development according to the approved plan. |
Điều 103. Đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn | Article 103. Investment in construction, management and operation of inland ports |
1. Đầu tư xây dựng cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 1. Investment in construction of inland ports must be consistent with the plan for inland port system development and provisions of laws on investment, construction and other relevant legal regulations. |
2. Tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật. | 2. Organizations or individuals shall be licensed to invest in construction and operation of inland ports as per laws and regulations. |
3. Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn. | 3. The Government shall adopt detailed regulations on investment in construction, management and operation of inland ports. |
Điều 104. Thẩm quyền công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng cạn | Article 104. Authority to publicly announce opening, temporary suspension and closing of inland ports and responsibilities of state regulatory agencies in charge of state administration of inland ports |
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn. | 1. The Minister of Transport shall issue a public announcement of opening, temporary suspension and closing of an inland port. |
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng cạn theo quy định của pháp luật. | 2. State security, phytosanitary inspection, customs, taxation, and other regulatory agencies, shall implement duties and powers at inland ports as per laws and regulations. |
3. Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng cạn được đặt trụ sở làm việc trong cảng cạn. Doanh nghiệp cảng cạn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. | 3. State regulatory agencies which have regular operations at inland ports shall be allowed to establish their work offices within the territory of such inland ports. Inland port enterprises shall be held responsible for providing favorable conditions for such state regulatory agencies to implement their duties and powers. |
Chương V | Chapter V |
AN TOÀN HÀNG HẢI, AN NINH HÀNG HẢI, LAO ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG | MARITIME SAFETY, SECURITY, OCCUPATION AND ENVIRONMENTAL PROTECTION |
Điều 105. Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường | Article 105. Assurance of maritime safety, security, occupation and environmental protection |
1. Tàu biển Việt Nam chỉ được sử dụng vào mục đích đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam khi cấu trúc, trang thiết bị, các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, định biên và chuyên môn của thuyền bộ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. Vietnamese sea-going ships shall only be used for purposes which have been registered in the national register of ships of Vietnam once the structure, equipment, certificates and documents of such ships, and manning requirements and qualifications of crew members, are consistent with Vietnamese laws and regulations and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. | 2. Sea-going ships, military vessels, public duty ships, fishing ships, inland watercraft, submarines, submersibles, hydroplanes, floating warehouses, movable platforms and floating docks must, upon operating within a port water area and territorial waters of Vietnam, comply with instructions conveyed by marine signaling systems and observe rules for preventing collisions at sea in accordance with regulations laid down by the Minister of Transport. |
3. Trong luồng hàng hải, tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trên đảo, tại vùng nước có chướng ngại vật, công trình khác trên biển và vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động, phải thiết lập báo hiệu hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. | 3. When a ship is underway within the territory of a navigational channel and at necessary positions along the coastline, on the island, or in the water environment with obstacles and other marine structures and in the port water area where such ship is licensed for operation, marine signaling system must be kept in place in accordance with regulations adopted by the Minister of Transport. |
4. Tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. | 4. Ships specially engineered to transport oil and petroleum products or other hazardous goods are required to have civil liability insurance purchased by the ship owner against environmental pollution issues when underway within Vietnamese port water area and waters. |
5. Tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ chỉ được vào hoạt động trong vùng nước cảng biển, nội thủy và lãnh hải Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. | 5. Foreign nuclear-powered ships, ships used for carrying nuclear materials shall be allowed to operate within the port water area, internal waters and territorial waters of Vietnam only after the Prime Minister grants permission. |
6. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng biển và vùng biển Việt Nam phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường. | 6. Organizations or individuals operating within Vietnamese seaports and waters must observe Vietnamese laws and regulations and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party with regard to maritime safety, security, occupation and environmental protection. |
Điều 106. An ninh tàu biển và an ninh cảng biển | Article 106. Ship security and seaport security |
1. Tàu biển chở khách, tàu biển chở hàng từ 500 GT trở lên và giàn di động mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phải có kế hoạch an ninh tàu biển theo quy định. | 1. Passenger-carrying ships and cargo-carrying ships which have the capacity of a least 500 GT and movable platforms, all of which are flying the Vietnamese national ensign to operate in the international route, must have the ship security plan in accordance with laws and regulations. |
2. Cảng biển Việt Nam có tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này phải có kế hoạch an ninh cảng biển theo quy định. | 2. Vietnamese seaports which are allowed to receive foreign and Vietnamese ships as referred to in paragraph 1 of this Article must have the seaport security plan in accordance with applicable regulations. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc xây dựng, đánh giá, phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, kế hoạch an ninh cảng biển và kế hoạch an ninh khu nước, vùng nước; quy định việc cấp giấy chứng nhận liên quan đến an ninh tàu biển, an ninh cảng biển. | 3. The Minister of Transport shall adopt specific regulations on formulation, evaluation and ratification of the plan for ship, seaport, water area and water region security; those on certification regarding ship and seaport security. |
Điều 107. Truyền phát thông tin an ninh hàng hải | Article 107. Dissemination of maritime security information |
1. Thông tin an ninh hàng hải là những thông tin về hành vi ngăn cản bất hợp pháp đối với hành trình của tàu biển hoặc nguy cơ đã hoặc có thể xảy ra sự cố an ninh đối với tàu biển. | 1. Maritime security information refers to pieces of information about any illegal act of obstruction of a ship’s voyage, or about any past or possible risk that can cause ship accidents or incidents. |
2. Tàu biển hoạt động trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam khi gặp vấn đề về an ninh hàng hải phải phát tín hiệu an ninh theo quy định. | 2. Ships operating within Vietnamese port water area and waters must send a distress call when in a state of emergency at sea in accordance with regulations. |
3. Tàu biển khác khi nhận được thông tin an ninh hàng hải của bất kỳ tàu biển nào hoạt động trên biển có nghĩa vụ truyền phát thông tin cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm của quốc gia đó. | 3. Other ships must, upon receipt of maritime security information from any ship underway at sea, be obliged to transmit such information to responsible authorities or organizations of such ship’s country. |
4. Cơ quan tiếp nhận thông tin an ninh hàng hải có trách nhiệm tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày để xử lý thông tin và truyền phát kịp thời thông tin an ninh hàng hải cho các cơ quan liên quan. | 4. The authority that has received maritime security information shall be responsible for arranging 24/24 watchstanding work in order to process received information and deliver maritime security information in a timely manner to any relevant authority. |
5. Chính phủ quy định việc công bố, tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải. | 5. The Government shall adopt specific regulations on public dissemination, receipt, processing and delivery of maritime security information. |
Điều 108. Bảo đảm an toàn hàng hải | Article 108. Assurance of maritime safety |
1. Bảo đảm an toàn hàng hải gồm các hoạt động sau đây: | 1. Assurance of maritime safety shall include the following activities: |
a) Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải; | a) Conduct and manage the work of assurance of maritime security; |
b) Cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. | b) Provide maritime security assurance service. |
2. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm việc quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. | 2. Conduct and management of maritime safety assurance refer to establishment and operation of a maritime safety assurance system, including formulation of the plan and management of investment in construction of infrastructure facilities, and conduct of operation of maritime safety assurance system; standardization, evaluation and control of quality of maritime safety assurance service. |
3. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm: | 3. Maritime safety assurance service includes: |
a) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; | a) Establish, operate, sustain and maintain marine signaling systems, navigational channels and routes; |
b) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; | b) Explore, sketch out and publish the nautical chart of port water area, navigational channel and route; |
c) Thông báo hàng hải; | c) Issue nautical notifications; |
d) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải; | d) Regulate assurance of maritime safety; |
đ) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải; | dd) Design and issue maritime safety documents and publications; |
e) Thông tin điện tử hàng hải; | e) Provide electronic maritime information; |
g) Hoa tiêu hàng hải; | g) Provide marine pilotage service; |
h) Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; | h) Provide marine search and rescue service; |
i) Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải; | i) Clear obstructions that can pose risks to the maritime safety; |
k) Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác theo quy định của pháp luật. | k) Render other maritime safety assurance services in accordance with laws and regulations. |
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, nguồn tài chính, nhân lực theo quy định của pháp luật. | 4. Maritime safety service providers must meet all required conditions in terms of equipment, financial and human resource as prescribed by laws and regulations. |
5. Chính phủ quy định điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. | 5. The Government shall adopt regulations on eligibility requirements for provision of maritime safety assurance service. |
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức và quản lý công tác bảo đảm an toàn hàng hải. | The Minister of Transport shall conduct and manage maritime safety assurance duties. |
Điều 109. Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam | Article 109. Navigational route located within Vietnamese territorial waters |
1. Tuyến hàng hải là đường đi của tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam, được giới hạn bởi các điểm có vị trí, tọa độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, công bố để chỉ dẫn cho tàu thuyền khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. | 1. Navigational route refers to the path of a ship within Vietnamese territorial waters which is restricted by points that have positions and coordinates defined and announced by competent regulatory authorities to direct ships sailing into Vietnamese waters. |
2. Việc thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền phải phù hợp với pháp luật của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và điều ước quốc tế khác liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 2. Establishment of a navigational route within Vietnamese territorial waters used for safe passing and assurance of maritime safety of ships must be consistent with Vietnamese legislation, 1982 United Nations Convention on Law of the Sea and other relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
Điều 110. Thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam | Article 110. Establishment and public announcement of navigational route and categorization of navigational routes within Vietnamese territorial waters |
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. | 1. The Ministry of Transport shall carry out establishment and public announcement of maritime routes and categorization of navigational routes within Vietnamese territorial waters upon the request of maritime state regulatory agencies. |
2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thông báo cho các tổ chức quốc tế về tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 2. The Ministry of Foreign Affairs shall collaborate with the Ministry of Transport and other relevant agencies to notify international organizations of maritime routes and categorization of navigational channels within Vietnamese territorial waters in accordance with Vietnamese legislation and other relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
Điều 111. Nội dung công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam | Article 111. Establishment and public announcement of maritime routes and categorization of navigational routes within Vietnamese territorial waters |
1. Tên tuyến hàng hải. | 1. Name of maritime route. |
2. Vị trí, tọa độ và thông số kỹ thuật của tuyến hàng hải. | 2. Positions, coordinates and technical specifications of maritime routes. |
3. Thông tin liên quan đến phân luồng giao thông. | 3. Information about categorization of navigational channels. |
4. Các chỉ dẫn cho tàu thuyền hoạt động trên tuyến hàng hải. | 4. Instructions for ships’ operations on a maritime route. |
5. Các thông tin cần thiết khác. | 5. Other necessary information. |
Điều 112. Hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam | Article 112. Form of announcement of maritime route and categorization of navigational routes within Vietnamese territorial waters |
1. Việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây: | 1. Public announcement of maritime routes and categorization of navigational channels within Vietnamese territorial waters shall take the following forms: |
a) Phát hành hải đồ hoặc tài liệu bằng giấy hoặc điện tử liên quan phục vụ cho việc đi biển; | a) Publish the nautical chart or relevant paper or electronic documents used for sea-going issues; |
b) Truyền phát thông báo hàng hải; | b) Disseminate maritime notifications; |
c) Lập danh bạ tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; | c) Establish the directory of maritime routes and navigational routes within Vietnamese territorial waters. |
d) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật. | d) Follow other relevant forms in accordance with laws. |
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải có trách nhiệm: | 2. Maritime state regulatory agencies shall assume the following responsibilities: |
a) Tổ chức phát thông báo hàng hải đối với tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam đã công bố theo quy định; | a) Conduct transmission of maritime notifications of maritime routes and categorization of navigational routes within Vietnamese territorial waters, both of which have been publicly announced in accordance with laws; |
b) Tổ chức lập, phát hành danh bạ các tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam. | b) Conduct establishment and publication of the directory of maritime routes and navigational routes within Vietnamese territorial waters. |
3. Kinh phí lập và phát hành danh bạ tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. | 3. Establishment and publication of the directory of maritime routes within Vietnamese territorial waters shall be financed by the state budget and other legitimate financing sources. |
Điều 113. Thanh tra, kiểm tra về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường đối với tàu biển | Article 113. Inspection and examination of ships’ conformity to requirements for assurance of maritime safety, security, occupation and environmental protection |
1. Tàu biển khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, nội thủy và lãnh hải Việt Nam phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra hàng hải và Cảng vụ hàng hải về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 1. Ships which operate within port water areas, internal waters and territorial waters of Vietnam shall be subject to inspection and examination of the maritime Inspectorate and the port authority to ensure their conformity to requirements for assurance of maritime safety, security, occupation, fire and explosion prevention and environmental protection in accordance with Vietnamese laws and regulations and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo đúng pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, các điều kiện về lao động hàng hải, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường của tàu biển. | 2. Inspection and examination stipulated in paragraph 1 of this Article must be performed in accordance with laws and cause no adverse impact on any possibility of maritime safety and security and conditions for assurance of maritime occupation, fire and explosion prevention and environmental prevention. |
3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành thanh tra, kiểm tra tàu biển. | 3. The ship owner and master shall be held responsible for providing favorable conditions for competent state regulatory agencies referred to in paragraph 1 of this Article to carry out their ship inspection and examination. |
4. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải. | 4. The ship owner and master shall be responsible for taking any necessary measure to correct any ship defect in maritime safety, security, occupation, fire and explosion prevention and environmental protection upon the request of the maritime inspectorate and the port authority. |
Điều 114. Tạm giữ tàu biển | Article 114. Temporary detention of ships |
Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây: | Temporary detention of ships shall apply under the following circumstances: |
1. Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra. | 1. A ship is involved in an investigation in a marine accident under which temporary detention is required to serve investigation purposes; |
2. Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. | 2. All statutory fines have not been paid in full yet as stipulated by laws. |
3. Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật. | 3. The ship is charged with commission of any violation against laws for which a temporary detention is imposed in accordance with laws. |
Điều 115. Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển | Article 115. Authority to temporary detention of ships and term of such temporary detention |
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 114 của Bộ luật này trong thời hạn không quá 05 ngày. | 1. The Director of the port authority shall be vested with authority to temporarily detain ships under the provisions of paragraph 1 Article 114 hereof within a period of less than 05 days. |
Trường hợp cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định. | Where it is necessary to extend the term of such temporary detention for the purpose of collection of evidence used for investigation in a marine accident that happened within a port water area, the Director of the port authority shall report to maritime state regulatory agencies for consideration and decision to extend the validity term of such temporary detention which is restricted to less than 05 days; where any marine accident occurs outside the port water area, the extended period of temporary ship detention shall be considered and decided by the Minister of Transport. |
Việc điều tra tai nạn hàng hải phải được tiến hành khẩn trương và việc tạm giữ tàu phải chấm dứt ngay sau khi đã thu thập đủ chứng cứ phục vụ việc điều tra. | Investigation in a marine accident must be conducted in an imperative manner and the temporary ship detention must be terminated promptly after sufficient evidence is collected for investigation purposes. |
2. Người có thẩm quyền tạm giữ tàu biển theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 114 của Bộ luật này. Việc tạm giữ tàu biển chấm dứt ngay sau khi tiền phạt vi phạm hành chính được nộp hoặc được bảo lãnh thanh toán đầy đủ. | 2. The person who is accorded authority over temporary ship detention as defined in the Law on handling of administrative violations shall be entitled to temporarily detain ships under the provisions of paragraph 2 Article 114 hereof. Temporary ship detention shall be terminated immediately after all administrative fines have been completely paid or full payment for such fines is guaranteed. |
3. Thẩm quyền và thời hạn tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 3 Điều 114 của Bộ luật này theo quy định của pháp luật. | 3. Authority and term of temporary ship detention as stipulated in paragraph 3 Article 114 of this Code shall be consistent with laws and regulations. |
4. Người ra quyết định tạm giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm giữ tàu biển không đúng. | 4. The person who grants the decision on temporary ship detention shall be liable for compensation for any damage or loss incurred from any wrong detention as prescribed by laws. |
Điều 116. Thủ tục tạm giữ tàu biển | Article 116. Procedures for temporary ship detention |
1. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 115 của Bộ luật này ra quyết định tạm giữ tàu biển đối với các trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ tàu biển phải được gửi ngay cho thuyền trưởng tàu bị tạm giữ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển. | 1. The person who is accorded authority over temporary ship detention as stipulated in Article 115 hereof shall make a decision on temporary ship detention in respect of cases specified in Article 114 hereof. The temporary ship detention decision must be immediately delivered to the master of the ship subject to the temporary detention, maritime state regulatory agencies and other relevant state regulatory authorities located at seaports. |
2. Khi nhận được quyết định tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, thuyền trưởng và người có liên quan phải thực hiện các yêu cầu tại quyết định tạm giữ tàu biển. | 2. Upon receipt of the temporary ship detention decision referred to in paragraph 1 of this Article, the ship master and interested persons must follow requirements set out in such temporary ship detention decision. |
3. Sau khi lý do tạm giữ tàu biển không còn hoặc hết thời hạn tạm giữ tàu biển mà không có quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển và gửi cho thuyền trưởng tàu bị tạm giữ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển. | 3. After the reasons for temporary ship detention no longer persist or term of such temporary ship detention expires and there is no decision on extension of the temporary ship detention in accordance with laws and regulations, the person accorded authority over temporary ship detention must grant the decision to terminate the temporary ship detention and deliver such decision to the master of the ship subject to such detention, maritime state regulatory agencies and others located at seaports. |
4. Việc tạm giữ tàu biển phải được lập thành văn bản. | 4. The temporary ship detention must be documented. |
5. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải. | 5. The Government shall adopt specific provisions on the temporary ship detention to serve the purpose of investigation into a marine accident. |
Điều 117. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định tạm giữ tàu biển | Article 117. Complaints and resolution of complaints against the decision on temporary ship detention |
Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại quyết định tạm giữ tàu biển. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. | The ship master, owner or operator shall be vested with rights to file any complaint against the temporary ship detention decision. Processes and procedures for resolution of a complaint shall be consistent with laws and regulations on complaints. |
Điều 118. Kháng nghị hàng hải | Article 118. Sea protest |
1. Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan. | 1. Sea protest refers to a document created by the ship master which is served as a statement of situations that a ship has faced and measures that the ship master has applied to remedy these situations, restrict any possible loss or damage and protect legitimate rights and interests of the ship owner and persons involved. |
2. Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải. | 2. When ships, people or goods carried onboard ships are subject to any loss or damage, or there is any suspicion about any possible loss or damage incurred by any accident or incident at sea, the ship master must prepare and lodge a sea protest to competent authorities as referred to in paragraph 3 of this Article in order to certify filing of such sea protest. |
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất. | 3. State agencies accorded authority to certify that a sea protest has been filed in Vietnam include the port authority or the People’s Committees of the nearest commune. |
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động. | State agencies accorded authority to certify that a sea protest has been filed in an overseas country include the nearest representative agencies of Vietnam or any accredited agency or organization located within such country where the ship is operating. |
4. Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. | 4. A sea protest shall be made and certified in Vietnamese or English language. If a sea protest is made in English language, it must conform to requirements set out by the agency accorded authority to certify such filing of the sea protest, and the ship master must submit an attached Vietnamese translation version. |
5. Quy định về kháng nghị hàng hải cũng được áp dụng đối với các loại tàu thuyền khác hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. | 5. Regulations on a sea protest shall also be applied to other types of ships operating within a Vietnamese port water area and territorial waters. |
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể thủ tục trình và xác nhận kháng nghị hàng hải. | 6. The Ministry of Transport shall adopt specific regulations on submission and certification of sea protests. |
Điều 119. Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải | Article 119. Legal value of a sea protest |
1. Kháng nghị hàng hải được xác nhận theo quy định của Bộ luật này có giá trị chứng cứ khi giải quyết tranh chấp có liên quan. | 1. The sea protest certified under the provisions of this Code shall have value as evidence for resolution of any relevant dispute. |
2. Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng đối với sự kiện có liên quan. | 2. The certified sea protest shall not exempt the ship master from liability for concerning events. |
Điều 120. Thời hạn trình kháng nghị hàng hải | Article 120. Time limit for filing of a sea protest |
1. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên. | 1. If an accident or incident occurs during the time when a ship is underway at sea, the sea protest must be submitted to competent authorities for certification no later than 24 hours from the time of ship's entering the first seaport. |
2. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó. | 2. If an accident or incident occurs at a Vietnamese seaport, the sea protest must be submitted to competent authorities for certification no later than 24 hours from the time of occurrence of such accident or incident. |
3. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng. | 3. If an accident or incident concerning cargoes stored in a cargo hold occurs, the sea protest must be submitted to competent authorities for certification before uncovering that cargo hold. |
4. Nếu không thể trình kháng nghị hàng hải quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì trong kháng nghị hàng hải phải ghi rõ lý do. | 4. If it is impossible to submit a sea protest under the provisions of paragraph 1, 2 and 3 of this Article, the filed sea protest must clearly specify reasons. |
Điều 121. Trình kháng nghị hàng hải bổ sung | Article 121. Submission of a supplemental sea protest |
Thuyền trưởng có quyền lập kháng nghị hàng hải bổ sung nếu thấy cần thiết và trình cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận. | The sea master shall be entitled to prepare a supplemental sea protest whenever necessary for submission to competent authorities for certification. |
Điều 122. Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải | Article 122. Marine search and rescue |
1. Tàu thuyền và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. | 1. Ships and hydroplanes which are in distress and need any help must send a distress call in accordance with laws and regulations. |
2. Tàu thuyền và thủy phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết. | 2. Any ship and hydroplane that discovers or receives a distress call from people or other ship in distress at sea or a port water area, if there are necessary and sufficient actual conditions for any rescue action and if rescue activities do not pose any serious danger to the ship and people onboard, must make every effort to help and rescue people in distress, even though such effort entails the ship's going off the predetermined course, and must promptly advise any relevant organization and individual of this. |
3. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn. | 3. The maritime search and rescue coordination authority must stay always ready to organize and cooperate on search and rescue operations in a timely manner to search and rescue people in distress within the search and rescue area under its management and shall be entitled to mobilize people and equipment for the purpose of participation in search and rescue efforts. |
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải. | 4. The Minister of Transport shall adopt specific regulations on organization and operation of the maritime search and rescue coordination authority. |
Điều 123. Tai nạn hàng hải | Article 123. Marine accident |
1. Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. | 1. Marine accident refers to any event directly relating to ship operations which may lead to one of the following consequences: dead, missing or seriously injured people; ship collision; severe damage to the ship structure; missing, wrecked, sunken, stranded and unmaneuvered ships; damage to maritime infrastructure facilities or serious environmental pollution. |
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường. | Marine accidents shall not include acts that intentionally cause harm to people, ships, maritime infrastructure facilities or environment. |
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải; trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. | 2. The Director of the port authority must conduct investigation into any marine accident; in the course of investigation into such marine accident, if any sign constituting an offence is found, all documents and records relating to such offence must be transferred to the competent investigation authority. |
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải. | 3. The Minister of Transport shall adopt detailed regulations on marine accident reporting and investigation. |
Điều 124. Bảo vệ công trình hàng hải | Article 124. Protection for marine structures |
1. Bảo vệ công trình hàng hải bao gồm hoạt động bảo đảm an toàn, chất lượng của công trình hàng hải; biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng, gây thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân. | 1. Protection for marine structures includes operations aimed at ensuring that these marine structures meet safety and quality standards; measures to prevent, control and deal with acts of infringement against such structures which may pose dangers to human lives and cause damage to state and public-owned assets. |
2. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt nước, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải. | 2. Extent of protection includes marine structure, its enclosure facilities, aerial parts, underwater parts and underground parts related to safety for marine structures and assurance of safety for marine operations. |
3. Ngoài phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, việc xây dựng và mọi hoạt động khác không được gây ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình cảng biển và luồng hàng hải. | 3. Outside the extent of protection for seaport structures and navigational channels, construction and other operations shall not be allowed to cause impact on safety for utilization of these seaport structures and navigational channels. |
Điều 125. Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải | Article 125. Rules on protection for maritime structures |
1. Việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định có liên quan của pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố. | 1. Investing in constructing, managing operation of, repairing and protecting marine structures must be consistent with relevant laws and regulations together with technical standards which have already been issued or published by competent authorities. |
2. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch có ảnh hưởng đến công trình hàng hải phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. | 2. Upon formulating the plan that may have any impact on marine structures, Ministries and provincial People’s Committees must send a written request for any advice of the Ministry of Transport. |
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: | 3. Organizations and individuals investing in construction, conduct of operation of marine structures must have plans to protect these marine structures, including the following basic contents: |
a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Bộ luật này; | a) Determination of the extent of protection for marine structures in accordance with provisions laid down in this Code; |
b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải; | b) Establishment of marine signaling systems installed for marine structures; |
c) Nhân lực; địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải; | c) Human resource; registered address, telephone number used for protection for marine structures; |
d) Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải; | d) Means and instruments used for protection for marine structures; |
đ) Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình; | dd) Plan to protect marine structures and methods of inspection and oversight provided by the project owner or operator of such structures; |
e) Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải; | e) Measures to deal with any damage, marine accident, incident or any act of offence that may impact safety during the process of operation of marine structures; |
g) Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải. | g) Recommendations on rules, policies and mechanisms for cooperation of project owners or operators with the port authority and competent authority located at the area where a marine structure is located. |
Điều 126. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải | Article 126. Extent of protection for marine structures |
1. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm: | 1. Extent of protection for marine structures must include: |
a) Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng; | a) As for port terminal and wharf, the extent of protection is calculated from the outer edge of each structure to the outer limit of a water area facing against a seaport or wharf; |
b) Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi; | b) As for offshore oil ports, the extent of protection is restricted by the safety belt and the safety zone where navigation and anchoring are prohibited; |
c) Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải; | c) As for navigational channels, the extent of protection is calculated from the centre of the concrete block for buoy marking navigational channels to both sides of navigational channels which are determined according to the technical regulations for navigational channels; |
d) Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải; | d) As for marine signaling systems, the extent of protection is calculated outwards from the centre of the marine signaling system which is determined according to the technical regulations for marine signaling systems; |
đ) Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật. | dd) As for the aerial and underground parts of marine structures, the extent of protection for these parts is specifically determined in respect of each structure on the basis of the plan for development of seaports and navigational channels, technical regulations and other relevant legal regulations. |
2. Cơ quan có thẩm quyền khi công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải. | 2. The competent authority must even include contents of the extent of protection for marine structures when announcing a marine structure's being brought into operation. |
3. Chính phủ quy định chi tiết khoảng cách, phạm vi bảo vệ công trình hàng hải. | 3. The Government shall adopt specific provisions on distance and extent of protection for marine structures. |
Điều 127. Giải quyết sự cố trong bảo vệ công trình hàng hải | Article 127. Response to emergencies that may arise during the process of protection for maritime structures |
1. Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn, chủ đầu tư, người quản lý khai thác công trình hàng hải hoặc người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực để có biện pháp xử lý kịp thời. | 1. When discovering that a marine structure has been encroached upon or exposed to a risk of insecurity, the project owner, the person in charge of conducting operation of such marine structure, or the person who made such discovery, shall be responsible for promptly reporting to the port authority that manages such marine structure to find timely measures. |
2. Khi nhận được thông tin, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải chỉ đạo chủ đầu tư người quản lý khai thác công trình áp dụng ngay biện pháp cần thiết để bảo vệ công trình hàng hải, giảm thiểu tổn hại xảy ra đối với công trình; đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương tại khu vực có công trình hàng hải để hỗ trợ, áp dụng biện pháp cần thiết ứng cứu, khắc phục sự cố, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn công trình. | 2. Upon receipt of reported information, the Director of the port authority must direct the project owner or the person in charge of conducting operations of this marine structure to apply any necessary measure to protect the marine structure and reduce any loss that may happen to the minimum; concurrently, report to the competent authority and government of the locality where such marine structure is located with the aim of giving assistance and applying any necessary measure to respond to and mitigate any accident, handle any violation and assure safety for such marine structure. |
3. Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Cảng vụ hàng hải, cơ quan có thẩm quyền; áp dụng các biện pháp ứng cứu, khắc phục sự cố, ngăn chặn hành vi vi phạm theo phương án bảo vệ công trình; thiết lập cảnh báo cần thiết để bảo đảm an toàn xung quanh công trình; kịp thời khắc phục hậu quả để sớm đưa công trình vào khai thác an toàn. | 3. The project owner or operator of a marine structure must be responsible for strictly comply with directions of the port authority or competent authority; apply measures to respond to and mitigate any accident and prevent any violation according to the plan for protection of marine structures; create any necessary warning or alert to assure safety for the vicinity of that marine structure; promptly alleviate any consequence in order to bring the marine structure into operation in a safe manner as soon as possible. |
4. Cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương tại khu vực có công trình hàng hải khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc nhận được thông tin về công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn phải khẩn trương phối hợp với Cảng vụ hàng hải tại khu vực, chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải để xử lý vi phạm, ứng cứu, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật. | 4. The competent authority, government of the locality where the violated marine structure is located, upon discovering any violation or receiving information about any marine structure which is exposed to any encroachment or any risk of insecurity, must imperatively cooperate with the port authority of this locality, the project owner or the person in charge of conducting operations of marine structures to deal with such violation, respond to and mitigate any accident in accordance with laws. |
Điều 128. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải | Article 128. Environmental protection in marine operations |
1. Tàu biển khi đóng mới, cảng biển khi được xây dựng phải có trang thiết bị bảo vệ môi trường theo quy định; có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại. | 1. Construction of a ship or seaport must entail installation of environmental protection equipment in accordance with laws and regulations; have oil and hazardous chemical spill response plans. |
Cảng biển phải có phương án, biện pháp tiếp nhận, xử lý chất thải từ tàu biển theo quy định. | Seaport must have plans and solutions to receive and treat wastes discharged from ships in accordance with applicable laws. |
2. Chủ tàu, chủ cảng và tổ chức, cá nhân liên quan phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. | 2. The ship owner, seaport owner and organizations or individuals involved must comply with laws and regulations on environmental protection. |
Chương VI | Chapter VI |
BẮT GIỮ TÀU BIỂN | ARREST OF SHIPS |
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG | Section 1. GENERAL PROVISIONS |
Điều 129. Bắt giữ tàu biển | Article 129. Arrest of ships |
Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp. | Arrest of ships refers to detention or restriction on removal of a ship by order of a Court to secure a maritime claim, apply interim injunctions, enforce civil judgements and perform mutual legal assistance. |
Điều 130. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển | Article 130. Powers of arrest |
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển. | 1. The People’s Court at the level of a province where the seaport at which a ship subject to a request for arrest of a ship is having marine operations is located shall be vested with authority to grant a decision to arrest that ship. |
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó. | Where a seaport has different port terminals located within different centrally-affiliated cities and provinces, the People’s Court at the level of a province where the seaport at which a ship subject to an arrest request is having marine operations is located shall be vested with authority to grant a decision to arrest that ship. |
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. | 2. The People’s Court that is dealing with a civil case, or the People's Court at the level of a province where the Arbitration Council is resolving any dispute, shall be accorded authority to impose an arrest of a ship as an interim injunction. |
Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện. | Two copies of a judgement on arrest of a ship by a Court shall be delivered to the port authority in which one copy is used as the basis for implementation and the remaining other is given to the master of the arrested ship to serve the purpose of implementation. |
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh. | 3. The Chief Justice of the People’s Supreme Court shall consider and decide whether the lower Court has been accorded authority to grant a decision on arrest of a ship in the event that there is any dispute over jurisdiction between the People's Courts at the provincial level. |
Điều 131. Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng | Article 131. Responsibility for requesting wrongful arrest of ships |
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại. | 1. The applicant for arrest of a ship must be held legally liable for his request. If the request for arrest of a ship is wrongful, which may lead to any loss, such applicant shall be responsible for compensating for any loss or damage possibly incurred. |
2. Mọi thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật. | 2. Any loss or damage that may be incurred from consequence of such request for wrongful arrest shall be dealt with as agreed upon between parties. Where there is any disagreement or dispute that may arise, the Court or Arbitration Tribunal shall be requested to settle this disagreement and dispute in accordance with laws. |
3. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật. | 3. If the Court that grants a judgement on arrest of a ship which is not based on the reasons for a request for arrest or does not serve on the ship as the right subject matter of such request, which may cause any loss or damage, it shall be liable for any compensation in accordance with laws and regulations. |
Điều 132. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển | Article 132. Measures of financial security for a request for arrest of ships |
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính theo một hoặc cả hai hình thức sau đây: | 1. The person requesting arrest of ships must provide financial security in either or both of the following forms: |
a) Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; | a) Submitting asset-backed security documents issued by banks or other credit institutions, or individuals, agencies or organizations; |
b) Gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó. | b) Depositing a sum or valuable papers according to the Court’s judgement over execution of financial security in an escrow account opened at the bank within an area where the work office of the Court accorded authority to arrest a ship is located no later than 48 hours of receipt of such judgement. |
2. Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng. | 2. Value of a financial security shall be decided by the Court and shall be proportionate to any loss or damage incurred due to consequences arising from request for wrongful arrest of a ship. |
Điều 133. Lệ phí bắt giữ tàu biển | Article 133. Charge for arrest of ships |
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. | 1. The person submitting a claim for arrest of ships shall be liable for paying charges in accordance with laws. |
2. Lệ phí bắt giữ tàu biển được nộp cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 130 của Bộ luật này trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí. | 2. Charges for arrest of ships shall be paid to the Court accorded authority to grant a decision on arrest of ships as stipulated by Article 130 hereof within a duration of 48 hours of receipt of request for payment of such charges. |
Điều 134. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ | Article 134. Documents and evidence attached in a written request for arrest of ships or a written request for release of ships from arrest |
1. Khi yêu cầu bắt giữ hoặc thả tàu biển, người đề nghị phải gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc thả tàu biển đang bị bắt giữ là có căn cứ, hợp pháp. | 1. Upon filing a request for arrest or release of ships, the person requesting such arrest must file a written request for arrest of ships or a written request for release of ships from arrest, enclosing documents and evidence stating that such request or release of ships is sound and legitimate. |
2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc thả tàu biển đang bị bắt giữ bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt và được chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. | 2. Where documents about and evidence for a request for arrest or release of ships from arrest are all written in a foreign language, a Vietnamese translation copy must be submitted and legally authenticated in accordance with Vietnamese legislation. |
Đối với tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | With respect to documents and papers created, issued and certified by a foreign competent authority in accordance with such foreign country's laws, the consular legalization is required, except when this consular legalization process is exempted in uniformity with international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. |
Điều 135. Thông báo việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ | Article 135. Notification of entry of the decision on arrest of ships, or the decision on release of ships from arrest |
1. Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ. | 1. The Director of the port authority shall be charged with notifying in writing a Court, state maritime regulatory agency and relevant competent authorities operating at a seaport of the decision on arrest of ships or the decision on release of ships from arrest. |
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và những người có lợi ích liên quan biết về việc tàu biển bị bắt giữ hoặc được thả. | 2. The ship master shall be responsible for notifying the ship owner, charterer, operator and other interested parties of arrest or release of ships. |
Điều 136. Nghĩa vụ của chủ tài sản trong thời gian tàu biển bị bắt giữ | Article 136. Obligations of the owner of property during the period of arrest of ships |
1. Chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm cung cấp kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động an toàn của tàu biển bị bắt giữ. | 1. The ship owner, charterer and operator shall be responsible for providing funds to ensure that safe operations of arrested ships are maintained. |
2. Trường hợp chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu không cung cấp hoặc không còn khả năng cung cấp kinh phí duy trì hoạt động an toàn của tàu biển, thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu có trách nhiệm áp dụng biện pháp cần thiết bảo đảm duy trì hoạt động an toàn của tàu biển bị bắt giữ. | 2. Where the owner, charterer and operator of a ship do not provide or is no longer capable of providing funds for maintenance of safe operations of ships, the ship owner, agent of the ship owner shall be responsible for applying necessary measures to ensure maintenance of safe operations of arrested ships. |
3. Trường hợp cơ quan thực hiện việc bắt giữ tàu biển cung cấp tài chính duy trì hoạt động an toàn của tàu biển, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ cho cơ quan thực hiện việc bắt giữ tàu biển nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng. | 3. In the event that an authority enforcing the decision to arrest a ship provides funds for maintenance of safe operations of the ship, the ship owner, charterer and operator shall be responsible for paying all costs incurred from maintenance of safe operations of such ship during the period of arrest to the authority enforcing the decision to arrest that ship on condition that it is established that the request for arrest is rightful. |
Điều 137. Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ | Article 137. Release of ships from arrest |
1. Tàu biển được thả trong trường hợp sau đây: | 1. A ship which has been arrested shall be released under the following circumstances: |
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ; | a) After the ship owner, charterer or operator has provided sufficient security or has paid a full amount of debts and costs incurred during the process of arrest of such ship; |
b) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy; | b) Decision on arrest of a ship has been cancelled; |
c) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết. | c) The validity period of arrest of a ship according to the decision on such arrest has expired. |
2. Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, Tòa án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu. | 2. In the absence of agreement between parties as to the amount and form of substitution security, the Court shall determine its nature and amount thereof, not exceeding the value of the arrested ship. The person requesting arrest of a ship shall not be allowed to take any action that may harm property or other interests of the ship owner, charterer or operator. |
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh toán. | 3. The ship shall be released upon the request of the person filing a request for arrest of a ship; in this case, all costs incurred shall be covered by such person. |
Điều 138. Áp dụng pháp luật trong việc bắt giữ tàu biển | Article 138. Application of laws in relation to arrest of ships |
1. Việc bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương này và pháp luật về thủ tục bắt giữ tàu biển. | 1. Arrest of a ship with an aim of securing a maritime claim shall be consistent with regulations laid down in Section 2 of this Chapter and laws on procedures for arrest of ships. |
2. Việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, để bảo đảm thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện theo pháp luật về tố tụng dân sự, về thủ tục bắt giữ tàu biển và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 2. Arrest of a ship in case of application of an interim injunction, for the purpose of ensuring enforcement of a civil judgement and providing mutual legal assistance shall be consistent with laws on civil proceedings, procedures for arrest of ships and other applicable legal regulations. |
Mục 2. BẮT GIỮ TÀU BIỂN ĐỂ BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNG HẢI | Section 2. ARREST OF SHIPS FOR THE PURPOSE OF SECURING A MARITIME CLAIM |
Điều 139. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển | Article 139. Maritime claim leading to right of arrest of a ship |
Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển là khiếu nại trong các trường hợp sau đây: | A maritime claim leading to the right of arrest of a ship refers to a claim arising out of one or more of the followings: |
1. Các trường hợp quy định tại Điều 41 của Bộ luật này; | 1. Cases stipulated in Article 41 hereof; |
2. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí hợp lý cho các biện pháp thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này; | 2. Any damage or threat of damage caused by the ship to the environment or other relevant interests; measures taken to prevent, minimize or remove such damage; compensation for such damage; costs of reasonable measures which have been or will be actually applied to reinstate the environment; loss incurred or likely to be incurred by third parties in connection with such damage; and damage, costs, or loss of a similar nature to those identified in this paragraph; |
3. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển; | 3. Costs or expenses relating to the raising, removal, salvage, destruction or rendering harmless of a sunken, stranded or abandoned ship, including anything that is or has been on board such ship, and costs or expenses relating to the preservation of an abandoned ship as well as payments to the ship's seafarers; |
4. Thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác; | 4. Any agreement concerning the use or hire of a ship, whether contained in a charter-party or otherwise; |
5. Thỏa thuận liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác; | 5. Any agreement concerning carriage of goods or passengers aboard a ship, whether contained in a charter-party or otherwise; |
6. Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển; | 6. Loss of or damage to or in connection with goods, including baggage carried onboard the ship; |
7. Tổn thất chung; | 7. General average; |
8. Lai dắt tàu biển; | 8. Towage; |
9. Sử dụng hoa tiêu hàng hải; | 9. Pilotage; |
10. Hàng hóa, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả container) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển; | 10. Goods, materials, provisions, bunkers, equipment (including containers) supplied or services rendered to the ship for its operation, management, preservation or maintenance; |
11. Đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển; | 11. Construction, reconstruction, repair, converting or equipping of the ship; |
12. Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu; | 12. Disbursements incurred on behalf of the ship owner; |
13. Phí bảo hiểm do chủ tàu hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả; | 13. Insurance premiums payable by or on behalf of the ship owner or demise charterer; |
14. Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được ủy quyền phải trả; | 14. Any commissions, brokerages or agency fees payable in respect of the ship by or on behalf of the ship owner or demise charterer; |
15. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển; | 15. Any dispute as to ownership or possession of the ship; |
16. Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển; | 16. Any dispute between co-owners of the ship as to the employment or earnings of the ship; |
17. Thế chấp tàu biển; | 17. A ship mortgage; |
18. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu biển. | 18. Any dispute arising out of a contract for the sale of the ship. |
Người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều này có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 130 của Bộ luật này quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. | The claimant defined in this Article shall have the right to request the jurisdictional Court referred to in paragraph 1 Article 130 hereof to grant a decision on arrest of ships in order to secure a maritime claim. |
Điều 140. Điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải | Article 140. Conditions for arrest of ships for the purpose of securing a maritime claim |
1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 139 của Bộ luật này thì Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây: | 1. Upon receipt of a request for arrest of a ship, in order to secure a maritime claim as stipulated by Article 139 hereof, the Court shall grant a decision on arrest of such ship under the following circumstances: |
a) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển; | a) The person who owned the ship at the time when the maritime claim arose is liable for the claim and is owner of the ship when the arrest is effected; |
b) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển; | b) The demise charterer of the ship at the time when the maritime claim arose is liable for the claim and is demise charterer or owner of the ship when the arrest is effected; |
c) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó; | c) The claim is based upon a mortgage or a "hypothèque" or a charge of the same nature on the ship; |
d) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó; | d) The claim relates to the ownership or possession of the ship; |
đ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó. | dd) The claim is secured by a maritime lien in connection with such ship. |
2. Việc bắt giữ tàu biển cũng được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác thuộc quyền sở hữu của người phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải và tại thời điểm khiếu nại hàng hải đó phát sinh mà người đó là: | 2. Arrest of a ship is also permissible of any single ship or other ships which, when the arrest is effected, is or are owned by the person who is liable for the maritime claim and who was, when the claim arose: |
a) Chủ sở hữu của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải; | a) Owner of the ship in respect of which the maritime claim arose; |
b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải. | b) Demise charterer, time charterer or voyage charterer of that ship. |
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với khiếu nại hàng hải liên quan đến quyền sở hữu tàu biển. | 3. The provision laid down in paragraph 2 of this Article does not apply to maritime claims in respect of ownership or possession of a ship. |
Điều 141. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải | Article 141. Period of arrest of ships during which a maritime claim is secured |
1. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ. | 1. The period of arrest of a ship during which a maritime claim is secured shall last 30 days from the date on which the ship is arrested. |
2. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển, thì thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tòa án có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. | 2. During the period of arrest of a ship as a manner of securing a maritime claim, if the person filing a request for such arrest brings proceedings before a Court or submit a claim to the Arbitration Tribunal against any dispute and insists on request for such arrest, the period of such arrest for the purpose of securing the claim shall terminate whenever the Court decides whether an interim injunction is applied to arrest such ship. |
Điều 142. Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải | Article 142. Bases for release of a ship arrested to secure a maritime claim |
1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây: | 1. The ship which is under arrest for the purpose of securing a maritime claim shall be released at once when the following requirements are met: |
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ; | a) The ship owner, charterer or operator has already implemented security measures or repaid all debts owed; |
b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín; | b) Property-related obligations assumed by the ship owner, charterer or operator have been secured by any other person acting on their behalf, or have been fulfilled under the letter of commitment issued by a credit institution. The Ministry of Finance shall make the list of reliable credit institutions known to the public; |
c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển; | c) Upon the request of the person filing a request for arrest on his own; |
d) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy; | d) Decision on arrest of a ship has been cancelled; |
đ) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết. | dd) The validity period of arrest of a ship according to the Court’s judgement has expired. |
2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển. | 2. Security measures shall be agreed upon between parties. In the absence of agreement between parties as to the amount and form of the security, the Court shall determine its nature and amount thereof, not exceeding the value of the arrested ship or of property obligation which serves as the basis for such arrest in the event that such property obligation is less than the value of the ship. |
Điều 143. Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải | Article 143. Request for release of an arrested ship to secure a maritime claim |
Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng, người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ. | Whenever there exists one of bases referred to in subparagraph 1, b and c paragraph 1 Article 142 hereof, the ship owner, charterer, operator, master, person filing a request for arrest of a ship and other persons involved shall be entitled to release the arrested ship. |
Điều 144. Bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải | Article 144. Re-arrest of a ship for the purpose of securing a maritime claim |
1. Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ trường hợp sau đây: | 1. The ship arrested to secure a maritime claim which has been released or has provided any security measure that is implemented against a maritime claim shall not be likely to be rearrested on similar bases thereto, except for the followings: |
a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả; | a) Total value of security provided is not sufficient to secure such property obligation if such total value is less than value of the released ship; |
b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh; | b) The guarantor securing the property obligation on behalf of the ship owner, charterer or operator fails or is unable to meet a part or whole of the property obligation undertaken; |
c) Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng; | c) Release of a ship or cancellation of any security measure has already been ordered upon the request of the person submitting a claim for such arrest on sound and sufficient grounds; |
d) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết. | d) The person submitting a claim for arrest of a ship is not capable of preventing such release or cancellation of such security measure even though necessary measures have been applied. |
2. Không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy hoặc thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết. | 2. If there is an absence of the Court’s judgement over arrest of the ship or the ship has escaped from the place of arrest, such ship shall not be considered to be released from arrest, except when the judgement over such arrest has been void or the period of arrest according to the Court’s judgement has expired. |
3. Thủ tục bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Mục này. | 3. Procedures for re-arrest of a ship with an aim of securing a maritime claim shall be similar to those for arrest thereof in accordance with regulations laid down in this Section. |