Meido ở đâu?

Thần thoại Nhật Bản

Meido 冥途 (Hán dịch: Minh Đồ) là con đường tăm tối; thế giới bên dưới.

Khi người chết, họ sẽ vào Tengoku (thiên đường) hoặc đến Jigoku (địa ngục). Nếu họ sống một cuộc sống thánh thiện hoặc một cuộc sống hoàn toàn xấu ác, họ có thể thẳng vào Tengoku hoặc Jigoku. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người – những người làm cả điều thiện và điều ác trong cuộc sống – linh hồn sẽ đi đến Meido. Ở đó, họ phải đối mặt với thử thách của các phán quan, những phán quan có hình dạng thật của một vị Phật hoặc một vị thần. Sau đó, các linh hồn sẽ bị đưa đến Tengoku hoặc Jigoku. Meido là một nơi khủng khiếp. Nơi đó tối tăm, nhiều gió và đầy rẫy những cảnh tượng, âm thanh, tra tấn khủng khiếp. Đó là một hành trình dài, không có nghỉ ngơi hay có sự thoải mái.

Để đi vào thế giới bên dưới, linh hồn trước tiên phải băng qua sông Sanzu (Hán dịch: sông Tam Đồ Xuyên), đánh dấu ranh giới giữa thế giới này và thế giới của người chết. Sông Sanzu được cho là nằm ở đâu đó trên Núi Osore, nghĩa đen là Núi Fear (Sợ Hãi), một ngọn núi lửa hoang tàn nằm ở phía bắc Nhật Bản. Mặc dù bề ngoài của nó – được bao phủ bởi đá nổ, những hố sủi bọt của chất lỏng sẫm màu và lỗ thông hơi phun ra khí độc – Núi Osore là một trong ba nơi linh thiêng nhất ở Nhật Bản. Pháp sư mù Itako sẽ giao tiếp với người chết khi họ đến gần ngọn núi.

Khi chết, ba vị oni (quỷ) sẽ đến hộ tống họ đến Meido trong chuyến hành trình bảy ngày. Cuộc hành trình thật khắc nghiệt và khủng khiếp. Trời tối, và gió hú mạnh liên tục. Sự thối nát của thế giới sống hiện thực hóa thành những thanh kiếm trong cõi này này, nó xuyên qua cơ thể của những người đi đường, biến địa hình quanh đấy thành một biển máu.

Vài ngày trên đường đi, linh hồn người chết bị những con chim khủng khiếp tấn công, chúng xé da và mổ mắt họ. Trong khi đó, những con chim chế nhạo và hét vào các linh hồn hãy nhanh lên. Linh hồn người chết khóc than “Tại sao các ông không nói với tôi sớm hơn thì lẽ ra tôi đã vội vã đi ngay từ đầu!”. Chim kêu lên “Linh hồn ngu ngốc này đang nói gì thế!”. “Chúng tôi đã đậu trên mái nhà của hắn từ ba ngày trước khi hắn chết, đã cảnh báo hắn hãy bắt đầu cầu nguyện! Kẻ ngu ngốc đó chỉ nói, ‘Hôm nay, những con quạ thật ồn ào. Bà hàng xóm chắc sắp chết. Mang cho bà ít đường.’ À, bà già vẫn còn sống và vui vẻ ăn đường!”

Tiếp theo, các linh hồn đến một ngọn núi khổng lồ phủ đầy gai nhọn. Đường lên núi dốc và cao đến không tưởng. Các linh hồn kêu lên, “Lúc sống già yếu bệnh tật, làm sao tôi có thể leo lên một ngọn núi như vậy lúc này?” Oni trả lời, “Linh hồn ngu ngốc! Đây là ngọn núi tham trong lòng của ngươi! Mỗi khi ngươi muốn một thứ gì đó của người hàng xóm, hoặc ham muốn tài sản trên trần gian, ngươi góp vào ngọn núi này! Ngươi đã xây nó, giờ ngươi hãy leo lên! ” Bất cứ ai tụt lại phía sau đều bị đánh khủng khiếp bởi gậy sắt của oni.

Cuối cùng, sau bảy ngày, các linh hồn đến sông Sanzu và phải đối mặt với phán xét của Vua Shinkō. Shinkō phán xét các linh hồn theo số lượng sinh vật mà họ giết, đến từng con bọ bị bóp chết và từng con cá bị bắt. Những người mà Shinkō phán là xấu xa sẽ đi thẳng đến Jigoku. Những người khác có thể băng qua sông tùy thuộc vào khả năng của họ trong lúc phán xét. Để băng qua sông Sanzu, các linh hồn phải trả phí 6 mon (một dạng tiền tệ cũ). Vật này được chôn cùng với người đã khuất trong tang lễ. Những người không được cử hành tang lễ đúng cách và không có 6 mon thì không thể qua sông. Đây là lý do mà ngày thứ bảy sau khi chết là một ngày quan trọng trong các tang lễ của Nhật Bản. Các nghi lễ cầu nguyện thực hiện cho những người đã khuất trong lúc bị phán xét để giúp họ qua sông.

Có một cây cầu lớn bắc qua một phần sông Sanzu. Một phần khác của sông cạn và có thể qua được. Phần còn lại của con sông rất hoang sơ và sâu thẳm với đầy những loài rắn độc. Những linh hồn làm nhiều việc tốt được phép qua cầu. Những linh hồn có làm cả thiện và ác có thể vượt qua sông ở chỗ cạn. Những linh hồn xấu ác nhất chỉ có thể vượt qua bằng cách bơi qua những ghềnh đầy rắn. Vượt sông Sanzu mất bảy ngày.

Sau khi qua sông, các linh hồn đối mặt với Datsueba và Keneō. Hai oni này lấy đi những quần áo bị ướt và nặng nè trên linh hồn, từ khi băng qua sông, và treo chúng trên cây. Số lượng cành bị uốn cong dưới sức nặng của quần áo là thước đo tội lỗi mỗi linh hồn, và được dùng làm bằng chứng trong những thử thách sắp tới. Nếu một linh hồn đến đây mà không có quần áo — có lẽ đã vứt bỏ khi bơi qua sông — thay vào đó, Datsueba sẽ lột da của người đó treo lên cây thay thế cho quần áo.

Ngục thứ hai diễn ra mười bốn ngày sau khi chết, và do Vua Shokō giám sát. Shokō phán xét các linh hồn họ qua việc họ trộm cắp trong lúc sống. Cũng như ở ngục trước, Ngài tống thẳng những người phạm tội nặng nhất xuống địa ngục, đồng thời cho những người lương thiện được chuyển sang ngục tiếp theo. Một lần nữa, ngày thứ mười bốn sau khi chết là một ngày quan trọng để các thành viên trong gia đình thực hiện nghi lễ tôn vinh người đã khuất, nhằm giúp người đó vượt qua ngục này.

Trước khi đến ngục thứ ba, mỗi linh hồn phải đi qua một cánh cổng kiên cố được một oni dữ tợn canh giữ. Oni cầm những thanh kiếm lớn, thứ mà y dùng để chặt tay chân của các linh hồn, và nói rằng, “Bàn tay đó đã giúp ngươi phạm tội. Nay ta sẽ cắt nó cho ngươi! ” Các linh hồn sau đó phải băng qua một con sông khổng lồ, rộng hơn cả sông Sanzu, và chứa đầy nước sôi. Dòng sông phát ra khói mùi hôi ở mọi hướng trong nhiều dặm.

Ngục thứ ba diễn ra 21 ngày sau khi chết, và được Vua Sōtei giám sát. Sōtei phán xét các linh hồn bằng cách sử dụng một con mèo và một con rắn. Con mèo phán xét linh hồn của người đàn ông; nó cắn vào dương vật của họ và mức độ thương tích — từ một vết xước nhẹ cho đến đứt lìa hoàn toàn — nó được dùng làm thước đo tội lỗi tình dục của một người. Con rắn phán xét linh hồn của phụ nữ; nó được đưa vào người phụ nữ, và độ sâu mà nó có thể vào được dùng để xác định độ sâu tội lỗi của cô ấy. Như ngục trước, một số sẽ tiếp tục xuống địa ngục, trong khi những người khác – với sự giúp đỡ từ gia đình còn sống của họ bằng cách cầu nguyện – sẽ chuyển sang ngục tiếp theo.

Ngục thứ tư, 28 ngày sau khi chết, được Vua Gokan giám sát. Gokan phán xét người chết dựa trên số lần họ nói dối trong cuộc sống. Ngài cân mỗi linh hồn với một tảng đá lớn. Số lượng đá cân ra sẽ xác định trọng lượng tội lỗi của một người. Những kẻ nói dối quá nhiều sẽ bị trừng phạt— những người không nói dối có thể tiếp tục bị phán xét lại lần nữa. Một lần nữa, gia đình lại tổ chức cầu nguyện để giúp đỡ người thân của họ được ra khỏi ngục này, với hy vọng sẽ lay chuyển lòng thương xót của diêm vương.

Tiếp theo, các linh hồn phải băng qua một vùng rộng lớn, hoang vắng với chiều dài không thể đo lường được. Những viên bi sắt nóng đỏ liên tục rơi xuống như mưa từ trên trời, đốt cháy da thịt của các linh hồn, khiến bàn chân của họ bị phồng rộp khi họ đi trên con đường đến ngục tiếp theo.

Ngục thứ năm, 35 ngày sau khi chết, được U Minh Giáo Chủ Enma giám sát. Sự phán xét của Enma là cơ hội cuối cùng để kháng cáo số phận của một người thông qua những lời cầu nguyện và lễ tưởng niệm do những người thân còn sống thực hiện. Enma dẫn mỗi linh hồn đến một tấm gương lớn, tấm gương sẽ chiếu lại cuộc đời của họ, cùng với tất cả tội lỗi hiện ra rõ ràng. Quyền của Enma là quyết định linh hồn sẽ chuyển sinh vào một trong sáu cõi Phật giáo (lục đạo luân hồi): cõi trời, cõi người, cõi atula, cõi thú, cõi của gaki (hay ngạ quỷ), hay cõi địa ngục.

Sau 42 ngày, những linh hồn đã đến được đây nay phải đối mặt với sự phán xét của Vua Henjō . Henjō quyết định vị trí tái sinh của mỗi linh hồn dựa trên các ghi chép từ gương của Enma và của Gokan.

Tiếp theo, các linh hồn phải băng qua một vùng đất tối tăm, đầy những động vật kỳ lạ có tiếng kêu xuyên qua bóng tối và tràn ngập bầu không khí đáng sợ. Những con chim lạ tấn công các linh hồn, thổi lửa vào họ và dùng mỏ sắc nhọn đâm vào họ.

Vào ngày thứ 49 sau khi chết, các linh hồn được đưa đến nơi xét xử của Vua Taizan. Lễ tưởng niệm 49 ngày là lễ quan trọng, có nhiều người thân trong gia đình tham dự để cầu siêu cho người đã khuất; Điện của Vua Taizan là cơ hội cuối cùng để tránh xuống địa ngục. Ngài sử dụng thông tin từ các diêm vương trước để xác định các điều kiện còn lại cho việc tái sinh của mỗi linh hồn.

Sau khi hoàn thành xử tội ở ngục này, mỗi linh hồn đi đến một con đường có sáu cổng torii, mỗi cổng đại diện cho một trong các cõi Phật giáo. Không có cách nào để biết cánh cổng nào dẫn đến cảnh giới nào, và mỗi linh hồn phải tự mình quyết định đi vào cánh cổng nào. Khi đi qua cánh cổng, linh hồn đi dọc theo một con sông băng khổng lồ, và rời Meido đến thế giới tiếp theo, bất kể đó là thế giới nào. Đối với nhiều người, cuộc hành trình kết thúc ở đây. Những người xứng đáng có thể thấy mình trong Tengoku. Những người khác được tái sinh thành người, động vật, hoặc tệ hơn. Đối với những người được coi là không xứng đáng với ngay cả những hình thức tái sinh thấp nhất, sẽ có nhiều đợt xử tội hơn đang chờ đợi trong cõi Jigoku.

Sách Song Ngữ (sachsongngu.top) dịch và chỉnh sửa.
Nguồn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *