Lời Nói Đầu

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Tác Giả: Bhante Henepola Gunaratana
Jeanne Malmgren

Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh

PrefaceLời Nói Đầu
WRITING AN AUTOBIOGRAPHY might seem like an inappropriate exercise for a bhikkhu, a Buddhist monk, since we bhikkhus strive to eradicate the ego, not glorify it.   Viết tự truyện có lẽ không phải là chuyện một vị tỳ kheo, một nhà sư Phật giáo nên làm, vì các tỳ kheo chúng tôi phải luôn phấn đấu để diệt ngã, không phải để tôn vinh nó.
Through meditation and mindfulness we want to let go of attachments and practice selflessness. Qua thiền quán và chánh niệm chúng tôi muốn tu tập buông bỏ ái luyến, thực hành vô ngã.
Why then would I write a whole book about me? Vậy thì tại sao tôi lại viết cả một quyển sách về mình?
The idea, oddly enough, came from my meditation retreats.   Cũng khá lạ lùng là ý tưởng ấy lại đến trong những khoá thiền của tôi.
Whenever I teach a retreat, I invite attendees to write questions on slips of paper and put them in a box.    Bất cứ khi nào hướng dẫn một khoá thiền, tôi thường yêu cầu các thiền sinh viết các câu hỏi ra giấy, rồi bỏ vào trong một cái hộp.
Each evening, after my formal Dhamma talk, a lecture about the essence of the Buddha’s teachings, I pull a few of the slips out of the box, one by one, and answer whatever question is there. Mỗi tối, sau buổi thuyết pháp chính thức của tôi, giảng về những điều dạy căn bản của Đức Phật, tôi bốc một vài tờ giấy đó ra khỏi hộp, từng cái từng cái, và trả lời bất cứ câu hỏi gì ở đó.
Usually people want to know about meditation: how to keep up the momentum they’ve built at the retreat; what to do when they are so agitated they can’t sit still; how to practice if they don’t have a good teacher nearby.   Thường các thiền sinh muốn biết về việc hành thiền: làm thế nào để duy trì được mức độ mà họ đã thực hành được ở các khoá tu; họ phải làm gì khi quá phẫn nộ đến nỗi không thể ngồi yên; làm thế nào để thực hành nếu họ không có một vị thầy tốt ở cạnh bên.
Sometimes, though, someone asks a question about my life:  Tuy nhiên, đôi khi cũng có người hỏi về cuộc đời tôi:
“How long have you been a monk?”   “Thưa, Sư đã tu được bao lâu rồi?”
“What was it like, growing up in Sri Lanka?”   “Thưa, là người sinh ra và trưởng thành ở Tích Lan, Sư có cảm giác thế nào?”
“How do you maintain monastic discipline in this world full of temptations?”   “Thưa, làm sao Sư có thể giữ được các giới luật của người tu trong cái thế giới đầy những cám dỗ nầy?”
When I answer those kinds of questions, I tend to ramble.    Khi trả lời những loại câu hỏi này tôi thường lan man, dông dài.
I tell stories about my life and people seem to enjoy them. Tôi  kể những câu chuyện về đời tôi và các thiền sinh có vẻ rất thích thú.
The meditation hall, usually a silent place, fills with laughter. Thiền đường, thường là nơi yên tĩnh, lại đầy vang tiếng cười.
Often the students say, “Bhante, you should write your autobiography!” Các thiền sinh thường nói, “Bhante, Sư nên viết quyển tự truyện của mình”.
I’ve read a few life stories of spiritual men and women, and in them, it always seems like miraculous, wondrous things happen to the main character.   Tôi đã đọc một vài câu chuyện đời của các vị thầy tâm linh nam cũng như nữ, và trong đó, lúc nào hình như cũng có những việc mầu nhiệm, lạ thường xảy đến cho nhân vật chính.
Sometimes, the main character may even be the one performing miracles. Đôi khi, nhân vật chính có thể là người đã tạo ra những phép mầu đó.
Reading these amazing stories, one might conclude that spiritual people are somehow very different from regular people.   Đọc những câu chuyện đầy ấn tượng này, người ta có thể kết luận rằng những người sống về tâm linh dầu gì cũng rất khác với người bình thường.
As for me, I can claim no miracles. Nhưng đối với tôi, tôi không thể kể về một sự mầu nhiệm nào.
I have been a simple person all my life. Suốt cuộc đời, tôi chỉ là một người bình thường.
Early on I learned that if I worked hard, I would usually get good results — nothing supernatural about that. Ngay từ thời trẻ, tôi đã được dạy rằng, nếu siêng năng làm việc thì tôi sẽ được những kết quả tốt - không có gì là thần kỳ về điều đó.
In many ways my life is probably much like yours. Có thể dưới nhiều cách nhìn,  cuộc đời của tôi cũng rất giống cuộc đời của bạn.
And so I was hesitant to write the book my students were suggesting.   Vì thế tôi rất do dự khi  viết quyển sách mà các đệ tử của tôi đã đề nghị.
I worried that it would appear to be an exercise in ego. I was afraid people might think I had grown vain and self-absorbed in my old age. Tôi lo âu rằng nó sẽ là một biểu hiện của ngã mạn, lo sợ rằng người ta có thể nghĩ ở tuổi già, tôi đã trở nên rồ dại và quá chấp ngã.
“Not necessarily,” a friend told me.   “Không nhất thiết là vậy,” một người bạn đã bảo tôi.
“You might be able to do some teaching by telling your own story.” I thought about that. “Có thể qua câu chuyện đời mình, Sư sẽ để lại một bài học gì đó”.
I thought about my life and realized that, yes, this might indeed be an opportunity to show how the Buddha’s teachings can be an extraordinary guide, leading a simple person like myself to a life of great happiness, great fulfillment.  Tôi đã suy nghĩ về điều nầy.  Tôi đã quán sát về cuộc đời mình và nhận ra rằng, vâng, đây thật sự có thể là một cơ hội để mọi người thấy rằng giáo lý của Đức Phật là những lời hướng dẫn tuyệt diệu, khiến cho một người tầm thường như bản thân tôi có được một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy tự tại.
As a monk, I have dedicated my life to protecting and maintaining the Buddha’s teachings.   Là một tu sĩ, tôi đã hiến dâng cuộc đời mình để bảo vệ và duy trì giáo lý của Đức Phật.
I have found that because of that, the Dhamma has protected and maintained me as well.  Ngược lại, Phật Pháp cũng đã bảo vệ và duy trì tôi.
That’s what I have learned in my seventy-five years. Đó là những gì tôi đã học được trong suốt 75 năm của cuộc đời.
And that’s the essence of what I want to share with you in all these rambling stories about my life. Căn bản đó là những gì tôi muốn chia sẻ với bạn trong những câu chuyện dông dài về cuộc đời tôi.
For example, I can say sincerely that whenever I was arrogant in my life, I suffered a great deal.   Thí dụ, tôi có thể nói một cách thành thật rằng bất cứ khi nào tôi cảm thấy tự cao, tự đại trong cuộc đời mình, thì tôi phải lãnh chịu nhiều đau khổ.
As a young man in monks’ college, I spied on other students, I gossiped, I was always looking for others’ faults.  Khi còn là một tu sĩ trẻ trong các Phật học viện, tôi thường dò xét các huynh đệ khác, tôi nói lén, tôi luôn tìm lỗi của người.
And because of that, I was miserable. Và vì thế, tôi luôn đau khổ.
In fact, I’d say that has always been my greatest weakness: finding fault in others.   Đúng ra, tôi phải nói rằng đó luôn là yếu điểm lớn nhất của tôi: xét lỗi của người.
Rising above that defilement even a little bit took many long years, through much trial and error, and even now I occasionally struggle with it. Thoát khỏi được tính xấu đó dầu chỉ chút ít, tôi cũng phải mất rất nhiều năm, qua rất nhiều cố gắng và lầm lỗi. Ngay chính bây giờ đôi khi tôi vẫn còn phải tranh đấu với nó.
But more or less, I’m happy to say, I can now pretty much accept people as they are.  Nhưng dầu ít hay nhiều, tôi cũng rất hạnh phúc để nói rằng, bây giờ tôi có thể chấp nhận người khác như họ là.
And my life (not to mention theirs!) is so much smoother as a result. Và cuộc đời tôi (không, kể cả của họ!) đã trở nên thanh thản hơn cũng nhờ đó.
By relying on the Buddha’s teachings, I have learned slowly to withdraw from conflict rather than charging into it or, worse still, going looking for it.   Nương tựa vào những điều dạy của Đức Phật, tôi đã tu tập để dần dần tránh xa những xung đột hơn là tạo ra chúng, hay tệ hơn nữa, đi tìm chúng.
That, too, has made life immeasurably more peaceful. Điều đó đã khiến cho cuộc đời của tôi được yên ổn không thể kể xiết.
With the help of the Buddha’s teachings and the practice of mindfulness, the greatest change I have made in myself, I think, is that I can easily forgive people now, no matter what they do, and believe me, this skill didn’t come easily! I had to work long and hard at it.   Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người, bất kể là họ đã làm gì, và hãy tin tôi, thiện tánh nầy thật không phải dễ mà có được!  Tôi đã phải thực hành rất lâu, rất tinh tấn mới được.
But my own anger, contentiousness, and judgmentalness were fertile ground for practice.  Nhưng sân hận, tự mãn và tánh hay phán đoán của tôi là những mảnh đất màu mỡ để tôi thực hành.
Just because a person becomes a monk, by no means is he immediately free from all defilements of character or empty of worldly concerns. Chỉ vì một người đã trở thành tu sĩ, không có nghĩa là người ấy lập tức thoát khỏi những tính cách uế nhiễm hay không quan tâm đến chuyện thế gian.
As you will see over and over in this book, even in the supposedly noble world of spiritual work, I encountered — in myself and in others — petty jealousies, backstabbing, indifference, and cruelty. Như bạn sẽ thấy trong suốt quyển sách, ngay chính  trong thế giới được coi là cao thượng của  tâm linh, tôi đã từng cảm nhận – nơi chính bản thân hay nơi người khác - những sự ganh tỵ nhỏ nhen, hại người, sự thờ ơ và lòng độc ác.
When I reminisce now, I can see that all those things that seemed so awful at the time have ultimately led to positive outcomes.   Giờ khi nghĩ lại, tôi thấy rằng tất cả những việc dường như rất tồi tệ lúc đó, cuối cùng cũng dẫn tới những kết quả tích cực.
All the people and situations that I thought were painful were also teachers pushing me in the direction I was supposed to go, pointing out what I needed to learn to become happy. Tất cả những người hay những hoàn cảnh mà tôi đã nghĩ là chướng nghịch, thật ra cũng đã là những vị thầy thúc đẩy tôi đi con đường đã chọn, chỉ cho tôi những gì tôi cần tu tập để đạt được hạnh phúc.
In retrospect, I am grateful for the mysterious chain of causes and effects that unfolded in my life, even though many of them felt awful and unlucky at the time.   Nhìn ngẫm lại, tôi rất mang ơn những chuỗi nhân quả kỳ diệu đã xảy ra trong cuộc đời tôi, mặc dầu, lúc đó, nhiều điều đã khiến tôi cảm thấy vô cùng đau đớn, bất hạnh.
If my father had not been such a strict disciplinarian, I might not have left home to become a monk.  Nếu cha tôi không phải là một người quá khắc nghiệt, có thể tôi đã không bỏ nhà đi tu.
If my teachers hadn’t punished me so severely, I wouldn’t have gone off to missionary school.  Nếu các vị thầy của tôi đã không phạt tôi quá nặng, tôi đã không tìm đến các trường truyền giáo.
If I hadn’t lost my memory and needed a “cure,” I might never have taken an interest in meditation.  Nếu tôi đã không bị mất trí nhớ và cần ‘thuốc chữa’, có thể tôi chẳng bao giờ quan tâm đến thiền.
If I hadn’t fallen sick working with the Untouchables of India, I wouldn’t have left to go to Malaysia. Nếu tôi không cảm thấy chán làm việc với những người hạ tiện ở Ấn Độ, tôi đã không bỏ Ấn Độ sang Malaysia.
If my visa had been extended in Malaysia, I probably would never have ventured to America.  Nếu visa của tôi được gia hạn ở Malaysia, có thể tôi sẽ chẳng bao giờ phiêu lưu đến nước Mỹ.
And if things hadn’t fallen apart so bitterly at the Washington Buddhist Vihara, I might not have started Bhavana Society. Và nếu mọi sự  đã không tan vỡ một cách đớn đau ở chùa Phật giáo Washington (Washington Buddhist Vihara), có thể tôi đã không thiết lập hội Bhavana.
But this has been my life, and I am grateful for all of it. Nhưng đó là cuộc đời tôi và tôi biết ơn tất cả.
Even so, it pained me to write about some of these things, to dredge up the memories of old hurts and conflicts.   Dầu vậy, tôi vẫn thấy đau đớn khi viết về một số điều nầy, đào xới lại kỷ niệm của những nỗi đau, ưu phiền cũ.
Several times I nearly lost my nerve and withdrew from the plans for this book. Nhiều lần tôi gần như không còn ý chí và đã muốn bỏ ý định hoàn thành sách.
In my periods of doubt, I kept remembering the words of Mark Twain: “Only dead men tell the truth.”  Trong những khoảng thời gian khi hoài nghi dằn vặt, tôi luôn nhớ đến câu nói của Mark Twain: “Chỉ có người chết mới nói sự thật.”
I thought about the sometimes ugly truths of my life, and I worried.   Tôi đã nghĩ về những sự thật đôi khi rất xấu xa trong đời tôi, và tôi cảm thấy lo lắng.
If I wrote about them honestly, I would be displaying my weaknesses, my shortcomings.  Nếu tôi viết về chúng một cách thành thật, tôi sẽ phơi bày những yếu kém, những thiếu sót của mình.
But hiding the truth — well, that didn’t feel right either. Nhưng che giấu sự  thật - điều đó cũng không đúng.
And furthermore, it seemed so un-monk-like to write about unpleasant conversations and situations that happened decades ago, to reveal people who were unkind to me, especially when many of them aren’t around anymore to defend themselves. Ngược lại, tính cách của một tu sĩ không phải là để viết về những lời nói hay hoàn cảnh không được tốt đẹp đã xảy ra hàng thế kỷ trước, để tiết lộ về những người không tốt với tôi, nhất là khi nhiều người trong số họ không còn sống để tự bào chữa.
Adding to my worries was the fact that my native culture does not prize open discussion of conflict.   Bên cạnh những nỗi lo đó nền văn hoá và phong tục nơi tôi sinh ra, không ủng hộ việc công khai các cuộc tranh chấp, xung đột.
When my Sinhalese nephews read an early draft of this manuscript, they were aghast.  Khi các cháu người Sinhala của tôi đọc bản thảo đầu tiên của quyển sách này, họ rất kinh hoàng.
“You can’t talk about people this way,” they said.  “Sư không thể nói về người ta như vậy,” họ phê bình.
“Why do you want to rehash these old problems? It can only cause trouble.”  “Tại sao Sư muốn bới lại những vấn đề cũ? Chúng chỉ đem lại phiền não cho Sư.”
People in Sri Lanka don’t want to hear about a monk’s mistakes or character flaws.   Người cư sĩ Tích Lan không muốn nghe về những lầm lỗi hay thiếu sót của người tu.
They prefer to think of him as an exalted holy man to whom they can bow down in reverence. Họ thích nghĩ về người tu như là một người thánh thiện, cao thượng mà họ có thể bái lạy với lòng cung kính.
In the spiritual economy of Asian Buddhist monastics and laypeople, honoring a venerable bhikkhu by giving him gifts or supporting him brings spiritual merit.  Trong mối liên hệ tâm linh giữa người tu và hàng cư sĩ Phật giáo Á châu, việc bày tỏ lòng kính trọng một vị tỳ kheo bằng cách cúng dường hay giúp đỡ vị ấy, đem lại những phần thưởng tâm linh.
To find out that he is anything less than worthy would disturb a layperson’s sense of order. Vì thế nếu họ khám phá ra một vị tỳ kheo có những điều không xứng đáng, sẽ làm đảo lộn cảm giác về tôn ti trật tự của người cư sĩ.
But in Western culture, the truth is highly prized.   Nhưng trong nền văn hoá Tây phương, sự thật rất được đề cao.
So I couldn’t tell my life story and leave out the bad parts; that would be a “sanitized” version and would perhaps be perceived as dishonest. Vì thế tôi không thể kể câu chuyện của đời mình, mà bỏ qua những điều không tốt đẹp; đó sẽ là một bản thảo được ‘lược bớt’ và có thể sẽ bị coi là gian dối.
And if I portrayed myself as never having struggled with difficulties and shortcomings, my story certainly wouldn’t help anyone see the value of the Dhamma in dealing with life’s slings and arrows.  Và nếu tôi tự họa mình như một người chưa bao giờ phải đương đầu với những khó khăn, yếu kém, thì câu chuyện của tôi chắc chắn không thể giúp ai nhìn thấy được giá trị của Phật pháp, trong việc giúp tôi đương đầu với những làn tên, mũi đạn của cuộc đời.
The first of the Buddha’s noble truths is that life contains suffering.   Chân lý đầu tiên trong Tứ diệu đế của Đức Phật là cuộc đời chứa đầy đau khổ.
We cannot avoid suffering. Chúng ta không thể thoát khỏi khổ đau.
Our only option is to work at overcoming the defilements within ourselves that cause suffering: greed, anger, and delusion.  Sự chọn lựa duy nhất của chúng ta là phải cố gắng chế ngự các uế nhiễm: tham, sân và si, nơi bản thân là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ.
Overcoming these defilements is a lifelong task, as I hope the story of my simple life, my own journey to mindfulness, will show.  Chế ngự được các uế nhiễm này là công phu tu tập của cả một đời, mà tôi hy vọng là câu chuyện đời tầm thường của tôi, cuộc hành trình đi đến chánh niệm của bản thân tôi, sẽ chứng tỏ điều đó.
 But I also hope my story will illustrate that, no matter how strong they may be, the sources of suffering can be overcome in your life, too! Và tôi cũng mong, câu chuyện của tôi sẽ minh chứng rằng, dầu những khổ đau của bạn có mãnh liệt tới đâu, bạn cũng sẽ chế ngự được chúng.
 But I also hope my story will illustrate that, no matter how strong they may be, the sources of suffering can be overcome in your life, too! Và tôi cũng mong, câu chuyện của tôi sẽ minh chứng rằng, dầu những khổ đau của bạn có mãnh liệt tới đâu, bạn cũng sẽ chế ngự được chúng.