Tiêu thụ quá mức

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Effects – Tác động

A fundamental effect of overconsumption is a reduction in the planet’s carrying capacity. Excessive unsustainable consumption will exceed the long-term carrying capacity of its environment (ecological overshoot) and subsequent resource depletion, environmental degradation and reduced ecosystem health. In 2020 multinational team of scientists published a study, saying that overconsumption is the biggest threat to sustainability. According to the study, a drastic lifestyle change is necessary for solving the ecological crisis.

Tác động cơ bản của việc tiêu thụ quá mức là giảm khả năng chống chịu của hành tinh. Tiêu thụ quá mức không bền vững sẽ vượt quá khả năng chịu đựng lâu dài của môi trường (quá tải sinh thái) và tiếp theo là sự cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường và làm suy giảm hệ sinh thái. Vào năm 2020, nhóm các nhà khoa học đa quốc gia đã công bố một nghiên cứu, nói rằng tiêu thụ quá mức là mối đe dọa lớn nhất đối với bền vững. Theo nghiên cứu, cần phải thay đổi lối sống lành mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái.

A 2020 study published in Scientific Reports, in which both population growth and deforestation were used as proxies for total resource consumption, warns that if consumption continues at the current rate for the next several decades, it can trigger a full or almost full extinction of humanity. The study says that “while violent events, such as global war or natural catastrophic events, are of immediate concern to everyone, a relatively slow consumption of the planetary resources may be not perceived as strongly as a mortal danger for the human civilization.” To avoid it humanity should pass from a civilization dominated by the economy to a “cultural society” that “privileges the interest of the ecosystem above the individual interest of its components, but eventually in accordance with the overall communal interest.”

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Scientific Reports, trong đó gia tăng dân số và nạn phá rừng đều được sử dụng làm ví dụ điển hình cho việc tiêu thụ tổng tài nguyên, báo cáo này cảnh báo rằng nếu việc tiêu thụ tiếp tục với tốc độ hiện tại trong vài thập kỷ tới, có thể gây ra sự tuyệt chủng hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Nghiên cứu nói rằng “trong khi các sự kiện bạo lực, chẳng hạn như chiến tranh toàn cầu hoặc các sự kiện thảm họa thiên nhiên, nhận được sự quan tâm ngay lập tức, thì việc tiêu thụ chậm các nguồn tài nguyên của hành tinh không được coi là mối nguy hiểm chết người đối với nền văn minh nhân loại.” Để tránh điều đó, nhân loại nên chuyển từ một nền văn minh bị chi phối bởi kinh tế sang một “xã hội văn hóa” “đặt lợi ích của hệ sinh thái lên trên lợi ích cá nhân, nhưng phải phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng.”

The scale of modern life’s overconsumption can lead to a decline in economy and an increase in financial instability. Some argue that overconsumption enables the existence of an “overclass”, while others disagree with the role of overconsumption in class inequality. [28]Population, Development, and Poverty all coincide with overconsumption; how they interplay with each other is complex. Because of this complexity it is difficult to determine the role of consumption in terms of economic inequality.

Quy mô tiêu thụ quá mức của cuộc sống hiện đại dẫn đến sự suy giảm nền kinh tế và gia tăng bất ổn tài chính. Một số ý kiến cho rằng tiêu thụ quá mức tạo ra sự tồn tại của “giai cấp quá mức”, trong khi một số ý kiến khác không đồng ý với vai trò của tiêu thụ quá mức trong sự bất bình đẳng giai cấp. Dân số, Phát triển và Nghèo đói đều trùng khớp với việc tiêu thụ quá mức; cách chúng tác động lẫn nhau rất phức tạp. [29] Vì sự phức tạp này, rất khó xác định vai trò của tiêu dùng trong điều kiện bất bình đẳng về kinh tế.

In the long term, these effects can lead to increased conflict over dwindling resources and in the worst case a Malthusian catastrophe. Lester Brown of the Earth Policy Institute, has said: “It would take 1.5 Earths to sustain our present level of consumption. Environmentally, the world is in an overshoot mode.”

Về lâu dài, những tác động này sẽ dẫn đến gia tăng xung đột về nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và trong trường hợp xấu nhất là thảm họa Malthusian. Lester Brown thuộc Viện Chính sách Trái đất, đã nói: “Phải cần “1 Trái đất rưỡi” để duy trì mức tiêu thụ hiện tại của chúng ta. Về mặt môi trường, thế giới đang ở trong chế độ quá tải.”

As of 2012, the United States alone was using 30% of the world’s resources and if everyone were to consume at that rate, we would need 3-5 planets to sustain this type of living. Resources are quickly becoming depleted, with about ⅓ already gone. With new consumer markets rising in the developing countries which account for a much higher percentage of the world’s population, this number can only rise.[32] According to Sierra Club’s Dave Tilford, “With less than 5 percent of world population, the U.S. uses one-third of the world’s paper, a quarter of the world’s oil, 23 percent of the coal, 27 percent of the aluminum, and 19 percent of the copper.” According to BBC, a World Bank study has found that “Americans produce 16.5 tonnes of carbon dioxide per capita every year. By comparison, only 0.1 tonnes of the greenhouse gas is generated in Ethiopia per inhabitant.”

Tính đến năm 2012, chỉ riêng Hoa Kỳ đã sử dụng hết 30% tài nguyên của thế giới và nếu mọi người tiêu thụ với tốc độ đó, chúng ta sẽ cần 3-5 hành tinh để duy trì kiểu sống này. Các nguồn tài nguyên đang nhanh chóng cạn kiệt, với khoảng ⅓ đã biến mất. Với các thị trường tiêu dùng mới gia tăng ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều trong dân số thế giới, con số này chỉ có thể tăng lên. Theo Dave Tilford của Câu lạc bộ Sierra, “Hoa Kỳ chỉ 5% dân số so với thế giới nhưng sử dụng 1/3 giấy thế giới, 1/4 lượng dầu trên thế giới, 23% than, 27% nhôm và 19% đồng.” Theo BBC, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã phát hiện ra rằng” Người Mỹ sản xuất 16,5 tấn carbon dioxide trên đầu người mỗi năm. Trong khi ở Ethiopia mỗi người dân tạo ra chỉ 0,1 tấn mỗi năm.”

A 2021 study published in Frontiers in Conservation Science posits that aggregate consumption growth will continue into the near future and perhaps beyond, largely due to increasing affluence and population growth. The authors argue that “there is no way—ethically or otherwise (barring extreme and unprecedented increases in human mortality)—to avoid rising human numbers and the accompanying overconsumption”, although they do say that the negative impacts of overconsumption can perhaps be diminished by implementing human rights policies to lower fertility rates and decelerate current consumption patterns.

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Frontiers in Conservation Science cho rằng tổng mức tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai gần và có lẽ xa hơn nữa, phần lớn là do sự giàu có và gia tăng dân số. Các tác giả lập luận rằng “không có cách nào—về mặt đạo đức hay cách khác để tránh gia tăng dân số và tình trạng tiêu thụ quá mức đi kèm” (ngoại trừ sự gia tăng cực độ tỷ lệ tử vong chưa từng có ở loài người), mặc dù tác giả nói rằng những tác động tiêu cực của việc tiêu thụ quá mức có thể giảm bớt bằng cách thực hiện các chính sách nhân quyền nhằm giảm tỷ lệ sinh và tốc độ tiêu dùng hiện tại.

Effects on health – Ảnh hưởng đến sức khỏe
A report from the Lancet Commission says the same. The experts write: “Until now, under-nutrition and obesity have been seen as polar opposites of either too few or too many calories,” “In reality, they are both driven by the same unhealthy, inequitable food systems, underpinned by the same political economy that is single-focused on economic growth, and ignores the negative health and equity outcomes. Climate change has the same story of profits and power,”. Obesity was a medical problem for people who overconsumed food and worked too little already in ancient Rome, and its impact slowly grew through history.[37] As to 2012, mortality from obesity was 3 times larger than from hunger,[38] reaching 2.8 million people per year by 2017.

Một báo cáo từ Ủy ban Lancet cũng nói như vậy. Các chuyên gia viết: “Cho đến nay, tình trạng thiếu dinh dưỡng và béo phì được coi là hai cực đối lập do nạp quá ít hoặc quá nhiều calo”, “Trên thực tế, cả hai đều do cùng một hệ thống thực phẩm không lành mạnh, không công bằng, được củng cố bởi cùng một nền kinh tế chính trị tập trung duy nhất vào tăng trưởng kinh tế và bỏ qua các kết quả tiêu cực về sức khỏe và công bằng. Biến đổi khí hậu có cùng một câu chuyện về lợi nhuận và quyền lực”. Béo phì đã có từ thời La Mã cổ đại, là một vấn đề y tế đối với những người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và làm việc quá ít, và tác động của nó dần dần tăng trong lịch sử. Tính đến năm 2012, tỷ lệ tử vong do béo phì cao gấp 3 lần so với tỷ lệ tử vong do đói, đạt 2,8 triệu người mỗi năm vào năm 2017

Overuse of artificial energy, for example, in cars, hurts health and the planet. Promoting active living and reducing sedentary lifestyle, for example, by cycling, reduces greenhouse gas emissions and improve health.

Chẳng hạn như việc lạm dụng năng lượng nhân tạo trong ô tô, gây hại cho sức khỏe và hành tinh. Thúc đẩy lối sống tích cực và giảm lối sống ít vận động, ví dụ như đi xe đạp, giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện sức khỏe
Global estimates – Ước tính toàn cầu
In 2010, the International Resource Panel published the first global scientific assessment on the impacts of consumption and production.[44] The study found that the most critical impacts are related to ecosystem health, human health and resource depletion. From a production perspective, it found that fossil-fuel combustion processes, agriculture and fisheries have the most important impacts. Meanwhile, from a final consumption perspective, it found that household consumption related to mobility, shelter, food, and energy-using products causes the majority of life-cycle impacts of consumption.

According to the IPCC Fifth Assessment Report, human consumption, with current policy, by the year 2100 will be seven times bigger than in the year 2010.

Năm 2010, International Resource Panel đã công bố đánh giá khoa học toàn cầu đầu tiên về tác động của tiêu dùng và sản xuất. Nghiên cứu cho thấy những tác động nghiêm trọng nhất có liên quan đến sức khỏe hệ sinh thái, sức khỏe con người và cạn kiệt tài nguyên. Từ góc độ sản xuất, nghiên cứu nhận thấy rằng các quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và thủy sản có những tác động quan trọng nhất. Trong khi đó, từ góc độ tiêu dùng cuối cùng, nghiên cứu cho thấy tiêu dùng hộ gia đình liên quan đến di chuyển, chỗ ở, thực phẩm và các sản phẩm sử dụng năng lượng gây ra phần lớn các tác động tiêu dùng trong vòng đời sản phẩm.

Theo Báo cáo Đánh giá Thứ năm của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), mức tiêu dùng của con người với chính sách hiện tại vào năm 2100 sẽ gấp 7 lần so với năm 2010.

Nguồn Wiki

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không công bố ra bên ngoài. Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để bình luận mà không cần điền tên, địa chỉ mail và trả lời câu hỏi. Required fields are marked *