ĐÔI DÒNG VỀ EPICTETUS

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

I. ĐÔI DÒNG VỀ EPICTETUS VÀ TÁC PHẨM CỦA ÔNG(3)

Part of Epictetus’s enduring appeal and widespread influence is that he wasn’t fussy about distinguishing between professional philosophers and ordinary people.Sự hấp dẫn lâu bền và ảnh hưởng rộng khắp của Epictetus, một phần là do ông không mơ hồ trong việc phân biệt giữa những triết gia chuyên nghiệp và những người bình thường.
He expressed his message clearly and zealously to all people interested in living a morally awake life. Ông diễn đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và nồng nhiệt; gửi đến tất cả những ai quan tâm đến việc sống một cuộc đời tỉnh thức về đạo đức.
Epictetus nevertheless staunchly believed in the necessity of training for the gradual refinement of personal character and behavior.Tuy nhiên, Epictetus vững tin vào sự tất yếu của việc rèn luyện để dần dần tinh lọc tính cách và hạnh kiểm cá nhân.
Moral progress is not the natural province of the highborn, nor is it achieved by accident or luck, but by working on yourself—daily. Sự tiến bộ đạo đức không phải là lãnh địa độc quyền của giới quý tộc, cũng không thể đạt tới do tình cờ hay may mắn; mà bằng cách tự rèn luyện bản thân - hằng ngày.
Epictetus would have had little patience for the aggressive position-taking and -defending and verbal pirouettes that unfortunately sometimes pass for “doing” philosophy in today’s universities.Có lẽ Epictetus đã không chịu được những trò pirouette(4) bằng lời nói có tính gây hấn để chiếm giữ và bảo vệ địa vị, mà rủi thay đôi khi được xem là “làm” triết học tại những trường đại học hiện nay.
As a master of succinct explanation, he would have been similarly suspicious of the murky verbiage found in academic, philosophical, and other dry texts. Là một bậc thầy có năng lực diễn đạt súc tích, có lẽ ông cũng ngờ vực cách diễn đạt rườm rà, tối mò được tìm thấy trong những văn bản hàn lâm, triết học và những văn bản khô khan khác.
Inasmuch as he passionately denounced displays of cleverness for its own sake, he was committed to non-patronizing explanations of helpful ideas for living well. Không chỉ kịch liệt tố giác việc phô trương kiến thức chỉ để được tiếng là người “uyên bác”(5), ông còn tận tụy với những lời giải thích của mình, không cần ai bảo lãnh về những ý tưởng hữu ích cho việc sống tốt.
He considered himself successful when his ideas were easily grasped and put to use in someone’s real life, where they could actually do some good elevating that person’s character. Ông tự xem là thành công khi những ý kiến của mình được dễ dàng nắm bắt và đưa vào thực hành trong đời thực, nơi mà chúng có thể thực sự nâng cao tính cách của con người.
In keeping with the democratic and unstuffy spirit of Epictetus’s doctrine, this volume encapsulates the great Stoic’s key ideas and uses down-to-earth language and imagery suited to our ears today.Để ăn nhịp với tinh thần dân chủ và phóng khoáng của học thuyết Epictetus, tập sách này đúc kết những ý tưởng then chốt của ông và dùng thứ ngôn ngữ và hình ảnh thực tế, phù hợp với đôi tai của con người hiện đại.
To present Epictetus’s teachings in as straight-forward and useful a manner as possible, I have done my share of selection, interpretation, and improvisation with the ideas contained in the Enchiridion and the Discourses, the only surviving documents that summarize Epictetus’s philosophy. Để trình bày những lời dạy của Epictetus trong một thể cách càng giản dị, dễ hiểu và hữu ích càng tốt, tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus.
My aim has been to communicate the authentic spirit, but not necessarily the letter, of Epictetus. Mục đích của tôi là truyền đạt cái tinh thần đích thực, nhưng không nhất thiết là theo đúng từng câu chữ của Epictetus.
I have thus consulted the various translations of his teachings and then given fresh expression to what I think he would have said today. Do vậy, tôi đã tham khảo những bản dịch khác nhau, và rồi đưa ra sự diễn đạt mới mẻ cho những điều mà tôi nghĩ, nếu ông sống lại trong thời đại hiện nay, có lẽ ông đã nói.
Epictetus well understood the eloquence of action.Epictetus hiểu rõ sự hùng biện của hành động.
He exhorted his students to shun mere clever theorizing in favor of actively applying his teachings to the concrete circumstances of daily life. Ông mạnh mẽ cảnh báo những môn đệ của mình hãy tránh việc chỉ giỏi lý thuyết suông, mà hãy chủ động áp dụng những lời dạy của ông vào những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hằng ngày.
Accordingly, I have tried to express the kernels of Epictetus’s thought in an up-to-date, provocative way, one that will inspire readers not only to contemplate, but to make the small, successive changes that culminate in personal dignity and a meaningful, noble life. Do vậy, tôi đã cố diễn đạt những hạt nhân của tư tưởng Epictetus trong một phương cách hiện đại, khơi gợi tư duy, gợi hứng cho bạn đọc, không chỉ để suy niệm mà còn để tạo ra những thay đổi nhỏ nối tiếp nhau, và sau cùng ở cực điểm, sẽ đạt tới phẩm cách cá nhân và một cuộc sống có ý nghĩa, cao thượng.

(3) Nhan đề này là của ĐTN, người dịch của bản Việt ngữ.
(4) Pirouette: Động tác xoay tròn một chân trên ngón chân, hay xoay tròn hai chân của vũ công. Ý nói đó chỉ là “sự uốn éo của ngôn ngữ”, chứ không hữu ích gì cho cuộc sống.
(5) Ý nói chỉ phô trương kiến thức, chứ không áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống.

Để ăn nhịp với tinh thần dân chủ và phóng khoáng của học thuyết Epictetus, tập sách này đúc kết những ý tưởng then chốt của ông và dùng thứ ngôn ngữ và hình ảnh thực tế, phù hợp với đôi tai của con người hiện đại. Để trình bày những lời dạy của Epictetus trong một thể cách càng giản dị, dễ hiểu và hữu ích càng tốt, tôi đã góp phần của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus. Mục đích của tôi là truyền đạt cái tinh thần đích thực, nhưng không nhất thiết là theo đúng từng câu chữ của Epictetus. Do vậy, tôi đã tham khảo những bản dịch khác nhau, và rồi đưa ra sự diễn đạt mới mẻ cho những điều mà tôi nghĩ, nếu ông sống lại trong thời đại hiện nay, có lẽ ông đã nói.
Epictetus hiểu rõ sự hùng biện của hành động. Ông mạnh mẽ cảnh báo những môn đệ của mình hãy tránh việc chỉ giỏi lý thuyết suông, mà hãy chủ động áp dụng những lời dạy của ông vào những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Do vậy, tôi đã cố diễn đạt những hạt nhân của tư tưởng Epictetus trong một phương cách hiện đại, khơi gợi tư duy, gợi hứng cho bạn đọc, không chỉ để suy niệm mà còn để tạo ra những thay đổi nhỏ nối tiếp nhau, và sau cùng ở cực điểm, sẽ đạt tới phẩm cách cá nhân và một cuộc sống có ý nghĩa, cao thượng.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC, VIÊN MÃN? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT?

How do I live a happy, fulfilling life?Làm thế nào để sống một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn?
How can I be a good person?Làm thế nào để trở thành một người tốt?
Answering these two questions was the single-minded passion of Epictetus, the great Stoic philosopher.Việc trả lời những câu hỏi này là niềm đam mê, là mục đích duy nhất của Epictetus, đại triết gia Khắc kỷ chủ nghĩa.
Although his works are less well-known today, due to the decline of classical education, they have had enormous influence on leading thinkers on the art of living for almost two millennia. Mặc dù - do việc giáo dục về văn học cổ đại bị giảm sút - những tác phẩm của ông ít được biết đến hôm nay, nhưng chúng đã có ảnh hưởng to lớn trên những triết gia hàng đầu về nghệ thuật sống, qua suốt gần hai thiên niên kỷ.
Epictetus was born a slave about A.D. 55 in Hierapolis, Phrygia, in the eastern outreaches of the Roman Empire.Epictetus ra đời như là một nô lệ vào khoảng năm 55 sau Công nguyên tại Hierapolis, Phrygia, phía Đông của Đế quốc La Mã.
His master was Epaphroditus, Nero’s administrative secretary. Chủ của ông là Epaphroditus, Bí thư hành chánh của Nero.
From an early age, Epictetus exhibited superior intellectual talent, and Epaphroditus was so impressed that he sent the young man to Rome to study with the famous Stoic teacher, Gaius Musonius Rufus. Từ khi còn rất nhỏ Epictetus đã biểu lộ một tài năng xuất chúng về tri thức; và Epaphroditus quá bị ấn tượng, đến nỗi ông gửi chàng trai trẻ đến La Mã để học với vị thầy Khắc kỷ chủ nghĩa nổi tiếng, Gaius Mosunius Rufus.
Musonius Rufus’s works, which survive in Greek, include arguments in favor of equal education for women and against the sexual double standard in marriage, and Epictetus’s famous egalitarian spirit may have been nurtured under his tutelage. Những tác phẩm của Rufus còn sót lại bằng tiếng Hy Lạp, bao gồm những luận cứ bênh vực cho quyền bình đẳng về giáo dục đối với phụ nữ, và chống lại đặc quyền của nam giới về tình dục trong hôn nhân; và tinh thần bình đẳng nổi tiếng của Epictetus chắc hẳn đã được nuôi dưỡng dưới sự giáo huấn của vị này.
Epictetus became Musonius Rufus’s most acclaimed student and was eventually freed from slavery. Epictetus trở thành môn đệ nổi tiếng nhất của Rufus, và sau cùng được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ.
Epictetus taught in Rome until A.D. 94, when the emperor Domitian, threatened by the growing influence of philosophers, banished him from Rome.Epictetus giảng dạy tại La Mã cho đến năm 94 sau Công nguyên, khi Hoàng đế Domitian - bị đe dọa bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của những triết gia, trục xuất ông khỏi La Mã.
He spent the rest of his life in exile in Nicopolis, on the northwest coast of Greece. Ông trải qua phần còn lại của đời mình trong chốn lưu đày tại Nicopolis, trên vùng duyên hải phía Tây Bắc của Hy Lạp.
There he established a philosophical school, and spent his days delivering lectures on how to live with greater dignity and tranquility. Tại đó, ông thiết lập một ngôi trường triết học, và trải qua những ngày tháng của mình, thuyết giảng về cách sống với phẩm cách và sự thanh thản.
Among his most distinguished students was the young Marcus Aurelius Antoninus, who eventually became ruler of the Roman Empire. Trong số những môn đệ lỗi lạc nhất của ông là chàng trai trẻ Marcus Aurelius Antoninus, về sau trở thành Hoàng đế của Đế quốc La Mã.
He was also the author of the famous Meditations, whose Stoic roots were in Epictetus’s moral doctrines. Ông này là tác giả của Meditations mà những gốc rễ Khắc kỷ chủ nghĩa của nó nằm trong những học thuyết đạo đức của Epictetus.
Even though Epictetus was a brilliant master of logic and disputation, he didn’t flaunt his exceptional rhetorical skill.Mặc dù Epictetus là một bậc thầy kiệt xuất về logic và tranh luận, ông không phô trương kỹ năng phi thường của mình về tu từ học.
His demeanor was that of a lighthearted, humble teacher urging his students to take the business of living wisely very seriously. Ông là một vị thầy khiêm cung, thanh thản, luôn động viên những môn đệ của mình hãy xem trọng việc sống đời minh triết.
Epictetus walked his talk: He lived modestly in a small hut and eschewed any interest in fame, fortune, and power. Epictetus sống đúng như lời giáo huấn của mình: Ông sống một cách giản dị trong một túp lều nhỏ, không màng đến danh lợi và quyền lực.
He died about A.D. 135, in Nicopolis. Ông qua đời vào khoảng năm 135 tại Nicopolis.
Epictetus believed that the primary job of philosophy is to help ordinary people effectively meet the everyday challenges of daily life, and to deal with life’s inevitable major losses, disappointments, and griefs.Epictetus tin rằng công việc cơ bản của triết học là giúp những con người bình thường đối mặt một cách hữu hiệu với những thách thức(6) của cuộc sống thường nhật, và xử lý những mất mát chủ yếu không thể tránh, những nỗi thất vọng và sầu muộn.
His was a moral teaching stripped of sentimentality, piousness, and metaphysical mumbo-jumbo. Những giáo huấn của ông về đạo đức được tước bỏ tính đa cảm bi lụy, sự giáo điều của tôn giáo, và cái “vớ vẩn vô bổ” của siêu hình học.
What remains is the West’s first and best primer for living the best possible life. Nó là cuốn sách vỡ lòng đầu tiên và tốt nhất của phương Tây cho việc sống cuộc sống tốt nhất có thể được.
While many readers have turned to Eastern sources for nonsectarian spiritual guidance, the West has had a vital, if overlooked, classic treasury of such helpful action-wisdom all along. Nhưng với Epictetus, nó rất gần gũi và thiết thân với đời thực. Trong khi nhiều bạn đọc quay sang những nguồn của phương Đông để tìm kiếm sự hướng dẫn phi tông phái về tâm linh thì phương Tây đã có, mặc dù bị bỏ quên, một kho tàng quan trọng và hữu ích của minh triết-hành động như thế.
One of the wittiest teachers who ever lived, Epictetus’s teachings rank with those contained in the greatest wisdom literature of human civilization. Là một trong những vị thầy khôn ngoan, mẫn tiệp nhất đã từng hiện hữu, những lời dạy của Epictetus sánh ngang với những lời dạy được chứa đựng trong nền minh triết vĩ đại nhất của văn minh nhân loại.
The Discourses could be thought of as the West’s answer to Buddhism’s Dhammapada or Lao Tzu’s Tao Te Ching. Tác phẩm The Discourses, có thể sánh với Kinh Pháp cú của Phật giáo, hay Đạo đức kinh của Lão Tử.
Those who fault Western philosophy with being overly cerebral and inadequately addressing the nonrational dimensions of life may be surprised to learn that The Art of Living is actually a philosophy of inner freedom and tranquility, a way of life whose purpose is to lighten our hearts. Những ai chê trách triết học phương Tây, cho rằng nó quá nặng về lý trí và chưa xem trọng cái chiều kích phi lý tính của cuộc sống, sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Nghệ thuật sống thực sự là một triết học về sự tự do và bình an nội tại, một lối sống mà mục đích của nó là mang đến sự thanh thản cho tâm hồn ta.
An unexpectedly East-West flavor enlivens The Art of Livin.Một phong vị bất ngờ kết hợp giữa Đông và Tây mang lại cho Nghệ thuật sống một sức sống đặc biệt.
On the one hand, its style is irrefutably Western: It exalts reason and is full of stern, no-nonsense moral directives. Một mặt, cái phong cách của nó không phản bác được là của phương Tây: Nó ca tụng lý tính và đầy những huấn thị về đạo đức, nghiêm khắc và nghiêm túc.
On the other hand, a soft Easterly wind seems to blow when Epictetus discusses the nature of the universe. Mặt khác, dường như có một làn gió nhẹ của phương Đông, khi Epictetus thảo luận về bản chất của vũ trụ.
His depiction of Ultimate Reality, for instance, which he equates with Nature itself, is remarkably fluid and elusive: startlingly reminiscent of the Tao. Sự mô tả của ông về Thực tại tối hậu chẳng hạn, mà ông đánh đồng với chính Thiên nhiên, thì vô cùng uyển chuyển và ảo diệu, khiến ta giật mình nhớ đến Đạo(7) (của Lão Tử, ĐTN).
For Epictetus, a happy life and a virtuous life are synonymous.Đối với Epictetus, một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống đức hạnh là đồng nghĩa với nhau(8).
Happiness and personal fulfillment are the natural consequences of doing the right thing. Hạnh phúc và sự viên mãn cá nhân là những hậu quả tự nhiên của việc làm điều đúng.
Unlike many philosophers of his day, Epictetus was less concerned with seeking to understand the world than with identifying the specific steps to take in the pursuit of moral excellence. Không giống như nhiều triết gia của thời mình, Epictetus ít quan tâm đến việc tìm hiểu thế giới cho bằng việc xác định những bước đi cụ thể phải làm trong việc theo đuổi sự hoàn hảo về đạo đức.
Part of his genius is his emphasis on moral progress over the seeking of moral perfection. Một phần thiên tài của ông là việc nhấn mạnh trên sự tiến bộ đạo đức, hơn là việc tìm kiếm sự hoàn hảo về đạo đức.
With a keen understanding of how easily we human beings are diverted from living by our highest principles, he exhorts us to view the philosophical life as a progression of steps that gradually approximates our cherished personal ideals. Ông hiểu sâu sắc rằng chúng ta dễ bị chệch khỏi việc sống theo những nguyên tắc cao nhất của mình. Do vậy, ông động viên chúng ta hãy xem cuộc sống triết lý như là một chuỗi tiệm tiến của những bước đi, mà dần dần đưa ta xích lại gần hơn với những lý tưởng cá nhân mà ta hằng ấp ủ.
Epictetus’s notion of the good life is not a matter of following a laundry list of precepts, but of bringing our actions and desires into harmony with nature.Khái niệm của Epictetus về cuộc sống tốt không phải là vấn đề có một danh sách những lời khuyên răn, mà là việc làm cho những hành động và những ước vọng của ta hòa điệu với tự nhiên(9).
The point is not to perform good deeds to win favor with the gods or the admiration of others, but to achieve inner serenity and thus enduring personal freedom. Điều quan trọng không phải là thực hiện những hành vi tốt để giành được ân huệ của thần linh, hay sự thán phục của những người khác, mà là để đạt tới sự thanh thản nội tại, và như thế đạt tới sự tự do cá nhân.
Goodness is an equal opportunity enterprise, available to anyone at any time: rich or poor, educated or simple. Việc đạt tới sự thiện là một cơ hội đồng đều ở trong tầm tay của bất cứ ai, trong bất cứ thời điểm nào: giàu hay nghèo, được giáo dục hay không.
It is not the exclusive province of “spiritual professionals,” such as monks, saints, or ascetics. Nó không phải là lãnh địa độc quyền của “những nhà chuyên nghiệp về tâm linh” như những nhà tu, những vị thánh hay những nhà khổ hạnh.
Epictetus advanced a conception of virtue that was simple, ordinary, and day-to-day in its expression.Epictetus đưa ra một quan niệm về đức hạnh rất giản dị, bình thường và có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
He favored a life lived steadily in accordance with the divine will over extraordinary, conspicuous, heroic displays of goodness. Ông ưa thích một cuộc đời được sống một cách kiên trì, tuân phục thiên ý hơn là sự khoa trương cái tốt đẹp bằng những hành vi phi thường, anh hùng, lộ liễu.
His prescription for the good life centered on three main themes: mastering your desires, performing your duties, and learning to think clearly about yourself and your relations within the larger community of humanity. Đơn thuốc của ông cho cuộc sống tốt được tập trung vào ba chủ đề chính: - Làm chủ những dục vọng của mình. - Làm chủ những dục vọng của mình. - Và học cách suy tư một cách rõ ràng về chính mình, cùng những mối quan hệ của mình bên trong cộng đồng lớn hơn của nhân loại.
Epictetus recognized that everyday life is fraught with difficulties of varying degree.Epictetus nhận ra rằng cuộc sống hằng ngày thì đầy rẫy những khó khăn ở những mức độ khác nhau.
He spent his life outlining the path to happiness, fulfillment, and tranquility, no matter what one’s circumstances happen to be. Ông trải qua đời mình trong việc phác họa con đường đi tới hạnh phúc, sự viên mãn và thanh thản(10), bất luận hoàn cảnh của ta có thế nào đi nữa.
His teachings, when freed of their ancient cultural trappings, have an uncanny contemporary relevance. Những lời dạy của ông, khi chúng được giải phóng khỏi những “cái hào nhoáng” của văn hóa cổ đại, thì thích hợp một cách kỳ lạ với cuộc sống hiện đại.
At times, his philosophy sounds like the best of contemporary psychology. Nhiều khi triết lý của ông nghe ra giống như phần “tinh hoa nhất” của tâm lý học hiện đại.
The Serenity Prayer, which epitomizes the recovery movement—“Grant me the serenity to accept the things I cannot change, the courage to change the things I can, and the wisdom to know the difference”—could easily be a sentence in this book. Lời cầu nguyện: “Xin hãy ban cho tôi sự bình tâm để chấp nhận những điều mà tôi không thể thay đổi, lòng dũng cảm để thay đổi những điều mà tôi có thể, và sự minh triết để nhận biết sự khác biệt giữa cái thay đổi được và cái không thay đổi được” có thể là một câu nói được gợi hứng từ cuốn sách này.
In fact, Epictetus’s thought is one of the taproots of the modern psychology of self-management. Quả thực những tư tưởng của Epictetus là một trong những gốc rễ của tâm lý học hiện đại về sự tự quản.
In other important ways, however, Epictetus is very traditional and uncontemporary. Đây là lý tưởng cao nhất của chủ nghĩa Khắc kỷ. Tuy nhiên, trên những phương diện quan trọng thì Epictetus rất truyền thống và phi hiện đại.
Whereas our society (practically, if not always explicitly) regards professional achievement, wealth, power, and fame as desirable and admirable, Epictetus views these as incidental and irrelevant to true happiness. Trong khi xã hội của chúng ta (về mặt thực tế, nếu không luôn luôn tường minh) xem sự thành công trong nghề nghiệp, sự giàu sang, quyền lực và danh vọng như là những thứ đáng ao ước và đáng ngưỡng mộ, thì Epictetus lại xem chúng như là cái thứ yếu(11) và không ăn nhập gì đến hạnh phúc chân thực.
What matters most is what sort of person you are becoming, what sort of life you are living. Cái quan trọng nhất là loại người mà bạn đang trở thành; là loại cuộc sống mà bạn đang sống.
(6) Thông thường, triết học bị xem là một môn học trừu tượng, viển vông, xa rời cuộc sống.

(7) Về mặt tư tưởng, Lão Tử và những triết gia Khắc kỷ chủ nghĩa đều đậm chất Phiếm thần luận (pantheism). Đạo và vị Thượng đế của Phiếm thần luận chỉ là một “nguyên lý tối hậu” điều hành vũ trụ, chứ không phải là vị Thượng đế có ngôi vị, có quyền thưởng phạt như vị Thượng đế của Ki-tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.

(8) Có nghĩa là nếu thiếu “đức hạnh” thì không thể có hạnh phúc. Và có hạnh phúc nghĩa là đã có đức hạnh. Nhưng thế nào là “đức hạnh” Nó gồm 3 điểm: 1. Làm chủ những dục vọng của mình; 2. Thực hiện những bổn phận của mình; 3. Học cách suy tư một cách rõ ràng về chính mình và những mối quan hệ của bản thân bên trong cộng đồng lớn hơn của nhân loại.

(9) Đây là một câu rất quan trọng. Nhưng thế nào là “tự nhiên” theo chủ nghĩa Khắc kỷ? Trong dụng ngữ của chủ nghĩa này thì Tự nhiên, Thiên ý, Đấng quan phòng, Bản tính đại đồng, Thượng đế và Lý tính hầu như đồng nghĩa với nhau. Tự nhiên có những quy luật bất biến, và khi con người hiểu biết, sống theo những quy luật ấy thì sẽ có sự thanh thản của tâm hồn, nếu đi ngược lại Tự nhiên thì sẽ tự chuốc khổ cho mình. Lý tính trong mỗi người là quan năng có khả năng giúp đương sự hiểu biết những quy luật; do vậy, sống theo tự nhiên cũng có nghĩa là sống theo lý tính đã được phú bẩm cho mỗi người. Như vậy trước mắt ta cần nhớ “sống theo tự nhiên’’ không có nghĩa là “sống theo bản năng”, muốn làm gì thì làm. Cũng cần nhớ là chữ “Lý tính’’ ở đây là một nguyên lý rất sâu xa, thiêng liêng, chứ không phải chỉ là “lý trí” manh mún, vụn vặt như cách hiểu thông thường.

(10) Chú ý: Sự “thanh thản” ở đây không phải là sự thanh thản thông thường, mà là sự thanh thản của một kẻ đã được rèn luyện, sống hòa điệu với lý tính.

(11) Có thể nói khái quát, Epictetus luôn chú trọng việc “thành nhân” hơn là “thành công”. Và nếu xã hội hiện đại chú trọng “thành công” hơn “thành nhân” thì phải công bằng mà nói đó là sự suy thoái của xã hội hiện đại trên phương diện đạo đức. Nhưng phải chăng Epictetus quá xem nhẹ sự “thành công”? Theo thiển ý, không phải vậy. Có lẽ ông muốn sự thành công phải được đặt nền tảng trên sự “thành nhân”.