CHƯƠNG 17 – Những biến thể của đức tin

Chapter SeventeenCHƯƠNG 17
The Divisions of FaithNhững biến thể của đức tin
TEXT 1:Arjuna inquired: O Kṛṣṇa, what is the situation of those who do not follow the principles of scripture but worship according to their own imagination? Are they in goodness, in passion or in ignorance?1.   Arjuna hỏi: Thưa Krishna, những người không tuân thủ các nguyên tắc của Thánh Kinh thờ phượng Đấng Tối Cao theo trí tưởng tượng của họ thì họ có vị trí nào? Họ ở dưới tác động của hiền tính, dục tính hay si tính?
TEXT 2:The Supreme Personality of Godhead said: According to the modes of nature acquired by the embodied soul, one’s faith can be of three kinds – in goodness, in passion or in ignorance. Now hear about this.2.   Đức Thượng Đế Tối Cao phán: Phù hợp với các thuộc tính của thiên nhiên vật chất mà linh hồn bị đặt định đang chịu ảnh hưởng, đức tin của nó có thể có ba loại là trong hiền tính, trong dục tính và trong si tính. Bây giờ hãy nghe Ta kể điều đó.
TEXT 3:O son of Bharata, according to one’s existence under the various modes of nature, one evolves a particular kind of faith. The living being is said to be of a particular faith according to the modes he has acquired.3.   Này con trai của Bharata, tùy thuộc vào ảnh hưởng trội hơn của một trong các thuộc tính vật chất, con người phát triển kiểu đức tin tương ứng. Người ta nói rằng chúng sinh có kiểu đức tin phù hợp với thuộc tính vật chất mà nó có.
TEXT 4:Men in the mode of goodness worship the demigods; those in the mode of passion worship the demons; and those in the mode of ignorance worship ghosts and spirits.4.   Những người ở hiền tính thờ các vị á thần, những người ở dục tính thờ yêu quái, còn những kẻ ở si tính thì thờ ma quỷ.
TEXTS 5-6:Those who undergo severe austerities and penances not recommended in the scriptures, performing them out of pride and egoism, who are impelled by lust and attachment, who are foolish and who torture the material elements of the body as well as the Supersoul dwelling within, are to be known as demons.5-6. Những người ép xác khổ hạnh trái với khuyến dụ trong Kinh Sách, những người bị dục vọng và đam mê xúi bẩy, những người vì ngu ngốc mà hành hạ các yếu tố vật chất của xác thân và hành hạ cả Linh Hồn Tối Cao trong thân thể họ bị gọi là hạng người quỷ quái.
TEXT 7:Even the food each person prefers is of three kinds, according to the three modes of material nature. The same is true of sacrifices, austerities and charity. Now hear of the distinctions between them.7.   Thậm chí thức ăn mà mỗi người ưa thích cũng có ba loại tương ứng với ba thuộc tính của thiên nhiên vật chất. Đối với hạnh cúng tế, khổ hạnh và việc thiện cũng vậy. Bây giờ hãy nghe Ta kể về sự khác nhau của chúng.
TEXT 8:Foods dear to those in the mode of goodness increase the duration of life, purify one’s existence and give strength, health, happiness and satisfaction. Such foods are juicy, fatty, wholesome, and pleasing to the heart.8.   Thức ăn mà những người ở hiền tính ưa thích làm tăng tuổi thọ, thanh tẩy cuộc sống của họ, mang lại sức lực, sức khỏe, hạnh phúc và toại nguyện. Thức ăn đó ngon lành, giàu chất béo, bổ dưỡng và làm hởi lòng hởi dạ.
TEXT 9:Foods that are too bitter, too sour, salty, hot, pungent, dry and burning are dear to those in the mode of passion. Such foods cause distress, misery and disease.9.   Thức ăn quá đắng, quá chua, mặn, hăng, cay, khô và quá cháy hợp với những người ở dục tính. Thức ăn đó là nguồn gốc của khổ đau, bất hạnh và bệnh tật.
TEXT 10:Food prepared more than three hours before being eaten, food that is tasteless, decomposed and putrid, and food consisting of remnants and untouchable things is dear to those in the mode of darkness.10.   Thức ăn được nấu trước khi ăn quá ba tiếng là thức ăn bị mất vị ngon, cũ hỏng và ôi thiu; những người ở thuộc si tính tăm tối thích ăn đồ thừa và những thức ô uế.
TEXT 11:Of sacrifices, the sacrifice performed according to the directions of scripture, as a matter of duty, by those who desire no reward, is of the nature of goodness.11.  Trong tất cả các loại cúng tế, tế lễ do những người chẳng hề mong được thưởng công tiến hành theo đúng chỉ giáo của Thánh Kinh với ý thức bổn phận là hạnh cúng tế trong hiền tính.
TEXT 12:But the sacrifice performed for some material benefit, or for the sake of pride, O chief of the Bhāratas, you should know to be in the mode of passion.12.  Hỡi thủ lĩnh của dòng họ Bharata, sự cúng tế được tiến hành vì lợi nhuận vật chất hay kiêu ngạo là hạnh cúng tế trong dục tính.
TEXT 13:Any sacrifice performed without regard for the directions of scripture, without distribution of prasādam [spiritual food], without chanting of Vedic hymns and remunerations to the priests, and without faith is considered to be in the mode of ignorance.13.   Những tế lễ được tiến hành không theo đúng chỉ giáo của Thánh Kinh, không phân phát prasādam (thức ăn mang tâm linh), không xướng tụng các Thánh ca Vệ Đà, không ban thưởng cho các vị thầy tế và không có đức tin bị coi là hạnh cúng tế trong vô minh.
TEXT 14:Austerity of the body consists in worship of the Supreme Lord, the brāhmaṇas, the spiritual master, and superiors like the father and mother, and in cleanliness, simplicity, celibacy and nonviolence.14.   Sự thờ phượng Đấng Tối Cao, các vị Brahmin, bậc thầy tâm linh và những bậc bề trên như song thân phụ mẫu, cũng như đức thanh tịnh, giản dị, tiết hạnh và bất bạo lực là khổ hạnh về thân.
TEXT 15:Austerity of speech consists in speaking words that are truthful, pleasing, beneficial, and not agitating to others, and also in regularly reciting Vedic literature.15.   Lời nói đúng sự thật, êm tai, hữu ích và không gây bất an cho người khác, và việc thường xuyên đọc Kinh sách Vệ Đà là khổ hạnh về khẩu.
TEXT 16:And satisfaction, simplicity, gravity, self-control and purification of one’s existence are the austerities of the mind.16.   Sự mãn nguyện, giản dị, tính nghiêm túc, tự chủ và sự tu thân, sửa mình là khổ hạnh về ý.
TEXT 17:This threefold austerity, performed with transcendental faith by men not expecting material benefits but engaged only for the sake of the Supreme, is called austerity in goodness.17.   Ba kiểu khổ hạnh này do người có đức tin siêu việt thực hiện với mục đích làm hài lòng Đấng Tối Cao, không nhằm thu lợi vật chất được gọi là sự khổ hạnh thuộc hiền tính.
TEXT 18:Penance performed out of pride and for the sake of gaining respect, honor and worship is said to be in the mode of passion. It is neither stable nor permanent.18.   Sự khổ hạnh được thực hiện do kiêu ngạo để được nổi danh, được người đời trọng vọng và tôn sùng là khổ hạnh trong dục tính. Những cái đó vô thường và chẳng bền lâu.
TEXT 19:Penance performed out of foolishness, with self-torture or to destroy or injure others, is said to be in the mode of ignorance.19.   Sự khổ hạnh được thực hiện bởi ngu dốt với ý định tự hành hạ, gây tử vong hay làm hại người khác là khổ hạnh trong vô minh.
TEXT 20:Charity given out of duty, without expectation of return, at the proper time and place, and to a worthy person is considered to be in the mode of goodness.20.   Bố thí với ý thức bổn phận mà không mong được báo đáp, bố thí đúng lúc, đúng nơi và cho người xứng đáng được coi là hạnh bố thí trong hiền tính.
TEXT 21:But charity performed with the expectation of some return, or with a desire for fruitive results, or in a grudging mood is said to be charity in the mode of passion.21.  Song, bố thí với toan tính được báo đền, với mong ước được hưởng thành quả của nó hay bố thí một cách miễn cưỡng là hạng bố thí ở dục tính.
TEXT 22:And charity performed at an impure place, at an improper time, to unworthy persons, or without proper attention and respect is said to be in the mode of ignorance.22.   Bố thí ở nơi uế tạp, không đúng lúc và cho những kẻ chẳng xứng đáng, hay thiếu sự ân cần thích hợp và lòng kính trọng là hạng bố thí ở si tính.
TEXT 23:From the beginning of creation, the three words oṁ tat sat were used to indicate the Supreme Absolute Truth. These three symbolic representations were used by brāhmaṇas while chanting the hymns of the Vedas and during sacrifices for the satisfaction of the Supreme.23.   Ngay từ đầu thuở khai thiên lập địa, ba từ Om Tat Sat được dùng để chỉ Chân Lý Tuyệt Đối Tối Cao. Ba âm tiết tượng trưng này được các vị Brahmin xướng lên khi ngâm tụng các Thánh ca Vệ Đà, khi cúng tế để làm hài lòng Đấng Tối Cao.
TEXT 24:Therefore, transcendentalists undertaking performances of sacrifice, charity and penance in accordance with scriptural regulations begin always with oṁ, to attain the Supreme.24.  Bởi vậy nên theo đúng những chỉ giáo của Thánh Kinh, khi cúng tế, bố thí hay tu khổ hạnh, các nhà tiên nghiệm luôn bắt đầu với âm tiết “Om” để đạt tới Đấng Tối Cao.
TEXT 25:Without desiring fruitive results, one should perform various kinds of sacrifice, penance and charity with the word tat. The purpose of such transcendental activities is to get free from material entanglement.25.   Con người cần tiến hành các loại cúng tế, khổ hạnh và bố thí với từ “Tat”, đồng thời không mong hưởng thành quả lao động của mình. Mục đích của hoạt động siêu việt này là thoát khỏi gông xiềng vật chất.
TEXTS 26-27:The Absolute Truth is the objective of devotional sacrifice, and it is indicated by the word sat. The performer of such sacrifice is also called sat, as are all works of sacrifice, penance and charity which, true to the absolute nature, are performed to please the Supreme Person, O son of Pṛthā.26-27. Con trai của Pritha ơi, Chân Lý Tối Cao là mục đích của hạnh cúng tế trong sự phục vụ tận tụy và được chỉ ra bằng từ “Sat”. Người tiến hành những tế lễ đó được gọi là “sat”, cũng như toàn bộ hoạt động của hạnh cúng tế, khổ hạnh và bố thí được thực hiện đúng với bản chất tuyệt đối của chúng nhằm làm hài lòng Đấng Tối Cao.
TEXT 28:Anything done as sacrifice, charity or penance without faith in the Supreme, O son of Pṛthā, is impermanent. It is called asat and is useless both in this life and the next.28.   Này con trai của Pritha, nếu thiếu niềm tin vào Đấng Tối Cao thì sự cúng tế, hạnh bố thí hay đức khổ hạnh nào cũng chỉ mang lại công quả nhất thời. Cái đó được gọi là “asat” và không đem lại lợi ích gì ở kiếp này và kiếp sau.