Ghi chú

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Ghi Chú
[←1] The Earth: Trái Đất. Tạm dịch như trên. Trong một vài ngữ cảnh, nó sẽ được dịch là “Trái Đất.”
[←2] Afterlife. Tạm dịch như trên, nhưng trong ngữ cảnh này, nó có nghĩa là “thế giới linh hồn”, chứ không phải là “kiếp sau ở cõi trần”.
[←3] Built-in amnesia: Bệnh mất trí nhớ “được cài đặt sẵn.” Khi đầu thai xuống Cõi Trần, con người không còn nhớ gì về kiếp trước của mình, cũng như về thế giới linh hồn. Tại sao như vậy? Cứ đọc tiếp, bạn đọc sẽ có câu trả lời.
[←4] Soul identity. Từ này rất khó dịch, có thể dịch nhiều cách khác nhau, tùy từng ngữ cảnh. Từ “identity” có nhiều nghĩa: a/ lý lịch. b/ dấu vết riêng để nhận dạng. c/ bản sắc. d/ căn tính. e/ tính đồng nhất. G. Căn cước.
[←5] Có một thuật ngữ thông dụng cho hiện tượng này: “kinh nghiệm cận tử” [near-death experience].
[←6] Intimate journal.
[←7] Case histories.
[←8] Cần chú ý: Tác giả vốn không phải là người có đức tin tôn giáo.
[←9] Behavior modification.
[←10] Short-term cognitive reconstructing.
[←11] Mental.
[←12] Fantasies.
[←13] Link.
[←14] Subject: Chủ thể. Từ này dùng để chỉ một người trải qua cơn thôi miên, thường là “thân chủ” của tác giả, nhưng cũng có lúc người này không phải là thân chủ.
[←15] Trigger words: “Từ châm ngòi,” là từ có tác dụng khêu gợi hồi ức về một cái gì đó.
[←16] Chú ý: “Nhóm” ở đây, là “nhóm học tập” của chủ thể trong thế giới linh hồn.
[←17] Cần chú ý: Thế giới linh hồn rất khác với “kiếp sau” – từ “kiếp sau” thường chỉ “kiếp sống kế tiếp ở Cõi Trần.”
[←18] The conscious mind.
[←19] Alter ego: Bạn chí cốt; người thay thế tôi hoàn toàn. Bạn đọc chú ý: theo cuốn sách này, thì mỗi linh hồn có nhiều “bản ngã” khác nhau – trong những kiếp sống khác nhau, với những cơ thể vật lý khác nhau – nhưng nó đều có một “lý lịch” [căn cước] chung cho những “bản ngã ” đó.
[←20] Đây là một nhận xét rất quan trọng: Bởi vì, nếu những gì xuất hiện trong cơn thôi miên đều chỉ là ảo giác, thì phương pháp trị bệnh bằng thuật thôi miên, và những điều được viết ra trong cuốn sách này, sẽ mất hết giá trị.
[←21] Nếu trong cơn thôi miên, mà chủ thể “nói dối,” hoặc “phịa ra” một cái gì đó, thì những ca trong cuốn sách này sẽ không còn giá trị gì nữa!
[←22] Bạn đọc lưu ý: “Cái chết”, thực ra, chỉ là “cái chết của cơ thể vật lý”, nhưng linh hồn thì vẫn tiếp tục “sống”.
[←23] Cần lưu ý nhận xét này.
[←24] Với tư cách là người đọc, người dịch cũng có xác tín như tác giả .
[←25] Lưu ý: Có người nghĩ rằng, thế giới linh hồn chỉ là chuyện “viển vông,” xa rời thực tế, không ăn nhập gì tới cuộc sống hiện tại của họ. Nhưng thực ra, nếu suy ngẫm kỹ, ta sẽ thấy, một sự hiểu biết sâu xa về thế giới linh hồn, có thể thay đổi toàn bộ quan niệm sống của ta – nó giúp ta sống tốt hơn, bao dung, nhân ái hơn… Và rất nhiều lợi lạc khác, không kể xiết.
[←26] Đây cũng chính là mục đích của người dịch, khi chia sẻ với bạn đọc bản dịch này.
[←27] Những chi tiết ở đây rất giống với những “kinh nghiệm cận tử,” nhưng đó chỉ là một giai đoạn ngắn sau cái chết. Nếu kiên nhẫn đọc tiếp, thì càng về sau, ta càng thấy nhiều cái “rất lạ,” không còn giống với kinh nghiệm cận tử nữa.
[←28] Lá chắn bảo vệ [protective shield]: Có lẽ đây là một kỹ thuật nhằm xoa dịu sự kích động của một chủ thể bị thôi miên. Chúng tôi chỉ dịch sát nguyên văn, nhưng cũng chưa rõ lắm về kỹ thuật này.
[←29] Bạn đọc lưu ý: sự khác biệt này là rất quan trong. Những người có kinh nghiệm cận tử (chết tạm thời, rồi sống lại) chưa thực sự là “chết” – do vậy, họ chưa thực sự đi sâu vào “thế giới linh hồn.” Trái lại, cuốn sách này trình bày cặn kẽ những gì diễn ra trong thế giới linh hồn – rất khác với những cuốn sách về kinh nghiệm cận tử.
[←30] Release therapy.
[←31] Deprogramming: “gỡ bỏ chương trình.” Trong ngữ cảnh này, là gỡ bỏ những ký ức đau đớn của linh hồn chủ thể, về một kiếp trước nào đó. Chính những ký ức này là nguyên nhân tạo ra căn bệnh hiện nay của chủ thể.
[←32] Kiếp trước, người đàn ông này là một phụ nữ.
[←33] Chú ý: Theo một số tư liệu khác mà chúng tôi đọc được, thì linh hồn thường rời thể xác một vài khoảnh khắc trước khi thể xác “chết hẳn,” do vậy, nó thường không cảm thấy sự đau đớn nơi cơ thể vật lý – trừ ra một vài trường hợp ngoại lệ: khi linh hồn “tự nguyện” trải nghiệm cơn đau đớn thể xác, để… “học hỏi”!
[←34] Sợ dây mỏng: Theo một số tài liệu, thì đây là “sợi dây bạc” nối kết linh hồn [thần thức] với cơ thể.
[←35] Chú ý: Khái niệm về thời gian sẽ thay đổi, khi linh hồn đã rời thể xác. Theo đạo Phật, thì mỗi “cảnh giới” đều có thời gian khác nhau – chẳng hạn, một trăm năm của cõi nhân gian chúng ta chỉ là một ngày một đêm ở cõi trời Đao Lợi.
[←36] Linh hồn có nhiều mức phát triển: sơ cấp, trung cấp, cao cấp… [về sau, sẽ rõ hơn] [←37] Chú ý: Muốn “bắt được sóng,” thì cái radio hoặc TV phải không “bị nhiễu.” Tâm trí chúng ta cũng vậy: khi nó bị nhiễu (do bị sốc, sầu muộn thái quá, hay nhiều tạp niệm…), thì nó cũng khó mà “bắt được sóng” của những linh hồn. Do vậy, người ở trong thiền định sâu, có thể bắt được nhiều loại sóng mà người bình thường không bắt được.
[←38] Eternal consciousness.
[←39] Divine oversoul.
[←40] Mesopotamia: Lưỡng Hà.
[←41] Thế giới của Dục Vọng [Dục giới].
[←42] Tuning fork: Âm thoa.
[←43] Guide: Vị hướng đạo; người hướng dẫn; cố vấn… Đây là một thực thể rất quan trọng, sẽ trợ giúp linh hồn rất nhiều. Về sau, ta sẽ biết rõ hơn về vị này.
[←44] Chú ý: Khi mới bước vào thế giới linh hồn, chủ thể có thể thấy một số hình ảnh quen thuộc với mình ở Cõi Trần, nhưng đó không phải là những sự vật của thế giới linh hồn, mà chúng chỉ tạm thời “hiện ra” với linh hồn trong giai đoạn chuyển tiếp, để nó bớt bỡ ngỡ khi mới bước vào một môi trường mới.
[←45] Soul-mind: “Tâm trí của linh hồn,” để phân biệt với “body mind,” (hay human mind),” tâm trí của cơ thể,” của con người. Có thể tạm hiểu như sau: “Tâm trí con người,” bị tác động bởi bộ não trong một cơ thể người, nên nó thường bị “ô nhiễm,” và bị hạn chế về nhiều mặt. Trái lại, “tâm trí của linh hồn,” thì không bị tác động bởi bộ não, do vậy, nó thanh khiết và tự do nhiều hơn.
[←46] Recovered: Được thu hồi lại – chú ý chữ “lại,” – bởi vì linh hồn đã từng ở trong thế giới linh hồn, nhưng khi đầu thai xuống Cõi Trần, thì nó đã “quên đi” hết. Do vậy, khi trở lại thế giới linh hồn, nó phải “làm lại” từ đầu.
[←47] Làm thế nào họ có thể chào đón chúng ta, khi họ đã “ở trong một cơ thể mới”? Đây là điều thật khó tin. Ở một chỗ khác, tác giả đã giải thích như sau: Khi một linh hồn đầu thai vào trong một cơ thể mới, thì nó để lại thế giới linh hồn một phần năng lượng của nó, và chính cái phần năng lượng này sẽ “hóa thân” thành một thực thể để chào đón linh hồn mới trở lại. Và có lẽ, chính nhờ cái phần năng lượng “dự trữ” này, mà linh hồn vẫn có thể, bằng cách nào đó, “phù hộ” cho những thân nhân đang sống ở Cõi Trần?
[←48] Một linh hồn có thể, cùng một lúc, đầu thai vào 2 cơ thể khác nhau? Điều này thật khó tin. Nhưng trong cuốn Destiny of Souls, cũng của Michael Newton, tác giả cho biết: một linh hồn có thể “phân chia” năng lượng của nó, để “nhập vào” nhiều cơ thể cùng một lúc – nhưng điều này là khá bất thường. Một vài chủ thể nói rằng, việc này làm cho năng lượng của linh hồn họ bị phân tán, nên nó bị thiếu năng lượng để hoạt động có hiệu quả trong một cơ thể nào đó.
[←49] Cần chú ý chi tiết này.
[←50] Đây là điểm cần chú ý.
[←51] Instant recognition.
[←52] A confirmation of ideas.
[←53] Displaced souls
[←54] Linh hồn nhập thể: linh hồn đã đầu thai vào một cơ thể mới, hiện đang sống ở Cõi Trần.
[←55] Incarnated being: Hữu thể đã “nhập thể” – tức là những người đang sống ở Cõi Trần.
[←56] Cần chú ý điểm này. Khi một cơ thể vật lý đã “chết hẳn,” thì linh hồn của nó sẽ trở lại thế giới linh hồn. Sau một thời gian “học tập” trong thế giới linh hồn, nó sẽ đầu thai xuống Cõi Trần. Khi đầu thai, nó để lại thế giới linh hồn một phần năng lượng của nó.
[←57] “Tái đoàn tụ”: Trong ngữ cảnh này, là “đoàn tụ” với cái phần năng lượng mà nó để lại trong thế giới linh hồn khi đầu thai xuống Cõi Trần.
[←58] Ý nói: có một “bàn tay vô hình nào đó” đã thiết kế sự việc này, chứ không phải là ngẫu nhiên.
[←59] Soul mind: “Tâm trí của linh hồn,” để phân biệt với “body mind”: tâm trí của thể xác.
[←60] Host body: “Cơ thể /thân xác chủ” – trong mỗi kiếp sống, linh hồn có một cơ thể riêng, cái cơ thể đó gọi là “cơ thể chủ” của nó.
[←61] Task-oriented lives. Khi đầu thai xuống Cõi Trần, mỗi linh hồn đều có những “nhiệm vụ” riêng của nó, để học những bài học nào đó.
[←62] Bạn đọc lưu ý: có 2 cuốn Tử Thư nổi tiếng: Tử Thư Ai Cập và Tử Thư Tây Tạng.
[←63] Cosmic pantheon: Đền thờ tất cả những vị thần, ở Hy Lạp và La Mã cổ đại.
[←64] Chú ý: nhận xét này trái với khái niệm về “địa ngục” của nhiều tôn giáo lớn. Hiện nay, có nhiều vị tu sĩ cho rằng không có địa ngục, trong đó có thầy Thích Nhật Từ. Đây là vấn đề đang có nhiều tranh cãi.
[←65] Chú ý cụm từ “lựa chọn cố ý.”
[←66] Cần chú ý chữ “tự giác yêu cầu.” Điều này hơi khác với quan niệm về nghiệp báo (Karma) của đạo Phật: nghiệp lực dẫn ta đi trong 6 nẻo luân hồi, chứ không phải ta “tự giác yêu cầu” như trong ca này.
[←67] Psychodramatic role playing.
[←68] Đoạn này hơi “phức tạp,” cần đọc kỹ thì mới khỏi bị lẫn lộn.
[←69] Xin chú ý: Ross chính là Hester trong kiếp vừa qua của cô ta. Ross là một người đàn ông, Hester [trong kiếp hiện tại] là một phụ nữ. Do vậy, việc xưng hô trở thành lộn xộn. Chúng tôi chọn cách xưng hô nào dễ hiểu nhất đối với bạn đọc. Phải đọc kỹ, mới khỏi bị lẫn lộn.
[←70] Vị hướng đạo có thể xem là một “người cha tinh thần”. Tạm dịch như trên.
[←71] Chú ý: Khi tâm trí ta “bị nhiễu,” thì ta không thể nhận được những “tin nhắn” từ vị hướng đạo của mình (hay từ một nguồn nào khác).
[←72] Tại sao chủ thể này không nhận được những tín hiệu từ vị hướng đạo của mình? Chắc chắn là bởi vì tâm trí anh ta “bị nhiễu.”
[←73] Tại sao, khi một linh hồn đầu thai xuống Cõi Trần, thì nó không thể nhớ kiếp trước nó “là ai”? Trong đoạn dưới đây, vị thân chủ này sẽ đưa ra những lời giải thích rất đáng suy ngẫm.
[←74] Desensitizing: “giải mẫn cảm” – làm cho không còn mẫn cảm với một cái gì đó, ở đây, là nguồn gốc tạo ra cơn nhức đầu của chủ thể.
[←75] Ý tác giả muốn nói: khi một chủ thể thấy “hỏa ngục,” thì chưa chắc là có hỏa ngục thật, mà bởi vì, khi ở Cõi Trần, chủ thể bị “nhồi sọ” quá mạnh mẽ bởi niềm tin về hỏa ngục, nên “tâm” của đương sự tự động tạo ra hình ảnh địa ngục. Theo đạo Phật, đây là sự “chiêu cảm” gây ra bởi nghiệp lực.
[←76] Council of Masters or Elders.
[←77] Placement: Việc xếp chỗ, hay còn gọi là “việc xếp nhóm.” Sau khi bước vào thế giới linh hồn, và trải qua một vài “thủ tục,” thì những linh hồn sẽ được xếp thành nhóm – tùy theo mức phát triển tâm linh của chúng – để “học tập” cùng nhau. Về sau, sẽ rõ hơn.
[←78] Creation: “sự sáng tạo” – ở đây là sự sáng tạo ra vũ trụ và con người.
[←79] Home cluster: “cụm nhà.”
[←80] Đoạn này và đoạn trên đó một chút, hơi tối nghĩa. Theo chúng tôi, có thể hiểu như sau: Khi một linh hồn vừa qua khỏi cánh cổng thế giới linh hồn, thì nó được “tiếp đón” một cách nồng nhiệt, bởi những linh hồn trong thế giới linh hồn. Nhưng có những thực thể sẽ không tích cực đón tiếp linh hồn vừa trở lại, vì những thực thể này đang ở trong trạng thái “chuyển tiếp”: a/ Những linh hồn cũng vừa mới đến thế giới linh hồn. b/ Những linh hồn vừa mới rời bỏ thế giới linh hồn để xuống Cõi Trần. Hai trường hợp này đều ở trong tình huống “chưa ổn định,” nên chưa rảnh tay để đón tiếp. Có một vấn đề khó hiểu, là làm thế nào một thực thể đã rời bỏ thế giới linh hồn, (trường hợp b), mà lại có thể đón tiếp một linh hồn khác, vừa đến thế giới linh hồn? Xin nhắc lại: khi một linh hồn đầu thai xuống Cõi Trần, nó để lại thế giới linh hồn một phần năng lượng của nó; chính phần năng lượng này sẽ “hóa thành” một thực thể để đón tiếp linh hồn mới đến. Linh hồn nào ở trong giai đoạn “chuyển tiếp,” thì nó chưa “rảnh tay.”
[←81] Câu này hơi tối nghĩa. Nguyên tác: “This circumstance exists not for reasons of maturity…”
[←82] Alternatives: Những “phương án thay thế.” Ở đây, ý nói: nếu trong một kiếp quá khứ nào đó, chủ thể đã có những hành vi nào đó không tốt, thì cuốn sách đời sẽ đưa ra một “phương án thay thế,” tốt hơn.
[←83] Tấm hình Kirlian: Vakentina Kirlian là một nhà khoa học Nga, ông đã chụp được “hào quang,” còn gọi là trường năng lượng, không chỉ của con người, mà còn của sinh vật, đồ vật.
[←84] Chú ý: Những linh hồn “vẫn-còn-đầu-thai,” là để phân biệt với những linh hồn “không-còn-đầu-thai.” Trường hợp sau, để chỉ những linh hồn sẽ lưu lại mãi mãi trong thế giới linh hồn, và sẽ không bao giờ đầu thai xuống Cõi Trần nữa. Về sau, ta sẽ rõ hơn.
[←85] Amoral: “phi đạo đức.” Tạm dịch như thế, để phân biệt với từ “vô đạo đức” [immoral]. Theo từ điển Oxford, thì “vô đạo đức” là không tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức đã được chấp nhận; trái lại, “phi đạo đức,” là không quan tâm đến đạo đức. Người phi đạo đức có thể là người a/ có hành động trái với những tiêu chuẩn đạo đức quy ước, vì không biết đến những tiêu chuẩn đó [như trẻ con, những người bán khai…] b/ không theo những tiêu chuẩn đạo đức quy ước, nhưng họ có một tiêu chuẩn riêng của họ, thường là “cao hơn” tiêu chuẩn quy ước – đây là trường hợp của những con người xuất chúng, và đôi khi, sự “phi đạo đức” của họ mới chính là đạo đức đích thực. Trường hợp của Đức Phật, trong một tiền kiếp, đã bố thí cả vợ, con của Ngài – hành vi này có thể gọi là “phi đạo đức” (amoral)
[←86] Elitist.
[←87] Master teacher: Từ này hơi khó dịch. Tạm dịch như trên.
[←88] Chú ý: Những “người bạn” trong ngữ cảnh này có thể trợ giúp chúng ta bằng 2 cách: a/ Họ vẫn lưu lại trong thế giới linh hồn, nhưng thường xuyên theo dõi, “phù hộ” chúng ta ở Cõi Trần. b/ Tái sinh xuống Cõi Trần, và sống với chúng ta như là những người thân thiết với ta [con cái, anh chị, em, bạn bè thân thiết … của chúng ta].
[←89] On a conscious level: “trên một cấp độ hữu thức,” là để so sánh với “trên một cấp độ bất thức.” Cấp độ hữu thức có thể hiểu là “ý thức” [thức thứ 6 trong Duy Thức học]. Trái lại, cấp độ “bất thức” – hay tạm gọi là “vô thức và tiềm thức ” – là cấp độ nằm sâu hơn, mà “ý thức” không biết được.
[←90] Nguyên tác: “I have the theory that guides appear to peple who are vey religious as figures of their faith.” Cần chú ý điểm này. Theo cách hiểu của chúng tôi thì, nếu ta có đức tin mạnh mẽ vào chúa Jesus, thì vị hướng đạo của ta sẽ “xuất hiện ra” với ta trong hình ảnh Chúa Jesus – nhưng đó không phải thực sự là Chúa Jesus, mà có thể là, do cảm nhận “chủ quan,” ta đã thấy vị hướng đạo của ta qua hình ảnh đó.
[←91] Đây là một điểm cần lưu ý: kẻ trợ giúp, “phù hộ” ta, thường là vị hướng đạo của ta, chứ không phải là
“Thượng đế.”
[←92] Chú ý: Vị hướng đạo của chúng ta có thể dõi theo ta, chăm sóc ta qua suốt hàng ngàn năm.
[←93] Androgynous: “Trung tính”; lưỡng tính; ái nam, ái nữ.
[←94] Bạn đọc chú ý điểm này: linh hồn, khi nó ở trong thế giới linh hồn, có thể trợ giúp cả những linh hồn khác trong thế giới linh hồn, lẫn những người đang sống ở Cõi Trần.
[←95] Xin nhắc lại: Vị hướng đạo “vẫn-còn-đầu-thai,” tức là những vị vẫn còn tái sinh xuống Cõi Trần, để phân biệt với những vị hướng đạo “không-còn-đầu-thai,” nghĩa là họ vĩnh viễn lưu lại trong thế giới linh hồn – ở đây, họ vừa trợ giúp những linh hồn trong thế giới linh hồn, vừa có thể trợ giúp “học trò” của họ ở Cõi Trần.
[←96] “Việc này,” trong ngữ cảnh này, là việc thân chủ có đủ tiêu chuẩn để chuyển sang hào quang màu vàng.
[←97] Phương pháp của Socrates: Socrates dạy học trò bằng cách đối thoại: ông không đưa ra câu trả lời, mà chỉ đặt những câu hỏi – trong quá trình “hỏi/đáp” này, người học trò dần dần nhận ra những sai lầm của mình, và sau cùng, tự mình tìm thấy câu trả lời.
[←98] Creation: Việc tạo dựng ra vũ trụ và con người. Có rất nhiều quan niệm về “Cuộc Sáng Thế.” Và kẻ sáng tạo ra cuộc sáng thế cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Thượng đế, Đấng Sáng Tạo, Hóa Công, Đạo… tùy theo quan niệm của những trường phái triết học, những tôn giáo khác nhau.
[←99] God-head: Tạm dịch là “Hữu thể Tối cao,” nhưng nó hơi khác với chữ “God,” Thượng đế. Theo các từ điển tiếng Anh, thì “God-head” có nghĩa là “bản chất của Thượng đế,” [the nature of God], hoặc “yếu tính của Thượng đế,” [the essence of God].
[←100] . Inner voice: “giọng nói nội tại” – tức là giọng nói đến từ nơi sâu thẳm trong “tâm thức” mỗi người. Giọng nói này rất quan trọng, bởi vì nó hướng dẫn ta phải làm cái gì, nhất là trong những cơn khủng hoảng, những tai họa, nghịch cảnh nào đó. Nhưng không dễ nghe được “giọng nói” đó – bởi vì nó thường bị khuất lấp bởi rất nhiều “tiếng ồn” trong tâm thức ta. Có rất nhiều loại tiếng ồn: những lo toan về cuộc sống, những tạp niệm đủ loại “hằm bà lằng” vốn thường trực nổi lên trong tâm thức ta. Do vậy, muốn “nghe được” giọng nói đó, ta cần phải dẹp bỏ tạp niệm và đưa tâm thức về một trạng thái tĩnh lặng thích đáng. Thiền định là một trong những phương pháp rất tốt để “nghe” được “giọng nói nội tại.” Mỗi tôn giáo đều có những phương pháp tĩnh tâm, giúp ta nghe được tiếng nói sâu kín đó.
[←101] Insight: Sự thấu hiểu bên trong sự vật; sự minh mẫn, sáng suốt.
[←102] Possibility: Khả tính; điều có thể xảy ra.
[←103] The creator: “Đấng Sáng Tạo”; “Thượng đế”; “Tạo Hóa”; “Hóa Công”… Cần lưu ý: “Kẻ sáng tạo” này không nhất thiết là một thực thể có nhân trạng, có quyền thưởng phạt như trong Ki-tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo…
[←104] Nguyên tác: “God is not He who is, but That which is.” Chú ý: Spinoza là triết gia có khuynh hướng Phiếm thần luận, và “Thượng đế” của ông rất khác với Thượng đế của các tôn giáo hữu thần luận, chẳng hạn như Ki tô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo. Nói rõ hơn, thì “Thượng đế” của ông chỉ là một “nguyên lý tối hậu,” chứ không phải là một thực thể có quyền ban phúc, giáng họa cho con người.
[←105] Quan niệm này khá giống với Phiếm thần luận (pantheism) – cụ thể là của Epictetus và Marcus Aurelius nói riêng, và chủ nghĩa Khắc kỷ nói chung.
[←106] Leader: Thủ lĩnh; người lãnh đạo. Ở đây, nó đồng nghĩa với “vị hướng đạo” [guide].
[←107] Chữ “The One” rất khó dịch. Trong ngữ cảnh này, nó không có nghĩa là “Thượng đế” theo nghĩa của Kitô giáo, Do Thái giáo hay Hồi giáo. Về sau, ta sẽ thấy, đây cũng là “vị Thượng đế bất toàn”, vị “Thượng đế của vũ trụ chúng ta”. Vị “Thượng đế hoàn hảo”, sẽ được gọi là “cội nguồn” [the Source]. Đây là một khái niệm rất khó hiểu.
[←108] Self-denial.
[←109] Investment: sự đầu tư; sự phong tỏa.
[←110] Mascot: Bùa hộ mạng; linh vật; người hay vật mang đến điều may.
[←111] The cones.
[←112] Merlin: một pháp sư huyền thoại của thời Trung Cổ.
[←113] “Những dự án năng lượng đơn giản,” là để phân biệt với “những dự án năng lượng phức tạp,” dành cho những linh hồn tiến hóa cao.
[←114] Chú ý: Một linh hồn có thể, nếu muốn, nhập vào 2 cơ thể vật lý khác nhau cùng một lúc. Đây là khả năng “phân chia năng lượng” của linh hồn. Vấn đề này đã được đề cập trước đây, chỉ xin nhắc lại.
[←115] Chú ý: Xin nhắc lại: Khi một linh hồn đầu thai xuống Cõi Trần, nó luôn luôn để lại thế giới linh hồn một phần năng lượng của mình.
[←116] Interglacial period.
[←117] Hominid.
[←118] Self: Bản Ngã. Lưu ý: Chữ “Bản Ngã” ở đây được viết hoa, không nên nhầm lẫn với chữ “bản ngã” thông thường, có tính ích kỷ. Đây là cái “Bản Ngã” thuần khiết của linh hồn.
[←119] Chú ý: Đây là một trường hợp về sự “phân chia năng lượng”: Thece vừa đầu thai xuống Cõi Trần, vừa giữ lại một phần năng lượng trong thế giới linh hồn. Do vậy, linh hồn này có thể “hoạt động” cả 2 nơi cùng một lúc.
[←120] Câu này hơi tối nghĩa. Nguyên tác tiếng Anh: “Participation in the conception of ourselves… is a dream of mine”.
[←121] Life selection: Tạm dịch như trên. Nhưng chữ “life” [cuộc sống] trên đây có thể hiểu là “sinh mệnh”. Trước khi rời thế giới linh hồn để xuống Cõi Trần, linh hồn có một số những “sinh mệnh” – với một cơ thể nào đó, thuận lợi nhất cho việc học hỏi của nó – để tuyển chọn. Thí dụ, trở thành một người giàu, một người nghèo, một người mạnh khỏe, một người tàn tật… Mỗi người như thế tạm gọi là một “sinh mệnh.” Như vậy, có nhiều “sinh mệnh” để tuyển chọn, và linh hồn phải quyết định chọn một “sinh mệnh” cho kiếp sau của nó.
[←122] Identity: Từ này có nhiều nghĩa: 1. Nét để nhận dạng. 2. Tính đồng nhất. 3. Lý lịch. 4. Bản sắc; đặc điểm riêng. 5. Căn tính. 6. Căn cước. Tùy theo ngữ cảnh, nó sẽ được dịch một cách khác nhau. Trong ngữ cảnh này, xin tạm dịch là “bản ngã” – để nói lên tính “độc đáo,” không có một cái thứ hai giống hệt nó.
[←123] Nguyên tác: “ … and there are those who occupy more than one body at a time…” Có những linh hồn chiếm cứ nhiều cơ thể cùng một lúc? Đây là một điều rất khó hiểu. Trong Destiny of Souls, cũng của của tác giả này, ông giải thích rõ hơn về hiện tượng này. Tóm lại, đó là khả năng “phân chia năng lượng” – hay sự “phân thân” – của linh hồn.
[←124] Chúng ta cần nhớ: con người có 2 phần cơ bản: thể xác và linh hồn. Do vậy, phải có linh hồn, để cho con người được hoàn chỉnh. Mà muốn có linh hồn, thì phải có những linh hồn đầu thai xuống Cõi Trần. Theo tác giả cuốn sách này, thì việc đầu thai này tuân theo một “kế hoạch” nhất định, được sắp xếp trước trong thế giới linh hồn. Các chương sau sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
[←125] Đây là điều hơi khác với quan niệm của đạo Phật. Theo đạo Phật, thì sự “tự do, tự nguyện” đầu thai, chỉ có ở những bậc giác ngộ ở đẳng cấp cao – họ đã thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng tự nguyện trở lại Cõi Trần để phổ độ chúng sinh. Vị Dalai Lama hiện nay, ở vào trường hợp này. Bình thường, thì linh hồn bắt buộc phải đầu thai – do sự lôi kéo của nghiệp lực – vào những cõi giới tương ứng với “nghiệp” của nó.
[←126] Ethereal: Từ này có 2 nghĩa chính: a/ Siêu phàm. b/ Thuộc về bầu trời; thuộc về tầng thanh khí.
[←127] “Nhập cảnh” ở đây, là đi vào thế giới linh hồn, để phân biệt với “xuất cảnh,” là ra khỏi thế giới linh hồn để xuống Cõi Trần.
[←128] Chỗ này, tác giả nói hơi tối nghĩa. Có thể hiểu như sau: Khi linh hồn bước vào thế giới linh hồn, thì nó sẽ làm việc với vị hướng đạo của mình và một vài thực thể khác, để “đánh giá” kiếp sống vừa qua của nó: đã làm được gì, không làm được gì, có những sai lầm nào cần sửa chữa… Khi linh hồn sắp rời thế giới linh hồn, để xuống Cõi Trần, thì nó cũng phải “hội ý” với những thực thể đó, để “đánh giá” xem cái “sinh mệnh” nào, cơ thể nào nên chọn cho kiếp sống sắp tới của nó. Về sau, ta sẽ rõ hơn.
[←129] Chú ý: Theo cuốn sách này, thì tại nơi “chọn sinh mệnh,” linh hồn được xem trước một phần kiếp sống sắp tới của nó. Nhưng khi xuống Cõi Trần, thì nó bị bệnh “mất trí nhớ,” nên nó quên đi hầu hết những cái mà nó đã thấy.
Tuy nhiên, cũng có một số linh hồn “sáng suốt” hơn, nên chúng có thể nhớ lại được nhiều hơn.
[←130] The Ring: Tạm dịch như trên, để câu văn gọn hơn. Đây là khu vực rộng lớn, có hình tròn. Trong ngữ cảnh này, “Vòng Tròn” là nơi để linh hồn “tuyển chọn sinh mệnh.” Cứ đọc tiếp, ta sẽ hiểu rõ thuật ngữ này hơn.
[←131] Alternate: Cái thay thế; tuyển trạch: có thể chọn 1 trong 2 cái gì đó.
[←132] Co-exist: “Cộng sinh” – hiện hữu đồng thời với nhau. “Cộng sinh” ở đây có nghĩa là “quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hiện hữu đồng thời” – nghĩa là, không có quá khứ, hiện tại và tương lai như cách nhận thức ở Cõi Trần. Nhưng khi cần thiết, như tại “Vòng Tròn,” thì linh hồn có thể trải nghiệm “thời gian đồng hồ” như ở Cõi Trần. 138 “Ở đây”, trong ngữ cảnh này, là ở trong thế giới linh hồn.
[←133] Thời gian “đồng hồ” là thời gian của Cõi Trần: phút này là “hiện tại,” phút trước là “quá khứ,” và phút sau là “tương lai.” Trái lại, trong thế giới linh hồn, không có kiểu “thời gian” như vậy, mà mọi thời điểm đều như nhau [uniform].
[←134] Chú ý: Tại Vòng Tròn, linh hồn chỉ được cho “thấy trước” một phần nào đó của kiếp sau, chứ không được thấy toàn bộ kiếp sống đó. Do vậy, những “rủi ro” khi “chọn sinh mệnh” là điều dĩ nhiên.
[←135] Chú ý: Thời gian ở Cõi Trần rất khác với thời gian trong thế giới linh hồn và trong những “cảnh giới” khác. Thí dụ: theo đạo Phật, thì một ngày và một đêm trên cõi trời Đâu Suất, bằng 400 năm ở Cõi Trần…
[←136] Possible alternative realities: “Những thực tại thay thế,” có thể là những “phương án” nào đó mà linh hồn có thể chọn – thí dụ, Ashley trong ca 26, có thể chọn một trong những “kịch bản” như sau: a/ Asley bị gãy hai chân, không thể đi lại được. b/ Asley bị gãy chân, nhưng có thể đi lại được bằng nạng. c/ Asley có đôi chân bình thường, trở thành một phụ nữ sống một cuộc sống dễ dàng hơn, nhưng bất hạnh, tẻ nhạt – không giúp được gì cho ai. Trong ca này, linh hồn chọn trường hợp (a), vì nhờ không đi lại được, nên Asley mới có nhiều điều kiện để học tập, và có thể hữu ích cho những người bị khuyết tật khác.
[←137] Chú ý: Việc chúng ta không nhớ lại những kiếp quá khứ của mình, là có mục đích: để việc tự khám phá của chúng ta được dễ dàng hơn.
[←138] Chú ý: Cần phân biệt “Định mệnh” và “nghiệp” [Karma]: “định mệnh” thì tất yếu, không thể thay đổi; “nghiệp”, thì còn có thể “chuyển nghiệp” bằng những việc làm tốt.
[←139] Chú ý: Tại “Vòng Tròn,” linh hồn có thể “thấy trước” những “tùy chọn”: đó có thể là “người này” hoặc “người kia,” và mỗi người sẽ có một “cuộc đời”. Từ “cuộc đời” ở đây, có thể được hiểu là “sinh mệnh”.
[←140] Lưu ý chữ “tự nguyện.”
[←141] Evaluation process: “quá trình đánh giá.” Có một vài cơ thể vật lý mà linh hồn được phép “chọn” để “nhập vào.” Việc đánh giá này, là để cân nhắc, xem “cơ thể” nào tốt nhất cho những “bài học” mà linh hồn cần phải học khi xuống Cõi Trần.
[←142] Chú ý: Trong thế giới linh hồn, thì bình thường, không có “thời gian tương đối”, là loại thời gian tính theo đồng hồ của Cõi Trần. Nhưng có vài ngoại lệ, như ở Vòng Tròn, thì linh hồn được phép sử dụng thời gian tương đối – vì nó đang “xem trước” một số cảnh ở Cõi Trần, mà nơi đó, thời gian được tính theo đồng hồ.
[←143] Ý nói: những cái gọi là “tai nạn” nghiêm trọng, khiến cho cơ thể ta bị tàn phá, không nhất thiết là do nghiệp báo, có tính “bắt buộc.” Có thể, đương sự “tự nguyện” chọn cái tai nạn đó, để “học hỏi” một cái gì đó. Cái cần chú ý ở đây, là “ý chí tự do” của đương sự.
[←144] Chú ý: Cuốn sách này có một số điểm hơi khác với quan niệm của đạo Phật: a/ Linh hồn có tự do “chọn sinh mệnh” của mình. b/ Đôi khi, việc chọn lựa này không phải để “trả” một “món nợ” nào đó trong [các] kiếp trước, mà là để “học” một bài học nào đó.
[←145] 6 feet: 1,82m.
[←146] Chú ý: Cần phân biệt “tâm trí của linh hồn,” [soul-mind] và “tâm trí cơ thể” [body-mind] .” Tâm trí cơ thể, chủ yếu nói đến “bộ não.”
[←147] Post-hypnotic suggestions: Những gợi ý để chủ thể ghi vào tiềm thức, trước khi kết thúc phiên thôi miên.
[←148] Chú ý: Cần phân biệt “bản ngã/căn nguyên” của linh hồn [soul identity] và “bản ngã con người [human ego].” Cái trước, có bản chất thuần khiết, không bị ô nhiễm. Nhưng khi linh hồn “nhập vào” một cơ thể, thì nó trở thành “bản ngã con người,” có thể bị ô nhiễm bởi bộ não sinh vật. Tuy tạm thời bị ô nhiễm khi “ở trong” một cơ thể vật lý, nhưng bản chất của “bản ngã/căn nguyên” của linh hồn vẫn thuần khiết: khi trở lại thế giới linh hồn, sau khi trải qua một quá trình tái thích nghi, tái định hướng… sau cùng, linh hồn sẽ tìm thấy lại cái “bản ngã/căn nguyên” của linh hồn nó.
[←149] Embarkation.
[←150] Nguyên tác: “ She will read to me and talk to me about life…” Câu này hơi tối nghĩa?
[←151] “Hai cuộc gặp gỡ với Hội Đồng”: Lần thứ nhất, diễn ra sau cái chết vật lý, khi linh hồn trở lại thế giới linh hồn; lần thứ hai, khi linh hồn sắp tái sinh, rời bỏ thế giới linh hồn để xuống Cõi Trần.
[←152] Life evaluation: Tại không gian “chọn sinh mệnh,” mỗi linh hồn được cho xem trước một vài “sinh mệnh” để nó “đánh giá” và lựa chọn. Nó sẽ cân nhắc, xem “sinh mệnh” nào tốt nhất cho những “mục đích học tập” của riêng nó. Việc “đánh giá” này có sự “góp ý” và “cố vấn” của vị hướng đạo và Hội Đồng Trưởng Lão.
[←153] “Cội nguồn của sự sáng tạo” ở đây không phải là vị Thượng đế hữu ngã trong Ki-tô giáo; nhưng có thể là Đạo của Lão Tử, hay Thiên Nhiên/ Vũ Trụ của Phiếm thần luận.
[←154] Những “tham dự viên” ở đây, là những người tham dự vào “vở kịch” mà chủ thể là vai chính, và họ là những vai phụ. Những tham dự viên này cũng sẽ tái sinh xuống Cõi Trần cùng với chủ thể.
[←155] Đây là một số “kỹ thuật chuyên môn” của bác sĩ M. Newton, tác giả cuốn sách này. Những kỹ thuật này nhằm giúp chủ thể lấy lại sự bình tĩnh trong những trường hợp người ấy bị mất thăng bằng tâm lý, do một tác động nào đó. Chúng tôi chưa đủ điều kiện để tìm hiểu về những kỹ thuật này.
[←156] Đoạn này chúng tôi chỉ dịch thoát ý, để cho câu văn được sáng sủa hơn.
[←157] Cần nhớ: trong thế giới linh hồn, không có “thời gian đồng hồ,” theo thứ tự trước, sau như thời gian ở Cõi Trần.
[←158] Về điểm này, có nhiều quan niệm khác nhau: theo đạo Phật, thì “thức” [linh hồn] nhập vào trong lúc người nam và nữ đang giao hợp.
[←159] Điểm này rất “khó tin,” cần có thêm nhiều nguồn thông tin khác để kiểm chứng .
[←160] Theo một số tài liệu, thì việc “sẩy thai” không phải là “tai nạn” hay tình cờ, mà là do quyết định của linh hồn đang ở trong bụng mẹ. Nó thấy rằng, ở thời điểm đó, việc ra đời của nó không thuận lợi cho mục đích của nó, hay không thuận lợi cho người mẹ. Do vậy, nó quyết định trở lại thế giới linh hồn .
[←161] Mind. Chữ “mind” ở đây, có lẽ là “tâm trí của cơ thể,” [body mind], khác với “tâm trí của linh hồn” [soul mind]. Như vậy, cơ thể, khi chưa có linh hồn, cũng có một loại “tâm trí” nào đó?
[←162] Cần chú ý chi tiết này.
[←163] Ngày nay, việc “thai giáo” – dạy con từ trong bụng mẹ – đã được nhiều nhà giáo dục nhấn mạnh.
[←164] Chú ý: Ta thường nghĩ rằng, khi còn là cái thai trong bụng mẹ, thì đứa bé “không biết gì.” Nhưng theo ca này, thì cái thai đó rất “khôn ngoan” – vì mặc dù cái thai chưa phát triển thanh “con người,” nhưng cái linh hồn ở trong nó đã rất khôn ngoan: linh hồn đó vừa ra khỏi thế giới linh hồn, nên nó vẫn còn nhớ những thông tin từ thế giới đó.
[←165] Nguyên tác: “And you haven’t yet had the memories of all your past lives…”
[←166] Chú ý: Sau khi đứa bé ra đời, thì “bệnh mất trí nhớ” mới bắt đầu. Có nghĩa là, khi còn ở trong bụng mẹ, thì linh hồn vẫn còn nhớ những thông tin về thế giới linh hồn.
[←167] Hiện nay, có nhiều cuốn sách nói về hiện tượng những đứa trẻ nhớ lại một số tiền kiếp của chúng. Nhưng khi lớn lên, thì chúng không còn khả năng ấy nữa.
[←168] Chủ thể muốn nói, đó là những người bạn “tưởng tượng” – bởi vì chủ thể chưa gặp chúng ở Cõi Trần – nhưng chúng lại là “thực,” bởi vì chủ thể đã từng gặp chúng trong thế giới linh hồn.
[←169] Cần chú ý điều này. Tại sao? Có lẽ, vào những năm thơ dại đó, ký ức của nó về thế giới linh hồn chưa bị phai đi hết. Nhưng càng lớn lên, thì ký ức đó càng mờ nhạt đi, rồi mất hẳn.
[←170] Higher consciousness.
[←171] Chú ý: Tác giả cuốn sách này, ban đầu là một kẻ “vô thần,” không tin có thế giới linh hồn. Nhưng về sau, khi làm việc với các thân chủ, thì ông dần dần từ bỏ quan niệm cũ của mình. Bản thân người dịch, tuy trước đây có tin chút ít về thế giới linh hồn, nhưng vẫn “nửa tin, nửa ngờ.” Sau khi đọc cuốn sách này, người dịch đã xác tín rằng, thế giới linh hồn là có thật.
[←172] Cần chú ý nhận xét này: vị “Thượng đế” của vũ trụ chúng ta là “chưa hoàn hảo” (less-than-perfect). Điều này rất khác với khái niệm thông thường, truyền thống về “Thượng đế.” Theo quan niệm truyền thống, thì Thượng đế có những thuộc tính như sau: toàn trí, toàn năng, toàn thiện …
[←173] Có nghĩa là: Vũ trụ mà chúng ta đang sống, là bất toàn – nhưng sự bất toàn này là “cố ý,” với một mục đích sâu xa, bí ẩn nào đó.
[←174] Câu này tác giả viết hơi tối nghĩa. Chúng tôi chỉ dịch thoát ý.
[←175] Nguyên tác: “Under this pantheon, the divine being of our particular house would be allowed to govern in His, Her, or Its own way.” Chữ “Ông ấy,” “Bà ấy,” và “Nó,” có thể hiểu như sau: chữ “Ông ấy/ Bà ấy,” để chỉ một vị Thượng đế có nhân trạng, hữu ngã [personal], có quyền ban phúc, giáng họa. Trái lại, chữ “Nó,” dùng để chỉ một “nguyên lý sáng tạo,” và không có quyền thưởng phạt, cũng không trực tiếp can thiệp vào chuyện của con người. Đây là Đạo của Lão Tử, hoặc Thiên Nhiên/Vũ Trụ của Phiếm thần luận.
[←176] Câu này cũng khá tối nghĩa. Có thể hiểu như sau: “Thượng đế” có thể rơi vào 2 loại chính: a/ vị Thượng đế bất toàn. b/ vị Thượng đế hoàn hảo. Trường hợp (a), là vị Thượng đế đang tiến hóa như chúng ta. Tạm gọi vị này là “bố/mẹ” của chúng ta, trực tiếp tạo dựng nên chúng ta và cai quản vũ trụ chúng ta. Trường hợp (b), là vị Thượng đế tuyệt đối, hoàn hảo, cội nguồn. Vị này tạm gọi là “ông/bà” của chúng ta, ở một đẳng cấp cao hơn.
[←177] Ý tác giả muốn nói: kẻ đang cai quản vũ trụ của chúng ta, là một vị “Thượng đế” bất toàn, và đang tiến hóa như chúng ta – nhưng ở trên vị ấy, còn có một “cội nguồn” cao hơn, đó mới chính là vị “Thượng đế hoàn hảo.”
Đây là một khái niệm rất “khó tin, khó hiểu,” rất khác với những quan niệm truyền thống về “Thượng đế.”
[←178] Self: Từ này được viết hoa trong nguyên tác. Hơi tối nghĩa. Theo người dịch, nó đồng nghĩa với chữ “Identity” – căn tính của linh hồn. Nó không phải là cái “bản ngã” ích kỷ theo nghĩa thông thường.