10. ON WAR

10. ON WAR10. Về chiến tranh
Question: How can we solve our present political chaos and the crisis in the world?Câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được sự hỗn loạn chính trị hiện nay của chúng ta và sự khủng hoảng trong thế giới?
Is there anything an individual can do to stop the impending war? Liệu có bất kỳ điều gì một cá thể có thể thực hiện để chặn đứng cuộc chiến tranh sắp xảy ra?
Krishnamurti: War is the spectacular and bloody projection of our everyday life, is it not?Krishnamurti: Chiến tranh là sự chiếu rọi đẫm máu và to lớn của sống hàng ngày của chúng ta, phải không?
War is merely an outward expression of our inward state, an enlargement of our daily action. Chiến tranh chỉ là một diễn tả phía bên ngoài của trạng thái bên trong của chúng ta, một phóng đại của hành động hàng ngày của chúng ta.
It is more spectacular, more bloody, more destructive, but it is the collective result of our individual activities. Nó rộng lớn hơn, đổ máu nhiều hơn, hủy diệt nhiều hơn, nhưng nó là kết quả tập thể của những hoạt động cá thể của chúng ta.
Therefore, you and I are responsible for war and what can we do to stop it? Vì vậy, bạn và tôi chịu trách nhiệm cho chiến tranh và chúng ta có thể làm gì để chặn đứng nó?
Obviously the ever-impending war cannot be stopped by you and me, because it is already in movement; it is already taking place, though at present chiefly on the psychological level. Rõ ràng, chiến tranh sắp xảy ra không thể được chặn đứng bởi bạn và tôi, bởi vì nó đã chuyển động rồi; nó đã xảy ra rồi, mặc dù lúc này chủ yếu là ở tầng tâm lý.
As it is already in movement, it cannot be stopped—the issues are too many, too great, and are already committed. Vì nó chuyển động rồi, nó không thể được chặn đứng – những vấn đề quá nhiều, quá to lớn, và đã không cứu vãn được.
But you and I, seeing that the house is on fire, can understand the causes of that fire, can go away from it and build in a new place with different materials that are not combustible, that will not produce other wars. Nhưng bạn và tôi, vì thấy rằng ngôi nhà đang cháy, có thể hiểu rõ những nguyên nhân của đám cháy đó, có thể thoát khỏi nó và xây dựng một nơi mới mẻ, bằng những vật liệu mới mẻ mà không thể bị bắt lửa, mà sẽ không tạo ra những chiến tranh khác.
That is all that we can do. Đó là điều gì tất cả chúng ta có thể thực hiện.
You and I can see what creates wars, and if we are interested in stopping wars, then we can begin to transform ourselves, who are the causes of war. Bạn và tôi có thể thấy điều gì đã tạo ra chiến tranh, và nếu chúng ta quan tâm đến việc chặn đứng chiến tranh, vậy thì chúng ta có thể bắt đầu thay đổi chính chúng ta, mà là những nguyên nhân của chiến tranh.
An American lady came to see me a couple of years ago, during the war.Một phụ nữ người Mỹ đã đến gặp tôi cách đây vài năm, trong suốt chiến tranh.
She said she had lost her son in Italy and that she had another son aged sixteen whom she wanted to save; so we talked the thing over. Bà ấy nói rằng bà ấy đã mất người con trai của bà ấy ở Ý và rằng bà ấy có một cậu con trai khác ở tuổi mười sáu mà bà ấy muốn cứu thoát; vậy là chúng tôi đã nói chuyện về những sự việc đó.
I suggested to her that to save her son she had to cease to be an American; she had to cease to be greedy, cease piling up wealth, seeking power, domination, and be morally simple—not merely simple in clothes, in outward things, but simple in her thoughts and feelings, in her relationships. Tôi gợi ý với bà ấy rằng, muốn cứu thoát cậu con trai của bà ấy, bà ấy phải ngừng là một người Mỹ; bà ấy phải ngừng tham lam, ngừng chồng chất của cải, ngừng tìm kiếm quyền hành, thống trị, và thuộc tâm lý hãy đơn giản – không chỉ đơn giản trong quần áo, trong những sự vật phía bên ngoài, nhưng đơn giản trong suy nghĩ của bà ấy và trong cảm thấy của bà ấy, trong những liên hệ của bà ấy.
She said, “That is too much. Bà ấy đã nói, ‘Điều đó quá nhiều.
 You are asking far too much. Ông đang đòi hỏi quá nhiều.
I cannot do it, because circumstances are too powerful for me to alter”. Tôi không thể thực hiện nó được, bởi vì những ràng buộc chặt chẽ quá khiến tôi không thể thay đổi được’.
Therefore she was responsible for the destruction of her son. Thế là bà ấy phải chịu trách nhiệm cho sự hủy diệt cậu con trai của mình.
Circumstances can be controlled by us, because we have created the circumstances.Những hoàn cảnh có thể được kiểm soát bởi chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo ra những hoàn cảnh.
Society is the product of relationship, of yours and mine together. Xã hội là sản phẩm của sự liên hệ, sự liên hệ của bạn và tôi cùng với nhau.
If we change in our relationship, society changes; merely to rely on legislation, on compulsion, for the transformation of outward society, while remaining inwardly corrupt, while continuing inwardly to seek power, position, domination, is to destroy the outward, however carefully and scientifically built. Nếu chúng ta thay đổi trong sự liên hệ của chúng ta, xã hội thay đổi; chỉ lệ thuộc vào luật pháp, vào ép buộc, cho sự thay đổi xã hội phía bên ngoài, trong khi phía bên trong vẫn còn thoái hoá, trong khi phía bên trong tiếp tục tìm kiếm quyền hành, vị trí, thống trị, là hủy diệt phía bên ngoài, dù được xây dựng có tính cách khoa học và cẩn thận đến chừng nào.
That which is inward is always overcoming the outward. Phía bên trong luôn luôn thắng thế phía bên ngoài.
What causes war—religious, political or economic?Điều gì gây ra chiến tranh – thuộc tôn giáo, thuộc chính trị hay thuộc kinh tế?
Obviously belief, either in nationalism, in an ideology, or in a particular dogma. Chắc chắn là niềm tin, hoặc trong chủ nghĩa quốc gia, hoặc trong một học thuyết, hoặc trong một giáo điều đặc biệt.
If we had no belief but goodwill, love and consideration between us, then there would be no wars. Nếu chúng ta không có niềm tin nhưng có ý muốn tốt lành, tình yêu và ân cần giữa chúng ta, vậy thì sẽ không có những chiến tranh.
But we are fed on beliefs, ideas and dogmas and therefore we breed discontent. Nhưng chúng ta đã được nuôi sống trong những niềm tin, những ý tưởng, những giáo điều và vì vậy chúng ta nuôi dưỡng sự bất mãn.
The present crisis is of an exceptional nature and we as human beings must either pursue the path of constant conflict and continuous wars, which are the result of our everyday action, or else see the causes of war and turn our back upon them. Sự khủng hoảng hiện nay có một bản chất ngoại lệ và chúng ta, như những con người, phải, hoặc theo đuổi con đường của xung đột liên tục và những chiến tranh liên tục, mà là kết quả của hành động hàng ngày của chúng ta, hoặc ngược lại ‘thấy’ những nguyên nhân của chiến tranh và quay lưng lại chúng.
Obviously what causes war is the desire for power, position, prestige, money; also the disease called nationalism, the worship of a flag; and the disease of organized religion, the worship of a dogma.Chắc chắn, nguyên nhân tạo ra chiến tranh là sự ham muốn có được quyền hành, vị trí, thanh danh, tiền bạc; cũng cả căn bệnh được gọi là chủ nghĩa quốc gia, kính trọng một lá cờ; và căn bệnh của tôn giáo có tổ chức, tôn sùng một giáo điều.
All these are the causes of war; if you as an individual belong to any of the organized religions, if you are greedy for power, if you are envious, you are bound to produce a society which will result in destruction. Tất cả điều này là những nguyên nhân của chiến tranh; nếu bạn, như một cá thể, phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào, nếu bạn thèm khát quyền hành, nếu bạn ganh tị, chắc chắn bạn sản sinh ra một xã hội mà sẽ dẫn đến sự hủy diệt.
So again it depends upon you and not on the leaders—not on so-called statesmen and all the rest of them. Vì vậy lại nữa nó phụ thuộc vào bạn và không phải phụ thuộc vào những vị lãnh đạo – không phải phụ thuộc vào những vị tạm gọi là những chính khách và tất cả những người như thế.
It depends upon you and me but we do not seem to realize that. Nó phụ thuộc vào bạn và tôi, nhưng dường như chúng ta không nhận ra điều đó.
If once we really felt the responsibility of our own actions, how quickly we could bring to an end all these wars, this appalling misery! But you see, we are indifferent. Nếu một lần chúng ta thực sự cảm thấy có trách nhiệm cho những hành động riêng của chúng ta, chúng ta sẽ có thể mang một kết thúc đến tất cả những chiến tranh này, đau khổ thảm khốc này thật mau lẹ! Nhưng bạn thấy không, chúng ta dửng dưng.
We have three meals a day, we have our jobs, we have our bank accounts, big or little, and we say, “For God’s sake, don’t disturb us, leave us alone”. Chúng ta có ba bữa ăn một ngày, chúng ta có những công việc của chúng ta, chúng ta có tài khoản ngân hàng của chúng ta, nhiều hay ít, và chúng ta nói, ‘Ơn Chúa, đừng quấy rầy chúng tôi, hãy để chúng tôi yên ổn’.
The higher up we are, the more we want security, permanency, tranquillity, the more we want to be left alone, to maintain things fixed as they are; but they cannot be maintained as they are, because there is nothing to maintain. Chúng ta càng ở vị trí cao hơn bao nhiêu, chúng ta càng muốn có an toàn, vĩnh cửu, an bình nhiều hơn bấy nhiêu, chúng ta càng muốn đừng ai đụng chạm đến mình bấy nhiêu, chúng ta càng muốn duy trì những sự việc cố định như chúng là bấy nhiêu; nhưng chúng không thể được duy trì như chúng là, bởi vì không có gì phải duy trì.
Everything is disintegrating. Mọi thứ đều đang phân rã.
We do not want to face these things, we do not want to face the fact that you and I are responsible for wars. Chúng ta không muốn đối diện những sự việc này, chúng ta không muốn đối diện sự kiện rằng bạn và tôi phải chịu trách nhiệm cho những chiến tranh.
You and I may talk about peace, have conferences, sit round a table and discuss, but inwardly, psychologically, we want power, position, we are motivated by greed. Bạn và tôi có lẽ nói về hòa bình, tổ chức những hội nghị, ngồi quanh chiếc bàn tròn và thảo luận, nhưng phía bên trong, thuộc phần tâm lý, chúng ta muốn quyền hành, vị trí, chúng ta bị thúc đẩy bởi sự tham lam.
We intrigue, we are nationalistic, we are bound by beliefs, by dogmas, for which we are willing to die and destroy each other. Chúng ta mưu đồ, chúng ta mê mẩn chủ nghĩa quốc gia, chúng ta bị trói buộc bởi những niềm tin, bởi những giáo điều, với nó chúng ta sẵn lòng chết đi và hủy diệt lẫn nhau.
Do you think such men, you and I, can have peace in the world? Bạn nghĩ rằng những con người như thế, bạn và tôi, có thể có hòa bình trong thế giới hay sao?
To have peace, we must be peaceful; to live peacefully means not to create antagonism. Muốn có hòa bình, chúng ta phải an lành; sống an lành có nghĩa không phải để tạo ra thù địch.
Peace is not an ideal. Hòa bình không là một lý tưởng.
To me, an ideal is merely an escape, an avoidance of what is, a contradiction of what is. Đối với tôi, một lý tưởng chỉ là một tẩu thoát, một lẩn tránh khỏi cái gì là, một mâu thuẫn của cái gì là.
 An ideal prevents direct action upon what is. Một lý tưởng ngăn cản hành động trực tiếp vào cái gì là.
 To have peace, we will have to love, we will have to begin not to live an ideal life but to see things as they are and act upon them, transform them. Muốn có hòa bình, chúng ta sẽ phải có tình yêu, chúng ta sẽ phải khởi sự không phải để sống một sống lý tưởng, nhưng để thấy những sự việc như chúng là và hành động vào chúng, thay đổi chúng.
As long as each one of us is seeking psychological security, the physiological security we need—food, clothing and shelter—is destroyed. Chừng nào mỗi người chúng ta còn tìm kiếm sự an toàn tâm lý, chúng ta sẽ hủy diệt sự an toàn vật chất mà chúng ta cần – thực phẩm, quần áo và chỗ ở.
We are seeking psychological security, which does not exist; and we seek it, if we can, through power, through position, through titles, names—all of which is destroying physical security. Chúng ta đang tìm kiếm sự an toàn tâm lý, mà không tồn tại; và chúng ta tìm kiếm nó, nếu chúng ta có thể, qua quyền hành, qua vị trí, qua chức tước, tên tuổi – tất cả việc đó hủy hoại sự an toàn vật chất.
This is an obvious fact, if you look at it. Đây là một sự kiện hiển nhiên, nếu bạn quan sát nó.
To bring about peace in the world, to stop all wars, there must be a revolution in the individual, in you and me.Muốn tạo ra hòa bình trong thế giới, muốn chặn đứng tất cả những chiến tranh, phải có một cách mạng trong cá thể, trong bạn và tôi.
Economic revolution without this inward revolution is meaningless, for hunger is the result of the maladjustment of economic conditions produced by our psychological states—greed, envy, ill-will and possessiveness. Cách mạng kinh tế nếu không có cách mạng phía bên trong này đều vô nghĩa, vì nghèo khổ là hậu quả của sự điều chỉnh sai lầm về những quy định kinh tế được sản sinh bởi trạng thái tâm lý của chúng ta – tham lam, ganh tị, ý muốn thấp hèn và tánh chiếm hữu.
To put an end to sorrow, to hunger, to war, there must be a psychological revolution and few of us are willing to face that. Muốn kết thúc đau khổ, nghèo đói, chiến tranh, phải có một cách mạng tâm lý và chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn lòng đối diện nó.
We will discuss peace, plan legislation, create new leagues, the United Nations and so on and on; but we will not win peace because we will not give up our position, our authority, our money, our properties, our stupid lives. Chúng ta sẽ thảo luận về hòa bình, thiết lập luật pháp, tạo ra những tổ chức mới, tổ chức Liên hiệp quốc và vân vân và vân vân; nhưng chúng ta sẽ không tìm được hòa bình bởi vì chúng ta không từ bỏ vị trí của chúng ta, uy quyền của chúng ta, tiền bạc của chúng ta, tài sản của chúng ta, sống dốt nát của chúng ta.
To rely on others is utterly futile; others cannot bring us peace. Lệ thuộc vào những người khác là hoàn toàn vô lý; những người khác không thể mang lại hòa bình cho chúng ta.
No leader is going to give us peace, no government, no army, no country. Không vị lãnh đạo nào sẽ trao tặng chúng ta hòa bình, không chính phủ, không quân đội, không quốc gia nào.
What will bring peace is inward transformation which will lead to outward action. Điều gì sẽ mang lại hòa bình là sự thay đổi phía bên trong mà sẽ dẫn đến hành động phía bên ngoài.
Inward transformation is not isolation, is not a withdrawal from outward action. Thay đổi phía bên trong không là sự tách rời, không là sự rút lui khỏi hành động phía bên ngoài.
On the contrary, there can be right action only when there is right thinking and there is no right thinking when there is no self-knowledge. Trái lại, có thể có hành động đúng đắn chỉ khi nào có suy nghĩ đúng đắn, và không có suy nghĩ đúng đắn khi không có hiểu rõ về chính mình.
Without knowing yourself, there is no peace. Nếu không có hiểu rõ về chính mình, không có hòa bình.
To put an end to outward war, you must begin to put an end to war in yourself.Muốn kết thúc chiến tranh phía bên ngoài, bạn phải kết thúc chiến tranh trong chính bạn.
Some of you will nod your heads and say, “I agree”, and go outside and do exactly the same as you have been doing for the last ten or twenty years. Một số các bạn sẽ gật đầu và nói, ‘Tôi đồng ý’, và ra khỏi đây và làm chính xác như điều gì các bạn đã làm trong mười năm hay hai mươi năm qua.
Your agreement is merely verbal and has no significance, for the world’s miseries and wars are not going to be stopped by your casual assent. ‘Đồng ý’ của bạn chỉ thuộc từ ngữ và không có ý nghĩa, bởi vì những đau khổ và những chiến tranh đang xảy ra của thế giới không được chặn đứng bởi sự đồng ý ngẫu nhiên của bạn.
They will be stopped only when you realize the danger, when you realize your responsibility, when you do not leave it to somebody else. Chúng được chặn đứng chỉ khi nào bạn nhận ra sự tác hại, chỉ khi nào bạn nhận ra trách nhiệm của bạn, khi bạn không giao phó nó cho bất kỳ người nào khác.
If you realize the suffering, if you see the urgency of immediate action and do not postpone, then you will transform yourself; peace will come only when you yourself are peaceful, when you yourself are at peace with your neighbour. Nếu bạn nhận ra sự đau khổ, nếu bạn thấy sự khẩn cấp của hành động tức khắc và không trì hoãn, vậy thì bạn sẽ tự-thay đổi chính bạn; hòa bình sẽ đến chỉ khi nào chính bạn được an lành, khi chính bạn sống an lành cùng người hàng xóm của bạn.