CHAPTER VIII. CONTRADICTION

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

CHAPTER VIII
Chương VIII
CONTRADICTION
MÂU THUẪN
WE SEE CONTRADICTION in us and about us; because we are in contradiction, there is lack of peace in us and therefore outside us.Chúng ta thấy mâu thuẫn trong chúng ta và quanh chúng ta; bởi vì chúng ta ở trong mâu thuẫn, không có an bình trong chúng ta và vì vậy bên ngoài chúng ta.
There is in us a constant state of denial and assertion—what we want to be and what we are. Trong chúng ta có một trạng trái của phủ nhận và khẳng định liên tục – điều gì chúng ta muốn là và điều gì chúng ta là.
The state of contradiction creates conflict and this conflict does not bring about peace—which is a simple, obvious fact. Trạng thái mâu thuẫn tạo ra xung đột và xung đột này không mang lại an bình – mà là một sự kiện rõ ràng, đơn giản.
This inward contradiction should not be translated into some kind of philosophical dualism, because that is a very easy escape. Mâu thuẫn bên trong này không nên được diễn giải thành một loại lý thuyết phân hai thuộc triết học nào đó, bởi vì đó là một tẩu thoát rất dễ dàng.
That is by saying that contradiction is a state of dualism we think we have solved it—which is obviously a mere convention, a contributory escape from actuality. Đó là bằng cách nói, mâu thuẫn là một trạng thái của phân hai, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã giải quyết được nó – mà rõ ràng chỉ là một thỏa thuận ngấm ngầm, một tẩu thoát thêm nữa khỏi sự kiện.
Now what do we mean by conflict, by contradiction?Bây giờ chúng ta có ý gì qua từ ngữ xung đột, qua từ ngữ mâu thuẫn?
Why is there a contradiction in me? Tại sao có một mâu thuẫn trong tôi?
—this constant struggle to be something apart from what I am. – đấu tranh liên tục này để là một cái gì đó tách khỏi tôi là gì.
I am this, and I want to be that. Tôi là cái này, và tôi muốn là cái kia.
This contradiction in us is a fact, not a metaphysical dualism. Mâu thuẫn này trong chúng ta là một sự kiện, không phải một phân hai lý thuyết.
Metaphysics has no significance in understanding what is. Sự phân hai lý thuyết không có ý nghĩa gì trong hiểu rõ về cái gì là.
 We may discuss, say, dualism, what it is, if it exists, and so on; but of what value is it if we don’t know that there is contradiction in us, opposing desires, opposing interests, opposing pursuits? Chúng ta có lẽ bàn luận, nói chuyện, sự phân hai, nó là gì, liệu nó tồn tại, và vân vân; nhưng nó có ý nghĩa gì nếu chúng ta không biết rằng có mâu thuẫn trong chúng ta, những ham muốn đối nghịch, những vui thú đối nghịch, những theo đuổi đối nghịch.
I want to be good and I am not able to be. Tôi muốn tốt lành và tôi không thể.
This contradiction, this opposition in us, must be understood because it creates conflict; and in conflict, in struggle, we cannot create individually. Mâu thuẫn này, đối nghịch này trong chúng ta, phải được hiểu rõ bởi vì nó tạo ra xung đột; và trong xung đột, trong đấu tranh, chúng ta không thể sáng tạo một cách cá thể.
Let us be clear on the state we are in. Chúng ta hãy rõ ràng về trạng thái chúng ta đang có.
There is contradiction, so there must be struggle; and struggle is destruction, waste. Có mâu thuẫn, vì vậy có đấu tranh; và đấu tranh là phá hoại, phung phí.
In that state we can produce nothing but antagonism, strife, more bitterness and sorrow. Trong trạng thái đó chúng ta không sản sinh ra bất kỳ thứ gì khác ngoại trừ hận thù, xung đột, cay đắng hơn và đau khổ hơn.
If we can understand this fully and hence be free of contradiction, then there can be inward peace, which will bring understanding of each other. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ trọn vẹn điều này và vì vậy được tự do khỏi xung đột, vậy thì có an bình phía bên trong, mà sẽ mang lại hiểu rõ lẫn nhau.
The problem is this.Vấn đề là như thế này.
Seeing that conflict is destructive, wasteful, why is it that in each of us there is contradiction? Thấy rằng xung đột là phá hoại, phung phí, tại sao trong mỗi người chúng ta lại có mâu thuẫn?
To understand that, we must go a little further. Muốn hiểu rõ điều đó, chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn chút nữa.
Why is there the sense of opposing desires? Tại sao có ý thức của những ham muốn đối nghịch?
I do not know if we are aware of it in ourselves—this contradiction, this sense of wanting and not wanting, remembering something and trying to forget it in order to find something new. Tôi không hiểu liệu chúng ta có nhận biết được điều đó trong chính chúng ta – mâu thuẫn này, ý thức của muốn và không-muốn này, nhớ điều gì đó và cố gắng quên nó với mục đích tìm ra điều gì đó mới mẻ.
Just watch it. Chỉ cần nhìn ngắm nó.
It is very simple and very normal. Nó rất đơn giản và rất bình thường.
It is not something extraordinary. Nó không là điều gì đó lạ thường.
The fact is, there is contradiction. Sự kiện là, có mâu thuẫn.
Then why does this contradiction arise? Vậy thì tại sao mâu thuẫn này lại nảy sinh?
What do we mean by contradiction?Chúng ta có ý gì qua từ ngữ mâu thuẫn?
Does it not imply an impermanent state which is being opposed by another impermanent state? Nó không hàm ý một trạng thái bất ổn nhất thời đang đối nghịch với một trạng thái bất ổn nhất thời khác hay sao?
I think I have a permanent desire, I posit in myself a permanent desire and another desire arises which contradicts it; this contradiction brings about conflict, which is waste. Tôi nghĩ tôi có một ham muốn vĩnh cửu, tôi ấp ủ trong tôi một ham muốn vĩnh cửu và một ham muốn khác nảy sinh mà mâu thuẫn nó; mâu thuẫn này tạo ra xung đột, mà là phung phí.
That is to say there is a constant denial of one desire by another desire, one pursuit overcoming another pursuit. Đó có nghĩa là, có một phủ nhận liên tục của một ham muốn bởi một ham muốn khác, một theo đuổi đang thắng thế một theo đuổi khác.
Now, is there such a thing as a permanent desire? Bây giờ liệu có một sự việc như ham muốn vĩnh cửu?
Surely, all desire is impermanent—not metaphysically, but actually. Chắc chắn, tất cả mọi ham muốn đều nhất thời – không phải lý thuyết, nhưng thực sự.
I want a job. Tôi muốn một việc làm.
That is I look to a certain job as a means of happiness; and when I get it, I am dissatisfied. Đó là, tôi nương dựa một công việc nào đó như một phương tiện của hạnh phúc; và khi tôi có nó, tôi không thỏa mãn.
I want to become the manager, then the owner, and so on and on, not only in this world, but in the so-called spiritual world—the teacher becoming the principal, the priest becoming the bishop, the pupil becoming the master. Tôi muốn trở thành một giám đốc, rồi người chủ, và vân vân và vân vân, không phải chỉ trong thế giới này nhưng còn cả trong thế giới tạm gọi là tinh thần – người thầy trở thành hiệu trưởng, vị linh mục trở thành vị giám mục, đệ tử trở thành bậc thầy.
This constant becoming, arriving at one state after another, brings about contradiction, does it not?Sự trở thành liên tục này, đang đến một trạng thái tiếp nối một trạng thái khác, tạo ra mâu thuẫn, đúng chứ?
Therefore, why not look at life not as one permanent desire but as a series of fleeting desires always in opposition to each other? Vì vậy, tại sao không nhìn sống, không như một ham muốn vĩnh cửu nhưng như một chuỗi của những ham muốn thoáng chốc luôn luôn đang đối nghịch lẫn nhau?
Hence the mind need not be in a state of contradiction. Thế là cái trí không cần thiết phải ở trong một trạng thái của mâu thuẫn nữa.
If I regard life not as a permanent desire but as a series of temporary desires which are constantly changing, then there is no contradiction. Nếu tôi nhìn ‘sống’ không như một ham muốn vĩnh cửu nhưng như một chuỗi của những ham muốn nhất thời mà đang thay đổi liên tục, vậy thì không còn mâu thuẫn.
Contradiction arises only when the mind has a fixed point of desire; that is when the mind does not regard all desire as moving, transient, but seizes upon one desire and makes that into a permanency—only then, when other desires arise, is there contradiction.Mâu thuẫn nảy sinh chỉ khi nào cái trí có một mục đích cố định của ham muốn; đó là khi cái trí không suy nghĩ tất cả ham muốn như đang chuyển động, thoáng chốc, nhưng ôm chặt một ham muốn và biến nó thành vĩnh cửu – chỉ như vậy, khi những ham muốn khác nảy sinh, sẽ có mâu thuẫn.
But all desires are in constant movement, there is no fixation of desire. Nhưng tất cả những ham muốn đều ở trong chuyển động liên tục, không có sự cố định của ham muốn.
There is no fixed point in desire; but the mind establishes a fixed point because it treats everything as a means to arrive, to gain; and there must be contradiction, conflict, as long as one is arriving. Không có mục đích cố định trong ham muốn; nhưng cái trí thiết lập một mục đích cố định bởi vì nó cư xử mọi sự việc như một phương tiện để đến được, để đạt được; và phải có mâu thuẫn, xung đột chừng nào người ta còn đang đến.
You want to arrive, you want to succeed, you want to find an ultimate God or truth which will be your permanent satisfaction. Bạn muốn đến, bạn muốn thành công, bạn muốn tìm ra một sự thật hay Thượng đế tối thượng, mà sẽ là sự thỏa mãn vĩnh cửu của bạn.
Therefore you are not seeking truth, you are not seeking God. Vì vậy bạn không đang tìm kiếm sự thật, bạn không đang tìm kiếm Thượng đế.
You are seeking lasting gratification, and that gratification you clothe with an idea, a respectable-sounding word such as God, truth; but actually we are all seeking gratification, and we place that gratification, that satisfaction, at the highest point, calling it God, and the lowest point is drink. Bạn đang tìm kiếm sự thỏa mãn vĩnh cửu và với sự thỏa mãn đó bạn bao bọc bằng một ý tưởng, một từ ngữ có vẻ đầy kính trọng như Thượng đế, sự thật; nhưng thật ra tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm sự thỏa mãn, và chúng ta đặt thỏa mãn đó, hài lòng đó, tại điểm cao nhất, gọi là Thượng đế, và điểm thấp nhất là nhậu nhẹt.
So long as the mind is seeking gratification, there is not much difference between God and drink. Chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm thỏa mãn, chẳng có bao nhiêu khác biệt giữa Thượng đế và nhậu nhẹt.
Socially, drink may be bad; but the inward desire for gratification, for gain, is even more harmful, is it not? Theo xã hội, nhậu nhẹt có lẽ xấu xa; nhưng ham muốn bên trong cho sự thỏa mãn, cho sự kiếm được, thậm chí còn độc hại hơn nhiều, phải không?
If you really want to find truth, you must be extremely honest, not merely at the verbal level but altogether; you must be extraordinarily clear, and you cannot be clear if you are unwilling to face facts. Nếu bạn thực sự muốn tìm ra sự thật, bạn phải rất chân thật, không phải chỉ ở mức độ từ ngữ nhưng toàn bộ, bạn phải minh bạch một cách lạ thường, và bạn không thể minh bạch nếu bạn không sẵn lòng đối diện những sự kiện.
Now what brings about contradiction in each one of us?Bây giờ điều gì tạo ra xung đột trong mỗi người chúng ta?
Surely it is the desire to become something, is it not? Chắc chắn nó là ham muốn trở thành cái gì đó, phải không?
We all want to become something: to become successful in the world and, inwardly, to achieve a result. Tất cả chúng ta đều ham muốn trở thành cái gì đó; trở thành thành đạt trong thế giới và, phía bên trong, đạt được một kết quả.
So long as we think in terms of time, in terms of achievement, in terms of position, there must be contradiction. Chừng nào chúng ta còn suy nghĩ dựa vào thời gian, dựa vào thành tựu, dựa vào vị trí, phải có xung đột.
After all, the mind is the product of time. Rốt cuộc, cái trí là sản phẩm của thời gian.
Thought is based on yesterday, on the past; and so long as thought is functioning within the field of time, thinking in terms of the future, of becoming, gaining, achieving, there must be contradiction, because then we are incapable of facing exactly what is. Tư tưởng được đặt nền tảng trên ngày hôm qua, trên quá khứ; và chừng nào tư tưởng còn đang vận hành trong lãnh vực của thời gian, suy nghĩ dựa vào tương lai, của trở thành, của kiếm được, của thành tựu, phải có mâu thuẫn, bởi vì lúc đó chúng ta không thể đối diện chính xác cái gì là.
 Only in realizing, in understanding, in being choicelessly aware of what is, is there a possibility of freedom from that disintegrating factor which is contradiction. Chỉ trong nhận ra, trong hiểu rõ, trong tỉnh thức không-chọn lựa được cái gì là, mới có thể được tự do khỏi nhân tố không-hòa hợp đó mà là mâu thuẫn.
Therefore it is essential, is it not?, to understand the whole process of our thinking, for it is there that we find contradiction.Vì vậy, điều cần thiết là phải hiểu rõ toàn qui trình suy nghĩ của chúng ta, bởi vì chính ở đó chúng ta phát hiện mâu thuẫn, đúng chứ?
Thought itself has become a contradiction because we have not understood the total process of ourselves; and that understanding is possible only when we are fully aware of our thought, not as an observer operating upon his thought, but integrally and without choice—which is extremely arduous. Mặc dầu chính tư tưởng đã trở thành một mâu thuẫn, bởi vì chúng ta đã không hiểu rõ toàn qui trình của chính chúng ta; và hiểu rõ đó chỉ có thể xảy ra khi chúng ta hoàn toàn nhận biết được suy nghĩ của chúng ta, không phải như một người quan sát đang vận hành vào suy nghĩ của anh ấy, nhưng hòa hợp và không-chọn lựa – mà gian lao cực kỳ.
Then only is there the dissolution of that contradiction which is so detrimental, so painful. Vậy thì chỉ như vậy mới có sự tan biến của mâu thuẫn đó mà quá hủy hoại, quá đau khổ.
So long as we are trying to achieve a psychological result, so long as we want inward security, there must be a contradiction in our life.Chừng nào chúng ta còn đang cố gắng đạt được một kết quả thuộc tâm lý, chừng nào chúng ta còn muốn an toàn phía bên trong, phải có một mâu thuẫn trong sống của chúng ta.
I do not think that most of us are aware of this contradiction; or, if we are, we do not see its real significance. Tôi không nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết được mâu thuẫn này; hoặc, nếu chúng ta nhận biết được, chúng ta không thấy ý nghĩa thực sự của nó.
On the contrary, contradiction gives us an impetus to live; the very element of friction makes us feel that we are alive. Trái lại, mâu thuẫn cho chúng ta một động lực để sống; chính yếu tố mâu thuẫn làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đang sống.
The effort, the struggle of contradiction, gives us a sense of vitality. Nỗ lực, đấu tranh của mâu thuẫn, cho chúng ta một ý thức của sức sống.
That is why we love wars, that is why we enjoy the battle of frustrations. Đó là lý do tại sao chúng ta thương yêu những chiến tranh, đó là lý do tại sao chúng ta tận hưởng trận chiến của những tuyệt vọng.
So long as there is the desire to achieve a result, which is the desire to be psychologically secure, there must be a contradiction; and where there is contradiction, there cannot be a quiet mind. Chừng nào còn có ham muốn để đạt được một kết quả, mà là ham muốn để được an toàn thuộc tâm lý, phải có mâu thuẫn; và nơi nào có mâu thuẫn, không có một cái trí yên lặng.
Quietness of mind is essential to understand the whole significance of life. Sự yên lặng của cái trí là cốt lõi cho sự hiểu rõ toàn ý nghĩa của sống.
Thought can never be tranquil; thought, which is the product of time, can never find that which is timeless, can never know that which is beyond time. Tư tưởng không bao giờ có thể yên lặng; tư tưởng, mà là sản phẩm của thời gian, không bao giờ có thể tìm ra cái không-thời gian, không bao giờ có thể biết được cái vượt khỏi thời gian.
The very nature of our thinking is a contradiction, because we are always thinking in terms of the past or of the future; therefore we are never fully cognizant, fully aware of the present. Chính bản chất suy nghĩ của chúng ta là một mâu thuẫn, bởi vì chúng ta luôn luôn đang suy nghĩ dựa vào quá khứ hay vào tương lai; vì vậy chúng ta không bao giờ tỉnh thức trọn vẹn, nhận biết trọn vẹn được hiện tại.
To be fully aware of the present is an extraordinarily difficult task because the mind is incapable of facing a fact directly without deception.Muốn nhận biết trọn vẹn được hiện tại là một việc khó khăn lạ thường, bởi vì cái trí không thể đối diện trực tiếp một sự kiện mà không-lừa dối.
Thought is the product of the past and therefore it can only think in terms of the past or of the future; it cannot be completely aware of a fact in the present. Tư tưởng là sản phẩm của quá khứ, và vì vậy nó chỉ có thể suy nghĩ dựa vào quá khứ hay vào tương lai; nó không thể nhận biết trọn vẹn được một sự kiện trong hiện tại.
So long as thought, which is the product of the past, tries to eliminate contradiction and all the problems that it creates, it is merely pursuing a result, trying to achieve an end, and such thinking only creates more contradiction and hence conflict, misery and confusion in us and, therefore, about us. Chừng nào suy nghĩ, mà là sản phẩm của quá khứ, còn cố gắng xóa sạch mâu thuẫn và tất cả những vấn đề mà nó tạo tác, nó còn đang theo đuổi một kết quả, nó còn đang cố gắng đạt được một mục đích, và suy nghĩ như thế chỉ tạo ra nhiều mâu thuẫn hơn và thế là xung đột, đau khổ và hoang mang trong chúng ta và, vì vậy, quanh chúng ta.
To be free of contradiction, one must be aware of the present without choice.Muốn được tự do khỏi mâu thuẫn, người ta phải nhận biết được hiện tại mà không-chọn lựa.
How can there be choice when you are confronted with a fact? Làm thế nào có thể có chọn lựa khi bạn bị đối diện với một sự kiện?
Surely the understanding of the fact is made impossible so long as thought is trying to operate upon the fact in terms of becoming, changing, altering. Chắc chắn hiểu rõ về sự kiện không thể xảy ra được, chừng nào tư tưởng còn đang cố gắng vận hành vào sự kiện tùy theo quy định của trở thành, thay đổi, chuyển đổi.
Therefore self-knowledge is the beginning of understanding; without self-knowledge, contradiction and conflict will continue. Vì vậy hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của hiểu rõ; nếu không có hiểu rõ về chính mình, mâu thuẫn và xung đột sẽ tiếp tục.
To know the whole process, the totality of oneself, does not require any expert, any authority. Hiểu rõ về toàn qui trình, tổng thể của chính mình, không nương nhờ bất kỳ chuyên gia nào, bất kỳ uy quyền nào.
The pursuit of authority only breeds fear. Theo đuổi uy quyền chỉ nuôi dưỡng sợ hãi.
No expert, no specialist, can show us how to understand the process of the self. Không người chuyên môn, không người đặc biệt, có thể chỉ cho chúng ta làm thế nào hiểu rõ về qui trình của cái tôi.
One has to study it for oneself. Người ta phải học hành về nó cho chính người ta.
You and I can help each other by talking about it, but none can unfold it for us, no specialist, no teacher, can explore it for us. Bạn và tôi có thể giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu nó bằng cách nói chuyện về nó, nhưng không một ai có thể cởi bỏ nó cho chúng ta, không người chuyên môn, không vị thầy, có thể khai sáng nó cho chúng ta.
We can be aware of it only in our relationship—in our relationship to things, to property, to people and to ideas. Chúng ta có thể nhận biết được nó chỉ trong liên hệ của chúng ta – trong liên hệ của chúng ta đến những sự vật, đến tài sản, đến con người và đến những ý tưởng.
In relationship we shall discover that contradiction arises when action is approximating itself to an idea. Trong liên hệ, chúng ta sẽ phát giác rằng, mâu thuẫn nảy sinh khi hành động đang phỏng chừng chính nó đến một ý tưởng.
The idea is merely the crystallization of thought as a symbol, and the effort to live up to the symbol brings about a contradiction. Ý tưởng chỉ là sự cô đọng của tư tưởng như một biểu tượng, và nỗ lực sống dựa vào biểu tượng tạo ra một mâu thuẫn.
Thus, so long as there is a pattern of thought, contradiction will continue; to put an end to the pattern, and so to contradiction, there must be self-knowledge.Vẫn vậy, chừng nào còn có một khuôn mẫu của tư tưởng, mâu thuẫn sẽ tiếp tục; muốn kết thúc khuôn mẫu, và vì vậy kết thúc mâu thuẫn, phải có hiểu rõ về chính mình.
This understanding of the self is not a process reserved for the few. Hiểu rõ về chính mình này không là một qui trình dành riêng cho một ít người.
The self is to be understood in our everyday speech, in the way we think and feel, in the way we look at another. Cái tôi được hiểu rõ trong những câu nói hàng ngày của chúng ta, trong cách chúng ta suy nghĩ và cảm thấy, trong cách chúng ta quan sát một người khác.
If we can be aware of every thought, of every feeling, from moment to moment, then we shall see that in relationship the ways of the self are understood. Nếu chúng ta có thể nhận biết được mỗi suy nghĩ, mỗi cảm nhận từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng trong liên hệ những phương cách của cái tôi đều được hiểu rõ.
Then only is there a possibility of that tranquillity of mind in which alone the ultimate reality can come into being. Chỉ như vậy mới có thể có sự yên lặng của cái trí, và qua chính yên lặng đó sự thật tối thượng có thể hiện diện.