CHAPTER XIII. DESIRE

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

CHAPTER XIII
Chương XIII
DESIRE
HAM MUỐN
FOR MOST OF US, desire is quite a problem: the desire for property, for position, for power, for comfort, for immortality, for continuity, the desire to be loved, to have something permanent, satisfying, lasting, something which is beyond time.Đối với hầu hết chúng ta, ham muốn là một vấn đề: ham muốn có tài sản, có vị trí, có quyền lực, có thanh thản, có bất tử, có tiếp tục, ham muốn được thương yêu, có cái gì đó vĩnh hằng, thỏa mãn, bền vững, có cái gì đó mà vượt khỏi thời gian.
Now, what is desire? Bây giờ, ham muốn là gì?
What is this thing that is urging, compelling us? Cái sự việc này mà đang thôi thúc, đang ép buộc chúng ta là gì?
I am not suggesting that we should be satisfied with what we have or with what we are, which is merely the opposite of what we want. Tôi không đang gợi ý rằng chúng ta nên thỏa mãn với cái gì chúng ta có hay với cái gì chúng ta là, mà chỉ là đối nghịch của cái gì chúng ta muốn.
We are trying to see what desire is, and if we can go into it tentatively, hesitantly, I think we shall bring about a transformation which is not a mere substitution of one object of desire for another object of desire. Chúng ta đang cố gắng hiểu rõ ham muốn là gì, và liệu chúng ta có thể thâm nhập nó một cách từ tốn, cẩn thận. Tôi nghĩ chúng ta sẽ mang lại một thay đổi, mà không phải là một thay thế thuần túy từ một mục tiêu của ham muốn này sang một mục tiêu của ham muốn khác.
This is generally what we mean by ‘change’, is it not? Thông thường đây là điều chúng ta có ý nói qua từ ngữ ‘thay đổi’, phải không?
Being dissatisfied with one particular object of desire, we find a substitute for it. Bởi vì không thỏa mãn với một mục tiêu đặc biệt của ham muốn, chúng ta tìm một thay thế cho nó.
We are everlastingly moving from one object of desire to another which we consider to be higher, nobler, more refined; but, however refined, desire is still desire, and in this movement of desire there is endless struggle, the conflict of the opposites. Chúng ta luôn luôn đang chuyển động từ một mục tiêu của ham muốn sang một mục tiêu khác mà chúng ta cho là quan trọng hơn, cao quý hơn, vĩ đại hơn; nhưng, dù vĩ đại như thế nào, ham muốn vẫn là ham muốn, và trong chuyển động này của ham muốn có đấu tranh liên tục, xung đột của những đối nghịch.
Is it not, therefore, important to find out what is desire and whether it can be transformed?Vì vậy, liệu không quan trọng phải tìm ra ham muốn là gì, và liệu nó có thể được thay đổi?
What is desire? Ham muốn là gì?
Is it not the symbol and its sensation? Nó không là biểu tượng và cảm giác của nó, hay sao?
Desire is sensation with the object of its attainment. Ham muốn là cảm giác cùng mục tiêu phải đạt được của nó.
Is there desire without a symbol and its sensation? Liệu có ham muốn mà không có biểu tượng và cảm giác của nó hay sao?
Obviously not. Rõ ràng là không.
The symbol may be a picture, a person, a word, a name, an image, an idea which gives me a sensation, which makes me feel that I like or dislike it; if the sensation is pleasurable, I want to attain, to possess, to hold on to its symbol and continue in that pleasure. Biểu tượng có lẽ là một bức tranh, một con người, một từ ngữ, một cái tên, một hình ảnh, một ý tưởng mà cho tôi một cảm giác, mà làm cho tôi cảm thấy rằng tôi ưa thích hay không-ưa thích nó; nếu cảm giác là vui thú, tôi muốn có được, sở hữu, bám chặt vào biểu tượng của nó và tiếp tục trong vui thú đó.
From time to time, according to my inclinations and intensities, I change the picture, the image, the object. Từ thời điểm này sang thời điểm khác, tùy theo khuynh hướng và những mãnh liệt của tôi, tôi thay đổi bức tranh, hình ảnh, mục tiêu.
 With one form of pleasure I am fed up, tired, bored, so I seek a new sensation, a new idea, a new symbol. Tôi chán ngán, mệt mỏi, với một hình thức ham muốn; vì thế tôi tìm kiếm một cảm giác mới, một ý tưởng mới, một biểu tượng mới.
I reject the old sensation and take on a new one, with new words, new significances, new experiences. Tôi khước từ một cảm giác cũ kỹ và thâu nhận một cảm giác mới mẻ, với những từ ngữ mới mẻ, những ý nghĩa mới mẻ, những trải nghiệm mới mẻ.
I resist the old and yield to the new which I consider to be higher, nobler, more satisfying. Tôi phản kháng cái cũ kỹ và nhượng bộ cái mới mẻ mà tôi nghĩ rằng cao quý hơn, vĩ đại hơn, thỏa mãn hơn.
Thus in desire there is a resistance and a yielding, which involves temptation; and of course in yielding to a particular symbol of desire there is always the fear of frustration. Vẫn vậy trong ham muốn có một phản kháng và một nhượng bộ, mà hàm ý sự quyến rũ; và dĩ nhiên trong nhượng bộ một biểu tượng đặc biệt của ham muốn luôn luôn có sự sợ hãi của tuyệt vọng.
If I observe the whole process of desire in myself I see that there is always an object towards which my mind is directed for further sensation, and that in this process there is involved resistance, temptation and discipline.Nếu tôi quan sát toàn qui trình của ham muốn trong chính tôi, tôi thấy rằng luôn luôn có một mục tiêu mà cái trí của tôi hướng đến nó để tìm kiếm cảm giác thêm nữa, và rằng trong qui trình này có bao hàm sự kháng cự, sự quyến rủ và sự kỷ luật.
There is perception, sensation, contact and desire, and the mind becomes the mechanical instrument of this process, in which symbols, words, objects are the centre round which all desire, all pursuits, all ambitions are built; that centre is the ‘me’. Có nhận biết, cảm giác, tiếp xúc và ham muốn, và cái trí trở thành một công cụ thuộc máy móc của qui trình này, trong đó những biểu tượng, những từ ngữ, những mục tiêu là trung tâm mà tất cả ham muốn vây quanh, tất cả những theo đuổi, tất cả những tham vọng được dựng lên; trung tâm đó là ‘cái tôi’.
Can I dissolve that centre of desire—not one particular desire, one particular appetite or craving, but the whole structure of desire, of longing, hoping, in which there is always the fear of frustration? Liệu tôi có thể xóa tan trung tâm ham muốn đó – không phải một ham muốn đặc biệt, một thèm khát hay ao ước đặc biệt, nhưng toàn cấu trúc của ham muốn, của ao ước, của hy vọng, mà trong đó luôn luôn có sự sợ hãi của tuyệt vọng?
The more I am frustrated, the more strength I give to the ‘me’. Tôi càng tuyệt vọng nhiều bao nhiêu, tôi càng cho sức mạnh nhiều bấy nhiêu vào ‘cái tôi’.
So long as there is hoping, longing, there is always the background of fear, which again strengthens that centre. Chừng nào còn có hy vọng, ao ước, luôn luôn có nền tảng của sợ hãi, mà lại nữa củng cố trung tâm đó.
And revolution is possible only at that centre, not on the surface, which is merely a process of distraction, a superficial change leading to mischievous action. Và cách mạng chỉ có thể được tại chính trung tâm đó, không phải trên bề mặt, mà chỉ là một qui trình của xao nhãng, một thay đổi hời hợt đang dẫn đến hành động ma mãnh.
When I am aware of this whole structure of desire, I see how my mind has become a dead centre, a mechanical process of memory.Khi tôi nhận biết được toàn cấu trúc của ham muốn này, tôi thấy cái trí của tôi đã trở thành một trung tâm đã chết rồi, một qui trình máy móc của ký ức.
Having tired of one desire, I automatically want to fulfil myself in another. Bởi vì bị chán ngán một ham muốn, một cách tự động tôi muốn thành tựu trong một ham muốn khác.
My mind is always experiencing in terms of sensation, it is the instrument of sensation. Cái trí của tôi luôn luôn đang trải nghiệm dựa vào cảm giác, nó là công cụ của cảm giác.
Being bored with a particular sensation, I seek a new sensation, which may be what I call the realization of God; but it is still sensation. Bị chán ngán một cảm giác đặc biệt, tôi tìm kiếm một cảm giác mới, mà có lẽ là điều gì tôi gọi là sự ‘thực hiện của Thượng đế’; nhưng nó vẫn còn là cảm giác.
I have had enough of this world and its travail and I want peace, the peace that is everlasting; so I meditate, control, I shape my mind in order to experience that peace. Tôi đã thừa mứa thế giới này và những vất vả của nó và tôi muốn an bình, an bình vĩnh cửu; thế là tôi tham thiền, kiểm soát, tôi định hình cái trí của tôi với mục đích để trải nghiệm sự an bình đó.
The experiencing of that peace is still sensation. Trải nghiệm sự an bình đó vẫn còn là cảm giác.
So my mind is the mechanical instrument of sensation, of memory, a dead centre from which I act, think. Vì vậy cái trí của tôi là công cụ máy móc của cảm giác, của ký ức; một trung tâm chết rồi mà từ đó tôi hành động, suy nghĩ.
The objects I pursue are the projections of the mind as symbols from which it derives sensations. Những mục tiêu mà tôi theo đuổi là những chiếu rọi của cái trí như những biểu tượng, mà từ đó nó nhận được những cảm giác.
The word ‘God’, the word ‘love’, the word ‘communism’, the word ‘democracy’, the word ‘nationalism’—these are all symbols which give sensations to the mind, and therefore the mind clings to them. Từ ngữ ‘thượng đế’, từ ngữ ‘tình yêu’, từ ngữ ‘cộng sản’, từ ngữ ‘dân chủ’, từ ngữ ‘quốc gia’ – đây là mọi biểu tượng mà trao tặng những cảm giác cho cái trí, và thế là cái trí bám vào chúng.
As you and I know, every sensation comes to an end, and so we proceed from one sensation to another; and every sensation strengthens the habit of seeking further sensation. Như bạn và tôi đều biết, mỗi cảm giác đều phải chấm dứt, và vì thế chúng ta chuyển động từ một cảm giác sang một cảm giác khác; và mọi cảm giác củng cố thói quen của tìm kiếm cảm giác thêm nữa.
Thus the mind becomes merely an instrument of sensation and memory, and in that process we are caught. Thế là cái trí trở thành một công cụ thuần túy của cảm giác và ký ức, và trong qui trình đó chúng ta bị trói buộc.
So long as the mind is seeking further experience it can only think in terms of sensation; and any experience that may be spontaneous, creative, vital, strikingly new, it immediately reduces to sensation and pursues that sensation, which then becomes a memory. Chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm trải nghiệm nhiều thêm nữa, nó chỉ có thể suy nghĩ dựa vào cảm giác; và bất kỳ trải nghiệm nào mà có lẽ bộc phát, sáng tạo, sinh động, mới mẻ lạ thường; ngay lập tức nó chuyển thành cảm giác và theo đuổi cảm giác đó, mà sau đó trở thành một kỷ niệm.
Therefore the experience is dead and the mind becomes merely a stagnant pool of the past. Vì vậy trải nghiệm là chết rồi và cái trí trở thành một ngục tù của quá khứ.
If we have gone into it at all deeply we are familiar with this process; and we seem to be incapable of going beyond.Nếu chúng ta đã đi sâu vào trong nó, chúng ta thân thuộc với qui trình này; và chúng ta dường như không có khả năng vượt khỏi.
We want to go beyond, because we are tired of this endless routine, this mechanical pursuit of sensation; so the mind projects the idea of truth, of God; it dreams of a vital change and of playing a principal part in that change, and so on and on and on. Chúng ta mong muốn vượt khỏi bởi vì chúng ta chán ngán thói quen vô tận này, sự theo đuổi máy móc của cảm giác này; vì thế cái trí chiếu rọi ý tưởng của sự thật, của Thượng đế; nó mơ mộng về một thay đổi mãnh liệt và về đảm trách một vai trò quan trọng trong sự thay đổi đó, và vân vân và vân vân.
Hence there is never a creative state. Tuy nhiên, không bao giờ có một trạng thái sáng tạo.
In myself I see this process of desire going on, which is mechanical, repetitive, which holds the mind in a process of routine and makes of it a dead centre of the past in which there is no creative spontaneity. Trong chính tôi, tôi thấy qui trình của ham muốn này đang tiếp tục, mà là máy móc, lặp lại, mà giam cầm cái trí trong một qui trình của thói quen và biến nó thành một trung tâm chết rồi của quá khứ mà trong đó không có tánh tự phát sáng tạo.
Also there are sudden moments of creation, of that which is not of the mind, which is not of memory, which is not of sensation or of desire. Cũng có những khoảnh khắc bất ngờ của sáng tạo, của cái đó mà không thuộc cái trí, mà không thuộc ký ức, mà không thuộc cảm giác hay ham muốn.
Our problem, therefore, is to understand desire—not how far it should go or where it should come to an end, but to understand the whole process of desire, the cravings, the longings, the burning appetites.Vì vậy, vấn đề của chúng ta là hiểu rõ ham muốn – không phải nó nên tiến xa đến chừng nào hay nó nên kết thúc ở đâu, nhưng hiểu rõ toàn qui trình của ham muốn, những khao khát, những ao ước, những thèm khát hừng hực.
Most of us think that possessing very little indicates freedom from desire—and how we worship those who have but few things! A loin-cloth, a robe, symbolizes our desire to be free from desire; but that again is a very superficial reaction. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, sở hữu rất ít thể hiện sự tự do khỏi ham muốn – và cách chúng ta tôn sùng những người mà chẳng có bao nhiêu vật dụng! Một cái khố, một áo choàng, biểu tượng hóa ham muốn của chúng ta để được tự do khỏi ham muốn; nhưng lại nữa, đó là một phản ứng rất hời hợt.
Why begin at the superficial level of giving up outward possessions when your mind is crippled with innumerable wants, innumerable desires, beliefs, struggles? Tại sao lại bắt đầu tại mức độ hời hợt của sự từ bỏ những sở hữu bên ngoài trong khi cái trí của bạn lại bị què quặt bởi vô số ham muốn, vô số thèm khát, niềm tin, đấu tranh?
Surely it is there that the revolution must take place, not in how much you possess or what clothes you wear or how many meals you eat. Chắc chắn chính là ở đó mà cách mạng phải xảy ra, không phải cách mạng trong bạn sở hữu bao nhiêu hay bạn mặc quần áo gì hay bạn ăn bao nhiêu bữa.
But we are impressed by these things because our minds are very superficial. Nhưng chúng ta bị ấn tượng bởi những sự việc này bởi vì những cái trí của chúng ta rất nông cạn.
Your problem and my problem is to see whether the mind can ever be free from desire, from sensation.Vấn đề của bạn và vấn đề của tôi là thấy rằng, liệu cái trí có thể được tự do khỏi ham muốn, khỏi cảm giác.
Surely creation has nothing to do with sensation; reality, God, or what you will, is not a state which can be experienced as sensation. Chắc chắn sáng tạo không liên quan đến cảm giác; sự thật, Thượng đế, hay cái gì bạn muốn, không ở trong một trạng thái mà có thể được trải nghiệm như cảm giác.
When you have an experience, what happens? Khi bạn có một trải nghiệm, điều gì xảy ra?
It has given you a certain sensation, a feeling of elation or depression. Nó đã cho bạn một cảm giác nào đó, một cảm thấy của hân hoan hay buồn rầu.
Naturally, you try to avoid, put aside, the state of depression; but if it is a joy, a feeling of elation, you pursue it. Theo tự nhiên, bạn cố gắng lẩn tránh, gạt qua một bên, trạng thái của buồn rầu; nhưng nếu nó là một hân hoan, một cảm giác của ngây ngất, bạn theo đuổi nó.
Your experience has produced a pleasurable sensation and you want more of it; and the ‘more’ strengthens the dead centre of the mind, which is ever craving further experience. Trải nghiệm của bạn đã sinh ra cảm giác vui thú và bạn muốn có nó nhiều hơn; và ‘nhiều hơn’ này củng cố cái trung tâm chết rồi của cái trí, mà luôn luôn đang khao khát trải nghiệm thêm nữa.
Hence the mind cannot experience anything new, it is incapable of experiencing anything new, because its approach is always through memory, through recognition; and that which is recognized through memory is not truth, creation, reality. Vẫn vậy, cái trí không thể trải nghiệm bất kỳ cái gì mới mẻ, nó không thể trải nghiệm bất kỳ cái gì mới mẻ, bởi vì tiếp cận của nó luôn luôn qua ký ức, qua công nhận; và cái mà được công nhận qua ký ức không là chân lý, sáng tạo, sự thật.
Such a mind cannot experience reality; it can only experience sensation, and creation is not sensation, it is something that is everlastingly new from moment to moment. Một cái trí như thế không thể trải nghiệm sự thật; nó chỉ có thể trải nghiệm cảm giác, và sáng tạo không là cảm giác, nó là cái gì đó mãi mãi mới mẻ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc.
Now I realize the state of my own mind; I see that it is the instrument of sensation and desire, or rather that it is sensation and desire, and that it is mechanically caught up in routine.Lúc này, tôi nhận ra trạng thái cái trí riêng của tôi; tôi thấy rằng nó là công cụ của cảm giác và ham muốn, hay nói khác hơn nó là cảm giác và ham muốn, và rằng nó bị trói buộc một cách máy móc trong thói quen.
Such a mind is incapable of ever receiving or feeling out the new; for the new must obviously be something beyond sensation, which is always the old. Một cái trí như thế không thể thâu nhận hay cảm thấy cái mới mẻ; bởi vì chắc chắn, cái mới mẻ phải là cái gì đó vượt khỏi cảm giác, mà luôn luôn là cái cũ kỹ.
So, this mechanical process with its sensations has to come to an end, has it not? Vì vậy, qui trình máy móc này cùng những cảm giác của nó phải kết thúc, đúng chứ?
The wanting more, the pursuit of symbols, words, images, with their sensation—all that has to come to an end. Ham muốn nhiều hơn, theo đuổi những biểu tượng, những từ ngữ, những hình ảnh, cùng cảm giác của chúng – tất cả việc đó phải kết thúc.
Only then is it possible for the mind to be in that state of creativeness in which the new can always come into being. Chỉ đến lúc đó cái trí mới có thể ở trong trạng thái sáng tạo mà trong đó cái mới mẻ luôn luôn có thể hiện diện.
If you will understand without being mesmerized by words, by habits, by ideas, and see how important it is to have the new constantly impinging on the mind, then, perhaps, you will understand the process of desire, the routine, the boredom, the constant craving for experience. Nếu bạn muốn hiểu rõ mà không bị mê hoặc bởi những từ ngữ, bởi những thói quen, bởi những ý tưởng, và thấy nó quan trọng như thế nào để có được cái mới mẻ luôn luôn đang tác động vào cái trí, vậy thì có lẽ, bạn muốn hiểu rõ qui trình của ham muốn, thói quen nhàm chán, khao khát liên tục trải nghiệm.
Then I think you will begin to see that desire has very little significance in life for a man who is really seeking. Vậy thì tôi nghĩ, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng ham muốn chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong sống đối với một con người mà thực sự tìm kiếm.
Obviously there are certain physical needs: food, clothing, shelter, and all the rest of it. Rõ ràng có những nhu cầu vật chất nào đó: thực phẩm, quần áo, nhà ở, và tất cả những việc như thế.
But they never become psychological appetites, things on which the mind builds itself as a centre of desire. Nhưng chúng không bao giờ trở thành những ham muốn tâm lý, những sự việc mà cái trí xây dựng trên chính nó như một trung tâm của ham muốn.
Beyond the physical needs, any form of desire—for greatness, for truth, for virtue—becomes a psychological process by which the mind builds the idea of the ‘me’ and strengthens itself at the centre. Vượt khỏi những nhu cầu vật chất, bất kỳ hình thức nào của ham muốn – cho trạng thái vĩ đại, cho sự thật, cho đạo đức – trở thành một qui trình tâm lý mà qua đó cái trí xây dựng ý tưởng của ‘cái tôi’ và củng cố chính nó tại trung tâm.
When you see this process, when you are really aware of it without opposition, without a sense of temptation, without resistance, without justifying or judging it, then you will discover that the mind is capable of receiving the new and that the new is never a sensation; therefore it can never be recognized, re-experienced.Khi bạn thấy qui trình này, khi bạn thực sự tỉnh thức được nó mà không phản kháng, không có một ý thức của quyến rũ, không chống đối, không bênh vực hay đánh giá nó; vậy thì bạn sẽ khám phá rằng, cái trí có thể thâu nhận cái mới mẻ và rằng, cái mới mẻ không bao giờ là một cảm giác; vì vậy nó không bao giờ được công nhận, được trải nghiệm lại.
It is a state of being in which creativeness comes without invitation, without memory; and that is reality. Nó là trạng thái của tồn tại mà trong đó sáng tạo hiện diện không cần mời mọc, không cần ký ức; và đó là sự thật.