CHAPTER X. FEAR

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

CHAPTER X
Chương X
FEAR
SỢ HÃI
WHAT IS FEAR?Sợ hãi là gì?
Fear can exist only in relation to something, not in isolation. Sợ hãi chỉ hiện diện trong liên hệ với cái gì đó, không phải trong tách rời.
How can I be afraid of death, how can I be afraid of something I do not know? Làm thế nào tôi có thể sợ hãi về chết, làm thế nào tôi có thể sợ hãi một điều gì đó mà tôi không biết?
I can be afraid only of what I know. Tôi chỉ có thể sợ hãi về điều gì tôi biết.
When I say I am afraid of death, am I really afraid of the unknown, which is death, or am I afraid of losing what I have known? Khi tôi nói rằng tôi sợ hãi về chết, liệu tôi thực sự sợ hãi về cái không biết được, mà là chết, hay tôi thực sự sợ hãi về mất đi cái gì tôi đã biết?
My fear is not of death but of losing my association with things belonging to me. Sợ hãi của tôi không phải về chết, nhưng về mất mát sự kết giao của tôi với những sự việc đang thuộc về tôi.
My fear is always in relation to the known, not to the unknown. Luôn luôn sợ hãi của tôi liên quan với cái đã được biết, không phải với cái không biết được.
My inquiry now is how to be free from the fear of the known, which is the fear of losing my family, my reputation, my character, my bank account, my appetites and so on.Lúc này, sự tìm hiểu của tôi là làm thế nào được tự do khỏi sợ hãi về cái đã được biết, mà là sợ hãi của mất đi gia đình tôi, danh tiếng của tôi, nhân cách của tôi, tài khoản ngân hàng của tôi, những ham muốn vật chất của tôi và vân vân.
You may say that fear arises from conscience; but your conscience is formed by your conditioning, so conscience is still the result of the known. Bạn có lẽ nói rằng sợ hãi sinh ra từ lương tâm; nhưng lương tâm của bạn được hình thành bởi tình trạng bị quy định của bạn, vì vậy lương tâm vẫn còn là kết quả của cái đã được biết.
What do I know? Tôi biết cái gì?
Knowledge is having ideas, having opinions about things, having a sense of continuity as in relation to the known, and no more. Hiểu biết là có những ý tưởng, có những quan điểm về những sự việc, có một ý thức của sự tiếp tục do bởi liên quan đến cái đã được biết, và không còn gì thêm nữa.
Ideas are memories, the result of experience, which is response to challenge. Những ý tưởng là những kỷ niệm, kết quả của trải nghiệm, mà là phản ứng đến thách thức.
I am afraid of the known, which means I am afraid of losing people, things or ideas, I am afraid of discovering what I am, afraid of being at a loss, afraid of the pain which might come into being when I have lost or have not gained or have no more pleasure. Tôi sợ hãi về cái đã được biết, mà có nghĩa tôi sợ hãi về mất mát con người, những sự vật sự việc hay những ý tưởng, tôi sợ hãi về phát giác tôi là gì, sợ hãi về bị lạc lõng, sợ hãi về đau khổ mà có thể xảy ra khi tôi bị mất mát, hay không có được, hay không còn vui thú nữa.
There is fear of pain.Có sợ hãi về đau khổ.
Physical pain is a nervous response, but psychological pain arises when I hold on to things that give me satisfaction, for then I am afraid of anyone or anything that may take them away from me. Sự đau đớn thuộc thân thể là một phản ứng thần kinh, nhưng sự đau khổ tâm lý nảy sinh khi tôi bám vào những sự việc mà cho tôi sự thỏa mãn, bởi vì lúc đó tôi sợ hãi bất kỳ người nào hay bất kỳ cái gì mà có thể tước đoạt chúng khỏi tôi.
The psychological accumulations prevent psychological pain as long as they are undisturbed; that is I am a bundle of accumulations,experiences, which prevent any serious form of disturbance—and I do not want to be disturbed. Những tích lũy thuộc tâm lý chặn đứng sự đau khổ tâm lý chừng nào chúng còn không gây xáo trộn; đó là, tôi là một mớ tạp nhạp của những tích lũy, những trải nghiệm, mà ngăn cản bất kỳ hình thức nghiêm trọng nào của xáo trộn – và tôi không muốn bị xáo trộn.
Therefore I am afraid of anyone who disturbs them. Vì vậy tôi sợ hãi về bất kỳ ai gây xáo trộn chúng.
Thus my fear is of the known, I am afraid of the accumulations, physical or psychological, that I have gathered as a means of warding off pain or preventing sorrow. Vẫn vậy, sợ hãi của tôi là về cái đã được biết, tôi sợ hãi về những tích lũy, thuộc vật chất hay tâm lý, mà tôi đã thâu lượm như một phương tiện để chặn đứng đau khổ hay ngăn cản phiền muộn.
But sorrow is in the very process of accumulating to ward off psychological pain. Nhưng đau khổ ở trong chính qui trình của sự tích lũy để ngăn cản sự đau khổ thuộc tâm lý.
Knowledge also helps to prevent pain. Hiểu biết cũng giúp đỡ phòng ngừa sự đau khổ.
As medical knowledge helps to prevent physical pain, so beliefs help to prevent psychological pain, and that is why I am afraid of losing my beliefs, though I have no perfect knowledge or concrete proof of the reality of such beliefs. Giống như hiểu biết về y khoa giúp đỡ phòng ngừa sự đau đớn thuộc thân thể, vì vậy những niềm tin giúp đỡ phòng ngừa sự đau khổ thuộc tâm lý, và đó là lý do tại sao tôi sợ hãi về mất mát những niềm tin của tôi, mặc dầu tôi không có sự hiểu biết hoàn hảo hay chứng cớ cụ thể về sự thật của những niềm tin đó.
I may reject some of the traditional beliefs that have been foisted on me because my own experience gives me strength, confidence, understanding; but such beliefs and the knowledge which I have acquired are basically the same—a means of warding off pain. Tôi có lẽ phủ nhận một số niềm tin truyền thống mà đã ép buộc tôi phải chấp nhận, bởi vì trải nghiệm riêng của tôi tạo cho tôi sức mạnh, sự tự tin, sự hiểu biết; nhưng những niềm tin như thế và sự hiểu biết mà tôi đã thâu lượm đều giống hệt nhau, một cách cơ bản – một phương tiện để ngăn cản sự đau khổ.
Fear exists so long as there is accumulation of the known, which creates the fear of losing.Sợ hãi tồn tại chừng nào còn có sự tích lũy về cái đã được biết, mà tạo ra sợ hãi của mất mát.
Therefore fear of the unknown is really fear of losing the accumulated known. Vì vậy thật ra, sợ hãi về cái không biết được là sợ hãi về mất mát cái đã được biết đã tích lũy.
Accumulation invariably means fear, which in turn means pain; and the moment I say “I must not lose” there is fear. Luôn luôn sự tích lũy có nghĩa sợ hãi, mà phản hồi là đau khổ. Và khoảnh khắc tôi nói, ‘Tôi không được mất mát’, có sợ hãi.
Though my intention in accumulating is to ward off pain, pain is inherent in the process of accumulation. Mặc dù ý định của tôi trong tích lũy là chặn đứng đau khổ, chính sự đau khổ lại đã có sẵn trong qui trình của tích lũy.
The very things which I have create fear, which is pain. Chính những sự việc mà tôi đã tạo ra sợ hãi, đó là đau khổ.
The seed of defence brings offence.Hạt giống của sự phòng vệ mang lại đối kháng.
I want physical security; thus I create a sovereign government, which necessitates armed forces, which means war, which destroys security. Tôi muốn sự an toàn vật chất; vì vậy tôi tạo ra một chính phủ chuyên quyền, mà phải có lực lượng quân đội, mà có nghĩa chiến tranh, mà hủy diệt sự an toàn.
Wherever there is a desire for self-protection, there is fear. Bất kỳ nơi nào có sự ham muốn cho tự-phòng vệ, có sợ hãi.
When I see the fallacy of demanding security I do not accumulate any more. Khi tôi thấy ảo tưởng của sự đòi hỏi an toàn, tôi không còn tích lũy nữa.
If you say that you see it but you cannot help accumulating, it is because you do not really see that, inherently, in accumulation there is pain. Nếu bạn nói rằng bạn thấy nó nhưng bạn không thể cưỡng lại sự tích lũy, đó là do bởi bạn không thực sự thấy rằng, đã có sẵn rồi, trong sự tích lũy có đau khổ.
Fear exists in the process of accumulation and belief in something is part of the accumulative process.Sợ hãi tồn tại trong qui trình tích lũy, và niềm tin trong cái gì đó là bộ phận của qui trình tích lũy.
My son dies, and I believe in reincarnation to prevent me psychologically from having more pain; but, in the very process of believing, there is doubt. Con trai tôi chết, và tôi tin tưởng vào việc đầu thai để ngăn cản tôi, thuộc tâm lý, không có thêm nhiều đau khổ; nhưng, trong chính qui trình của tin tưởng, có ngờ vực.
Outwardly I accumulate things, and bring war; inwardly I accumulate beliefs, and bring pain. Phía bên ngoài tôi tích lũy những sự vật, và mang lại chiến tranh; phía bên trong tôi tích lũy những niềm tin, và mang lại đau khổ.
So long as I want to be secure, to have bank accounts, pleasures and so on, so long as I want to become something, physiologically or psychologically, there must be pain. Vì vậy chừng nào tôi còn muốn được an toàn, có những tài khoản ngân hàng, những vui thú và vân vân, chừng nào tôi còn muốn trở thành cái gì đó, thuộc sinh lý hay tâm lý, phải có đau khổ.
The very things I am doing to ward off pain bring me fear, pain. Chính những sự việc tôi đang làm để ngăn cản đau khổ mang lại cho tôi sợ hãi, đau khổ.
Fear comes into being when I desire to be in a particular pattern.Sợ hãi hiện diện khi tôi ham muốn ở trong một khuôn mẫu đặc biệt.
To live without fear means to live without a particular pattern. Sống không-sợ hãi có nghĩa sống không-một khuôn mẫu đặc biệt.
When I demand a particular way of living that in itself is a source of fear. Khi tôi đòi hỏi một cách sống đặc biệt, trong chính đòi hỏi đó là một nguồn của sợ hãi.
My difficulty is my desire to live in a certain frame. Khó khăn của tôi là ham muốn được sống trong một cái khung nào đó của tôi.
Can I not break the frame? Tôi không thể phá vỡ cái khung đó hay sao?
I can do so only when I see the truth: that the frame is causing fear and that this fear is strengthening the frame. Tôi có thể phá vỡ, chỉ khi nào tôi thấy sự thật: rằng cái khung đang gây ra sợ hãi, và rằng sợ hãi này đang củng cố cái khung.
If I say I must break the frame because I want to be free of fear, then I am merely following another pattern which will cause further fear. Nếu tôi nói tôi phải phá vỡ cái khung bởi vì tôi muốn được tự do khỏi sợ hãi, vậy thì tôi chỉ đang tuân theo một khuôn mẫu khác mà sẽ gây nhiều sợ hãi thêm nữa.
Any action on my part based on the desire to break the frame will only create another pattern, and therefore fear. Bất kỳ hành động nào của tôi được đặt nền tảng trên ham muốn phá vỡ cái khung, sẽ chỉ tạo ra khuôn mẫu khác, và thế là sợ hãi.
How am I to break the frame without causing fear, that is without any conscious or unconscious action on my part with regard to it? Làm thế nào tôi phá vỡ cái khung mà không gây ra sợ hãi, đó là không có bất kỳ hành động ý thức hay không-ý thức của tôi liên quan đến nó?
This means that I must not act, I must make no movement to break the frame. Điều đó có nghĩa tôi không được hành động, tôi không được chuyển động để phá vỡ cái khung.
What happens to me when I am simply looking at the frame without doing anything about it? Điều gì xảy ra cho tôi khi tôi chỉ nhìn ngắm cái khung mà không làm bất kỳ điều gì về nó?
I see that the mind itself is the frame, the pattern; it lives in the habitual pattern which it has created for itself. Tôi thấy rằng chính cái trí là cái khung, cái khuôn mẫu; nó sống trong một khuôn mẫu thuộc thói quen mà nó đã tạo ra cho chính nó.
Therefore, the mind itself is fear. Vì vậy, chính cái trí là sợ hãi.
Whatever the mind does goes towards strengthening an old pattern or furthering a new one. Bất kỳ điều gì cái trí thực hiện đều hướng về sự củng cố một khuôn mẫu cũ kỹ hay sự hình thành một khuôn mẫu mới mẻ.
This means that whatever the mind does to get rid of fear causes fear. Điều này có nghĩa bất kỳ điều gì cái trí thực hiện để loại bỏ sợ hãi đều gây ra sợ hãi.
Fear finds various escapes.Sợ hãi tìm được vô số những tẩu thoát.
The common variety is identification, is it not? Vô số tẩu thoát thông thường là sự đồng hóa, phải không?
—identification with the country, with the society, with an idea. – đồng hóa với quốc gia, với xã hội, với một ý tưởng.
Haven’t you noticed how you respond when you see a procession, a military procession or a religious procession, or when the country is in danger of being invaded? Bạn không nhận thấy cách bạn phản ứng khi bạn xem một cuộc diễu hành, một cuộc duyệt binh hay một đám rước tôn giáo, hay khi quốc gia đang gặp hiểm họa xâm lăng hay sao?
You then identify yourself with the country, with a being, with an ideology. Lúc đó bạn tự-đồng hóa chính mình với quốc gia, với một con người, với một học thuyết.
There are other times when you identify yourself with your child, with your wife, with a particular form of action, or inaction. Có những thời gian khác khi bạn đồng hóa chính bạn với người con của bạn, với người vợ của bạn, với một hình thức đặc biệt của hành động, hay không-hành động.
Identification is a process of self-forgetfulness. Đồng hóa là một qui trình của tự-quên lãng.
So long as I am conscious of the ‘me’ I know there is pain, there is struggle, there is constant fear. Vì vậy chừng nào tôi còn ý thức được ‘cái tôi’, tôi biết có đau khổ, có đấu tranh, có sợ hãi liên tục.
But if I can identify myself with something greater, with something worth while, with beauty, with life, with truth, with belief, with knowledge, at least temporarily, there is an escape from the ‘me’, is there not? Nhưng nếu tôi có thể tự-đồng hóa chính tôi với cái gì đó to tát hơn, với cái gì đó cao quý hơn, với vẻ đẹp, với sự sống, với sự thật, với niềm tin, với hiểu biết, ít ra là tạm thời, có một tẩu thoát khỏi ‘cái tôi’, phải không?
If I talk about “my country” I forget myself temporarily, do I not? Nếu tôi nói về ‘quốc gia của tôi’, tạm thời tôi quên bẵng chính tôi, phải không?
If I can say something about God, I forget myself. Nếu tôi có thể nói một cái gì đó về Thượng đế, tôi quên bẵng chính tôi.
If I can identify myself with my family, with a group, with a particular party, with a certain ideology, then there is a temporary escape. Nếu tôi có thể tự-đồng hóa chính tôi với gia đình của tôi, với một nhóm người, với một đảng phái đặc biệt, với một học thuyết nào đó, vậy thì có một tẩu thoát tạm thời.
Identification therefore is a form of escape from the self, even as virtue is a form of escape from the self.Vì vậy sự đồng hóa là một hình thức tẩu thoát khỏi cái tôi, thậm chí giống như đạo đức là một hình thức tẩu thoát khỏi cái tôi.
The man who pursues virtue is escaping from the self and he has a narrow mind. Con người mà theo đuổi đạo đức đang tẩu thoát khỏi cái tôi và anh ấy có một cái trí hẹp hòi.
That is not a virtuous mind, for virtue is something which cannot be pursued. Đó không là cái trí đạo đức, vì đạo đức là cái gì đó không thể được theo đuổi.
The more you try to become virtuous, the more strength you give to the self, to the ‘me’. Bạn càng cố gắng trở thành đạo đức nhiều bao nhiêu, bạn càng củng cố sức mạnh cho cái ngã, cho ‘cái tôi’ nhiều bấy nhiêu.
Fear, which is common to most of us in different forms, must always find a substitute and must therefore increase our struggle. Sợ hãi, mà phổ biến với tất chúng ta trong nhiều hình thức khác nhau, phải luôn luôn tìm ra một vật thay thế và vì vậy phải làm gia tăng sự đấu tranh của chúng ta.
The more you are identified with a substitute, the greater the strength to hold on to that for which you are prepared to struggle, to die, because fear is at the back. Bạn càng đồng hóa với một thay thế thâm sâu bao nhiêu, sức mạnh bám chặt thay thế đó để sẵn sàng đấu tranh, để sẵn sàng chết càng mãnh liệt bấy nhiêu, bởi vì sợ hãi ở ngay sau lưng.
Do we now know what fear is?Lúc này, liệu chúng ta biết sợ hãi là gì?
Is it not the non-acceptance of what is? Nó không là sự không-chấp nhận cái gì là, hay sao?
We must understand the word ‘acceptance’. Chúng ta phải hiểu rõ từ ngữ ‘chấp nhận’.
I am not using that word as meaning the effort made to accept. Tôi không đang sử dụng từ ngữ đó trong ý nghĩa thực hiện nỗ lực để chấp nhận.
There is no question of accepting when I perceive what is. Không có vấn đề của chấp nhận khi tôi nhận biết được cái gì là.
 When I do not see clearly what is, then I bring in the process of acceptance. Khi tôi không thấy rõ ràng cái gì là, vậy thì tôi mang vào qui trình của chấp nhận.
Therefore fear is the non-acceptance of what is. Vì vậy sợ hãi là sự không-chấp nhận cái gì là.
 How can I, who am a bundle of all these reactions, responses, memories, hopes, depressions, frustrations, who am the result of the movement of consciousness blocked, go beyond? Làm thế nào tôi, mà là một mớ tạp nhạp của tất cả những phản ứng, những đáp trả, những ký ức, những hy vọng, những trầm uất, những tuyệt vọng này, mà là hậu quả của chuyển động của ý thức ‘bị tắc nghẽn’, có thể vượt khỏi?
Can the mind, without this blocking and hindrance, be conscious? Liệu cái trí, không-tắc nghẽn và không-cản trở này, có thể nhận biết được?
We know, when there is no hindrance, what extraordinary joy there is. Chúng ta biết, khi không-tắc nghẽn, có hân hoan lạ thường.
Don’t you know when the body is perfectly healthy there is a certain joy, well-being; and don’t you know when the mind is completely free, without any block, when the centre of recognition as the ‘me’ is not there, you experience a certain joy? Bạn biết, khi thân thể hoàn toàn khỏe mạnh có một hân hoan, một hạnh phúc nào đó; và bạn biết, khi cái trí hoàn toàn được tự do, không có bất kỳ cản trở nào, khi trung tâm của sự công nhận như ‘cái tôi’ không hiện diện ở đó, bạn trải nghiệm một hân hoan nào đó?
Haven’t you experienced this state when the self is absent? Bạn đã không trải nghiệm trạng thái này khi cái tôi không còn, hay sao?
Surely we all have. Chắc chắn chúng ta đều đã trải nghiệm.
There is understanding and freedom from the self only when I can look at it completely and integrally as a whole; and I can do that only when I understand the whole process of all activity born of desire which is the very expression of thought—for thought is not different from desire—without justifying it, without condemning it, without suppressing it; if I can understand that, then I shall know if there is the possibility of going beyond the restrictions of the self.Có hiểu rõ và tự do khỏi cái tôi chỉ khi nào tôi nhìn ngắm nó trọn vẹn và hòa hợp như một ‘tổng thể’; và tôi có thể làm điều đó chỉ khi nào tôi hiểu rõ toàn qui trình của tất cả hoạt động được sinh ra từ ham muốn mà chính là sự diễn tả của tư tưởng – bởi vì tư tưởng không khác biệt ham muốn – mà không bênh vực nó, không chỉ trích nó, không kiềm chế nó; nếu tôi có thể hiểu rõ điều đó, vậy thì tôi sẽ biết liệu có thể thoát khỏi những kiềm chế của cái tôi?