CHAPTER VI. BELIEF

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

CHAPTER VI
Chương VI
BELIEF
NIỀM TIN
BELIEF AND KNOWLEDGE are very intimately related to desire; and perhaps, if we can understand these two issues, we can see how desire works and understand its complexities.Niềm tin và hiểu biết liên quan rất mật thiết với ham muốn; và có lẽ, nếu chúng ta có thể hiểu rõ hai vấn đề này, chúng ta có thể thấy ham muốn vận hành như thế nào và hiểu rõ những phức tạp của nó.
One of the things, it seems to me, that most of us eagerly accept and take for granted is the question of beliefs.Dường như đối với tôi, một trong những sự việc mà hầu hết chúng ta hăm hở chấp nhận và quá quen thuộc là vấn đề của những niềm tin.
I am not attacking beliefs. Tôi không đang chỉ trích những niềm tin.
What we are trying to do is to find out why we accept beliefs; and if we can understand the motives, the causation of acceptance, then perhaps we may be able not only to understand why we do it, but also be free of it. Điều gì chúng ta đang cố gắng làm là, tìm ra tại sao chúng ta chấp nhận những niềm tin; và nếu chúng ta có thể hiểu rõ những động cơ, nguyên nhân của sự chấp nhận, vậy thì có lẽ chúng ta có thể không những hiểu rõ tại sao chúng ta bấu víu nó, nhưng còn cả được tự do khỏi nó.
One can see how political and religious beliefs, national and various other types of beliefs, do separate people, do create conflict, confusion, and antagonism—which is an obvious fact; and yet we are unwilling to give them up. Người ta có thể thấy được những niềm tin thuộc chính trị và tôn giáo, thuộc quốc gia và vô số loại niềm tin khác nhau, phải gây tách rời con người, phải tạo ra xung đột, hỗn loạn, và hận thù – mà là sự kiện hiển nhiên; và tuy nhiên chúng ta lại không sẵn lòng từ bỏ chúng.
There is the Hindu belief, the Christian belief, the Buddhist—innumerable sectarian and national beliefs, various political ideologies, all contending with each other, trying to convert each other. Có niềm tin Ấn độ giáo, niềm tin Thiên chúa giáo, niềm tin Phật giáo – vô số giáo phái và những niềm tin quốc gia, vô số học thuyết chính trị; tất cả đều đang đấu tranh để thắng thế nhau, để cố gắng thay đổi nhau.
One can see, obviously, that belief is separating people, creating intolerance; is it possible to live without belief? Rõ ràng, người ta có thể thấy rằng, niềm tin đang tách rời con người, đang tạo ra tính không khoan dung; liệu có thể sống mà không có niềm tin?
One can find that out only if one can study oneself in relationship to a belief. Người ta có thể tìm ra điều đó chỉ khi nào người ta có thể hiểu rõ về chính mình trong sự liên hệ với một niềm tin.
Is it possible to live in this world without a belief—not change beliefs, not substitute one belief for another, but be entirely free from all beliefs, so that one meets life anew each minute? Liệu có thể sống trong thế giới này mà không có một niềm tin – không phải thay đổi những niềm tin, không phải thay thế một niềm tin này bằng một niềm tin khác, nhưng hoàn toàn được tự do khỏi tất cả mọi niềm tin, để cho người ta gặp gỡ sống mới mẻ lại trong từng giây phút?
This, after all, is the truth: to have the capacity of meeting everything anew, from moment to moment, without the conditioning reaction of the past, so that there is not the cumulative effect which acts as a barrier between oneself and that which is. Rốt cuộc, đây là sự thật: có khả năng gặp gỡ mọi thứ mới mẻ lại, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà không có phản ứng bị quy định của quá khứ, để cho không có hậu quả tích lũy mà hành động như một rào chắn giữa chính người ta và sự việc hiện diện.
If you consider, you will see that one of the reasons for the desire to accept a belief is fear.Nếu bạn suy xét cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng một trong những lý do của ham muốn chấp nhận một niềm tin là sự sợ hãi.
If we had no belief, what would happen to us? Nếu chúng ta không có niềm tin, điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta?
Shouldn’t we be very frightened of what might happen? Chắc là chúng ta rất sợ hãi về điều gì có lẽ xảy ra?
If we had no pattern of action, based on a belief—either in God, or in communism, or in socialism, or in imperialism, or in some kind of religious formula, some dogma in which we are conditioned—we should feel utterly lost, shouldn’t we? Nếu chúng ta không có khuôn mẫu của hành động, được đặt nền tảng trên niềm tin – hoặc Thượng đế, hoặc cộng sản, hoặc chủ nghĩa xã hội, hoặc chủ nghĩa đế quốc, hoặc một loại công thức tôn giáo nào đó, một giáo điều nào đó mà chúng ta bị quy định – chúng ta cảm thấy hoàn toàn bị lạc lõng, phải không?
And is not this acceptance of a belief the covering up of that fear—the fear of being really nothing, of being empty? Và sự chấp nhận của một niềm tin này không là sự che đậy của sợ hãi đó – sợ hãi của thực sự không là gì cả, của trống không hay sao?
After all, a cup is useful only when it is empty; and a mind that is filled with beliefs, with dogmas, with assertions, with quotations, is really an uncreative mind; it is merely a repetitive mind. Rốt cuộc, một cái tách có ích lợi chỉ khi nào nó trống không; và một cái trí bị nhét đầy bởi những niềm tin, những giáo điều, những khẳng định, những trích dẫn, thực sự là một cái trí không sáng tạo; nó chỉ là một cái trí lặp lại.
To escape from that fear—that fear of emptiness, that fear of loneliness, that fear of stagnation, of not arriving, not succeeding, not achieving, not being something, not becoming something—is surely one of the reasons, is it not?Muốn tẩu thoát khỏi sợ hãi đó – sợ hãi của trống không đó, sợ hãi của cô độc đó, sợ hãi của trì trệ, của không đến được, không thành công, không đạt được, không là cái gì đó, không trở thành cái gì đó – chắc chắn là một trong những lý do, phải không?
, why we accept beliefs so eagerly and greedily. Tại sao chúng ta chấp nhận những niềm tin quá hăm hở và thèm khát.
And, through acceptance of belief, do we understand ourselves? Và qua sự chấp nhận niềm tin, liệu chúng ta hiểu rõ về chính chúng ta?
On the contrary, A belief, religious or political, obviously hinders the understanding of ourselves. Ngược lại, chắc chắn một niềm tin thuộc tôn giáo hay chính trị cản trở hiểu rõ về chính chúng ta.
It acts as a screen through which we are looking at ourselves. Nó hành động như một bức màn mà qua đó chúng ta đang quan sát về chính chúng ta.
And can we look at ourselves without beliefs? Và liệu chúng ta có thể nhìn vào chính chúng ta mà không có những niềm tin?
If we remove those beliefs, the many beliefs that one has, is there anything left to look at? Nếu chúng ta xóa sạch những niềm tin đó, nhiều niềm tin mà người ta có, liệu có bất kỳ cái gì còn lại để quan sát?
If we have no beliefs with which the mind has identified itself, then the mind, without identification, is capable of looking at itself as it is—and then, surely, there is the beginning of the understanding of oneself. Nếu chúng ta không có những niềm tin mà cái trí đã tự-nhận dạng, vậy thì cái trí, không còn sự nhận dạng, có thể nhìn vào nó như nó là – và vậy thì, chắc chắn, có khởi đầu của hiểu rõ về chính mình.
It is really a very interesting problem, this question of belief and knowledge.Nó thực sự là một vấn đề rất lý thú, vấn đề của niềm tin và hiểu biết này.
What an extraordinary part it plays in our life! How many beliefs we have! Surely the more intellectual, the more cultured, the more spiritual, if I can use that word, a person is, the less is his capacity to understand. Nó đã đảm trách một vai trò lạ lùng trong sống của chúng ta! Biết bao nhiêu niềm tin chúng ta đã có! Chắc chắn một con người càng có trí năng nhiều bao nhiêu, càng có văn hóa nhiều bao nhiêu, càng có ‘tâm linh’ nhiều bao nhiêu, nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó, anh ấy càng có ít khả năng để hiểu rõ nhiều bấy nhiêu.
The savages have innumerable superstitions, even in the modern world. Những người man rợ có vô số những niềm tin, thậm chí trong thế giới hiện đại.
The more thoughtful, the more awake, the more alert are perhaps the less believing. Người ta càng chín chắn bao nhiêu, càng thức tỉnh bao nhiêu, càng sáng suốt bao nhiêu, có lẽ người ta càng có ít niềm tin bấy nhiêu.
That is because belief binds, belief isolates; and we see that is so throughout the world, the economic and the political world, and also in the so-called spiritual world. Đó là, bởi vì những niềm tin trói buộc, những niềm tin gây tách rời; và chúng ta thấy điều đó xảy ra khắp thế giới, thế giới chính trị và thế giới kinh tế, và cũng cả trong thế giới tạm gọi là tinh thần.
You believe there is God, and perhaps I believe that there is no God; or you believe in the complete state control of everything and of every individual, and I believe in private enterprise and all the rest of it; you believe that there is only one Saviour and through him you can achieve your goal, and I don’t believe so. Bạn tin tưởng có Thượng đế, và có lẽ tôi tin tưởng không có Thượng đế; hay bạn tin tưởng sự kiểm soát hoàn toàn mọi thứ và mọi cá thể của Chính thể, và tôi tin tưởng tính riêng tư và mọi chuyện của nó; bạn tin tưởng rằng chỉ có một Đấng cứu rỗi và qua ngài bạn có thể đạt được mục đích của bạn, và tôi không tin tưởng như thế.
Thus you with your belief and I with mine are asserting ourselves. Vì vậy bạn, cùng niềm tin của bạn, và tôi, cùng niềm tin của tôi, đang khẳng định chính chúng ta.
Yet we both talk of love, of peace, of unity of mankind, of one life—which means absolutely nothing; because actually the very belief is a process of isolation. Tuy nhiên cả hai chúng ta lại đang nói về tình yêu, về hòa bình, về sự hợp nhất của nhân loại, về một sự sống – mà có nghĩa hoàn toàn vô nghĩa; bởi vì thật ra chính niềm tin là qui trình của sự tách rời.
You are a Brahmin, I a non-Brahmin; you are a Christian, I a Mussulman, and so on. Bạn là một người Bà la môn, tôi không là người Bà la môn; bạn là người Thiên chúa giáo, tôi là một người Hồi giáo, và vân vân.
You talk of brotherhood and I also talk of the same brotherhood, love and peace; but in actuality we are separated, we are dividing ourselves. Bạn nói về tình huynh đệ và tôi cũng nói về tình huynh đệ như thế, tình yêu và hòa bình; nhưng trong thực tế chúng ta bị tách rời, chúng ta đang phân chia chính chúng ta.
A man who wants peace and who wants to create a new world, a happy world, surely cannot isolate himself through any form of belief. Một con người muốn hòa bình và muốn tạo ra một thế giới mới mẻ, một thế giới hạnh phúc, chắc chắn không thể tự-tách rời chính anh ấy qua bất kỳ hình thức nào của niềm tin.
Is that clear? Điều đó rõ ràng chứ?
It may be verbally, but, if you see the significance and validity and the truth of it, it will begin to act. Nó có lẽ chỉ là những từ ngữ; nhưng, nếu bạn thấy ý nghĩa và giá trị và sự thật của nó, nó sẽ bắt đầu hành động.
We see that where there is a process of desire at work there must be the process of isolation through belief, because obviously you believe in order to be secure economically, spiritually, and also inwardly.Chúng ta thấy rằng, nơi nào có một qui trình của ham muốn đang vận hành phải có qui trình của tách rời qua niềm tin, bởi vì chắc chắn bạn tin tưởng với mục đích được an toàn về kinh tế, về tinh thần, và cũng vậy phía bên trong.
I am not talking of those people who believe for economic reasons, because they are brought up to depend on their jobs and therefore will be Catholics, Hindus—it does not matter what—as long as there is a job for them. Tôi không đang nói về những người tin tưởng vì những lý do kinh tế, bởi vì họ được nuôi dưỡng để lệ thuộc vào những công việc của họ và vì vậy sẽ là những người Thiên chúa giáo, những người Ấn độ giáo – không đặt thành vấn đề tôn giáo nào – miễn là có một công việc cho họ.
We are also not discussing those people who cling to a belief for the sake of convenience. Chúng ta cũng không đang bàn luận về những người mà bám chặt vào niềm tin vì lợi ích của sự thuận tiện.
Perhaps with most of us it is equally so. Có lẽ với hầu hết chúng ta nó cũng giống như thế.
For convenience, we believe in certain things. Vì sự thuận tiện, chúng ta tin tưởng vào sự việc nào đó.
Brushing aside these economic reasons, we must go more deeply into it. Gạt đi những lý do kinh tế này, chúng ta phải tìm hiểu sâu thẳm hơn vào nó.
Take the people who believe strongly in anything, economic, social or spiritual; the process behind it is the psychological desire to be secure, is it not? Ví dụ, một người tin tưởng mãnh liệt vào bất kỳ thứ gì, thuộc kinh tế, thuộc xã hội hay thuộc tinh thần; qui trình đằng sau nó là sự ham muốn thuộc tâm lý để được an toàn, đúng chứ?
And then there is the desire to continue. Và rồi thì có sự ham muốn phải tiếp tục.
We are not discussing here whether there is or there is not continuity; we are only discussing the urge, the constant impulse to believe. Ở đây chúng ta không đang bàn luận liệu có hay không có sự tiếp tục; chúng ta chỉ đang bàn luận sự thôi thúc, sự thúc đẩy liên tục để tin tưởng.
A man of peace, a man who would really understand the whole process of human existence, cannot be bound by a belief, can he? Một con người của hòa bình, một con người thực sự muốn hiểu rõ toàn qui trình của sự tồn tại của con người, không thể bị trói buộc bởi một niềm tin, đúng chứ?
He sees his desire at work as a means to being secure. Anh ấy thấy được ham muốn của anh ấy đang vận hành như một phương tiện để được an toàn.
Please do not go to the other side and say that I am preaching non-religion. Làm ơn đừng lạc qua bên kia và nói, tôi đang thuyết giảng không-tôn giáo.
That is not my point at all. Đó không là quan điểm của tôi.
My point is that as long as we do not understand the process of desire in the form of belief, there must be contention, there must be conflict, there must be sorrow, and man will be against man—which is seen every day. Quan điểm của tôi là rằng, chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ qui trình của ham muốn trong hình thức của niềm tin, phải có bất mãn, phải có xung đột, phải có đau khổ và con người sẽ chống lại con người – mà nhìn thấy được mỗi ngày.
So if I perceive, if I am aware, that this process takes the form of belief, which is an expression of the craving for inward security, then my problem is not that I should believe this or that but that I should free myself from the desire to be secure. Vì vậy nếu tôi nhận biết, nếu tôi tỉnh thức được rằng, qui trình mang hình thức của niềm tin này, mà là một biểu lộ của sự khao khát được an toàn phía bên trong; vậy thì vấn đề của tôi không phải rằng tôi nên tin tưởng điều này hay điều kia, nhưng rằng tôi nên làm tự do chính tôi khỏi ham muốn được an toàn.
Can the mind be free from the desire for security? Liệu cái trí có thể được tự do khỏi ham muốn được an toàn hay không?
That is the problem—not what to believe and how much to believe. Đó là vấn đề – không phải tin tưởng cái gì và tin tưởng sâu đậm bao nhiêu.
These are merely expressions of the inward craving to be secure psychologically, to be certain about something, when everything is so uncertain in the world. Đây chỉ là sự biểu lộ của những khao khát phía bên trong để được an toàn thuộc tâm lý, để được chắc chắn về cái gì đó, khi mọi thứ trong thế giới đều quá không chắc chắn.
Can a mind, can a conscious mind, can a personality be free from this desire to be secure?Liệu một cái trí có thể, liệu một cái trí ý thức có thể, một cá thể có thể được tự do khỏi ham muốn được an toàn này hay không?
We want to be secure and therefore need the aid of our estates, our property and our family. Chúng ta muốn được an toàn và thế là cần sự trợ giúp của những bất động sản của chúng ta, tài sản của chúng ta và gia đình của chúng ta.
We want to be secure inwardly and also spiritually by erecting walls of belief, which are an indication of this craving to be certain. Chúng ta muốn được an toàn phía bên trong và cũng thuộc tinh thần bằng cách dựng lên những bức tường của niềm tin, mà là một biểu lộ của sự khao khát được chắc chắn này.
Can you as an individual be free from this urge, this craving to be secure, which expresses itself in the desire to believe in something? Liệu bạn như một cá thể có thể được tự do khỏi sự thôi thúc này, sự khao khát được an toàn này, mà tự-biểu lộ chính nó trong sự ham muốn tin tưởng vào cái gì đó?
If we are not free of all that, we are a source of contention; we are not peacemaking; we have no love in our hearts. Nếu chúng ta không được tự do khỏi tất cả việc đó, chúng ta là một cái nguồn của sự bất mãn; chúng ta không đang tạo hòa bình; chúng ta không có tình yêu trong tâm hồn của chúng ta.
Belief destroys; and this is seen in our everyday life. Niềm tin hủy diệt; và điều này được thấy trong sống hàng ngày của chúng ta.
Can I see myself when I am caught in this process of desire, which expresses itself in clinging to a belief? Liệu tôi có thể thấy về chính tôi khi tôi bị trói buộc trong qui trình của ham muốn này, mà tự-biểu lộ chính nó trong việc bám vào một niềm tin?
Can the mind free itself from belief—not find a substitute for it but be entirely free from it? Liệu cái trí có thể làm tự do chính nó khỏi niềm tin – không phải tìm ra một thay thế cho niềm tin nhưng hoàn toàn được tự do khỏi nó hay không?
You cannot verbally answer “yes” or “no” to this; but you can definitely give an answer if your intention is to become free from belief. Bạn không thể trả lời bằng từ ngữ ‘có’ hay ‘không’ đối với điều này; nhưng bạn có thể dứt khoát đưa ra một câu trả lời nếu ý định của bạn là phải được tự do khỏi niềm tin.
You then inevitably come to the point at which you are seeking the means to free yourself from the urge to be secure. Vậy thì, chắc chắn bạn đến được mấu chốt là: bạn đang tìm kiếm phương tiện để làm tự do chính bạn khỏi sự thôi thúc được an toàn.
Obviously there is no security inwardly which, as you like to believe, will continue. Rõ ràng, không có sự an toàn phía bên trong sẽ tiếp tục, như bạn thích tin tưởng.
You like to believe there is a God who is carefully looking after your petty little things, telling you whom you should see, what you should do and how you should do it. Bạn thích tin tưởng có một Thượng đế mà luôn luôn đang chăm sóc cẩn thận những sự việc nhỏ nhoi tầm thường của bạn, chỉ bảo cho bạn nên gặp ai, nên làm gì và nên làm nó như thế nào.
This is childish and immature thinking. Đây là suy nghĩ trẻ con và thiếu chín chắn.
You think the Great Father is watching every one of us. Bạn nghĩ rằng Người Cha Vĩ đại đang nhìn ngắm mỗi người chúng ta.
That is a mere projection of your own personal liking. Đó là sự chiếu rọi thuần túy của ưa thích cá nhân riêng của bạn.
It is obviously not true. Chắc chắn điều đó không đúng thực.
Truth must be something entirely different. Sự thật phải là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.
Our next problem is that of knowledge.Vấn đề tiếp theo của chúng ta là vấn đề hiểu biết.
Is knowledge necessary to the understanding of truth? Liệu hiểu biết cần thiết cho hiểu rõ về sự thật?
When I say “I know”, the implication is that there is knowledge. Khi tôi nói, ‘Tôi biết’, hàm ý rằng có hiểu biết.
Can such a mind be capable of investigating and searching out what is reality? Liệu một cái trí như thế có thể tìm hiểu và tìm ra sự thật là gì?
And besides, what is it we know, of which we are so proud? Và vả lại, chúng ta biết cái gì, mà chúng ta quá tự hào về nó?
Actually what is it we know? Thật ra, chúng ta biết cái gì?
We know information; we are full of information and experience based on our conditioning, our memory and our capacities. Chúng ta biết thông tin; chúng ta đầy ắp thông tin và trải nghiệm được đặt nền tảng trên tình trạng bị quy định của chúng ta, ký ức của chúng ta và những khả năng của chúng ta.
When you say “I know”, what do you mean? Khi bạn nói ‘Tôi biết’, bạn có ý gì?
Either the acknowledgement that you know is the recognition of a fact, of certain information, or it is an experience that you have had. Sự khẳng định rằng bạn biết, hoặc nó là sự công nhận về một sự kiện, về thông tin nào đó, hoặc nó là một trải nghiệm mà bạn đã có.
The constant accumulation of information, the acquisition of various forms of knowledge, all constitutes the assertion “I know”; and you start translating what you have read, according to your background, your desire, your experience. Sự tích lũy liên tục của thông tin, sự thâu lượm vô vàn hình thức của hiểu biết, tất cả tạo thành sự khẳng định ‘Tôi biết’; và bạn bắt đầu diễn giải điều gì bạn đã đọc, tùy theo nền tảng quá khứ của bạn, ham muốn của bạn, trải nghiệm của bạn.
Your knowledge is a thing in which a process similar to the process of desire is at work. Hiểu biết của bạn là một sự việc trong đó một qui trình tương tự như qui trình của ham muốn đang vận hành.
Instead of belief we substitute knowledge. Thay vì niềm tin chúng ta thay thế bằng hiểu biết.
“I know, I have had experience, it cannot be refuted; my experience is that, on that I completely rely”; these are indications of that knowledge. ‘Tôi biết, tôi đã có trải nghiệm, nó không thể bị phủ nhận; trải nghiệm của tôi là điều đó, tôi hoàn toàn lệ thuộc vào nó’; đây là những biểu lộ của hiểu biết đó.
But when you go behind it, analyse it, look at it more intelligently and carefully, you will find that the very assertion “I know” is another wall separating you and me. Nhưng khi bạn tìm hiểu nó, phân tích nó, quan sát nó một cách thông minh và cẩn thận hơn, bạn sẽ phát hiện rằng chính sự khẳng định ‘tôi biết’ là một bức tường khác đang ngăn cách bạn và tôi.
Behind that wall you take refuge, seeking comfort, security. Đằng sau bức tường đó, bạn ẩn náu, tìm kiếm sự an toàn, sự thanh thản.
Therefore the more knowledge a mind is burdened with, the less capable it is of understanding. Vì vậy một cái trí càng chất nặng hiểu biết nhiều bao nhiêu, nó càng có ít khả năng hiểu rõ bấy nhiêu.
I do not know if you have ever thought of this problem of acquiring knowledge—whether knowledge does ultimately help us to love, to be free from those qualities which produce conflict in ourselves and with our neighbours; whether knowledge ever frees the mind of ambition.Tôi không biết liệu có khi bạn nào suy nghĩ về vấn đề thâu lượm hiểu biết này – rốt cuộc, liệu hiểu biết có giúp chúng ta thương yêu, được tự do khỏi những chất lượng kia mà tạo tác xung đột trong chính chúng ta và với những người hàng xóm của chúng ta; liệu hiểu biết có khi nào làm tự do cái trí khỏi tham vọng.
Because ambition is, after all, one of the qualities that destroy relationship, that put man against man. Bởi vì, rốt cuộc, tham vọng là một trong những đặc tính hủy hoại sự liên hệ, đưa con người chống lại con người.
If we would live at peace with each other, surely ambition must completely come to an end-not only political, economic, social ambition, but also the more subtle and pernicious ambition, the spiritual ambition —to be something. Nếu chúng ta muốn sống thanh bình với nhau, chắc chắn tham vọng phải hoàn toàn kết thúc – không chỉ tham vọng thuộc chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn cả những tham vọng nhỏ nhiệm nguy hại nhiều hơn, tham vọng thuộc tinh thần – để là một điều gì đó.
Is it ever possible for the mind to be free from this accumulating process of knowledge, this desire to know? Liệu cái trí có khi nào được tự do khỏi qui trình tích lũy của hiểu biết này, ham muốn để biết này?
It is a very interesting thing to watch how in our life these two, knowledge and belief, play an extraordinarily powerful part.Rất lý thú khi quan sát trong sống của chúng ta hai vấn đề này, hiểu biết và tin tưởng, đảm trách một vai trò quan trọng lạ thường.
Look how we worship those who have immense knowledge and erudition! Can you understand the meaning of it? Hãy quan sát cách chúng ta tôn sùng những người có nhiều hiểu biết và học thức biết chừng nào! Bạn có thể hiểu rõ sự quan trọng của nó chứ?
If you would find something new, experience something which is not a projection of your imagination, your mind must be free, must it not? Nếu bạn muốn tìm ra cái gì đó mới mẻ, trải nghiệm một cái gì đó mà không là sự chiếu rọi tưởng tượng của bạn, cái trí của bạn phải được tự do, đúng chứ?
It must be capable of seeing something new. Nó phải có thể thấy cái gì đó mới mẻ.
Unfortunately, every time you see something new you bring in all the information known to you already, all your knowledge, all your past memories; and obviously you become incapable of looking, incapable of receiving anything that is new, that is not of the old. Bất hạnh thay, mỗi lần bạn thấy cái gì đó mới mẻ bạn liền mang vào mọi thông tin có sẵn, mọi hiểu biết, mọi ký ức quá khứ của bạn; và rõ ràng bạn không thể nhìn ngắm, không thể thâu nhận bất kỳ cái gì mới mẻ, mà không thuộc về cũ kỹ.
Please don’t immediately translate this into detail. Làm ơn đừng ngay lập tức diễn giải điều này thành chi tiết.
If I do not know how to get back to my house, I shall be lost; if I do not know how to run a machine, I shall be of little use. Nếu tôi không biết làm thế nào quay về ngôi nhà của tôi, tôi sẽ bị lạc; nếu tôi không biết làm thế nào để vận hành một cái máy, tôi sẽ chẳng sử dụng được bao nhiêu.
That is quite a different thing. Đó là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn.
We are not discussing that here. Ở đây chúng ta không đang bàn luận điều đó.
We are discussing knowledge that is used as a means to security, the psychological and inward desire to be something. Chúng ta đang bàn luận về hiểu biết mà được sử dụng như một phương tiện dẫn đến sự an toàn, sự ham muốn bên trong thuộc tâm lý để trở thành cái gì đó.
What do you get through knowledge? Bạn nhận được gì qua hiểu biết?
The authority of knowledge, the weight of knowledge, the sense of importance, dignity, the sense of vitality and what-not? Uy quyền của hiểu biết, ảnh hưởng của hiểu biết, ý thức của quan trọng, cao quý, ý thức của năng động và mọi chuyện cùng loại?
A man who says “I know”, “There is” or “There is not” surely has stopped thinking, stopped pursuing this whole process of desire. Một con người mà nói ‘Tôi biết’, ‘Có’ hay ‘Không có’ chắc chắn đã ngừng tìm hiểu, đã không còn học hành toàn qui trình ham muốn này.
Our problem then, as I see it, is that we are bound, weighed down by belief, by knowledge; and is it possible for a mind to be free from yesterday and from the beliefs that have been acquired through the process of yesterday?Vậy thì, như tôi thấy nó, vấn đề của chúng ta là chúng ta bị trói buộc, bị đè nặng bởi niềm tin, bởi hiểu biết; và liệu cái trí có thể được tự do khỏi ngày hôm qua và khỏi những niềm tin mà đã được thâu lượm qua qui trình của ngày hôm qua?
Do you understand the question? Bạn hiểu rõ câu hỏi chứ?
Is it possible for me as an individual and you as an individual to live in this society and yet be free from the beliefs in which we have been brought up? Liệu tôi, như một cá thể và bạn, như một cá thể có thể sống trong xã hội này và vẫn được tự do khỏi những niềm tin mà trong đó chúng ta đã được nuôi dưỡng hay không?
Is it possible for the mind to be free of all that knowledge, all that authority? Liệu cái trí có thể được tự do khỏi tất cả hiểu biết đó, tất cả uy quyền đó?
We read the various scriptures, religious books. Chúng ta đọc vô số kinh thánh, những quyển sách tôn giáo.
There they have very carefully described what to do, what not to do, how to attain the goal, what the goal is and what God is. Ở đó chúng đã diễn tả rất cẩn thận phải làm gì, không được làm gì, làm thế nào đạt được mục đích, mục đích là gì và Thượng đế là gì.
You all know that by heart and you have pursued that. Tất cả các bạn đều thuộc lòng điều đó và đã theo đuổi điều đó.
That is your knowledge, that is what you have acquired, that is what you have learnt; along that path you pursue. Đó là hiểu biết của bạn, đó là điều gì bạn đã thâu lượm được, đó là điều gì bạn đã học hành; bạn theo đuổi con đường đó.
Obviously what you pursue and seek, you will find. Rõ ràng điều gì bạn theo đuổi và tìm kiếm, bạn sẽ tìm ra.
But is it reality? Nhưng đó là sự thật hay sao?
Is it not the projection of your own knowledge? Đó không là sự chiếu rọi của sự hiểu biết riêng của bạn hay sao?
It is not reality. Đó không là sự thật.
Is it possible to realize that now—not to-morrow, but now—and say “I see the truth of it”, and let it go, so that your mind is not crippled by this process of imagination, of projection? Liệu có thể nhận ra điều đó bây giờ – không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này – và nói ‘Tôi thấy sự thật của nó’, và buông bỏ nó đi, để cho cái trí không bị khập khễnh bởi qui trình của tưởng tượng, của chiếu rọi này?
Is the mind capable of freedom from belief?Liệu cái trí có thể được tự do khỏi niềm tin?
You can only be free from it when you understand the inward nature of the causes that make you hold on to it, not only the conscious but the unconscious motives as well, that make you believe. Bạn chỉ có thể được tự do khỏi nó khi bạn hiểu rõ bản chất phía bên trong của những nguyên nhân khiến cho bạn bám chặt nó, không chỉ tầng ý thức bên ngoài nhưng cả những động cơ ngấm ngầm của tầng ý thức bên trong nữa, mà khiến bạn tin tưởng.
After all, we are not merely a superficial entity functioning on the conscious level. Rốt cuộc, chúng ta không chỉ là một thực thể hời hợt đang vận hành trên mức độ tầng ý thức bên ngoài.
We can find out the deeper conscious and unconscious activities if we give the unconscious mind a chance, because it is much quicker in response than the conscious mind. Chúng ta có thể tìm ra những hoạt động tầng ý thức bên trong sâu thẳm hơn nếu chúng ta cho tầng ý thức bên trong một cơ hội, bởi vì nó phản ứng mau lẹ hơn tầng ý thức bên ngoài.
While your conscious mind is quietly thinking, listening and watching, the unconscious mind is much more active, much more alert and much more receptive; it can, therefore, have an answer. Trong khi cái trí tầng ý thức bên ngoài của bạn đang suy nghĩ, đang lắng nghe và đang nhìn ngắm một cách yên lặng, cái trí tầng ý thức bên trong năng động hơn nhiều, tỉnh táo hơn nhiều và thâu nhận hơn nhiều; vì vậy, nó có thể có một câu trả lời.
Can the mind which has been subjugated, intimidated, forced, compelled to believe, can such a mind be free to think? Liệu cái trí mà đã bị khuất phục, đã bị ép buộc, đã bị kinh hãi, đã bị thúc đẩy phải tin tưởng, liệu cái trí như thế có thể được tự do để suy nghĩ?
Can it look anew and remove the process of isolation between you and another? Liệu nó có thể nhìn ngắm mới mẻ lại và loại bỏ qui trình gây tách rời giữa bạn và một người khác hay không?
Please do not say that belief brings people together. Làm ơn đừng nói rằng niềm tin mang con người lại cùng nhau.
It does not. Không phải như vậy.
That is obvious. Điều đó rõ ràng rồi.
No organized religion has ever done that. Không tôn giáo có tổ chức nào đã từng thực hiện được việc đó.
Look at yourselves in your own country. Hãy nhìn chính các bạn trong quốc gia riêng của các bạn.
You are all believers, but are you all together? Tất cả các bạn là những người tin tưởng, nhưng các bạn có cùng nhau?
Are you all united? Tất cả các bạn có hợp nhất?
You yourselves know you are not. Chính các bạn biết các bạn không-hợp nhất.
You are divided into so many petty little parties, castes; you know the innumerable divisions. Các bạn đã bị phân chia thành quá nhiều đảng phái, giai cấp nhỏ nhoi tầm thường; bạn biết vô số phân chia.
The process is the same right through the world—whether in the east or in the west—Christians destroying Christians, murdering each other for petty little things, driving people into camps and so on, the whole horror of war. Qui trình giống hệt như vậy khắp thế giới – dù phương Đông hay phương Tây – những người Thiên chúa giáo đang hủy diệt những người Thiên chúa giáo, đang tàn sát lẫn nhau trong những vấn đề nhỏ nhen tầm thường, đang xô đẩy con người vào những trại tập trung và vân vân, nỗi sợ hãi kinh hoàng của chiến tranh.
Therefore belief does not unite people. Vì vậy niềm tin không hợp nhất con người.
That is so clear. Điều đó quá rõ ràng.
If that is clear and that is true, and if you see it, then it must be followed. Nếu điều đó là rõ ràng, và điều đó là sự thật, và nếu bạn thấy nó, vậy thì nó phải bị xóa sạch.
But the difficulty is that most of us do not see, because we are not capable of facing that inward insecurity, that inward sense of being alone. Nhưng điều khó khăn là rằng, hầu hết chúng ta đều không thấy, bởi vì chúng ta không dám đối diện sự mất an toàn bên trong đó, ý thức cô đơn bên trong đó.
We want something to lean on, whether it is the State, whether it is the caste, whether it is nationalism, whether it is a Master or a Saviour or anything else. Chúng ta muốn có cái gì đó để nương tựa, dù nó là một Chính thể, dù nó là một giai cấp, dù nó là chủ nghĩa quốc gia, dù nó là một vị Thầy hay một Đấng Cứu rỗi hay bất kỳ điều gì khác.
And when we see the falseness of all this, the mind then is capable—it may be temporarily for a second—of seeing the truth of it; even though when it is too much for it, it goes back. Và khi bạn thấy được sự giả dối của tất cả điều này, vậy thì cái trí có thể – nó có thể kéo dài chỉ trong một giây – thấy được sự thật của nó; mặc dù khi nó thụ hưởng no đủ, nó rơi lại.
But to see temporarily is sufficient; if you can see it for a fleeting second, it is enough; because you will then see an extraordinary thing taking place. Nhưng thấy một cách nhất thời cũng đủ rồi; nếu bạn có thể thấy nó trong một tích tắc, từng đó đủ rồi; bởi vì lúc đó bạn sẽ nhận biết một sự việc lạ thường đang xảy ra.
The unconscious is at work, though the conscious may reject. Cái trí tầng ý thức bên trong đang làm việc, mặc dù tầng ý thức bên ngoài có lẽ phủ nhận.
It is not a progressive second; but that second is the only thing, and it will have its own results, even in spite of the conscious mind struggling against it. Nó không là một giây xảy ra liên tục; nhưng giây đó là sự việc duy nhất, và nó có những kết quả riêng của nó, thậm chí bất kể cái trí tầng ý thức bên ngoài đang đấu tranh chống lại nó.
So our question is: “Is it possible for the mind to be free from knowledge and belief?Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: Liệu cái trí có thể được tự do khỏi hiểu biết và niềm tin?
” Is not the mind made up of knowledge and belief? Liệu cái trí không bị cấu thành bởi hiểu biết và niềm tin?
Is not the structure of the mind belief and knowledge? Liệu cấu trúc của cái trí không là niềm tin và hiểu biết?
Belief and knowledge are the processes of recognition, the centre of the mind. Niềm tin và hiểu biết là những qui trình của công nhận, trung tâm của cái trí.
The process is enclosing, the process is conscious as well as unconscious. Qui trình đang khép kín, qui trình là tầng ý thức bên ngoài cũng như tầng ý thức bên trong.
Can the mind be free of its own structure? Liệu cái trí có thể được tự do khỏi cấu trúc riêng của nó?
Can the mind cease to be? Liệu cái trí có thể không còn hiện diện?
That is the problem. Đó là nghi vấn.
Mind, as we know it, has belief behind it, has desire, the urge to be secure, knowledge, and accumulation of strength. Như chúng ta biết, cái trí có niềm tin đằng sau nó, có sự ham muốn, sự thôi thúc được an toàn, hiểu biết và sự tích lũy của sức mạnh.
If, with all its power and superiority, one cannot think for oneself, there can be no peace in the world. Nếu, bằng tất cả quyền năng và quyền hành tối thượng của nó, người ta có thể tự-suy nghĩ cho chính người ta: không thể có hòa bình trong thế giới.
You may talk about peace, you may organize political parties, you may shout from the housetops; but you cannot have peace; because in the mind is the very basis which creates contradiction, which isolates and separates. Bạn có lẽ diễn thuyết về hòa bình, bạn có lẽ tổ chức những đảng phái chính trị, bạn có thể công bố trước mọi người; nhưng bạn không thể có hòa bình; bởi vì trong cái trí là chính bản thể của sự tạo tác mâu thuẫn, sự cô lập và sự phân chia.
A man of peace, a man of earnestness, cannot isolate himself and yet talk of brotherhood and peace. Một con người hòa bình, một con người nghiêm túc, không thể tự-cô lập chính anh ấy và tuy nhiên lại nói về tình huynh đệ và hòa bình.
It is just a game, political or religious, a sense of achievement and ambition. Nó chỉ là một trò chơi thuộc chính trị hay tôn giáo, một ý thức của thành tựu và tham vọng.
A man who is really earnest about this, who wants to discover, has to face the problem of knowledge and belief; he has to go behind it, to discover the whole process of desire at work, the desire to be secure, the desire to be certain. Một con người mà thực sự nghiêm túc về điều này, mà muốn khám phá, phải đối diện vấn đề của hiểu biết và niềm tin; anh ấy phải vào thăm thẳm của nó, để khám phá toàn qui trình của ham muốn đang vận hành, ham muốn được an toàn, ham muốn được chắc chắn.
A mind that would be in a state in which the new can take place—whether it be the truth, whether it be God, or what you will—must surely cease to acquire, to gather; it must put aside all knowledge.Một cái trí muốn ở trong một trạng thái mà cái mới mẻ có thể hiện diện – dù nó là sự thật, dù nó là Thượng đế, hay bất kỳ điều gì bạn muốn – chắc chắn phải không còn thâu lượm, không còn kiếm được; nó phải xóa sạch tất cả hiểu biết.
A mind burdened with knowledge cannot possibly understand, surely, that which is real, which is not measurable. Chắc chắn một cái trí bị nhét đầy hiểu biết không thể hiểu rõ cái đó mà là sự thật, mà là vô hạn.