15. ON CRITICISM

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

15. ON CRITICISM15. Về phê bình
Question: What place has criticism in relationship?Câu hỏi: Phê bình có vị trí nào trong sự liên hệ?
What is the difference between destructive and constructive criticism? Sự khác nhau giữa phê bình phá hoại và phê bình xây dựng là gì?
Krishnamurti: First of all, why do we criticize?Krishnamurti: Trước hết, tại sao chúng ta phê bình?
Is it in order to understand? Vì mục đích hiểu rõ phải không?
Or is it merely a nagging process? Hay nó chỉ là một qui trình của phàn nàn?
If I criticize you, do I understand you? Nếu tôi phê bình bạn, liệu tôi hiểu rõ bạn?
Does understanding come through judgement? Hiểu rõ có được qua sự phê bình hay sao?
If I want to comprehend, if I want to understand not superficially but deeply the whole significance of my relationship to you, do I begin to criticize you? Nếu tôi muốn hiểu rõ, không phải hiểu rõ một cách hời hợt nhưng sâu thẳm toàn ý nghĩa về sự liên hệ của tôi với bạn, tôi phải bắt đầu phê bình bạn hay sao?
Or am I aware of this relationship between you and me, silently observing it—not projecting my opinions, criticisms, judgements, identifications or condemnations, but silently observing what is happening? Hay tôi tỉnh thức được sự liên hệ này giữa bạn và tôi, đang yên lặng quan sát nó – không chiếu rọi những ý kiến của tôi, những bình phẩm của tôi, những nhận xét, những nhận dạng hay chỉ trích, nhưng yên lặng quan sát điều gì đang xảy ra?
And if I do not criticize, what happens? Và nếu tôi không phê bình, điều gì xảy ra?
One is apt to go to sleep, is one not? Người ta dễ buồn ngủ phải không?
Which does not mean that we do not go to sleep if we are nagging. Mà không có nghĩa rằng chúng ta không buồn ngủ nếu chúng ta đang càu nhàu.
Perhaps that becomes a habit and we put ourselves to sleep through habit. Có lẽ việc đó trở thành một thói quen và chúng ta tự-ru ngủ qua thói quen.
Is there a deeper, wider understanding of relationship, through criticism? Liệu có một hiểu rõ sâu thẳm hơn, rộng rãi hơn của sự liên hệ qua phê bình hay sao?
It doesn’t matter whether criticism is constructive or destructive—that is irrelevant, surely. Không đặt thành vấn đề liệu phê bình là xây dựng hay phá hoại – chắc chắn, hai điều đó đều có liên quan.
Therefore the question is: “What is the necessary state of mind and heart that will understand relationship? Vì vậy câu hỏi là: ‘Trạng thái cần thiết của cái trí và tâm hồn mà sẽ hiểu rõ sự liên hệ là gì?
” What is the process of understanding?’ Sự tiến hành của hiểu rõ là gì?
How do we understand something? Chúng ta hiểu rõ điều gì đó bằng cách nào?
How do you understand your child, if you are interested in your child? Bạn hiểu rõ người con của bạn bằng cách nào, nếu bạn quan tâm đến người con của bạn?
You observe, don’t you? Bạn quan sát, phải không?
You watch him at play, you study him in his different moods; you don’t project your opinion on to him. Bạn nhìn ngắm em chơi đùa, bạn tìm hiểu em trong những tâm trạng khác nhau của em; bạn không chiếu rọi ý kiến của bạn vào em.
You don’t say he should be this or that. Bạn không nói rằng em ấy nên là điều này hay điều kia.
You are alertly watchful, aren’t you? , actively aware. Bạn nhìn ngắm một cách tỉnh táo, tỉnh thức một cách năng động, đúng chứ?
Then, perhaps, you begin to understand the child. Vậy thì, có lẽ, bạn bắt đầu hiểu rõ em.
If you are constantly criticizing, constantly injecting your own particular personality, your idiosyncrasies, your opinions, deciding the way he should or should not be, and all the rest of it, obviously you create a barrier in that relationship. Nếu bạn liên tục đang phê bình, liên tục đang đưa vào cá tính đặc biệt riêng của bạn, những khuynh hướng của bạn, những ý kiến của bạn, đang quyết định em nên là hay không nên là cái gì, và tất cả mọi chuyện như thế, chắc chắn bạn tạo ra một rào chắn trong liên hệ đó.
Unfortunately most of us criticize in order to shape, in order to interfere; it gives us a certain amount of pleasure, a certain gratification, to shape something—the relationship with a husband, child or whoever it may be. Bất hạnh thay hầu hết chúng ta đều phê bình với mục đích để định hình, với mục đích để can thiệp; nó cho chúng ta một vui thú nào đó, một hài lòng nào đó, khi định hình cái gì đó – sự liên hệ với một người chồng, một người con hay bất kỳ ai.
You feel a sense of power in it, you are the boss, and in that there is a tremendous gratification. Bạn cảm thấy một ý thức của quyền lực trong nó, bạn là ông chủ, và trong đó có một thỏa mãn lạ lùng.
Surely through all that process there is no understanding of relationship. Chắc chắn qua tất cả qui trình đó, không có hiểu rõ về liên hệ.
There is mere imposition, the desire to mould another to the particular pattern of your idiosyncrasy, your desire, your wish. Chỉ có sự áp đặt, sự ham muốn đúc khuôn một người khác đến khuôn mẫu đặc biệt thuộc cá tánh của bạn, ham muốn của bạn, ao ước của bạn.
All these prevent, do they not? , the understanding of relationship. Tất cả điều này ngăn cản hiểu rõ về liên hệ, đúng chứ?
Then there is self-criticism.Tiếp theo còn có tự-phê bình.
To be critical of oneself, to criticize, condemn, or justify oneself—does that bring understanding of oneself? Phê bình về chính mình, phê bình, chỉ trích, hay biện hộ về chính nình – việc đó có mang lại hiểu rõ về chính mình hay không?
When I begin to criticize myself, do I not limit the process of understanding, of exploring? Khi tôi bắt đầu phê bình về chính tôi, tôi không giới hạn sự tiến hành của hiểu rõ, của tìm hiểu hay sao?
Does introspection, a form of self-criticism, unfold the self? Liệu sự tìm hiểu nội tâm, một hình thức của tự-phê bình, phơi bày cái tôi hay sao?
What makes the unfoldment of the self possible? Điều gì khiến cho sự phơi bày cái tôi có thể xảy ra được?
To be constantly analytical, fearful, critical—surely that does not help to unfold. Luôn luôn phân tích, sợ hãi, phê bình – chắc chắn điều đó không giúp phơi bày.
What brings about the unfoldment of the self so that you begin to understand it is the constant awareness of it without any condemnation, without any identification. Điều gì tạo ra sự phơi bày cái tôi để cho bạn bắt đầu hiểu rõ nó là sự tỉnh thức liên tục được nó mà không có bất kỳ chỉ trích, mà không có bất kỳ nhận dạng nào.
There must be a certain spontaneity; you cannot be constantly analysing it, disciplining it, shaping it. Phải có một tự phát nào đó; bạn không thể liên tục đang phân tích nó, đang kỷ luật nó, đang định hình nó.
This spontaneity is essential to understanding. Sự tự phát này là cốt lõi cho hiểu rõ.
If I merely limit, control, condemn, then I put a stop to the movement of thought and feeling, do I not? Nếu tôi chỉ giới hạn, kiểm soát, chỉ trích, vậy thì tôi chặn đứng chuyển động của tư tưởng và cảm thấy, phải không?
It is in the movement of thought and feeling that I discover—not in mere control. Chính là trong chuyển động của tư tưởng và cảm thấy, tôi mới khám phá – không phải trong thuần túy kiểm soát.
When one discovers, then it is important to find out how to act about it. Khi người ta khám phá, lúc đó rất quan trọng phải tìm ra cách hành động về nó như thế nào.
If I act according to an idea, according to a standard, according to an ideal, then I force the self into a particular pattern. Nếu tôi hành động phụ thuộc vào một ý tưởng, phụ thuộc vào một kiểu mẫu, phụ thuộc vào một lý tưởng, vậy thì tôi ép buộc cái tôi vào một khuôn mẫu đặc biệt.
In that there is no understanding, there is no transcending. Trong đó không có hiểu rõ, không có thay đổi.
If I can watch the self without any condemnation, without any identification, then it is possible to go beyond it. Nếu tôi có thể nhìn ngắm ‘cái tôi’ mà không có bất kỳ chỉ trích, mà không có bất kỳ nhận dạng, vậy thì có thể vượt khỏi nó.
That is why this whole process of approximating oneself to an ideal is so utterly wrong. Đó là lý do tại sao toàn qui trình của phỏng chừng chính mình đến một lý tưởng là hoàn toàn sai lầm.
Ideals are home-made gods and to conform to a self-projected image is surely not a release. Những lý tưởng là những vị chúa tự-tạo tác, và tuân phục vào một hình ảnh tự-chiếu rọi chắc chắn không là một giải thoát.
Thus there can be understanding only when the mind is silently aware, observing—which is arduous, because we take delight in being active, in being restless, critical, in condemning, justifying.Vẫn vậy có thể có hiểu rõ chỉ khi nào cái trí tỉnh thức một cách yên lặng, đang nhìn ngắm – mà gian nan lắm, bởi vì chúng ta được thỏa mãn trong năng động, trong không ngừng nghỉ, trong phê bình, trong chỉ trích, bênh vực.
That is our whole structure of being; and, through the screen of ideas, prejudices, points of view, experiences, memories, we try to understand. Đó là toàn cấu trúc của thân tâm chúng ta; và qua bức màn của những ý tưởng, những thành kiến, những quan điểm, những trải nghiệm, những ký ức, chúng ta cố gắng hiểu rõ.
Is it possible to be free of all these screens and so understand directly? Liệu có thể được tự do khỏi tất cả những bức màn này, và thế là hiểu rõ một cách trực tiếp?
Surely we do that when the problem is very intense; we do not go through all these methods—we approach it directly. Chắc chắn chúng ta làm việc đó khi vấn đề rất mãnh liệt; chúng ta không trải qua tất cả những phương pháp này – chúng ta tiếp cận nó một cách trực tiếp.
The understanding of relationship comes only when this process of self-criticism is understood and the mind is quiet. Hiểu rõ về sự liên hệ có được chỉ khi nào qui trình tự-phê bình được hiểu rõ và cái trí yên lặng.
If you are listening to me and are trying to follow, with not too great an effort, what I wish to convey, then there is a possibility of our understanding each other. Nếu bạn đang lắng nghe tôi và đang cố gắng theo sát, mà không có quá nhiều nỗ lực, điều gì tôi ao ước chuyển tải, vậy thì có thể có sự hiểu rõ lẫn nhau của chúng ta.
But if you are all the time criticizing, throwing up your opinions, what you have learned from books, what somebody else has told you and so on and so on, then you and I are not related, because this screen is between us. Nhưng nếu bạn luôn luôn đang phê bình, đang tuôn ra những quan điểm của bạn, điều gì bạn đã học hành từ những quyển sách, điều gì người nào đó đã bảo cho bạn và vân vân và vân vân, vậy thì bạn và tôi không có liên hệ, bởi vì bức màn này ở giữa chúng ta.
If we are both trying to find out the issues of the problem, which lie in the problem itself, if both of us are eager to go to the bottom of it, find the truth of it, discover what it is—then we are related. Nếu cả hai chúng ta đang cố gắng tìm ra những khúc mắc của vấn đề, mà nằm trong chính vấn đề, nếu cả hai chúng ta đều háo hức theo nó đến tận cùng, tìm ra sự thật của nó, khám phá nó là gì – vậy thì chúng ta có liên hệ.
Then your mind is both alert and passive, watching to see what is true in this. Vậy thì cái trí của bạn vừa tỉnh thức lẫn thụ động, đang nhìn ngắm để thấy điều gì là đúng thực trong nói chuyện này.
Therefore your mind must be extraordinarily swift, not anchored to any idea or ideal, to any judgement, to any opinion that you have consolidated through your particular experiences. Vì vậy cái trí của bạn phải nhạy bén lạ thường, không bám theo bất kỳ ý tưởng hay lý tưởng nào, bất kỳ nhận định, bất kỳ quan điểm mà bạn đã cô đọng qua những trải nghiệm đặc biệt của bạn.
Understanding comes, surely, when there is the swift pliability of a mind which is passively aware. Chắc chắn, hiểu rõ hiện diện khi có sự thích ứng mau lẹ của một cái trí mà tỉnh thức một cách thụ động.
Then it is capable of reception, then it is sensitive. Vậy thì nó có thể thâu nhận, vậy thì nó nhạy cảm.
A mind is not sensitive when it is crowded with ideas, prejudices, opinions, either for or against. Một cái trí không nhạy cảm khi nó nhồi nhét đầy những ý tưởng, những thành kiến, những quan điểm, hoặc ủng hộ hoặc chống đối.
To understand relationship, there must be a passive awareness—which does not destroy relationship.Muốn hiểu rõ sự liên hệ phải có một tỉnh thức thụ động – mà không hủy hoại sự liên hệ.
On the contrary, it makes relationship much more vital, much more significant. Trái lại nó làm cho sự liên hệ sinh động nhiều hơn, có ý nghĩa nhiều hơn.
Then there is in that relationship a possibility of real affection; there is a warmth, a sense of nearness, which is not mere sentiment or sensation. Vậy thì trong liên hệ đó có thể có thương yêu thực sự; có một nồng ấm, một ý thức gần gũi, mà không chỉ là cảm tình hay cảm giác.
If we can so approach or be in that relationship to everything, then our problems will be easily solved—the problems of property, the problems of possession, because we are that which we possess. Nếu chúng ta có thể tiếp cận như thế hay ở trong trạng thái liên hệ như thế với mọi sự vật sự việc, vậy thì những vấn đề của chúng ta được giải quyết rất dễ dàng – những vấn đề tài sản, những vấn đề sở hữu, bởi vì chúng ta là cái chúng ta sở hữu.
The man who possesses money is the money. Con người mà sở hữu tiền bạc là tiền bạc.
The man who identifies himself with property is the property or the house or the furniture. Con người mà nhận dạng chính anh ấy với tài sản là tài sản hay ngôi nhà hay món đồ đạc.
Similarly with ideas or with people; when there is possessiveness, there is no relationship. Tương tự như thế với những ý tưởng hay những con người; khi có tình trạng sở hữu, không có liên hệ.
Most of us possess because we have nothing else if we do not possess. Hầu hết chúng ta đều sở hữu bởi vì chúng ta không có gì cả nếu chúng ta không sở hữu.
We are empty shells if we do not possess, if we do not fill our life with furniture, with music, with knowledge, with this or that. Chúng ta là những cái vỏ trống không nếu chúng ta không sở hữu, nếu chúng ta không lấp đầy sống của chúng ta bằng đồ đạc, bằng âm nhạc, bằng hiểu biết, bằng cái này hay cái kia.
And that shell makes a lot of noise and that noise we call living; and with that we are satisfied. Và cái vỏ đó gây nhiều huyên náo, và huyên náo đó chúng ta đang gọi là đang sống; và với việc đó chúng ta được thỏa mãn.
When there is a disruption, a breaking away of that, then there is sorrow, because then you suddenly discover yourself as you are—an empty shell, without much meaning. Khi có một gián đoạn, một phá vỡ điều đó, vậy thì có đau khổ, bởi vì lúc đó bỗng nhiên bạn khám phá chính bạn chính xác như bạn là – một cái vỏ trống không, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
To be aware of the whole content of relationship is action, and from that action there is a possibility of true relationship, a possibility of discovering its great depth, its great significance and of knowing what love is. Tỉnh thức được toàn nội dung của sự liên hệ là hành động, và từ hành động đó có thể có sự liên hệ thực sự, có thể khám phá chiều sâu vô hạn của nó, ý nghĩa vô cùng của nó và biết được tình yêu là gì.