14. ON GOSSIP

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

14. ON GOSSIP14. Về bàn tán
Question: Gossip has value in self-revelation, especially in revealing others to me.Câu hỏi: Bàn tán có giá trị trong phơi bày về chính mình, đặc biệt trong phơi bày những người khác cho tôi.
Seriously, why not use gossip as a means of discovering what is? Một cách nghiêm túc, tại sao không sử dụng bàn tán như một phương tiện để khám phá cái gì là?
I do not shiver at the word ‘gossip’ just because it has been condemned for ages. Tôi không bị tác động bởi từ ngữ ‘bàn tán’ chỉ bởi vì từ lâu rồi nó đã bị chỉ trích.
Krishnamurti: I wonder why we gossip?Krishnamurti: Tôi không hiểu tại sao chúng ta bàn tán?
Not because it reveals others to us. Không phải bởi vì nó phơi bày những người khác cho chúng ta.
And why should others be revealed to us? Và tại sao những người khác phải được phơi bày cho chúng ta?
Why do you want to know others? Tại sao bạn muốn biết về những người khác?
Why this extraordinary concern about others? Tại sao có sự quan tâm lạ lùng này về những người khác?
First of all, why do we gossip? Trước hết, tại sao chúng ta bàn tán?
It is a form of restlessness, is it not? Nó là một hình thức của bồn chồn, đúng chứ?
Like worry, it is an indication of a restless mind. Giống như lo âu, nó thể hiện một cái trí bất ổn.
Why this desire to interfere with others, to know what others are doing, saying? Tại sao có sự ham muốn để can thiệp vào những người khác này, để biết những người khác đang làm gì, đang nói gì?
It is a very superficial mind that gossips, isn’t it? Chỉ một cái trí rất nông cạn mới cần bàn tán, đúng chứ?
—an inquisitive mind which is wrongly directed. – một cái trí tọc mạch được hướng dẫn sai lầm.
The questioner seems to think that others are revealed to him by his being concerned with them—with their doings, with their thoughts, with their opinions. Người hỏi dường như nghĩ rằng những người khác được phơi bày cho anh ấy bởi sự quan tâm của anh ấy với họ – với những việc làm của họ, với những suy nghĩ của họ, với những quan điểm của họ.
But do we know others if we don’t know ourselves? Nhưng liệu chúng ta biết về những người khác nếu chúng ta không biết về chính chúng ta hay sao?
Can we judge others, if we do not know the way of our own thinking, the way we act, the way we behave? Liệu chúng ta có thể nhận xét những người khác, nếu chúng ta không biết phương cách của suy nghĩ riêng của chúng ta, cách chúng ta hành động, cách chúng ta cư xử?
Why this extraordinary concern over others? Tại sao lại có sự quan tâm lạ thường này về những người khác?
Is it not an escape, really, this desire to find out what others are thinking and feeling and gossiping about? Nó không là một tẩu thoát, thực sự, sự ham muốn này để tìm ra những người khác đang suy nghĩ và đang cảm thấy và đang bàn tán điều gì?
Doesn’t it offer an escape from ourselves? Nó không cống hiến một tẩu thoát khỏi chính chúng ta, hay sao?
Is there not in it also the desire to interfere with others’ lives? Trong nó cũng không có sự ham muốn để can thiệp vào sống của những người khác, hay sao?
Isn’t our own life sufficiently difficult, sufficiently complex, sufficiently painful, without dealing with others’, interfering with others’? Sống riêng của chúng ta không đủ khó khăn, không đủ phức tạp, không đủ đau khổ, nếu không chen vào sống của những người khác, can thiệp vào sống của những người khác, hay sao?
Is there time to think about others in that gossipy, cruel, ugly manner? Có thời gian để suy nghĩ về những người khác trong những bàn tán xấu xa, thù địch, ác tâm, hay sao?
Why do we do this? Tại sao chúng ta lại làm việc này?
You know, everybody does it. Bạn biết chứ, mọi người đều làm nó.
Practically everybody gossips about somebody else. Thực tế mọi người đang bàn tán về người nào đó.
Why? Tại sao?
I think, first of all, we gossip about others because we are not sufficiently interested in the process of our own thinking and of our own action.Trước hết, tôi nghĩ chúng ta bàn tán về những người khác bởi vì chúng ta không quan tâm trọn vẹn trong qui trình suy nghĩ riêng của chúng ta và trong hành động riêng của chúng ta.
We want to see what others are doing and perhaps, to put it kindly, to imitate others. Chúng ta muốn thấy những người khác đang làm gì và có lẽ, để diễn tả nó hơi hơi lịch sự, bắt chước những người khác.
Generally, when we gossip it is to condemn others, but, stretching it charitably, it is perhaps to imitate others. Thông thường, khi chúng ta bàn tán là để chỉ trích những người khác, nhưng, nó còn có nghĩa rộng lượng hơn, có lẽ là bắt chước những người khác.
Why do we want to imitate others? Tại sao chúng ta muốn bắt chước những người khác?
Doesn’t it all indicate an extraordinary shallowness on our own part? Tất cả điều đó không thể hiện sự nông cạn lạ lùng của chúng ta hay sao?
It is an extraordinarily dull mind that wants excitement, and goes outside itself to get it. Chính một cái trí buồn chán mới cần có sự hưng phấn, và vươn ra khỏi nó để có được điều đó.
In other words, gossip is a form of sensation, isn’t it?, in which we indulge. Nói cách khác, bàn tán là một hình thức của cảm giác, mà chúng ta buông thả trong nó, đúng chứ?
It may be a different kind of sensation, but there is always this desire to find excitement, distraction. Nó có lẽ là một loại cảm giác đặc biệt, nhưng luôn luôn có sự ham muốn để tìm ra hưng phấn, quên lãng này.
If one really goes into this question deeply, one comes back to oneself, which shows that one is really extraordinarily shallow and seeking excitement from outside by talking about others. Nếu người ta thực sự thâm nhập nghi vấn này một cách sâu thẳm, người ta quay vào chính người ta, mà thể hiện rằng người ta quá nông cạn và đang tìm kiếm sự hưng phấn phía bên ngoài bằng cách bàn tán nhảm nhí về những người khác.
Catch yourself the next time you are gossiping about somebody; if you are aware of it, it will indicate an awful lot to you about yourself. Lần tới, hãy quan sát bạn khi bạn đang bàn tán về ai đó; nếu bạn tỉnh thức được nó, nó sẽ bộc lộ cho bạn một điều lạ lùng về chính bạn.
Don’t cover it up by saying that you are merely inquisitive about others. Đừng che đậy nó bằng cách nói rằng bạn chỉ tò mò về những người khác.
It indicates restlessness, a sense of excitement, a shallowness, a lack of real, profound interest in people which has nothing to do with gossip. Nó thể hiện trạng thái hỗn loạn, một ý thức của hưng phấn, một nông cạn, một không-quan tâm thực sự sâu thẳm trong những con người không có gì cả ngoại trừ sự bàn tán.
The next problem is, how to stop gossip.Vấn đề tiếp theo là, làm thế nào để ngừng lại sự bàn tán.
That is the next question, isn’t it? Đó là câu hỏi kế tiếp, phải không?
When you are aware that you are gossiping, how do you stop gossiping? Khi bạn nhận biết được rằng bạn đang bàn tán, làm thế nào bạn ngừng sự bàn tán.
If it has become a habit, an ugly thing that continues day after day, how do you stop it? Nếu nó đã trở thành một thói quen, một sự việc xấu xa mà tiếp tục từ ngày sang ngày, làm thế nào bạn chấm dứt nó?
Does that question arise? Câu hỏi như thế phải không?
When you know you are gossiping, when you are aware that you are gossiping, aware of all its implications, do you then say to yourself, “How am I to stop it? Khi bạn biết bạn đang bàn tán, khi bạn tỉnh thức được rằng bạn đang bàn tán, nhận biết được tất cả những hàm ý của nó, lúc đó bạn không tự nhủ với chính mình, ‘Làm thế nào tôi chấm dứt nó?
” Does it not stop of its own accord, the moment you are aware that you are gossiping?’ Liệu nó không chấm dứt, khoảnh khắc bạn tỉnh thức được rằng bạn đang bàn tán, hay sao?
The ‘how’ does not arise at all. ‘Làm thế nào’ không nảy sinh.
The ‘how’ arises only when you are unaware; and gossip indicates a lack of awareness. ‘Làm thế nào’ chỉ nảy sinh khi bạn không-tỉnh thức; và sự bàn tán thể hiện một không-tỉnh thức.
Experiment with this for yourself the next time you are gossiping, and see how quickly, how immediately you stop gossiping when you are aware of what you are talking about, aware that your tongue is running away with you. Hãy trải nghiệm điều này cho chính bạn vào lần tới khi bạn đang bàn tán, và thấy rằng bạn chấm dứt bàn tán mau lẹ làm sao khi bạn tỉnh thức được điều gì bạn đang nói, nhận biết được rằng cái lưỡi của bạn đang rời khỏi bạn.
It does not demand the action of will to stop it. Không phải là hành động của ý chí để chấm dứt nó.
All that is necessary is to be aware, to be conscious of what you are saying and to see the implications of it. Tất cả mọi việc cần làm là tỉnh thức, nhận biết được điều gì bạn đang nói và thấy được những hàm ý của nó.
You don’t have to condemn or justify gossip. Bạn không cần chỉ trích hay bênh vực sự bàn tán.
Be aware of it and you will see how quickly you stop gossiping; because it reveals to oneself one’s own ways of action, one’s behaviour, thought-pattern; in that revelation, one discovers oneself, which is far more important than gossiping about others, about what they are doing, what they are thinking, how they behave. Tỉnh thức được nó và bạn sẽ thấy bạn chấm dứt sự bàn tán mau lẹ làm sao; bởi vì nó phơi bày cho chính người ta những phương cách riêng của hành động của người ta, cách cư xử của người ta, khuôn mẫu-tư tưởng của người ta; trong sự phơi bày đó, người ta phát hiện được chính người ta, mà còn quan trọng hơn bàn tán về những người khác, về điều gì họ đang làm, về điều gì họ đang suy nghĩ, họ đang cư xử như thế nào.
Most of us who read daily newspapers are filled with gossip, global gossip.Hầu hết chúng ta đều đọc những tờ báo hàng ngày được nhét kín những bàn tán, bàn tán toàn cầu.
It is all an escape from ourselves, from our own pettiness, from our own ugliness. Tất cả chúng đều là một tẩu thoát khỏi chính chúng ta, khỏi sự tầm thường riêng của chúng ta, khỏi sự xấu xa riêng của chúng ta.
We think that through a superficial interest in world events we are becoming more and more wise, more capable of dealing with our own lives. Chúng ta nghĩ rằng qua một phấn khích hời hợt trong những sự kiện thế giới chúng ta trở nên mỗi lúc một khôn ngoan hơn, mỗi lúc một có khả năng giải quyết được sống riêng của chúng ta.
All these, surely, are ways of escaping from ourselves, are they not? Chắc chắn, những điều này là những phương cách tẩu thoát khỏi chính chúng ta, đúng chứ?
In ourselves we are so empty, shallow; we are so frightened of ourselves. Trong chính chúng ta chúng ta quá trống rỗng, nông cạn; chúng ta quá kinh hãi về chính chúng ta.
We are so poor in ourselves that gossip acts as a form of rich entertainment, an escape from ourselves. Chúng ta quá nghèo khó trong chính chúng ta đến độ sự bàn tán hành động như một hình thức của giải trí phong phú, một tẩu thoát khỏi chính chúng ta.
We try to fill that emptiness in us with knowledge, with rituals, with gossip, with group meetings—with the innumerable ways of escape, so the escapes become all-important, and not the understanding of what is. Chúng ta cố gắng lấp đầy sự trống rỗng đó trong chúng ta bằng hiểu biết, bằng những nghi lễ, bằng sự bàn tán, bằng những họp nhóm – bằng vô số những phương cách tẩu thoát, vì vậy những tẩu thoát trở thành quan trọng nhất, và không phải hiểu rõ cái gì là.
 The understanding of what is demands attention; to know that one is empty, that one is in pain, needs immense attention and not escapes, but most of us like these escapes, because they are much more pleasurable, more pleasant. Hiểu rõ cái gì là cần đến sự chú ý; muốn nhận biết được người ta trống rỗng, người ta đang đau khổ, cần sự chú ý vô hạn, và không phải những tẩu thoát, nhưng hầu hết chúng ta ưa thích những tẩu thoát này, bởi vì chúng nhiều vui thú hơn, nhiều dễ chịu hơn.
Also, when we know ourselves as we are, it is very difficult to deal with ourselves; that is one of the problems with which we are faced. Cũng vậy, khi chúng ta nhận biết được chính chúng ta như chúng ta là, rất khó khăn để đối phó với chính chúng ta; đó là một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối diện.
We don’t know what to do. Chúng ta không biết phải làm gì.
When I know that I am empty, that I am suffering, that I am in pain, I don’t know what to do, how to deal with it. Khi tôi biết rằng tôi bị trống rỗng, rằng tôi đang đau khổ, rằng tôi đang buồn phiền, tôi không biết phải làm gì, làm thế nào giải quyết được nó đây.
So one resorts to all kinds of escapes. Thế là người ta dựa vào mọi loại tẩu thoát.
The question is, what to do?Câu hỏi là, phải làm gì đây?
Obviously, of course, one cannot escape; for that is most absurd and childish. Dĩ nhiên, chắc chắn người ta không thể tẩu thoát; vì đó là điều vô lý và trẻ con nhất.
But when you are faced with yourself as you are, what are you to do? Nhưng khi bạn đối diện với bạn như bạn là, bạn phải làm gì?
First, is it possible not to deny or justify it but just to remain with it, as you are? Trước hết, liệu có thể không-phủ nhận hay không-bào chữa nó, nhưng chỉ ở lại cùng nó, như bạn là được không?
—which is extremely arduous, because the mind seeks explanation, condemnation, identification. – điều đó gian khổ cực kỳ, bởi vì cái trí tìm kiếm sự giải thích, sự chỉ trích, sự nhận dạng.
If it does not do any of those things but remains with it, then it is like accepting something. Nếu cái trí không làm bất kỳ những sự việc đó nhưng ở lại cùng nó, vậy thì nó giống như chấp nhận cái gì đó.
If I accept that I am brown, that is the end of it; but if I am desirous of changing to a lighter colour, then the problem arises. Nếu tôi chấp nhận rằng tôi là người da mầu, đó là sự kết thúc của nó; nhưng nếu tôi ham muốn thay đổi thành màu sáng hơn, vậy thì vấn đề nảy sinh.
To accept what is is most difficult; one can do that only when there is no escape and condemnation or justification is a form of escape. Chấp nhận cái gì là là việc khó khăn nhất; người ta có thể thực hiện được điều đó chỉ khi nào không có tẩu thoát, và sự chỉ trích hay sự biện hộ là một hình thức của tẩu thoát.
Therefore when one understands the whole process of why one gossips and when one realizes the absurdity of it, the cruelty and all the things involved in it, then one is left with what one is; and we approach it always either to destroy it, or to change it into something else. Vì vậy khi người ta hiểu rõ toàn qui trình của tại sao người ta bàn tán và khi người ta nhận ra sự vô lý của nó, sự tàn nhẫn và tất cả mọi sự việc bao hàm trong nó, thế là người ta được bỏ lại cùng người ta là gì, và chúng ta luôn luôn tiếp cận nó bằng cách hoặc hủy diệt nó, hoặc thay đổi nó thành cái gì khác.
If we don’t do either of those things but approach it with the intention of understanding it, being with itcompletely, then we will find that it is no longer the thing that we dreaded. Nếu chúng ta không làm những sự việc kia, nhưng tiếp cận nó bằng ý định hiểu rõ nó, cùng nó trọn vẹn, vậy thì chúng ta phát hiện rằng nó không còn là sự việc mà chúng ta kinh hãi.
Then there is a possibility of transforming that which is. Vậy thì có thể thay đổi cái gì là đó.