5. ON DISCIPLINE

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

5. ON DISCIPLINE5. Về kỷ luật
Question: All religions have insisted on some kind of self-discipline to moderate the instincts of the brute in man.Câu hỏi: Tất cả những tôn giáo đều đã khẳng định vào một loại tự kỷ luật nào đó để quân bình những bản năng hung tợn trong con người.
Through self-discipline the saints and mystics have asserted that they have attained godhood. Qua tự kỷ luật những vị thánh và những người huyền bí đã khẳng định rằng họ đã đạt được tánh Thượng đế.
Now you seem to imply that such disciplines are a hindrance to the realization of God. Bây giờ ông dường như ám chỉ rằng những kỷ luật như thế là một cản trở đến sự nhận ra Thượng đế.
I am confused. Tôi bị hoang mang.
Who is right in this matter? Ai đúng trong vấn đề này?
Krishnamurti: It is not a question of who is right in this matter.Krishnamurti: Không phải là ai đúng hay sai trong vấn đề này.
What is important is to find out the truth of the matter for ourselves—not according to a particular saint or to a person who comes from India or from some other place, the more exotic the better. Điều quan trọng là tìm ra sự thật của vấn đề cho chính chúng ta – không phụ thuộc vào một vị thánh đặc biệt hay một con người đến từ Ấn độ hay từ nơi nào khác, càng ngoại lai bao nhiêu càng tốt hơn bấy nhiêu.
You are caught between these two: someone says discipline, another says no discipline.Bạn bị trói buộc giữa hai điều này: người nào đó nói kỷ luật, một người khác nói không-kỷ luật.
Generally what happens is that you choose what is more convenient, what is more satisfying: you like the man, his looks, his personal idiosyncrasies, his personal favouritism and all the rest of it. Thông thường điều gì xảy ra là rằng bạn chọn lựa cái gì thuận tiện hơn, cái gì gây thỏa mãn hơn: bạn thích con người, hình dáng của ông ấy, những đặc điểm cá thể của ông ấy, ưa thích cá thể của ông ấy và tất cả mọi chuyện như thế.
Putting all that aside, let us examine this question directly and find out the truth of the matter for ourselves. Gạt qua một bên tất cả việc đó, chúng ta hãy tìm hiểu trực tiếp câu hỏi này và tìm ra sự thật của vấn đề cho chính chúng ta.
In this question a great deal is implied and we have to approach it very cautiously and tentatively. Trong vấn đề này nhiều điều được hàm ý và chúng ta phải tiếp cận nó rất cẩn thận và từ tốn.
Most of us want someone in authority to tell us what to do.Hầu hết chúng ta đều muốn người nào đó có uy quyền chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì.
We look for a direction in conduct, because our instinct is to be safe, not to suffer more. Chúng ta tìm kiếm một phương hướng trong cách cư xử, bởi vì bản năng của chúng ta là muốn được an toàn, không phải đau khổ nhiều thêm nữa.
Someone is said to have realized happiness, bliss or what you will and we hope that he will tell us what to do to arrive there. Người nào đó được nói đến là đã nhận ra hạnh phúc, ân lành, hay điều gì bạn ao ước, và chúng ta hy vọng rằng ông ấy sẽ chỉ bảo cho chúng ta điều gì phải làm để đến được trạng thái đó.
That is what we want: we want that same happiness, that same inward quietness, joy; and in this mad world of confusion we want someone to tell us what to do. Đó là điều gì chúng ta muốn: chúng ta muốn cùng hạnh phúc đó, cùng hân hoan, tĩnh lặng bên trong đó; và trong thế giới điên khùng của hỗn loạn này chúng ta muốn người nào đó chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì.
That is really the basic instinct with most of us and, according to that instinct, we pattern our action. Đối với hầu hết chúng ta đó thực sự là bản năng căn bản và, tùy theo bản năng đó, chúng ta định hình hành động của chúng ta.
Is God, is that highest thing, unnameable and not to be measured by words—is that come by through discipline, through following a particular pattern of action? Liệu Thượng đế, cái sự vật tối thượng đó, không đặt tên được và không đo lường được bởi những từ ngữ – cái đó đến được qua kỷ luật, qua tuân theo một khuôn mẫu đặc biệt của hành động hay sao?
We want to arrive at a particular goal, particular end, and we think that by practice, by discipline, by suppressing or releasing, sublimating or substituting, we shall be able to find that which we are seeking. Chúng ta muốn đạt được một mục đích đặc biệt, một kết thúc đặc biệt, và chúng ta nghĩ rằng qua luyện tập, qua kỷ luật, bằng cách đè nén hay giải phóng, thăng hoa hay thay thế, chúng ta sẽ có thể tìm ra điều chúng ta đang tìm kiếm.
What is implied in discipline?Điều gì được hàm ý trong kỷ luật?
Why do we discipline ourselves, if we do? Tại sao chúng ta kỷ luật chính chúng ta, nếu chúng ta thực hiện?
Can discipline and intelligence go together? Liệu kỷ luật và thông minh theo cùng nhau?
Most people feel that we must, through some kind of discipline, subjugate or control the brute, the ugly thing in us. Hầu hết con người cảm thấy rằng chúng ta phải, qua một loại kỷ luật nào đó, khuất phục hay kiểm soát tánh hung tợn, tánh xấu xa trong chúng ta.
Is that brute, that ugly thing, controllable through discipline? Tánh hung tợn đó, tánh xấu xa đó, có thể kiểm soát được qua kỷ luật hay sao?
What do we mean by discipline? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ kỷ luật?
A course of action which promises a reward, a course of action which, if pursued, will give us what we want—it may be positive or negative; a pattern of conduct which, if practised diligently, sedulously, very, very ardently, will give me in the end what I want. Một nguồn hành động mà hứa hẹn một phần thưởng, một nguồn hành động mà, nếu được theo đuổi, sẽ cho chúng ta điều gì chúng ta muốn – nó có lẽ là tích cực hay tiêu cực; một khuôn mẫu của cư xử mà, nếu được luyện tập chuyên cần, siêng năng, rất, rất gian khổ, cuối cùng sẽ cho tôi điều gì tôi mong muốn.
It may be painful but I am willing to go through it to get that. Nó có lẽ đau khổ nhưng tôi sẵn lòng trải qua đau khổ để có được điều đó.
The self, which is aggressive, selfish, hypocritical, anxious, fearful—you know, all of it—that self, which is the cause of the brute in us, we want to transform, subjugate, destroy. Cái tôi, mà là hung hăng, ích kỷ, đạo đức giả, lo âu, sợ hãi – bạn biết, tất cả nó – cái tôi đó, mà là nguyên nhân của hung bạo trong chúng ta, chúng ta muốn thay đổi, chinh phục, hủy diệt.
How is this to be done? Làm thế nào điều này được thực hiện?
Is it to be done through discipline, or through an intelligent understanding of the past of the self, what the self is, how it comes into being, and so on? Nó được thực hiện qua kỷ luật, hay qua một hiểu rõ thông minh về quá khứ của cái tôi, cái tôi là gì, nó hiện diện bằng cách nào, và vân vân?
Shall we destroy the brute in man through compulsion or through intelligence? Chúng ta sẽ triệt tiêu sự hung tợn trong con người qua cưỡng bách, hay qua thông minh?
Is intelligence a matter of discipline? Thông minh là một vấn đề của kỷ luật hay sao?
Let us for the time being forget what the saints and all the rest of the people have said; let us go into the matter for ourselves, as though we were for the first time looking at this problem; then we may have something creative at the end of it, not just quotations of what other people have said, which is all so vain and useless. Lúc này chúng ta hãy quên điều gì những vị thánh và tất cả phần còn lại của con người đã nói; chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề cho chính chúng ta, như thể lần đầu tiên chúng ta nhìn vào vấn đề này; vậy thì chúng ta có lẽ có cái gì đó sáng tạo tại khúc cuối của nó, không chỉ những trích dẫn về điều gì người khác đã nói, mà quá hão huyền và vô ích.
We first say that in us there is conflict, the black against the white, greed against non-greed and so on.Trước hết chúng ta nói rằng có xung đột trong chúng ta, người da đen chống lại người da trắng, tham lam chống lại không-tham lam và vân vân.
I am greedy, which creates pain; to be rid of that greed, I must discipline myself. Tôi tham lam mà tạo ra đau khổ; muốn loại bỏ tham lam đó, tôi phải kỷ luật chính tôi.
That is I must resist any form of conflict which gives me pain, which in this case I call greed. Đó là tôi phải kháng cự bất kỳ hình thức xung đột nào mang lại đau khổ cho tôi, mà trong trường hợp này tôi gọi là tham lam.
I then say it is antisocial, it is unethical, it is not saintly and so on and so on—the various social-religious reasons we give for resisting it. Sau đó tôi nói nó là phản kháng xã hội, nó là không đạo đức, nó là không thiêng liêng và vân vân và vân vân – những lý do tôn giáo-xã hội khác nhau chúng ta tạo ra để kháng cự nó.
Is greed destroyed or put away from us through compulsion? Tham lam được xóa sạch hay triệt tiêu khỏi chúng ta qua cưỡng bách hay sao?
First, let us examine the process involved in suppression, in compulsion, in putting it away, resisting. Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu qui trình đè nén bao hàm trong cưỡng bách, trong gạt bỏ nó, trong kháng cự.
What happens when you do that, when you resist greed? Điều gì xảy ra khi bạn làm việc đó, khi bạn kháng cự sự tham lam?
What is the thing that is resisting greed? Cái vật đang kháng cự tham lam là gì?
That is the first question, isn’t it? Đó là câu hỏi đầu tiên phải không?
Why do you resist greed and who is the entity that says, “I must be free of greed”? Tại sao bạn kháng cự tham lam và ai là thực thể mà nói rằng, ‘Tôi phải được tự do khỏi tham lam’?
The entity that says, “I must be free” is also greed, is he not? Thực thể mà đang nói rằng, ‘Tôi phải được tự do’ cũng là tham lam, đúng chứ?
Up to now, greed has paid him, but now it is painful; therefore he says, “I must get rid of it”. Từ trước đến nay tham lam đã tác động vào anh ấy, nhưng bây giờ nó gây đau khổ; vì vậy anh ấy nói, ‘Tôi phải loại bỏ nó’.
The motive to get rid of it is still a process of greed, because he is wanting to be something which he is not. Động cơ để loại bỏ nó vẫn còn là qui trình của tham lam, bởi vì anh ấy đang muốn là cái gì đó mà anh ấy không là.
Non-greed is now profitable, so I am pursuing non-greed; but the motive, the intention, is still to be something, to be non-greedy—which is still greed, surely; which is again a negative form of the emphasis on the ‘me’. Không-tham lam bây giờ gây lợi lộc, vì vậy tôi đang theo đuổi không-tham lam; nhưng động cơ, ý định, vẫn còn là cái gì đó, là không tham lam – mà vẫn còn là tham lam, chắc chắn như thế; mà lại nữa là một hình thức của tiêu cực của nhấn mạnh vào ‘cái tôi’.
We find that being greedy is painful, for various reasons which are obvious.Chúng ta thấy rằng tham lam là đau khổ, vì những lý do khác nhau mà quá rõ ràng.
So long as we enjoy it, so long as it pays us to be greedy, there is no problem. Chừng nào chúng ta còn tận hưởng nó, chừng nào nó còn khiến chúng ta tham lam, không có vấn đề.
Society encourages us in different ways to be greedy; so do religions encourage us in different ways. Xã hội khuyến khích chúng ta tham lam trong những cách khác nhau; vì vậy những tôn giáo khuyến khích chúng ta trong những cách khác nhau.
So long as it is profitable, so long as it is not painful, we pursue it but the moment it becomes painful we want to resist it. Chừng nào nó còn gây lợi lộc, chừng nào nó còn không-đau khổ, chúng ta còn theo đuổi nó nhưng khoảnh khắc nó trở nên đau khổ chúng ta muốn kháng cự nó.
That resistance is what we call discipline against greed; but are we free from greed through resistance, through sublimation, through suppression? Kháng cự đó là điều gì chúng ta gọi là kỷ luật chống đối lại tham lam; nhưng chúng ta được tự do khỏi tham lam qua kháng cự, qua thăng hoa, qua đè nén hay sao?
Any act on the part of the ‘me’ who wants to be free from greed is still greed. Bất kỳ hành động nào thuộc phần ‘cái tôi’ mà muốn được tự do khỏi tham lam vẫn còn là tham lam.
Therefore any action, any response on my part with regard to greed, is obviously not the solution. Vì vậy bất kỳ hành động nào, bất kỳ phản ứng nào về phần của cái tôi đều liên quan đến tham lam, chắc chắn không là giải pháp.
First of all there must be a quiet mind, an undisturbed mind, to understand anything, especially something which I do not know, something which my mind cannot fathom—which, this questioner says, is God.Trước hết phải có một cái trí yên lặng, một cái trí không bị quấy rầy, để hiểu rõ bất kỳ điều gì, đặc biệt điều gì đó mà tôi không biết, điều gì đó mà cái trí của tôi không thể đo lường – mà, người hỏi này nói, là Thượng đế.
To understand anything, any intricate problem—of life or relationship, in fact any problem—there must be a certain quiet depth to the mind. Muốn hiểu rõ bất kỳ điều gì, bất kỳ vấn đề phức tạp nào – của sống hay sự liên hệ, thật ra bất kỳ vấn đề nào – phải có một chiều sâu yên lặng nào đó đối với cái trí.
 Is that quiet depth come by through any form of compulsion? Chiều sâu yên lặng đó hiện diện qua bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách hay sao?
The superficial mind may compel itself, make itself quiet; but surely such quietness is the quietness of decay, death. Cái trí bên ngoài có thể cưỡng bách chính nó, làm cho chính nó yên lặng; nhưng chắc chắn sự yên lặng như thế là sự yên lặng của thối rữa, chết rồi.
It is not capable of adaptability, pliability, sensitivity. Nó không có khả năng điều chỉnh, thích ứng, nhạy cảm.
So resistance is not the way. Vì vậy kháng cự không là phương cách đúng đắn.
Now to see that requires intelligence, doesn’t it?Vậy là muốn thấy việc đó cần đến thông minh, phải không?
To see that the mind is made dull by compulsion is already the beginning of intelligence, isn’t it? Thấy rằng cái trí bị làm đờ đẫn đi bởi sự cưỡng bách là khởi đầu của thông minh rồi, đúng chứ?
—to see that discipline is merely conformity to a pattern of action through fear. – thấy rằng kỷ luật chỉ là sự tuân phục của một khuôn mẫu đến hành động qua sợ hãi.
That is what is implied in disciplining ourselves: we are afraid of not getting what we want. Đó là điều gì được hàm ý trong việc kỷ luật chính chúng ta: chúng ta sợ không nhận được điều chúng ta muốn.
What happens when you discipline the mind, when you discipline your being? Điều gì xảy ra khi bạn kỷ luật cái trí, khi bạn kỷ luật thân tâm của bạn?
It becomes very hard, doesn’t it?; unpliable, not quick, not adjustable. Nó trở nên rất xơ cứng, không mềm dẻo, không nhạy bén, không có khả năng thích ứng, đúng chứ?
Don’t you know people who have disciplined themselves —if there are such people? Bạn không biết những con người mà đã kỷ luật chính họ – nếu có những con người như thế?
The result is obviously a process of decay. Kết quả rõ ràng là một qui trình của phân rã.
There is an inward conflict which is put away, hidden away; but it is there, burning. Có một xung đột bên trong mà bị gạt đi, bị che giấu; nhưng nó ở đó, đang hừng hực cháy bỏng.
Thus we see that discipline, which is resistance, merely creates a habit and habit obviously cannot be productive of intelligence: habit never is, practice never is.Vẫn vậy chúng ta thấy rằng kỷ luật, mà là kháng cự, chỉ tạo ra một thói quen, mà thói quen đó rõ ràng không thể là sản phẩm của thông minh: thói quen không bao giờ là, sự luyện tập không bao giờ là thông minh.
You may become very clever with your fingers by practising the piano all day, making something with your hands; but intelligence is demanded to direct the hands and we are now inquiring into that intelligence. Bạn có lẽ trở nên rất khéo léo với những ngón tay của bạn bởi sự luyện tập dương cầm suốt ngày, làm điều gì đó bằng bàn tay của bạn; nhưng thông minh được cần đến để hướng dẫn bàn tay và bây giờ chúng ta đang tìm hiểu thông minh đó.
You see somebody whom you consider happy or as having realized, and he does certain things; you, wanting that happiness, imitate him.Bạn thấy người nào đó mà bạn nghĩ là hạnh phúc hay đã nhận ra, và anh ấy làm những sự việc nào đó; bạn, muốn được hạnh phúc đó, bắt chước anh ấy.
This imitation is called discipline, isn’t it? Bắt chước này được gọi là kỷ luật, phải không?
We imitate in order to receive what another has; we copy in order to be happy, which you think he is. Chúng ta bắt chước để nhận được điều gì người khác có; chúng ta sao chép với mục đích để được hạnh phúc, mà bạn nghĩ rằng anh ấy có.
Is happiness found through discipline? Hạnh phúc được tìm ra qua kỷ luật hay sao?
By practising a certain rule, by practising a certain discipline, a mode of conduct, are you ever free? Bằng cách thi hành một luật lệ nào đó, bằng cách luyện tập một kỷ luật nào đó, một khuôn mẫu của cách cư xử, bạn luôn luôn được tự do?
Surely there must be freedom for discovery, must there not? Chắc chắn phải có tự do để khám phá, đúng chứ?
If you would discover anything, you must be free inwardly, which is obvious. Nếu bạn muốn khám phá bất kỳ điều gì, bạn phải được tự do phía bên trong, điều đó quá rõ ràng.
Are you free by shaping your mind in a particular way which you call discipline? Bạn được tự do bằng cách định hình cái trí của bạn trong một cách đặc biệt mà bạn gọi là kỷ luật hay sao?
Obviously you are not. Rõ ràng là bạn không thể.
You are merely a repetitive machine, resisting according to a certain conclusion, according to a certain mode of conduct. Bạn chỉ là một cái máy lặp lại, đang kháng cự tùy theo một kết luận nào đó, tùy theo một khuôn mẫu cư xử nào đó.
Freedom cannot come through discipline. Tự do không thể đến qua kỷ luật.
Freedom can only come into being with intelligence; and that intelligence is awakened, or you have that intelligence, the moment you see that any form of compulsion denies freedom, inwardly or outwardly. Tự do chỉ có thể hiện diện cùng thông minh; và thông minh đó thức dậy, hay bạn có thông minh đó, khoảnh khắc bạn thấy rằng bất kỳ hình thức cưỡng bách nào đều khước từ thông minh, bên trong hay bên ngoài.
The first requirement, not as a discipline, is obviously freedom; only virtue gives that freedom.Yêu cầu đầu tiên, không phải như một kỷ luật, rõ ràng là tự do; chỉ đạo đức mới mang lại tự do đó.
Greed is confusion; anger is confusion; bitterness is confusion. Tham lam là rối loạn; tức giận là rối loạn; cay đắng là rối loạn.
When you see that, obviously you are free of them; you do not resist them but you see that only in freedom can you discover and that any form of compulsion is not freedom, and therefore there is no discovery. Khi bạn thấy điều đó, chắc chắn bạn được tự do khỏi chúng; bạn không kháng cự chúng nhưng bạn thấy rằng chỉ trong tự do bạn mới có thể khám phá và rằng bất kỳ bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách không là tự do, và vì vậy không có khám phá.
What virtue does is to give you freedom. Điều gì đạo đức làm là trao tặng cho bạn tự do.
The unvirtuous person is a confused person; in confusion, how can you discover anything? Con người không-đạo đức là con người rối loạn; trong rối loạn, làm thế nào bạn có thể khám phá bất kỳ điều gì.
How can you? Làm thế nào bạn có thể?
Thus virtue is not the end-product of a discipline, but virtue is freedom and freedom cannot come through any action which is not virtuous, which is not true in itself. Vẫn vậy đạo đức không là sản phẩm cuối cùng của một kỷ luật, nhưng đạo đức là tự do và tự do không thể hiện diện qua bất kỳ hành động nào mà không là đạo đức, mà không là sự thật trong chính nó.
Our difficulty is that most of us have read so much, most of us have superficially followed so many disciplines—getting up every morning at a certain hour, sitting in a certain posture, trying to hold our minds in a certain way—you know, practise, practise, discipline, because you have been told that if you do these things for a number of years you will have God at the end of it. Khó khăn của chúng ta là rằng hầu hết chúng ta đã đọc quá nhiều, hầu hết chúng ta hời hợt tuân theo quá nhiều kỷ luật – mỗi buổi sáng thức dậy vào một giờ nào đó, ngồi trong một tư thế nào đó, cố gắng giữ cái trí của chúng ta trong một cách nào đó – bạn biết không, luyện tập, thi hành, kỷ luật, bởi vì bạn đã được bảo đảm rằng nếu bạn làm những việc này trong nhiều năm bạn sẽ có Thượng đế ở khúc cuối của nó.
I may put it crudely, but that is the basis of our thinking. Tôi có lẽ trình bày khá thô lỗ, nhưng đó là nền tảng của suy nghĩ của chúng ta.
Surely God doesn’t come so easily as all that? Chắc chắn Thượng đế không đến dễ dàng như thế, phải không?
God is not a mere marketable thing: I do this and you give me that. Thượng đế không phải là một sự việc có thể mua bán được: tôi làm việc này và bạn cho tôi cái đó.
Most of us are so conditioned by external influences, by religious doctrines, beliefs, and by our own inward demand to arrive at something, to gain something, that it is very difficult for us to think of this problem anew without thinking in terms of discipline.Hầu hết chúng ta quá bị quy định bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài, bởi những giáo điều, những niềm tin tôn giáo, và bởi những đòi hỏi bên trong riêng của chúng ta để đến được cái gì đó, đạt được cái gì đó, đến độ rất khó khăn cho chúng ta khi suy nghĩ về vấn đề này mới mẻ lại mà không suy nghĩ dựa vào kỷ luật.
First we must see very clearly the implications of discipline, how it narrows down the mind, limits the mind, compels the mind to a particular action, through our desire, through influence and all the rest of it; a conditioned mind, however ‘virtuous’ that conditioning, cannot possibly be free and therefore cannot understand reality. Trước hết chúng ta phải thấy rất rõ ràng những hàm ý của kỷ luật, nó làm chật hẹp cái trí như thế nào, giới hạn cái trí, cưỡng bách cái trí đến một hành động đặc biệt, qua ham muốn của chúng ta, qua ảnh hưởng và mọi chuyện như thế; một cái trí bị quy định dù quy định đó có đạo đức đến chừng nào, không thể được tự do và vì vậy không thể hiểu rõ sự thật.
God, reality or what you will—the name doesn’t matter—can come into being only when there is freedom, and there is no freedom where there is compulsion, positive or negative, through fear. Thượng đế, sự thật hay điều gì bạn muốn – danh tánh không đặt thành vấn đề – chỉ có thể hiện diện khi có tự do, và không có tự do nơi nào có cưỡng bách, một cách tích cực hay tiêu cực, qua sợ hãi.
There is no freedom if you are seeking an end, for you are tied to that end. Không có tự do nếu bạn đang tìm kiếm một kết thúc, bởi vì bạn bị trói chặt vào kết thúc đó.
You may be free from the past but the future holds you, and that is not freedom. Bạn có lẽ được tự do khỏi quá khứ đó nhưng tương lai giữ chặt bạn, và đó không là tự do.
It is only in freedom that one can discover anything: a new idea, a new feeling, a new perception. Chỉ trong tự do người ta mới có thể khám phá bất kỳ điều gì: một ý tưởng mới mẻ, một cảm giác mới mẻ, một nhận biết mới mẻ.
Any form of discipline which is based on compulsion denies that freedom, whether political or religious; and since discipline, which is conformity to an action with an end in view, is binding, the mind can never be free. Bất kỳ hình thức nào của kỷ luật mà được đặt nền tảng trên cưỡng bách phủ nhận tự do đó, dù thuộc chính trị hay tôn giáo; và bởi vì kỷ luật, mà là tuân phục đến một hành động có một kết thúc trong quan điểm, đang trói buộc, cái trí không bao giờ được tự do.
It can function only within that groove, like a gramophone record. Nó có thể vận hành chỉ trong khe rãnh đó, giống như một máy hát đĩa.
Thus, through practice, through habit, through cultivation of a pattern, the mind only achieves what it has in view.Vẫn vậy, qua luyện tập, qua thói quen, qua sự vun đắp của một khuôn mẫu, cái trí chỉ đạt được cái gì nó có trong quan điểm.
Therefore it is not free; therefore it cannot realize that which is immeasurable. Vì vậy nó không được tự do; vì vậy nó không thể nhận ra cái không-đo lường được.
To be aware of that whole process—why you are constantly disciplining yourself to public opinion; to certain saints; the whole business of conforming to opinion, whether of a saint or of a neighbour, it is all the same—to be aware of this whole conformity through practice, through subtle ways of submitting yourself, of denying, asserting, suppressing, sublimating, all implying conformity to a pattern: this is already the beginning of freedom, from which there is a virtue. Muốn tỉnh thức được toàn qui trình đó – tại sao bạn đang liên tục kỷ luật chính bạn theo quan điểm của quần chúng; theo những vị thánh nào đó; toàn công việc của tuân phục vào quan điểm, dù là của một vị thánh hay của một người hàng xóm, nó đều giống nhau – tỉnh thức được toàn sự tuân phục này qua luyện tập, qua những cung cách nhỏ nhiệm của đang hiến dâng chính mình, phủ nhận, khẳng định, đè nén, thăng hoa, tất cả sự tuân phục hàm ý một khuôn mẫu: điều này đã là sự khởi đầu của tự do, mà từ đó có một đạo đức.
Virtue surely is not the cultivation of a particular idea. Chắc chắn đạo đức không là sự vun đắp một ý tưởng đặc biệt.
Non-greed, for instance, if pursued as an end is no longer virtue, is it? Ví dụ, không-tham lam, nó được theo đuổi như một kết thúc không còn là đạo đức nữa, phải không?
That is if you are conscious that you are non-greedy, are you virtuous? Đó là, liệu bạn ý thức được rằng bạn không-tham lam, bạn có đạo đức hay sao?
That is what we are doing through discipline. Đó là điều gì chúng ta đang làm qua kỷ luật.
Discipline, conformity, practice, only give emphasis to self-consciousness as being something.Kỷ luật, tuân phục, luyện tập, chỉ nhấn mạnh đến tự-ý thức như là cái gì đó.
The mind practises non-greed and therefore it is not free from its own consciousness as being non-greedy; therefore, it is not really non-greedy. Cái trí luyện tập không-tham lam và vì vậy nó không được tự do khỏi ý thức riêng của nó như không-tham lam; vì vậy; nó không thực sự là không-tham lam.
It has merely taken on a new cloak which it calls non-greed. Nó chỉ đang khoác vào một chiếc áo mới mà nó gọi là không-tham lam.
We can see the total process of all this: the motivation, the desire for an end, the conformity to a pattern, the desire to be secure in pursuing a pattern—all this is merely the moving from the known to the known, always within the limits of the mind’s own self-enclosing process. Chúng ta có thể thấy toàn qui trình của tất cả việc này: động cơ, ham muốn cho một kết thúc, tuân phục đến một khuôn mẫu, ham muốn được an toàn trong việc theo đuổi một khuôn mẫu – tất cả điều này chỉ là chuyển động từ cái đã được biết đến cái đã được biết, luôn luôn ở trong những giới hạn của qui trình tự-khép kín riêng của cái trí.
To see all this, to be aware of it, is the beginning of intelligence, and intelligence is neither virtuous nor non-virtuous, it cannot be fitted into a pattern as virtue or non-virtue. Thấy tất cả việc này, tỉnh thức được nó là sự khởi đầu của thông minh, và thông minh không là đạo đức cũng không là không-đạo đức, nó không thể phù hợp vào một khuôn mẫu như đạo đức hay không-đạo đức.
Intelligence brings freedom, which is not licentiousness, not disorder. Thông minh mang lại tự do, mà không-phóng túng, không-vô trật tự.
Without this intelligence there can be no virtue; virtue gives freedom and in freedom there comes into being reality. Nếu không có thông minh này không thể có đạo đức; đạo đức trao tặng tự do và trong tự do, kia kìa, sự thật hiện diện.
If you see the whole process totally, in its entirety, then you will find there is no conflict. Nếu bạn thấy trọn vẹn toàn qui trình này, trong tổng thể của nó, vậy thì bạn sẽ thấy không còn xung đột.
It is because we are in conflict and because we want to escape from that conflict that we resort to various forms of disciplines, denials and adjustments. Chính vì chúng ta ở trong xung đột và bởi vì chúng ta muốn tẩu thoát khỏi xung đột đó, chúng ta mới nương dựa những hình thức khác nhau của kỷ luật, những phủ nhận và những điều chỉnh.
When we see what is the process of conflict there is no question of discipline, because then we understand from moment to moment the ways of conflict. Khi chúng ta thấy điều gì là qui trình của xung đột, không còn vấn đề của kỷ luật, bởi vì lúc đó chúng ta hiểu rõ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc những phương cách của xung đột.
That requires great alertness, watching yourself all the time; the curious part of it is that although you may not be watchful all the time there is a recording process going on inwardly, once the intention is there—the sensitivity, the inner sensitivity, is taking the picture all the time, so that the inner will project that picture the moment you are quiet. Việc đó đòi hỏi sự tỉnh táo vô cùng, luôn luôn nhìn ngắm chính bạn; một điều lạ thường của nó là rằng: mặc dù bạn có lẽ không luôn luôn tỉnh táo, có một qui trình đang ghi lại xảy ra phía bên trong, ngay khi ý định này hiện diện ở đó – tánh nhạy cảm, tánh nhạy cảm bên trong, đang luôn luôn chụp ảnh, để cho phía bên trong sẽ tự-chiếu rọi hình ảnh đó ngay khoảnh khắc bạn yên lặng.
Therefore, it is not a question of discipline.Vì vậy, nó không là một vấn đề của kỷ luật.
Sensitivity can never come into being through compulsion. Nhạy cảm không bao giờ có thể hiện diện qua cưỡng bách.
You may compel a child to do something, put him in a corner, and he may be quiet; but inwardly he is probably seething, looking out of the window, doing something to get away. Bạn có lẽ ép buộc một em bé làm cái gì đó, đặt em vào một góc tường, và cậu ấy có lẽ yên lặng; nhưng bên trong có lẽ cậu ấy đang sùng sục, đang nhìn qua cửa sổ, đang làm cái gì đó để trốn thoát.
That is what we are still doing. Đó là điều gì chúng ta vẫn còn đang làm.
So the question of discipline and of who is right and who is wrong can be solved only by yourself. Vì vậy vấn đề của kỷ luật và vấn đề của ai nói đúng hay ai nói sai có thể được giải quyết chỉ bởi chính bạn.
Also, you see, we are afraid to go wrong because we want to be a success.Cũng vậy, bạn thấy không, chúng ta sợ sai trái bởi vì chúng ta muốn là một thành công.
Fear is at the bottom of the desire to be disciplined, but the unknown cannot be caught in the net of discipline. Sợ hãi tại đáy của ham muốn phải được kỷ luật, nhưng cái không biết được không thể bị trói buộc trong mạng lưới của kỷ luật.
On the contrary, the unknown must have freedom and not the pattern of your mind. Trái lại, cái không biết được phải có tự do và không là khuôn mẫu của cái trí của bạn.
That is why the tranquillity of the mind is essential. Đó là lý do tại sao sự yên lặng của cái trí là cốt lõi.
When the mind is conscious that it is tranquil, it is no longer tranquil; when the mind is conscious that it is non-greedy, free from greed, it recognizes itself in the new robe of non-greed but that is not tranquillity. Khi cái trí tỉnh thức được rằng nó yên lặng, nó không còn yên lặng nữa; khi cái trí nhận biết được rằng nó là không-tham lam, được tự do khỏi tham lam, nó tự-công nhận chính nó trong cái áo choàng mới của không-tham lam nhưng đó không là yên lặng.
That is why one must also understand the problem in this question of the person who controls and that which is controlled. Đó là lý do tại sao người ta phải hiểu rõ vấn đề trong nghi vấn của người kiểm soát và vật được kiểm soát này.
They are not separate phenomena but a joint phenomenon: the controller and the controlled are one. Chúng không là những hiện tượng tách rời nhưng một hiện tượng kết hợp; người kiểm soát và vật được kiểm soát là một.