11. ON FEAR

11. ON FEAR11. Về sợ hãi
Question: How am I to get rid of fear, which influences all my activities?Câu hỏi: Làm thế nào tôi loại bỏ được sự sợ hãi, mà gây ảnh hưởng tất cả những hoạt động của tôi?
Krishnamurti: What do we mean by fear?Krishnamurti: Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi?
Fear of what? Sợ hãi cái gì?
There are various types of fear and we need not analyse every type. Có nhiều loại khác nhau của sự hãi và chúng ta không cần phân tích mỗi loại.
But we can see that fear comes into being when our comprehension of relationship is not complete. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, sợ hãi hiện diện khi hiểu rõ về sự liên hệ của chúng ta không được trọn vẹn.
Relationship is not only between people but between ourselves and nature, between ourselves and property, between ourselves and ideas; as long as that relationship is not fully understood, there must be fear. Liên hệ không chỉ giữa những con người nhưng còn giữa chính chúng ta và thiên nhiên, giữa chính chúng ta và tài sản, giữa chính chúng ta và những ý tưởng; chừng nào liên hệ đó còn không được hiểu rõ trọn vẹn, phải có sợ hãi.
Life is relationship. Sống là liên hệ.
To be is to be related and without relationship there is no life. Hiện diện là có liên hệ và nếu không có liên hệ không có sống.
Nothing can exist in isolation; so long as the mind is seeking isolation, there must be fear. Không gì có thể hiện diện trong tách rời; chừng nào cái trí còn tìm kiếm trong tách rời, phải có sợ hãi.
Fear is not an abstraction; it exists only in relation to something. Sợ hãi không là một trừu tượng; nó hiện diện chỉ trong liên quan đến cái gì đó.
The question is, how to be rid of fear?Câu hỏi là, làm thế nào xóa sạch được sợ hãi?
First of all, anything that is overcome has to be conquered again and again. Trước hết, bất kỳ vấn đề gì mà bị khuất phục phải được chinh phục lặp đi và lặp lại.
No problem can be finally overcome, conquered; it can be understood but not conquered. Không vấn đề nào có thể bị khuất phục, được chinh phục một cách dứt khoát; nó có thể được hiểu rõ nhưng không thể bị chinh phục.
They are two completely different processes and the conquering process leads to further confusion, further fear. Chúng là hai qui trình hoàn toàn khác biệt, và qui trình chinh phục dẫn đến rối loạn nhiều thêm, sợ hãi nhiều thêm.
To resist, to dominate, to do battle with a problem or to build a defence against it is only to create further conflict, whereas if we can understand fear, go into it fully step by step, explore the whole content of it, then fear will never return in any form. Kháng cự, thống trị, đấu tranh với một vấn đề hay thiết lập một phòng vệ chống lại nó chỉ tạo ra xung đột thêm nữa, ngược lại nếu chúng ta có thể hiểu rõ sợ hãi, thâm nhập trọn vẹn vào nó từng bước một, khai phá toàn nội dung của nó, vậy thì sợ hãi sẽ không bao giờ quay lại trong bất kỳ hình thức nào.
As I said, fear is not an abstraction; it exists only in relationship.Như tôi đã nói, sợ hãi không là một trừu tượng; nó hiện diện chỉ trong liên hệ.
What do we mean by fear? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi?
Ultimately we are afraid, are we not? , of not being, of not becoming. Rốt cuộc, chúng ta đều sợ hãi, về không hiện diện, về không trở thành, đúng chứ?
Now, when there is fear of not being, of not advancing, or fear of the unknown, of death, can that fear be overcome by determination, by a conclusion, by any choice? Bây giờ, khi có sợ hãi của không hiện diện, của không hoàn thiện, hay sợ hãi về cái không biết được, về chết, liệu sợ hãi đó có thể được khuất phục bởi sự quả quyết, bởi một kết luận, bởi bất kỳ chọn lựa nào hay không?
Obviously not. Chắc chắn không.
Mere suppression, sublimation, or substitution, creates further resistance, does it not? Chỉ đè nén, thăng hoa, hay thay đổi, tạo ra kháng cự thêm nữa, đúng chứ?
Therefore fear can never be overcome through any form of discipline, through any form of resistance. Vì vậy sợ hãi không bao giờ bị khuất phục qua bất kỳ hình thức của kỷ luật nào, qua bất kỳ hình thức của kháng cự nào.
That fact must be clearly seen, felt and experienced: fear cannot be overcome through any form of defence or resistance nor can there be freedom from fear through the search for an answer or through mere intellectual or verbal explanation. Sự kiện đó phải, một cách rõ ràng, được nhìn thấy, được cảm thấy và được trải nghiệm: sợ hãi không thể bị khuất phục qua bất kỳ hình thức nào của phòng vệ hay kháng cự, cũng không thể được tự do khỏi sợ hãi qua sự tìm kiếm cho một đáp án hay chỉ qua giải thích bằng từ ngữ hay trí năng.
Now what are we afraid of?Bây giờ chúng ta sợ hãi điều gì?
Are we afraid of a fact or of an idea about the fact? Chúng ta sợ hãi một sự kiện hay một ý tưởng về sự kiện?
Are we afraid of the thing as it is, or are we afraid of what we think it is? Chúng ta sợ hãi sự việc như nó là, hay chúng ta sợ hãi cái gì chúng ta nghĩ nó là?
Take death, for example. Ví dụ, như là chết.
Are we afraid of the fact of death or of the idea of death? Chúng ta sợ hãi sự kiện chết hay ý tưởng về chết?
The fact is one thing and the idea about the fact is another. Sự kiện là một việc và ý tưởng về sự kiện là một việc khác.
Am I afraid of the word ‘death’ or of the fact itself? Tôi sợ hãi từ ngữ ‘chết’ hay về chính sự kiện?
Because I am afraid of the word, of the idea, I never understand the fact, I never look at the fact, I am never in direct relation with the fact. Bởi vì tôi sợ hãi từ ngữ, ý tưởng, tôi không bao giờ hiểu rõ sự kiện, tôi không bao giờ quan sát sự kiện, tôi không bao giờ tiếp xúc trực tiếp cùng sự kiện.
It is only when I am in complete communion with the fact that there is no fear. Chỉ khi nào tôi hiệp thông trọn vẹn cùng sự kiện mới không còn sợ hãi.
If I am not in communion with the fact, then there is fear, and there is no communion with the fact so long as I have an idea, an opinion, a theory, about the fact, so I have to be very clear whether I am afraid of the word, the idea or of the fact. Nếu tôi không hiệp thông cùng sự kiện, vậy thì có sợ hãi, và không có hiệp thông cùng sự kiện chừng nào tôi còn có một ý tưởng, một quan điểm, một lý thuyết, về sự kiện, vì vậy tôi phải rất rõ ràng liệu tôi sợ hãi về từ ngữ, ý tưởng hay sợ hãi về sự kiện.
If I am face to face with the fact, there is nothing to understand about it: the fact is there, and I can deal with it. Nếu tôi mặt đối mặt cùng sự kiện, không có gì phải hiểu rõ về nó: sự kiện ở đó và tôi có thể giải quyết nó.
If I am afraid of the word, then I must understand the word, go into the whole process of what the word, the term, implies. Nếu tôi sợ hãi từ ngữ, vậy thì tôi phải hiểu rõ từ ngữ, tìm hiểu toàn qui trình của từ ngữ, thuật ngữ đó, hàm ý điều gì.
For example, one is afraid of loneliness, afraid of the ache, the pain of loneliness.Ví dụ, người ta sợ hãi cô độc, sợ hãi đau đớn, sợ hãi sự đau khổ của cô độc.
Surely that fear exists because one has never really looked at loneliness, one has never been in complete communion with it. Chắc chắn, sợ hãi đó hiện diện bởi vì người ta không bao giờ thực sự quan sát sự cô độc, người ta không bao giờ hiệp thông cùng nó.
The moment one is completely open to the fact of loneliness one can understand what it is, but one has an idea, an opinion about it, based on previous knowledge; it is this idea, opinion, this previous knowledge about the fact, that creates fear. Khoảnh khắc người ta hoàn toàn mở toang đến sự kiện của cô độc người ta có thể hiểu rõ nó là gì, nhưng người ta lại có một quan điểm, một ý tưởng về nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết từ trước; chính ý tưởng, quan điểm này, hiểu biết từ trước này về sự kiện, việc đó tạo ra sợ hãi.
Fear is obviously the outcome of naming, of terming, of projecting a symbol to represent the fact; that is fear is not independent of the word, of the term. Rõ ràng sợ hãi là kết quả của việc đặt tên, của việc quy định, của chiếu rọi một biểu tượng để đại diện cho sự kiện; điều đó có nghĩa sợ hãi không tách rời khỏi từ ngữ, khỏi quy định.
I have a reaction, say, to loneliness; that is I say I am afraid of being nothing.Tôi có một phản ứng, ví dụ như vậy, đối với cô độc; đó là tôi nói rằng tôi sợ hãi ‘không là gì cả’.
Am I afraid of the fact itself or is that fear awakened because I have previous knowledge of the fact, knowledge being the word, the symbol, the image? Tôi sợ hãi về chính sự kiện hay sợ hãi đó được đánh thức bởi vì tôi có sự hiểu biết từ trước về sự kiện, hiểu biết là từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh?
How can there be fear of a fact? Làm thế nào có thể có sợ hãi về một sự kiện?
When I am face to face with a fact, in direct communion with it, I can look at it, observe it; therefore there is no fear of the fact. Khi tôi mặt đối mặt cùng sự kiện, trong hiệp thông trực tiếp cùng nó, tôi có thể quan sát nó, nhìn ngắm nó; vì vậy không có sợ hãi về sự kiện.
What causes fear is my apprehension about the fact, what the fact might be or do. Điều gì gây ra sợ hãi là sự hiểu biết của tôi về sự kiện, sự kiện có lẽ là gì hay làm gì.
It is my opinion, my idea, my experience, my knowledge about the fact, that creates fear.Chính là quan điểm của tôi, ý tưởng của tôi, trải nghiệm của tôi, hiểu biết của tôi về sự kiện, mới tạo ra sợ hãi.
So long as there is verbalization of the fact, giving the fact a name and therefore identifying or condemning it, so long as thought is judging the fact as an observer, there must be fear. Chừng nào còn có sự từ ngữ hóa của sự kiện, cho sự kiện một danh tánh, và thế là có sự nhận dạng hay chỉ trích nó, chừng nào tư tưởng còn đang nhận xét sự kiện như một người quan sát, phải có sợ hãi.
Thought is the product of the past, it can only exist through verbalization, through symbols, through images; so long as thought is regarding or translating the fact, there must be fear. Tư tưởng là sản phẩm của quá khứ, nó chỉ có thể hiện diện qua từ ngữ, qua những biểu tượng, qua những hình ảnh; chừng nào tư tưởng còn đang lưu ý hay đang diễn giải sự kiện, phải có sợ hãi.
Thus it is the mind that creates fear, the mind being the process of thinking.Vẫn vậy chính cái trí tạo ra sợ hãi, cái trí là qui trình của suy nghĩ.
Thinking is verbalization. Suy nghĩ là từ ngữ hoá.
You cannot think without words, without symbols, images; these images, which are the prejudices, the previous knowledge, the apprehensions of the mind, are projected upon the fact, and out of that there arises fear. Bạn không thể suy nghĩ mà không có những từ ngữ, không có những biểu tượng, không có những hình ảnh; những hình ảnh này, mà là những thành kiến, hiểu biết từ trước, những hiểu biết của cái trí, được chiếu rọi trên sự kiện, và từ đó sợ hãi nảy sinh.
There is freedom from fear only when the mind is capable of looking at the fact without translating it, without giving it a name, a label. Được tự do khỏi sợ hãi chỉ khi nào cái trí có thể quan sát sự kiện mà không diễn giải nó, không cho nó một danh tánh, một nhãn hiệu.
This is quite difficult, because the feelings, the reactions, the anxieties that we have, are promptly identified by the mind and given a word. Việc này vô cùng khó khăn, bởi vì những cảm thấy, những phản ứng, những lo âu mà chúng ta có, ngay tức khắc được nhận dạng bởi cái trí và được trao tặng một từ ngữ.
The feeling of jealousy is identified by that word. Sự cảm thấy của ghen tuông được nhận dạng bởi từ ngữ ghen tuông đó.
Is it possible not to identify a feeling, to look at that feeling without naming it? Liệu có thể không nhận dạng một cảm thấy, quan sát cảm thấy đó mà không đặt tên nó?
It is the naming of the feeling that gives it continuity, that gives it strength. Do bởi sự đặt tên của cảm thấy mới thúc đẩy nó tiếp tục, mới tiếp thêm sức mạnh cho nó.
The moment you give a name to that which you call fear, you strengthen it; but if you can look at that feeling without terming it, you will sec that it withers away. Khoảnh khắc bạn đặt tên cho điều mà bạn gọi là sợ hãi, bạn củng cố nó; nhưng nếu bạn có thể nhìn ngắm cảm thấy đó mà không-đặt tên nó, bạn sẽ thấy rằng nó tan biến đi.
Therefore if one would be completely free of fear it is essential to understand this whole process of terming, of projecting symbols, images, giving names to facts. Vì vậy nếu người ta muốn hoàn toàn được tự do khỏi sự sợ hãi, điều cốt lõi là phải hiểu rõ toàn qui trình của đặt tên, của chiếu rọi những biểu tượng, những hình ảnh, của cho những sự kiện những cái tên.
There can be freedom from fear only when there is self-knowledge. Có thể được tự do khỏi sợ hãi chỉ khi nào có hiểu rõ về chính mình.
Self-knowledge is the beginning of wisdom, which is the ending of fear. Hiểu rõ về chính mình là sự khởi đầu của thông minh, mà là đoạn kết của sợ hãi.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.
Khuyến mãi Tết:
  • Đăng ký 3 tháng sẽ được 6 tháng sử dụng.
  • Đăng ký 6 tháng sẽ được 1 năm sử dụng.
  • ...
  • Đặc biệt, tài khoản vĩnh viễn giảm ngay 50%!
Khuyến mãi đến hết ngày 04/02/2025.