17. Quốc sự vụ

HIỆN TẠI TOÀN BỘ AUDIO SẼ KO THỂ KHÔI PHỤC TỰ ĐỘNG. Mọi người hãy yêu cầu ở đây, ad sẽ ưu tiên xử lý trước.
Nâng cấp VIP để xem các trang bị khóa.

Phiên nhóm Bộ Quốc-Sự ngày mồng 9 tháng 2 năm Đinh-Hợi (1947) Session of the National Affairs on the ninth day of the second month of the Year of the Pig (Dinh-Hoi) (1947)
QUỐC SỰ NATIONAL AFFAIRS
Hôm nay chúng ta bàn giải về Quốc Sự, vậy trước khi bàn đến vấn đề quốc sự, tôi có mấy điều đưa ra trước để chúng ta vạch một con đường mà chúng ta sẽ đi hay nói là sẽ làm, vì chúng ta phải có mục đích rõ ràng. Today, we discuss about national affairs. Before we delve into the specifics, I would like to preface our discussion by outlining a clear path forward, as we must have a well-defined purpose in mind.
Chúng ta cũng dư hiễu, hiện giờ các liệt cường như các nước Pháp, Anh, Mỹ, Nga mỗi nước đều có một chế độ chánh trị riêng. We are all aware that the major powers of the world, such as France, England, the United States, and Russia, each have their own distinct political systems.
Nói đến chánh-trị, chúng ta nên hiểu rằng, chế độ chánh-trị là do một mục đích, một chủ nghĩa, một tinh-thần của quần-chúng tạo ra. When we speak of politics, it is important to understand that a political system is the product of a specific purpose, ideology, and spirit of the people.
Như xưa khi, nước Pháp còn dưới chế-độ Quân-chủ độc-tài làm cho dân Pháp chiụ không nổi sự bất-công tàn bạo của nhà Vua, nên trong quần-chúng có nhiều nhà triết lý cao thâm như : Jean Jacques Rousseau, Montesquieu, họ muốn đem lại công lý dân quyền, nên ngồi bóp trán suy nghĩ tạo nên một tinh-thần chánh-trị dân-chủ, mà một khi đã phát sanh một tinh-thần đân chủ rồi thì mới lập thành một chế-độ chánh-trị dân-quyền. In the past, when France was under an absolute monarchy, the French people could no longer tolerate the injustice and tyranny of the king. This led to the emergence of many great philosophers, such as Jean Jacques Rousseau and Montesquieu, who sought to bring about justice and civil rights. They pondered and developed a democratic political spirit, which eventually led to the establishment of a democratic political system.
Chế-độ nầy phát sinh ra rồi thì quần-chúng Pháp nhìn nhận nó là một chủ nghĩa dân-quyền, phải tìm phương thi-hành cho kỳ được, để đả-đảo chế-độ quân-chủ độc-tài. Once this system was established, the French people recognized it as an ideology of democracy and sought to implement it fully, in order to overthrow the absolute monarchy.
Nước Nga cũng thế, trước kia dân Nga bị oằn-oại bóp chẹt dưới chế độ quân-chủ độc tài, nên Lenine cũng ngồi suy nghĩ tìm tòi phát sanh ra một tinh-thần dân-chủ và do tinh-thần dân-chủ đó nên lập thành một chế-độ dân-quyền Cộng-sản. The same was true in Russia. In the past, the Russian people were oppressed under an absolute monarchy. Lenin, through contemplation and research, developed a democratic spirit, which led to the establishment of a communist democracy.
Tóm lại, quần chúng của mỗi nước vì cái nạn độc-tài của quân-chủ hay của một ông Thủ-lỉnh mà phát sanh ra một tinh-thần cách-mạng, rồi thì quần chúng lại tạo ra chế độ dân quyền. In short, the people of each country, due to the oppression of the monarchy or a dictator, develop a revolutionary spirit, which then leads to the creation of a democratic system.
Nếu đã có tinh-thần chế độ chánh-trị dân quyền rồi, thì quần chúng coi đó là một chủ-nghĩa phải theo đuổi để bài trừ một chế-độ không hợp lòng dân. Once the spirit of a democratic political system exists, the people see it as an ideology that must be pursued in order to eliminate a system that is not in line with the will of the people.
Đến đây tôi xin để một câu hỏi ? Vậy chớ quần-chúng phải làm thế nào để bài trừ cái chế độ chánh-trị tàn bạo kia hầu áp-dụng chế độ dân-quyền. At this point, I would like to pose a question: What must the people do to eliminate a tyrannical political system and establish a democratic system?
Theo tôi thấy thì quần chúng dùng hai phương-pháp sau nầy : In my opinion, the people can use the following two methods:
Phương-Pháp thứ nhất : Tranh-đấu về tinh-thần như biểu-tình phản-động, hoặc ngoại-giao tranh-đấu, hoặc bất hợp tác hay dùng kinh-tế mà tranh-đấu để bóp chẹt, đánh đổ một chế-độ mà quần chúng cho là bất hợp thời. Method One: Spiritual struggle: This includes protests, diplomatic struggle, non-cooperation, and economic struggle to pressure and overthrow a system that the people believe is outdated.
Phương-pháp thứ nhì : Vì tranh-đấu theo phương-pháp trên, quần chúng bị binh lực đàn áp, thế nên quần chúng hiệp lại thành khối, tạo nên một lực-lượng binh bị tương đương làm hậu-thuẩn đối-phó lại để ủng hộ cái chủ nghĩa của mình.Method Two: Because when fighting using the above method, the masses are suppressed by military force, the masses therefore unite into a bloc, creating a similar military force as a backup to support their own ideology.
Nói đến đây chư vị cũng dư hiểu rồi, vì ủng hộ cho một chủ-nghĩa nên quần chúng tạo thành quân-đội, để ủng hộ cái chủ nghĩa hay mục-đích của mình vậy. As you can understand, in order to support an ideology, the masses will form an army to protect and promote their goals.
Nếu đã biết rằng vì ủng-hộ một chủ-nghĩa nên chủ-nghĩa đó tạo ra quân đội để làm hậu thuẩn, thì chúng ta phải nhận định rằng chánh-trị tạo ra quân đội chớ quân-đội không khi nào tạo ra chánh-trị.If it is known that in order to support an ideology, that ideology creates an army as a backup, then we must recognize that politics creates the army, and the army never creates politics.
Cũng như chúng ta ngày nay, hỏi vậy chúng ta theo đuổi chủ-nghĩa nào? Just as we ask ourselves today, what ideology do we follow?
Có phải chúng ta theo đuổi chủ nghĩa Cao-Đài không ? Do we follow the Cao Dai ideology?
Nếu đúng như thế thì chủ nghĩa Cao-Đài vì muốn tồn tại nên phải lập ra quân-đội. If so, the Cao Dai ideology must establish an army in order to survive.
Như vậy quận-đội là của Chánh-trị lập thành, nên quân-đội phải tuân theo nguyên-tắc chánh trị. Thus, the army is created by the political system, and the army must obey the principles of the political system.
Như thế quân-đội phải do chánh-trị điều khiển vì chúng ta làm chính-trị. Therefore, the army must be controlled by the political system, because we are the ones who do politics.
Làm chánh trị là làm Quốc-Sự. Engaging in politics is engaging in national affairs.
Bộ Quốc Sự muốn đạt thành con đường chánh trị của mình thì quân đội là cơ quan tạo nên để ủng-hộ chánh-trị đó vậy. In order for the Ministry of National Affairs to achieve its political goals, the military is the agency created to support those goals.
Xin chư vị thử nghĩ coi có phải thế không ? I ask you to consider whether this is true.
Nếu phải thì chúng ta nên nhìn nhận rằng: quân-đội phải chiụ quyền điều-khiển của chính trị để chúng ta làm quốc-sự. If it is, then we must recognize that the military must be subject to the control of politics in order for us to carry out national affairs.
Chúng ta có Bộ Quốc-Sự để làm chính trị thì quân đội phải tuân hành theo những qui tắc chánh-trị, còn về việc điều-khiển quân-đội khi hành binh thì do Bộ Tham-Mưu quân-đội được trọn quyền và được quyền đòi hỏi những vật-liệu chiến tranh nơi Bộ Quốc-Sự. We have the Ministry of National Affairs to conduct politics, so the military must follow political rules. However, the General Staff of the Armed Forces has full authority to command the military during combat operations and to request war materials from the Ministry of National Affairs.
Tóm lại chúng ta đã xác-định rằng: Bộ Quốc-sự phải ban hành những qui-tắc chánh trị để điều-khiển quân đội hầu Bộ quốc-sự đủ lực-lượng và đủ điều-kiện làm chánh-trị. In conclusion, we have determined that: The Ministry of National Affairs must issue political regulations to control the military in order for the Ministry of National Affairs to have the strength and conditions to conduct politics.
Cũng như cổ kim lập triều-đình, định chánh-thể rồi, mượn ra nguyên-tắc lập quân-đội, quân-đội không tuân-hành đi nghịch lại mạng-lịnh của triều-đình thì triều đình bất lực, nảy sanh loạn lạc. Just as in ancient and modern times, after establishing a court and defining a political system, the military was created based on the principle that if the military does not obey or disobeys the orders of the court, the court will be powerless and chaos will ensue.
Bất cứ một ai trong nước mạnh đặng yếu thua, giựt giành thì không còn gì chánh-trị nhân-nghĩa nữa. Whoever in the country, when the strong oppress the weak and fight for power, there is no more benevolence or righteousness.
Trên đây là một sự thật của lịch sữ tiến-hoá chánh-trị hay là một phương pháp làm chánh trị. The above is a truth of the history of political evolution or a method of doing politics.
Quần chúng vì làm chánh-trị để tranh đấu lợi quyền nên lập ra quân-đội làm hâu-thuẩn cho chánh-trị. The masses, in order to do politics to fight for their rights and interests, established the military as a backup for politics.
Như vậy thì quân-đội của quần chúng chớ không phải quần chúng của quân-đội hay nói với sự hiểu rộng thì triều đình lập ra quân đội vậy. Thus, the military belongs to the masses, not the masses belong to the military, or in a broader sense, the court established the military.
Chúng ta ngày nay vì làm chánh trị nên phải có quân-đội, ngày nào nếu chúng ta không làm chánh trị nữa thì quân đội phải giải tán. Today, we need an army because we are involved in politics. If we no longer engage in politics in the future, the army must be disbanded.
Song thời cuộc bắt buộc chúng phải làm chánh trị nên chúng ta đã bỏ thăm công nhận thành lập Bộ Quốc-sự rồi để thay mặt quần chúng làm Quốc-Sự, cứu vãn sanh mạng và quyền lợi của họ vậy. However, the current situation requires us to do politics, so we have voted to recognize the establishment of the Ministry of National Affairs and let it represent the masses to carry out national affairs, save their lives and interests.
Như thế chúng ta nên triệt để ủng hộ Bộ Quốc-sự của Hội-Thánh để chống lại cái nạn chánh-trị khốc hại của chế-độ bóc lột hay nói là Đế-quốc chủ-nghĩa. Therefore, we should thoroughly support the Ministry of National Affairs of the Sacerdotal Council to fight against the cruel political scourge of the exploitative regime, or imperialism.
Một bằng cớ trước mắt chúng ta là ông D`Argenlieu sang Đông-dương để lại cái trách vụ của Nội-các Pháp phú-thác cho, hỏi vậy cái trách-vụ ấy là những gì ? A present evidence before us is that Mr. D'Argenlieu came to Indochina to leave the responsibility entrusted to him by the French Cabinet. So what is that responsibility?
Có phải là những Huấn-lịnh, những nguyên-tắc, những điều-kiện về chánh-trị buộc D' Argenlieu phải tuân-hành không ?Are they the instructions, principles, and political conditions that D'Argenlieu must follow?
Còn ngày nay chúng ta xem sao, chúng ta thấy rằng nước Pháp muốn áp dụng xứ nầy một chánh trị liên-bang để thu hoạch cho được cái mục đích quyền-lợi của họ, nên Nội-các Pháp sai ông Bollaert là một nhà chánh-trị có biệt tài sang Đông-dương mang theo những huấn-lịnh, những điều-kiện, những qui-tắc chánh-trị để tranh thủ với cái mục đích chánh trị của dân chúng Đông-dương mà nhứt là dân chúng Việt-Nam. What do we see today? We see that France wants to apply a federal policy to this country in order to achieve its own interests. Therefore, the French Cabinet sent Mr. Bollaert, a talented politician, to Indochina with instructions, conditions, and political rules to win over the political goals of the people of Indochina, especially the people of Vietnam.
Bởi thế nên quân-đội Pháp ở Đông-dương phải chiụ dưới quyền điều khiển của ông Bollaert, nghĩa là Ông Bollaert có quyền định đoạt sự chiến hay hoà, hoặc kháng chiến, hoặc đánh với đối phương nào và những chỗ nào quân-đội không được đụng chạm tới. Therefore, the French military in Indochina must be under the control of Mr. Bollaert. This means that Mr. Bollaert has the authority to decide whether to fight, make peace, or resist, which opponents to fight, and where the military is not allowed to interfere.
Như thế thì chúng ta rõ rằng Ông Bollaet rất qua đây làm chính trị, làm quốc-sự chớ không phải qua đây chỉ có một lịnh chiếu. It is clear to us that Mr. Bollaert is here to do politics, to carry out national affairs, not just to deliver an edict.
Thử hỏi, nếu ông Bollaert không làm chính trị thì chiến đấu để làm gì ?We must ask ourselves: If Mr. Bollaert is not doing politics, then what is the purpose of the fighting?
Cho mục đích chánh-trị nào ? For what political purpose?
Bây giờ chúng ta lo làm Quốc-sự để đạt thành chủ-nghĩa của chúng ta nên mới có Bộ Quốc-Sự chuyên lo vạch con đường chánh-trị sáng suốt để bàn định và giải quyết với cái chánh-trị sáng suốt của ông Bollaert mang từ Pháp sang đây, thì theo tin tiếp được thì ông Bollaet và Thủ-Tướng Hoạch sẽ đến Toà-Thánh nay mai. Now, we are concerned with carrying out national affairs to achieve our goals, so we have the Ministry of National Affairs dedicated to charting a clear political path to discuss and resolve with the wise political views that Mr. Bollaert brought from France. According to the latest news, Mr. Bollaert and Prime Minister Hoạch will arrive at the Great Divine Temple soon.
Ngày nay chúng ta trên con-đường phụng sự quốc-gia phải tranh đấu về Chánh-trị để thâu-hoạch lại những cái gì mà chúng ta có quyền hưởng một cách xứng đáng. Today, as we journey on the path of serving our nation, we must engage in political struggle to rightfully reclaim what we are entitled to enjoy. (1)
( 1 ) Trước kia (vào khoản năm 1947) trong Đạo có cơ quan Quốc-Sự-Vụ. Previously, around the year 1947, in Cao Dai Religion, there was a National Affairs Office.